Bằng cách nào bạn có thể tạo ra một chiến lược đảm bảo cho việc sự đổi mới và sáng tạo luôn nảy nở trong tổ chức của bạn?
Khi những nguyên lý thiết kế được áp dụng vào chiến lược và sự đổi mới thì tỷ lệ thành công của các ý tưởng sáng tạo được tăng lên đáng kể. Những công ty được dẫn dắt bởi thiết kế như Apple, Coca-Cola. IBM, Nike, Procter & Gambler hay Whirlpool đã vượt trội hơn nhóm các doanh nghiệp S&P 500 trong 10 năm vừa qua với tỷ lệ lên tới 219%, theo một đánh giá vào năm 2014 bởi Viện Quản lý Thiết kế.
Những thiết kế tuyệt vời mang tới sự choáng ngợp cho khách hàng và khiến sản phẩm được khách hàng them muốn hơn, dịch vụ cũng trở nên hấp dẫn hơn.
Vì tỷ lệ thành công đáng kinh ngạc này của các công ty coi trọng thiết kế, việc thiết kế đã phát triển và vượt khỏi khía cạnh tạo ra những vật thể. Các tổ chức hiện nay muốn học cách nghĩ như những nhà thiết kế và áp dụng những nguyên lý trong thiết kế vào bản thân môi trường làm việc của họ. Lối tư duy thiết kế vì thế là cốt lõi để phát triển những chiến lược hiệu quả và những thay đổi tích cực trong tổ chức.
“Sự khác biệt của những công ty có lối tư duy thiết kế là ở chỗ họ luôn sẵn sang bắt tay vào cải tổ việc kinh doanh của chính mình…để tạo ra những tiến bộ trong cải cách và hiệu suất công việc – tổ hợp tạo ra những mô hình kinh doanh thành công nhất.” – Roger Martin, tác giả cuốn sách Design of Business nói.
“Kỹ thuật, y học, kinh doanh, kiến trúc hay hội họa luôn có sự trăn trở không phải ở những điều cần thiết mà ở những điều không chắc chắn xảy ra – không phải sự việc như thế nào mà là chúng có thể trở nên như thế nào – nói gắn gọi lại, với thiết kế – Herbert Alexander Simon, chủ nhân giải Nobel năm 1969 nói.
Bạn có thể thiết kế nên con đường mà trên đó chính bạn là người dẫn dắt, quản lý, tạo lập và đổi mới. Lối tư duy thiết kế có thể được áp dụng cho những hệ thống, quy trình, phương thức hay những trải nghiệm của khách hàng/người dùng. Cuối cùng thì, mục đích của thiết kế theo quan điểm của chúng tôi là để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và hành tinh này.
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là một phương pháp được sử dụng bởi những nhà thiết kế để xử lý những vấn đề khó khăn, phức tạp để tìm ra những giải pháp tối ưu cho khách hàng. Lối suy nghĩ thiết kế (design mindset) không chú trọng tới vấn đề, nó đặt trọng tâm là giải pháp và những hành động có chủ đích hướng tới một tương lai hoàn hảo. Tư duy thiết kế được thực hiện dựa trên những suy nghĩ logic, sự tưởng tượng, trực giác và những lý luận có hệ thống để khám phá những khả năng có thể xảy ra và để tạo ra những thành quả mong muốn có lợi cho người dùng cuối (khách hàng).
“Tư duy thiết kế có thể được miêu ta những là một chuyên ngành sử dụng sự nhạy cảm và kĩ năng của nhà thiết kế để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng bằng những gì mà công nghệ có thể làm được và những gì một chiến lược kinh doanh có thẻ chuyển thành những lợi ích của khách hàng và cơ hội trên thị trường.” – Tm Brown CEO, IDEO.
Sự khác biệt giữa thiết kế và lối tư duy thiết kế
“Người ta thường không nhìn nhận đúng về thiết kế. Người ta thường chỉ nghĩ theo chiều hướng – rằng nhà thiết kế được trao cho 1 cái hộp và được yêu cầu: “Hãy làm cho nó đẹp hơn.”. Đó không phải là thiết kế. Thiết kế không chỉ là phần bề ngoài hay cảm nhận khi sử dụng sản phẩm. Thiết kế chú tâm vào cách sản phẩm hoạt động.” – Steve Jobs.
“Thiết kế là hành động biến điều gì đó mới mẻ và được mong chờ trở thành hiện thực – một vai trò chủ động sẽ giải quyết những tình huống khó khăn thách thức bằng việc thiết kế. Nó là một thành tố của những kĩ năng chuyên môn được sử dụng thường xuyên, có tính thích ứng cao nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.” – Harold Nelson, trích The Design Way.
Năm 2007, Nigel Cross trong cuốn sách của anh ấy có tên Designly Ways of Knowing đã viết: “Mọi thức xung quanh chúng ta đều được thiết kế. Thực ra, năng lực thiết kế là một trong ba khía cạnh đặc trưng của trí tuệ con người. Thiết kế, khoa học và nghệ thuật khi được kết hợp với nhau tạo ra sự nhận diện tuyệt vời của con người.”
- Khoa học – tìm ra những điểm tương đồng giữa những vật khác nhau
- Nghệ thuật – tìm ra những điểm khác nhau giữa những vật tương đồng
- Thiết kế – Tạo ra những “tổng thể” từ những phần nhỏ hơn khác nhau
Vì vậy, sẽ rất ý nghĩa khi chúng ta phá vỡ và thoát khỏi những lối mòn được tạo ra trong các doanh nghiệp và phát triển một cuộc cải cách đa ngành để thúc đẩy đổi mới.
Định hướng cho tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế có thể được xây dựng với những bước cơ bản sau:
- Khám phá
Lựa chọn một chủ đề chiến lược. Thu thập những số liệu liên quan. Thấu hiểu và thông cảm với những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng.
- Định hình lại cơ hội
Tìm kiếm những mô hình và bản chất của vấn đề. Đưa ra những giả thyết. Định hình lại vấn đề và định nghĩa lại tính chất, góc độ của giải pháp cần đưa ra.
- Ấp ủ
Cho bộ não của bạn được kích thích. Lắng lại để ấp ủ phương hướng, ý tưởng
- Lên ý tưởng
Làm những thí nghiệm nhỏ liên quan tới chủ đề của bạn. Khám phá những khả năng khác nhau có thể xảy ra. Dự đoán trước tương lai mong muốn. Cùng tạo lập ý tưởng với đồng đội. Biến ý tưởng của bạn rõ ràng, dễ hiểu.
- Đánh giá/Chau chuốt ý tưởng
Những điều gì là được mong muốn, khả thi, có thể thực hiện được với ý tưởng của bạn? Đâu là những điểm hạn chế?
- Thử nguyên mẫu
Suy nghĩ lớn, hành động chú trọng vào những chi tiết nhỏ, không ngại thất bại; học từ người dùng cuối và chau chuốt lại giải pháp của bạn.
- Chuyển giao
Kiểm tra giải pháp lần cuối, phê duyệt và khởi chạy.
- Lặp lại và nhân rộng
Đánh giá, học hỏi, tạo lập và đổi mới
Tư duy thiết kế mang tới một bộ khung cơ bản cho việc hiểu và theo đuổi sự cải cải cách theo chiều hướng cống hiến vào quá trình phát triển hữu cơ của tổ chức và gia tăng những giá trị thực cho khách hàng của bạn. Chu kì của tư duy thiết kế bao gồm việc quan sát để khám phá những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng trong những hoàn cảnh cụ thể với những giới hạn nhất định, định hình những cơ hội và thách thức, xác định đặc điểm của giải pháp cần đưa ra, tạo lập giải pháp, kiểm tra và chau chuốt giải pháp cho người dùng cuối.
Tư duy thiết kế cho thấy đổi mới cải cách lấy con người làm trung tâm
Những đổi mới lấy con người làm trung tâm bắt đầu với việc thấu hiểu sâu sắc những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. “Nguồn ý tưởng đổi mới an toàn nhất, chính xác nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất chính là những phản hồi của khách hàng về những nhu cầu của họ mà công ty chưa đáp ứng được.” – Jeanne Liedtka (trích Batten Briefings, 2015) nói, “Sự quen với khách hàng – bao hàm việc thấu hiểu sâu sắc về khách hàng và những vấn đề của họ – có thể giúp gợi mở những nhu cầu đó.
Tư duy thiết kế giảm thiểu sự bất ổn và rủi ro mà cải cách đổi mới mang lại bằng việc lôi cuốn sự tham gia của khách hàng trong các bước thăm dò, kiểm tra và hoàn thiện concept. Những người theo lối tư duy này dựa vào những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, có được thông qua những thí nghiệm đời thực, chứ không chỉ là số liệu có sẵn trước đó hoặc nghiên cứu thị trường.
Phát triển khả năng tư duy thiết kế trong tổ chức của bạn
Bạn không cần phải trở thành một nhà thiết kế để có tư duy thiết kế. Trong khi học để trở thành một nhà thiết kế giỏi cần nhiều năm trời, bạn có thể tư duy như một nhà thiết kế và thiết kế con đường mà bạn lãnh đạo, quản lý, tạo lập và đổi mới. Thiết kế bắt đầu với việc xác lập một mục tiêu chiến lược. Nếu bạn đang vẽ ra một chiến lược thì bạn cũng đang thiết kế rồi đó!
Nguồn: Creativityatwork.com