TUYỂN TẬP 62 INFOGRAPHIC XUẤT SẮC NHẤT
Bài viết thực hiện bởi ad dpiCENTER
Ngày đăng 06/09/2023
Share

Những infographic xuất sắc kể câu chuyện của số liệu bằng ngôn ngữ của thiết kế. Dưới đây là một vài ví dụ có thể truyền cảm hứng cho dự án thiết kế infographic của bạn.

1

Những infographic tốt có thể trông có vẻ chúng rất đơn giản để tạo ra, nhưng việc minh họa số liệu bằng hình ảnh một cách hiệu quả không hề là chuyện dễ dàng. Vậy thì vì sao người ta lại cố gắng tạo ra những infographic? Người ta nói rằng mỗi bức tranh đều kể một câu chuyện, nhưng đôi khi sự kết hợp giữa tranh ảnh và ngôn từ là một sự kết hợp khôn ngoan để kể câu chuyện đó một cách nhanh chóng, chính xác và dễ tiếp thu. Nhưng quan trọng nhất, nhà thiết kế infographic giỏi có thể thông dịch những số liệu phức tạp thành một thứ gì đó có thể hiểu được mà chỉ cần nhìn qua.

Bạn thiết kế infographic như thế nào?

Không có những quy tắc nhanh chóng và dễ dàng để có được những infographic tuyệt vời. Tuy nhiên cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ nhà thiết kế trong việc tạo ra infographic – những thứ có thể giúp bạn khởi đầu dễ dàng hơn. Và những ví dụ về những infographic xuất sắc đến từ khắp nơi trên thế giới trong bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách bạn có thể giúp dự án của bạn tiến xa hơn và thêm một chút phong cách và cá tính vào số liệu của mình.

Chúng ta sẽ khởi động với những infographic có nội dung về chính những infographic, trước khi chuyển sang những infographic để đưa ra những hướng dẫn và nhiều hơn thế. Hy vọng là tuyển tập của chúng tôi trong bài viết này sẽ cho bạn nhiều nềm cảm hứng để thiết kế những infographic tuyệt vời cho chính bạn.

  1. Vì sao não của bạn khao khát infographic (Why your brain craves infographics)

2

Sự phổ biến của infographic không có biểu hiện chậm lại, nhưng vì sao chúng lại phổ biến như vậy? Infographic này được thiết kế bởi NeoMam Studios khám phá một cách chính xác những đặc điểm gì của infographic khiến chúng đạt tới sự thành công như vậy. Thiết kế infographic được tạo ra một cách đẹp đẽ và thực thi một cách xuất sắc. Một trải nghiệm trực tuyến được xây dựng trên nền tảng HTML5 và CSS3, bạn có thể xem kích thước đầy đủ bằng cách click vào hình ảnh phía trên.

“Hiệu ứng parallax scrolling có lẽ là hiệu ứng khó đạt được nhất”, Danny Ashton của Neo Mam nói. “Những nhà phát triển của chúng tôi đã nhìn vào những thư viện có sẵn và đã miêu tả chúng là “hơi rủi ro” nên thay vào việc sử dụng chúng thì họ đã tự tạo ra cái cho riêng mình.”

Bên cạnh đó, Ashton nói, thách thức trong việc xây dựng infographic là giữ CSS đơn giản hết mức có thể. “Chúng tôi đã muốn một trải nghiệm mượt mà và thân thiện với người dùng”. Ashton giải thích “đó là điều quan trọng hơn đối với chúng tôi mà thực hiện bởi cả đống ‘thủ thuật’. “

  1. Danh sách những ý tưởng tốt nhất cho infographic (The great big list of infographic ideas)

3

Trong khi hành trình dọc theo thế giới mạng, chúng tôi đã hạ cánh ở trang web Infobrandz và đã tìm thấy infographic này – đúng, nó là một infographic giải thích cách tạo ra những infographic tốt nhất. Nếu bạn yêu thích thiết kế infographic nhưng không chắc về nội dung của nó, infographic này sẽ giúp bạn bắt đầu với một vài ý tưởng cho những chủ đề khác nhau. Nó cũng hé lộ những lĩnh vực mà infographic có nhiều đất dụng võ.

  1. Infographic về những infographic (The infographic of infographics)

4

Tiêu đề của infographic này hẳn đã làm bạn bối rối? Chúng tôi cũng vậy. Điều mà infographic này làm là tổng hợp ra những xu hướng của thiết kế infographic và bật mí những số liệu xung quanh xu hướng đó. Nếu bạn đang muốn thiết kế cho chính mình, tác phẩm này sẽ cho bạn thấy những kiểu chữ nào là phổ biến, thường thì trong thiết kế sẽ có bao nhiêu phần, những chủ đề nào có xu hướng gây chú ý và nhiều điều hơn nữa.

Khám phá một thế giới

  1. Doctor Who

5

Chuyên gia về chân dung đến từ Anh – Sam Gilbey đã sản xuất những infographic cung cấp kiến thức đa dạng về nhạc pop, văn hóa, vũ trụ nhiều năm qua, bao gồm cả thiết kế này dành riêng cho kỉ niệm 50 năm của bộ phim Doctor Who. Những sáng tạo của ông bao phủ từ infographic dựa trên số liệu để so sánh những nhân vật của Avenger; cho tới Academy Awards lần thứ 85 – tất cả được tạo ra dành cho Virgin Movies. Cả 3 infographic nói trên đều là những tác phẩm minh họa xuất sắc của việc bổ sung hứng thú và tính chia sẻ cho một danh sách nhân vật và sự kiện, hơn và chỉ phân tích số liệu một cách đơn thuần.

  1. Hip Hop

6

Một nhà thiết kế infographic tên tuổi khác, studio thiết kế đến từ Anh Dorothy đã phác họa ra những kiệt tác như là những poster mang phong cách infographic. Thiết kế của nó thường vẽ ra nhiều mối kết nối phức tạp giữa những thể loại giải trí và thể loại nhỏ hơn, và chúng thường là hoàn hảo cho bất cứ fan bự nào để hiển thị trên bức tường studio của họ.

Những ví dụ xuất sắc bao gồm series “blueprints”, khám phá lịch sử của nhạc hip hop, alternative và nhạc điện tử qua nhiều thập kỉ; series “colour wheel” được thiết kế dành riêng cho những bảng màu của điện ảnh, sách và âm nhạc; và “star charts” – phác thảo những mối liên hệ giữa những đạo diễn, diễn viên và phim ảnh. Tất cả chúng đều chia sẻ một vẻ đẹp thiết kế tuyệt vời, cuối cùng là bắt nguồn từ số liệu.

  1. Oddity Viz

7

Người chiến thắng giải thưởng “Information is Beautiful” – tác phẩm sáng tạo của Valentina D’Efilippo về bài hát Bowie Space Oddity đối lập với sáng tạo thể loại mở rộng của Dorothy bằng cách sử dụng những chi tiết nhỏ có chiều sâu.

D’Efilippo đã làm việc với nhà nghiên cứu Miriam Quick để thu thập dữ liệu về bài hát – cái mà cô ấy sau đó đã hình ảnh hóa thành một chuỗi gồm 10 đĩa có kích thước 12 inch, mỗi đĩa lại mổ xẻ bài hát theo một cách khác nhau: theo giai điệu, hòa âm, lời bài hát, cấu trúc, câu chuyện và nhiều hơn thế nữa.

  1. Phân tích về nhóm nhạc The Beatles? (An analysis of The Beatles?)

8

Những mọt yêu âm nhạc hẳn sẽ bị thỏa mãn bởi infographic tương tác này khi nó phân tích sự nghiệp của nhóm nhạc huyền thoại, mổ xẻ sự nghiệp của từng người trong số đó theo năm và theo album, đồng thời cung cấp khá nhiều thông tin sâu xa về tác giả chính đã viết nó – cái mà Beatles có vốn từ lớn nhất (gợi ý: đó không phải Ringo), nội dung chính của hầu hết bài hát của nhóm và nhiều nhiều điều hơn nữa.

  1. SWANH.NET

9

Nếu Star Wars: The Last Jedi có thể khiến bạn muốn ngay lập tức xem bộ phim, hãy kìm chế bản thân thêm một giây thôi. Thay vì ngồi xem qua tập IV một lần nữa, sao không tận hưởng nó ở dạng infographic? SWANH.NET là một dự án bởi nhà minh họa người Thụy Sĩ Martin Panchaud, trong đó anh ta đã biến Star Wars: A New Hope thành một tác phẩm infographic dài 123 mét! Được tạo ra bởi Illustrator CC, sử dụng 157 bức ảnh xuyên suốt 22 file khác nhau, tác phẩm đã ngốn hết của tác giả 1 năm để hoàn thành.

  1. Tổng phân loại của tên rap (Grand taxonomy of rap names)

10

Infographic đầy màu sắc này đã khảo sát 282 tên rap một cách cực kì chi tiết. Phần mà chúng tôi yêu thích ư? Đó là “Audacious spelling” – với những thể loại nhỏ hơn của “improper use of K’ (hey OutKast) và “Misspelled adjectives”. Infographic được mang tới bạn bởi Pop Chart Lab – một công ty được thiết lập bởi một nhà biên tập sách và thiết kế đồ họa người đã tham gia ngành với một tư duy khiêm tốn: dựng lên tất cả những thứ thuộc về trải nghiệm con người thành những biểu đồ.

  1. Khám phá vũ trụ của Twitter (Explore the Twitterverse)

11

Đôi khi chúng ta có thể thấy Twitter như một vũ trụ khác. Nhưng thật may mắn khi infographic này được tổng hợp để phô diễn những thành phần của vũ trụ Twitter. Nó cho bạn thấy ai làm những gì ở mỗi thứ bậc, từ thiết kế thương hiệu cho tới tìm kiếm cho tới vị trí địa lý. Nói tóm lại, có cả đống người liên quan trong việc đưa những thông điệp Tweet dài 280 kí tự ra với thế giới.

  1. “Họ hàng” hoành tráng của bia (The magnificent multitude of beer)

12

Sự đa dạng của những biến thể, thương hiệu và hương vị của bia có sẵn đôi khi có thể khiến chúng ta choáng ngợp. Vậy còn cách nào tốt hơn là infographic để trình diễn cấu trúc họ hàng của bia?

Hãng thiết kế mà chúng tôi yêu thích – Pop Chart Lab đã xây dựng nên infographic này dựa trên bản nguyên gốc của hãng thực hiện năm 2010 và đã tạo ra một poster khổ 60×40 inch lấy tên là “The magnificent multitude of beer”. Cuối cùng thì nó đã quá lớn và hãng đã phải nhờ tới sự trợ giúp của nhà in để xử lý công việc. Sau tất cả những sự cố gắng và nỗ lực đó, chúng ta hãy cầu chúc họ có thời gian thư giãn!

  1. Thành viên Avengers! (Avengers, Assemble!)

13

Infographic này mổ xử những sự thật về những vị siêu anh hùng xuất hiện trong đội siêu anh hung của Marvel. Bạn có thể tìm thấy điểm mạnh, kĩ năng, trí não, vũ khí và trái tim của từng nhân vật thông qua một vài biểu đồ nhỏ xinh. Kết quả sau đó được tổng hợp để cho thấy sức mạnh hợp lực của cả đội. Những thiết kế nhân vật và phần trình bày rõ ràng thực sự giúp cho infographic này tỏa sáng.

  1. Sự khởi đầu (Inception)

14

Chúng tôi yêu infographic đơn giản nhưng đẹp đẽ này – tác phẩm được tạo ra dành cho bộ phim bom tấn Inception của đạo diễn Christopher Nolan vào năm 2010. Hãy đối diện nó, biết rằng mức độ phức tạp của bộ phim, một chút giản đơn giúp việc truyền thông thu được nhiều hiệu quả. Phần minh họa được tạo ra bởi nhà thiết kế đến từ New York Rick Slusher, sự tóm tắt phim một cách tinh tế của anh ấy miêu tả mỗi nhân vật như là một đường kẻ mày; những lớp của những giấc mơ đợc miêu tả như là những vòng tròn đồng tâm.

Minh họa một danh sách

  1. The ABC of design (Nguyên tắc ABC của thiết kế)

15

Một kĩ năng thiết yếu cho nhà thiết kế ở tất cả trình độ là khả năng giải thích công việc của mình một cách hiệu quả, và truyền tả tầm nhìn của bạn tới khách hàng. May mắn là ngành công nghiệp thiết kế được định hình bởi những khái niệm giải thích cho lối tư duy kỹ thuật đằng sau những quyết định sáng tạo, như infographic này của DesignMantic đã hé lộ.

Infographic đẹp đẽ này đã điểm qua 26 từ khóa mà mọi nhà thiết kế cần biết và infographic đã thành công trong việc chuyển chúng thành những mẩu thiết kế đồ họa đầy phong cách.

  1. 10 điều răn của thiết kế UI (10 commandments of UI design)

16

Đây là một trong những infographic xuất sắc nhất mà chúng tôi được biết về chủ đề thiết kế giao diện người dùng (UI). Designmantic đã đưa ra tác phẩm minh họa này để giúp bạn có được giao diện web đẹp như vậy. Một cách phù hợp thì nhiều ý tưởng hay cũng biến thành thiết kế – chúng được bóc tách thành những chủ đề được mã hiệu bằng màu sắc (tạo ra một câu chuyện, đảm bảo tính dễ tiếp cận và đại loại thế), với những icon đơn giản lột tả những quy tắc chủ chốt trong thể loại thiết kế này. Nó rất đáng để bạn nhìn qua cho dù bạn đang theo đuổi thiết kế UI hay chỉ đang tìm kiếm cảm hứng về cách thiết kế một infographic hiệu quả.

  1. Từ A tới Z những khái niệm của kiểu chữ (A-Z of typography terms)

17

Bạn đã nắm rõ tất cả những khái niệm phức tạp của thiết kế kiểu chữ chưa? Điểm khác biệt giữa finial và flag là gì? Nếu chưa, infographic này có thể trở thành một sổ tay mini giúp bạn sẵn sàng tăng tốc với thiết kế kiểu chữ. Nó bao gồm tất cả những khía cạnh cơ bản và còn nhiều hơn nữa – chỉ một nhà thiết kế chuyên nghiệp mới biết tất cả những điều này, vậy hãy dành thời gian lấp đầy những khoảng trống trong kiến thức của bạn nhé!

  1. 40 việc nhỏ giúp phá vỡ giới hạn sáng tạo của bạn (40 little things to break your creative block)

18

Việc cạn kiệt ý tưởng sáng tạo là ác mộng của mọi nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà nhiếp ảnh hay bất cứ ai cần tới sự tưởng tượng. Nhưng bằng cách nào bạn có thể châm ngòi lại cho trí sáng tạo của mình khi mà tất cả những gì bạn muốn làm chỉ là bỏ cuộc? Được thiết kế bởi đội ngũ thiết kế tại Creative Market, danh sách đầy màu sắc gồm 40 mẹo nhỏ này chứa những lời khuyên mà những nhà thiết kế sẽ thấy cần thiết. Và nếu những mẹo này không có hiệu quả, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về cách vượt qua những giới hạn sáng tạo của bạn.

  1. 15 quy tắc vàng của tầng lớp hình ảnh (15 golden principles of visual hierarchy)

19

Designmantic là nhóm đứng sau một vài infographic mà bạn sẽ tìm thấy trong bài viết này. Infographic thứ 18 này mổ xẻ những quy tắc chủ chốt mà bạn cần biết để tạo ra những tầng lớp hình ảnh hiệu quả trong dữ liệu của bạn – từ việc sử dụng tỷ lệ vàng cho tới áp dụng thuyết lưới (grid theory) để mang lại cho thiết kế của bạn sự cân bằng cần thiết.

  1. 18 quy tắc khi sử dụng text (18 rules for using text)

20

Mọi nhà thiết kế để biết tầm quan trọng của việc sử dụng kiểu chữ một cách phù hợp, nhưng cũng có một vài quy tắc về chính tả và dấu câu đáng để để tâm. Để giải quyết vấn đề này, The Visual Communication Guy đã tạo ra infographic tuyệt vời này để cung cấp cho những nhà thiết kế 18 quy tắc sử dụng text. Tài liệu này cũng bao gồm một vài thông tin hữu ích về sự tinh tế khi sử dụng ngôn từ.

  1. 10 điều răn của kiểu chữ (The 10 commandments of typography)

21

Infographic này đến từ Evan Brown của DesignMantic là giấc mơ của những mọt sách trong ngành thiết kế kiểu chữ. Nếu bạn từng cảm thấy bản thân vô định khi lướt qua những danh sách font chữ miễn phí tốt nhất, tài liệu này sẽ giúp bạn tập trung sự tìm kiếm của mình bằng cách cung cấp cho bạn một vài quy tắc quan trọng.

“Tuy kiểu chữ là một bộ môn nghệ thuật và nghệ thuật thì nên mang tính chủ quan với càng ít thông số càng tốt, những quy tắc này vẫn có thể được áp dụng để tiết kiệm thời gian và công sức thử nghiệm của bạn”, anh ấy giải thích. “Luôn luôn tốt khi biết được những điều nên và không nên làm để cứu bạn khỏi những rắc rối khi thử nghiệm với quá nhiều font chữ trong thiết kế của mình.”

Những infographic đưa ra sự chỉ dẫn

  1. Tôi có nên làm việc mà không cần thù lao? (Should I work for free?)

22

Infographic vui nhộn này được thiết kế bởi nhà minh họa và thiết kế kiểu chữ Jessica Hische có lẽ đã hơn 7 năm tuổi nhưng cho tới ngày nay nó vẫn là một thứ gì đó phổ biến trên mạng và có ảnh hưởng lớn tới nhiều người – chưa kể nó vẫn còn khá đúng ở thời điểm hiện tại.

Hische đã sử dụng phương pháp lưu đồ truyền thống để giải quyết tất cả những quan điểm về vấn đề vốn nổi tiếng và gai góc và gây chia rẽ này, và đã xây dựng infographic của cô ấy sử dụng text trong HTML và CSS để cho phép dịch thuật ra bất cứ ngôn ngữ nào. Nếu bạn thích nó ở định dạng truyền thống hơn thì nó cũng có sẵn như là một bản in.

  1. Những bài tập bằng ghế dành cho dân thiết kế

23

Bạn có đang đọc bài viết này khi đang ngồi trên ghế văn phòng? Bạn có lẽ đang không có vận động gì hữu ích cho sức khỏe khi ở công sở. Và hãy đối mặt với nó, cho dù tư thế làm việc của bạn là phù hợp đi nữa, việc dành 10 giờ mỗi ngày chỉ ngồi một chỗ nhìn chằm chằm vào màn hình không hề tốt cho sức khỏe của con người. Hãy tổ chức lại bản thân và giữ bản thân khỏe khoắn với infographic này với 10 bài tập mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức, được biên soạn bởi chúng tôi và được trình bày bởi Simon Middleweek.

  1. Font chữ nào là phù hợp nhất cho bạn? (What font is best for you?)

24

Tác phẩm được thiết kế chi tiết và sáng sủa này giúp bạn xác định một cách chính xác kiểu chữ nào là tốt nhất cho bạn. Được hoàn thiện bởi Cartridge Discount, tác phẩm sẽ giới thiệu cho bạn lịch sử của những kiểu chữ và đóng vai trò như là một sự chỉ dẫn bằng việc mổ xẻ thành những font serif và sans serif, font cho trang web và font cho bản in, những font chữ độc đáo và tương lai của font chữ. Hãy xem qua và khám phá font chữ nào tốt nhất cho bạn.

  1. Những nguyên lý thiết kế logo (Logo design principles)

25

Infographic đến từ Online Logo Maker này hướng dẫn nhà thiết kế qua quá trình tạo ra một logo bằng cách bóc tách và nghiên cứu một trong những logo thương hiệu lớn nhất thế giới. Những logo xuất sắc nhất có thể trông đơn giản, nhưng khi mổ xẻ chúng thành những thành phần và bạn sẽ thấy mọi thứ được lựa chọn một cách cực kì cẩn thận để truyền tải thông điệp gì đó về thương hiệu – như đã được khám phá ở đây.

Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm nhiều hơn, hãy tìm đọc bài viết của chúng tôi về việc sử dụng những hình dạng, màu sắc và kiểu chữ trong việc thiết kế thương hiệu.

  1. The Existential Calculator

Nghệ sĩ Kelli Anderson được Adobe yêu cầu “tạo ra một cái gì đó thú vị” cho những nhà thiết kế tham dự một sự kiện của AIGA, và infographic làm bằng giấy này, mang tên The Existential Calculator, là câu trả lời của cô ấy. Nó có mục đích là để trả lời cho câu hỏi kinh điển: “Tôi có nên nhận công việc này không?”

Được rồi, chúng tôi biết rằng vòng quay tính toán này có thể không cho bạn câu trả lời cho câu hỏi trong đời thực nhưng chắc chắn nó rất đẹp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về infographic trên blog của tác giả.

  1. Luôn hạnh phúc và khỏe mạnh ở nơi làm việc (Staying happy and healthy at work)

26

Không quan trọng bạn đã phác thảo bao nhiêu, hãy dành thời gian nghỉ ngơi ngắn hoặc đi dạo trong thời gian nghỉ trưa, cuộc sống làm việc của một một nhà thiết kế đồng nghĩa với việc dành hầu hết thời gian ngồi một chỗ. Với tư duy này trong đầu, rất quan trọng để nhớ rằng bạn không nên chỉ dành thời gian nghỉ ngơi – bạn nên làm mọi thứ có thể để đảm bảo một cuộc sống dồi dào sức khỏe.

Infographic này đưa ra một vài tư thế làm việc quan trọng. Cho dù bạn thích một cái ghế đơn giản hơn hay bạn đã chuyển sang một tư thế khác, có những mẹo hay để giúp cho lưng, cổ và vai của bạn luôn khỏe mạnh.

Những infographic đưa ra sự so sánh

  1. Những siêu sức mạnh (Superpowers)

27

Đây là tác phẩm thứ 3 trong chuỗi những infographic về siêu sức mạnh do Pop Chart Lab thiết kế, tư liệu được lấy từ 75 năm của truyện tranh và được chia thành 7 bộ kỹ năng chính: sức mạnh tinh thần, sức mạnh của động vật, sức mạnh làm chủ, sức mạnh của cơ thể, điều khiển lực, làm biến dạng vật thể và sức mạnh dựa trên vũ khí.

  1. The Chart of Controllers

28

Hãy xem qua infographic trên đây và cho chúng tôi biết rằng bạn chưa từng dành nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày của cuộc đời bấm những tay cầm chơi game này đi! Những con người tuyệt vời ở Pop Chart Lab đã tạo ra infographic này miêu tả tỉ mỉ cây phả hệ đầy đủ của những loại tay cầm chơi game, bao gồm tất cả các thể loại khác nhau.

  1. Font chữ và màu sắc (Fonts and colors)

29

Công ty marketing trên internet và thiết kế Tasty Placement đã phát triển infographic khá cool này với nội dung tập trung vào sự sử dụng của font và màu sắc xuyên suốt những thương hiệu dẫn đầu thế giới. Nghiên cứu thú vị này chỉ ra màu sắc nào, kiểu chữ nào và phong cách phổ biến nào được kết hợp để tạo ra logo của 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới.

  1. Serifs vs Sans: Trận chiến cuối cùng (Serif vs Sans: The final battle)

30

Bạn đã từng thấy khó khăn khi lựa chọn giữa serif và sans serifs? Nếu có thì bạn nên có Serif vs Sans: The final battle trong tay. Infographic này điểm qua những đặc điểm khiến loại kiểu chữ nào phù hơp nhất cho những dự án thiết kế khác nhau. Nó cũng tích hợp một minh họa vui với chữ cái kiểu serif và sans serifs đang chiến đấu với nhau để tranh dành sự phổ biến tối thượng. Kết quả ư? Serif là tốt nhất cho bản in trong khi Sans phù hợp hơn cho môi trường web.

  1. Khoai tây chiên gắn kết chúng ta (The Fries That Bind Us)

31

Tất cả chúng ta đều nghĩ McDonald’s và Starbuck bành trướng khắp thế giới và infographic này đã chứng minh điều đó. Nó nhìn vào số lượng của hàng của mỗi thương hiệu đã tạo ra, cũng như là lợi nhuận và sản lượng của chúng. Infographic tuyệt vời này được thiết kế vào năm 2003, nên số liệu đã lỗi thời nhưng nó vẫn đáng để xem qua.

  1. Những người anh to lớn: những vệ tinh quay quanh Trái Đất (Big Brothers: Satellites orbiting Earth)

32

Số liệu phức tạp, giống như dữ liệu xung quanh những vệ tinh quay quanh Trái Đất, yêu cầu một nhà thiết kế infographic khéo léo để trở nên có ý nghĩa. Tuy nhiên, Michael Paukner đã làm được điều đó với một tác phẩm rõ ràng và chính xác. Nó thậm chí còn bao gồm số liệu về những vệ tinh đã hỏng hóc, nên bạn sẽ không bỏ lỡ điều gì, và nó có một sự đối xứng tuyệt diệu – thứ mà chúng tôi không thể làm gì ngoài ngưỡng mộ.

  1. Bill Gates thì vĩ đại hơn Batman (Bill Gates is better than Batman)

33

Ở đây, chúng tôi không bình luận gì về tính xác thực của quan điểm đưa ra trong infographic. Được thiết kế bởi Frugal Dad, đây là một trong những infographic mà chúng tôi được biết trong một thời gian dài. Nó trình bày số liệu mà định nghĩa Bill Gates như một siêu anh hùng thời hiện đại, từ số mạng số ông ta cứu được cho tới di sản mà ông sẽ để lại.

  1. Đồ uống chứa caffeine (Caffeinated Beverages)

34

Chúng ta vẫn thường xuyên cập nhật sự nguy hại về sức khỏe từ nhiều loại đồ ăn và thức uống khác nhau. Những đồ uống giàu năng lượng được gắn với chứng mất ngủ, sâu răng, hủy hoại dạ dày và hàng đống những thứ đáng sợ khác. Nếu bạn là một nhà thiết kế phải dựa vào caffeine để giữ tỉnh táo, hãy xem infographic này và xem xem liệu bạn có nên giảm uống chúng hay không…

Giải thích một quá trình

  1. Sứ mệnh Apollo (Apollo missions)

35

Giành chiến thắng giải thưởng được khao khát Information is Beautiful vào năm 2017, Paul Button với tác phẩm minh họa đáng ngạc nhiên về những sứ mệnh của tàu vũ trụ Apollo đã phác họa từng cú phóng tên lửa, khoảng cách và đường đi đã trải qua, cũng như những nhà thám hiểm vũ trụ đã tham gia – vì vậy đã giải thích những quá trình phức tạp một cách khó tin như tính toán những quỹ đạo khác nhau, những đường bay và vùng hạ cánh bằng một cách đơn giản, trực quan.

Infographic này có sẵn dưới dạng poster độc đáo với màu trắng và màu vàng kim loại trên nền đen.

  1. Khoảng cách tới sao Hỏa (Distance to Mars)

36

Bạn đã từng tự hỏi khoảng cách từ Trái Đất tới sao Hỏa là bao xa? Nếu có, chúng tôi biết Wikipedia có thể cho bạn biết con số chính xác, nhưng một khi những con số trở nên thiên văn hơn – nó có thể trở nên khó khăn để hấp thu hơn. Để giải quyết vấn đề này, tác phẩm thiết kế của David Paliwoda và Jesse William đã giúp hình dung những khoảng cách lớn đó bằng cách mà mọi nhà thiết kế kỹ thuật số có thể hiểu: sử dụng đơn vị pixel. Infographic tương tác này không bao giờ trở nên kém ấn tượng đi.

  1. Cách Google hoạt động (How Google works)

37

Tác phẩm chi tiết một cách tuyệt vời này đã đi qua và khám phá những điều diễn ra tại Google sau khi bạn thêm một bài viết nội dung (giống như bài viết này) lên mạng internet. Những nhà thiết kế ra infographic này đã quyết định lấy toàn bộ một quá trình số hóa và miêu tả nó một cách analogue, biểu diễn quá trình phức tạp giống như một lưu đồ đơn giản ở trường học, hoàn thành với những mũi tên lớn và nền lưới.

  1. Bạn thích thiết kế đồ họa của mình như thế nào? (How would you like your graphic design?)

38

Sơ đồ của Colin Harman này giống như đã gãi đúng chỗ ngứa khi đề cập tới giá trị và giá thành của một thiết kế tốt. Cách bố trí bố cục đơn giản trình bày tất cả những thứ mà khách hàng muốn, mời gọi người xem chọn hai trong số những yếu tố đó, và cho họ biết kết quả sẽ là như thế nào. Bạn có muốn ngay lập tức cho khách hàng của mình thấy infographic này?

  1. Màu sắc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng như thế nào? (How do colours affect purchases?)

39

Bạn có từng đi mua sắm, trở về nhà với số đồ đạc nhiều hơn những gì cần thiết, và tự hỏi sao bản thân lại mua chúng? Có thể infographic xuất sắc này đến từ KSSmetrics sẽ soi sáng cho câu hỏi của bạn trong tình huống này. Nó hé lộ những màu sắc nào tương ứng với phản ứng cảm xúc nào, và những sắc thái màu khác nhau có thể được sử dụng để nhắm tới những nhóm người tiêu dùng khác nhau như thế nào.

Báo cáo những phát hiện đáng chú ý

  1. Cách người Mỹ sử dụng tiền lương (How Americans spend their paycheck)

40

Tiền lương đi đâu mỗi tháng? Nhờ có infographic thú vị đến từ CreditLoan, trích trong series infographic thường niên của họ, bạn có thể tìm ra được cách mà một người Mỹ bình thường chi tiêu. Thiết kế này bao gồm mọi thể loại chi tiêu, từ chi phí sinh sống cơ bản, cho tới giải trí và tiền trả nợ.

  1. Feltron Annual Report

41

Nicholas Feltron được biết đến như là thành viên của đội thiết kế của Facebook. Nhưng trong 10 năm (cho tới 2014), anh ấy đã làm việc với một dự án cá nhân mang tên Feltron Annual Report. Mỗi năm, nhà thiết kế này phát hành infographic tổng hợp cho tất cả những gì anh ấy đã làm được trong 12 tháng trước đó. Nó quả thực tuyệt vời.

  1. Tổng quan mạng xã hội Trung Quốc (Chinese social media landscape)

Đây là infographic dạng hoạt họa đầu tay của nhà minh họa Jessica Draws. Cô ấy được được thuê bởi China Blueprint Online để thiết kế một infographic để truyền thông những lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội Trung Quốc ở Australia.

  1. Mạng xã hội ảnh hưởng tới du lịch như thế nào

42

Khi mà mạng xã hội tiếp tục là một phần của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nó đang trở thành một phần quan trọng đối với cách chúng ta du lịch. Tripl, một start-up cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm du lịch, hành trình chuyến đi, và ảnh chụp từ bạn bè, đã tạo ra một infographic khá cool cho thấy sự ảnh hưởng của mạng xã hội tới phương thức du lịch của chúng ta.

  1. iPad của bạn thân thiện với môi trường như thế nào? (How green is your iPad?)

43

Infographic đáng ngạc nhiên này được tạo ra bởi đội thiết kế ở Sortable và miêu tả những thiết bị công nghệ được chúng ta yêu thích đã tác động tiêu cực tới môi trường như thế nào. Cũng đáng buồn như như số liệu trong infographic, có thể tái chế là giải pháp tốt cho vấn đề này.

  1. The Happy Show

44

Tác phẩm tương tác và kích thích tư duy này được trình diễn bởi Stefan Sagmeister. The Happy Show mang tới cho người xem trải nghiệm của việc đi vào tâm trí nhà thiết kế khi anh ta cố gắng tăng sự hạnh phúc của mình thông qua dùng thuốc thang, liệu pháp nhận thức và dược phẩm điều chỉnh cảm xúc.

  1. Báo cáo thống kê của CBRE (CBRE statistical report)

Infographic hoạt họa đến từ Mauco Sosa, VeniVideoVici và Pedro Cobo này chỉ đơn giản là tuyệt đẹp khi nó được phát hành. “Chúng tôi đã được thuê bởi CBRE để phát triển một series các infographic dựa trên một báo cáo thống kê của ngành bất động sản toàn cầu”, họ giải thích. “Để thực hiện việc đó, chúng tôi đã phát triển một hệ thống trực quan độc nhất để mang tới cho series cá tính riêng của nó, và nó được sử dụng cho công ty trong tất cả những hoạt động truyền thông tiếp đó.”

Trình bày câu chuyện theo mốc thời gian (Present a timeline)

  1. The Apple Tree

45

Infographic này hiện tại đã trở nên cũ kĩ – nó dừng lại vào năm 2009. Nhưng nó vẫn đáng xuất hiện trong danh sách vì sự rõ ràng mạch lạc trong phong cách, sự nghiên cứ và cách từng ngôn từ khôn ngoan. Nó xuất hiện để chỉ ra rằng infographic không hề cần phải phức tạp để trở nên hiệu quả.

  1. Cuộc đời và những mốc thời gian đáng nhớ của Steve Jobs (The life and times of Steve Jobs)

46

Có cả đống infographic về Apple xuất hiện trên internet nhưng cái này giải thích cuộc đời và những mốc thời gian đáng chú ý của Steve Jobs đã lọt vào mắt xanh của chúng tôi. Hai đoạn – một đoạn dành riêng cho cuộc đời của ông và một đoạn dành riêng cho sự nghiệp của ông, nên bạn có thể thấy phần này ảnh hưởng tới phần còn lại như thế nào. Phần minh họa khôn ngoan cùng với cách bố trí độc nhất là thứ khiến cho infographic này thực sự nổi bật.

  1. Airbnb ngày ấy và bây giờ (Airbnb then and now)

47

Airbnb để cho bạn khám phá và đặt những phòng nghỉ độc nhất từ khắp nơi trên thế giới, và sự phổ biến đáng ngạc nhiên của nó là một phần nhờ vào định hướng tới thiết kế của chính công ty. Infographic này, được hoàn thiện bởi nghệ sĩ và nhà thiết kế Kelli Anderson, đã thể hiện sự phát triển của công ty Airbnb sử dụng những xử lý kiểu chữ đơn giản kết hợp với những minh họa phòng nghỉ vui vẻ.

  1. Instagram Nation

48

Cho tới hiện tại thì số liệu trong infographic này đã lỗi thời nhưng tác phẩm này của Onlline Colleges đã hé lộ sự vươn lên thần kì của Instagram từ khi xuất hiện vào năm 2010 tới khi dịch vụ này lần đầu tiên hỗ trợ hệ điều hành Android. Một hệ màu nguyên bản và những chi tiết đồ họa lấy cảm hứng từ Instagram đã mang tới sức ảnh hưởng cho infographic này.

Đơn giản hóa những số liệu phức tạp

  1. 10 quốc gia nguy hiểm nhất đối với phóng viên (10 Most Dangerous Countries for Journalists)

49

Thường thì infographic được sử dụng cho mục đích báo chí, để truyền tải một lượng lớn số liệu – thứ có thể ở mức độ toàn cầu – bằng một cách càng rõ ràng và trực quan càng tốt. Ví dụ này của Luke Shuman là một câu chuyện về báo chí về những phóng viên, người đưa tin, tập trung vào số liệu đáng báo động về những cái chết khi làm nhiệm vụ của những người phóng viên ở những quốc gia khác nhau khắp thế giới, cũng như những thông tin liên quan như bao nhiêu trường hợp đã mất tích, và những xu hướng liên quan trực tiếp như khối lượng của tin tức online và sự tự do báo chí cùng lúc đó.

  1. Imaginary Factory

50

Nhà minh họa, thiết kế Jing Zhang đã sản xuất cả tá những infographic đáng ngưỡng mộ. Trong series này, cô ấy mổ xẻ những thành phần của món cocktail yêu thích của bạn, thêm vào sự tinh tế của chính cô ấy với những hình ảnh nhỏ và cảnh từ nguồn nước thành phố. Zhang cũng đã thiết kế infographic hé lộ quá trình sản xuất của iPhone, camera, đồng hồ, TV cũng như café, bánh và trà.

  1. Bản đồ gió (Wind map)

51

Một infographic đẹp và nguyên bản – tác phẩm hoạt họa này trình bày những dấu vết của gió thổi qua nước Mỹ. Phần hoạt họa, được phát triển bởi nghệ sĩ Fernanda Viegas và Martin Wattenberg, tạo ra một chuỗi các hoa văn đẹp đẽ phụ thuộc vào hướng mà gió thổi. Dự án thiết kế này cũng là thiết kế tương tác, nên bạn có thể phóng to để nhìn rõ hơn vào một vùng cụ thể nào đó.

  1. Bộ não của một blogger (The brain of a blogger)

52

Infographic hài hước này chia sẻ một phần bí mật trong đầu một blogger. Và trong khi phần nhiều trong đó là những chi tiết vui nhộn, có khá nhiền kiến thức hữu ích mà những blogger mới vào nghề có thể học hỏi và cảm thấy đồng cảm. Nếu bạn đang nghĩ về việc tạo ra một trang blog cho riêng mình, infographic này là một điểm khởi đầu tốt.

  1. Dribbble: một infographic tương tác dựa trên HTML5 (Dribbble: A HTML5 interactive infographic)

53

Infographic tương tác này về chủ đề Dribbble khá sinh động và sáng tạo. Đó là tác phẩm của nhà thiết kế đến từ Bristol Jamie Brightmore – người đã tạo ra những minh họa icon của riêng anh ta và mang chúng tới đời thực với CSS3 và HTML5. Thiết kế đơn giản và khôn ngoan này khiến infographic nói trên nổi bật.

  1. Kobe Bryant

54

Cho dù bạn không có yêu thích giải bóng rổ NBA, bạn có thể đã nghe về Kobe Bryant. Vào năm 2012, anh ta đã trở thành vận động viên trẻ nhất trong lịch sử NBA ghi được 30000 điểm trong sự nghiệp, là LA Lakers đã phát hành infographic này, được thiết kế bởi J Alexander Diaz đã cho bạn một cái nhìn sâu hơn về số điểm mà Kobe Bryant ghi được trong suốt 17 mùa giải.

Những chỉ dẫn cách làm

  1. Phương pháp học cách vẽ (How to learn how to draw)

55

Anna Vital là một nhà thiết kế thông tin và đã ra mắt công cụ xây dựng infographic của chính cô ấy, Adioma. Vital chuyên thiết kế những infographic rõ ràng, hoài cổ dựa trên những icon đơn giản, và thiết kế này đưa ra một hướng dẫn về phương pháp học cách vẽ, là một ví dụ tuyệt vời. Nó loại bỏ sự phức tạp trong quá trình và biến nó thành một hướng dẫn theo từng bước (nếu thuận lợi, nó sẽ mất chút thời gian để thành thạo mỗi bước).

  1. Cách trở thành một thiên tài sáng tạo trong 5 ngày (How to become a creative genius in 5 days)

56

Không bao giờ là quá muộn để thử một điều gì đó mới mẻ và đặt ra những thử thách cho bản thân, nhưng đôi khi bạn cũng cần một chút động lực. Để trở nên sáng tạo và năng động hơn, Zippo đã sản xuất infographic tuyệt vời này để cho bạn thấy cách bắt đầu tạo ra kiệt tác của chính bạn trong chỉ khoảng một tuần.

Được nhồi nhét với những “bí kíp” tìm nguồn cảm hứng, giải quyết những trở ngại sáng tạo và thúc đẩy bản thân, infographic đầy màu sắc này đưa bạn qua từng ngày của quá trình.

  1. 12 việc nên làm và không nên làm khi sử dụng Facebook cho công việc (12 dos and don’ts of using Facebook for business)

57

Bạn sẽ thấy infographic cầm tay của Hubspot là giải pháp tốt nhất khi nhắc tới việc quảng cáo và kinh doanh trên mạng internet. Từ việc tập trung vào những bài đăng ở những thời điểm thích hợp cho tới việc không nên đăng quá nhiều, 12 mẹo này chắc chắn sẽ giúp bạn đi đúng hướng nếu bạn đang bắt đầu với công việc kinh doanh online củ mình. Nó vốn được thiết kế vào năm 2015, nhưng đã được cập nhật vào tháng 12 năm 2017 để phản ánh những thay đổi của Facebook.

  1. Cách cách thiết kế một logo hoàn hảo (How to design the perfect logo)

58

Bạn muốn tạo ra một logo hoàn hảo? Infographic có chủ đề thiết kế logo này chia sẻ với bạn một vài lời khuyên. Và trong khi nội dung trong danh sách có vẻ khó thực hiện (nói thì dễ hơn làm khi tạo ra một thứ gì đó mới, độc đáo, đáng chú ý và không bao giờ lỗi thời), nó vẫn là một danh sách tuyệt vời bạn có thể sử dụng để xem thiết kế của bạn có đi đúng hướng hay không.

  1. Những khó khăn cho người tàn tật khi sử dụng email (Accessibility challenges in email)

59

Cho tới bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng đảm bảo thiết kế của mình tất cả mọi người dùng có thể tiếp cận kể cả với người khuyết tật là một thắng lợi, và infographic này phô diễn một cách chính xác điều gì bạn có thể làm để đảm bảo điều đó. Nó bao gồm mọi thứ từ chứng mù màu cho tới những rối loạn thần kinh, cũng như bao gồm một số dữ liệu bắt mắt để chỉ ra tỷ lệ dân số không thể sử dụng sản phẩm của bạn nếu bạn không để ý tới những quy tắc nói trên.

  1. Cách trở thành một siêu anh hùng

60

Bạn muốn trở thành một siêu anh hùng? Infographic này cho bạn biết bằng cách nào bạn có thể có được một lý lịch dấu kín, một thân phận bí mật và thậm chí những thiết bị tối tân – bạn sẽ trở thành Siêu nhân tiếp theo (hoặc Batman, hoặc bất cứ ai mà bạn yêu thích). Infographic đáng yêu này là thành quả của nhà minh họa người Canadian Zia Somjee. Cho dù bạn bận tâm về màu sắc áo choàng nào bạn nên chọn hay bạn sẽ tìm kiếm siêu sức mạnh như thế nào, hãy chỉ cần dựa vào tác phẩm vui vẻ và truyền cảm hứng này.

Nguồn: creativebloq.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay