TƯ DUY SÁNG TẠO LÀ GÌ VÀ VÌ SAO NÓ LẠI QUAN TRỌNG?
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 28/09/2023
Share

Bạn có từng tự hỏi vì sao một số người có thể đưa ra những ý tưởng tuyệt vời trong khi những người khác lại không thể? Khả năng xâu chuỗi thông tin và nhìn nhận trên góc độ tổng quát hơn đều nằm ở một khả năng: tư duy sáng tạo.

Tư duy sáng tạo là khả năng của chúng ta khi nhìn nhận những hoàn cảnh và thách thức, sau đó tìm ra nhiều phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Đây không phải kĩ năng của chỉ riêng những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo như nhà thiết kế, nhạc sĩ hoặc những nghệ sĩ khác. Nhiều người có thể hưởng lợi từ cách nghĩ này. Họ cũng có thể nhận được một số lợi ích khi bản thân có được nhiều ý tưởng hữu ích có thể dẫn tới sự thay đổi.

IMG_0782

Nội dung của bài viết

  1. Tư duy sáng tạo là gì
  2. Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo
  3. Những kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?
  4. Lời kết

Tư duy sáng tạo là gì?

Được định nghĩa bởi Business Dictionary, tư duy sáng tạo là:

Cách nhìn nhận những vấn đề  hoặc tình huống theo một góc nhìn mới mẻ, gợi ra những giải pháp độc đáo (thứ mới đầu có thể nghe vô lý). Tư duy sáng tạo có thể được kích hoạt bởi một quá trình tự phát như brainstorming hoặc bởi một quá trình mang tính cấu trúc như tư duy phi tuyến tính (lateral thinking).

Vì thế, sự sáng tạo là khả năng của chúng ta tạo ra những thứ chưa từng được biết đến. Nó chính là khả năng suy nghĩ, tư duy một cách khác biệt và mang đến nhiều góc độ và quan điểm cho cùng một vấn đề.

Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo

Sự thực là nhiều người không quan tâm lắm về những góc nhìn và giải pháp mới nhưng đây chính là vấn đề. Não bộ của chúng ta có xu hướng tự nhiên là lựa chọn đi theo những “lối tắt”.

Bạn có từng ở trong tình huống khi mà bạn nghe hoặc được học một mẩu thông tin và sau đó lúc nào bạn cũng sử dụng nó?

Tôi cá rằng bạn từng như vậy, bởi chúng ta không cần phải học lại cách dùng một cái dao hoặc một cái dĩa.

Cách tư duy này tất nhiên cũng hiệu quả trong những tình huống lặp đi lặp lại như vậy nhưng cũng có không ít bất cập trong những tình huống khác. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta cần giải quyết vấn đề.

Chúng ta luôn cần tư duy sáng tạo và những người sáng tạo trong những lúc như vậy bởi nó giúp phá vỡ lối mòn của nhận thức. Nó khuyến khích chúng ta nhìn vào những khía cạnh khác và thậm chí mở ra những ý tưởng và giải pháp mới.

Tư duy sáng tạo cũng quan trọng bởi những lý do khác:

Tư duy sáng tạo mang đến sự tự do vô bờ

Khi chúng ta sáng tạo, chúng ta có cơ hội gắn kết với thế giới mà không tự phán xét bản thân. Nó cũng giống như cảm giác khi chúng ta khi còn nhỏ. Quay lại với lúc chúng ta thực sự không quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Tư duy sáng tạo nâng cao nhận thức về bản thân

Chúng ta bắt đầu nghĩ về tính độc nhất của bản thân khi chúng ta có những suy nghĩ, cảm giác và niềm tin của riêng mình. Điều này tạo ra thiên kiến trong những ý tưởng của chúng ta nhưng chúng ta có thể gạt chúng qua một bên và tìm hiểu sâu hơn về bản thân mình.

Chúng ta trở nên tự tin hơn vào những ý tưởng của mình.

Có thể là ngay bây giờ, bạn không trình bày ý tưởng của mình hoặc những ý tưởng của bạn bị vùi dập. Bằng cách tiếp cận với tư duy sáng tạo, chúng ta có thể tạo dựng sự tự tin và bắt đầu đóng góp tích cực hơn vào công việc cũng như cộng đồng.

IMG_0784

Đâu là những kỹ năng của tư duy sáng tạo?

Tư duy sáng tạo không phải của riêng của những nhà thiết kế thời trang. Bất cứ ai cũng có thể học hỏi những kĩ năng của tư duy sáng tạo và sử dụng chúng để làm giàu cho bản thân và những người xung quanh.

Bởi bất cứ ai cũng có thể học nó, không hề có một phương pháp chuẩn hay một bộ kĩ năng mà bạn bắt buộc phải có. Một số người trong chúng ta có thể cần củng cố khía cạnh này trong khi những người khác lại cần cải thiện mặt khác. Bất chấp điều đó, dưới đây là một vài kỹ năng có thể bổ sung cho tư duy sáng tạo.

  1. Trực giác và sự cảm thông

Bạn cảm thấy ngạc nhiên khi trực giác và sự cảm thông lại là một trong những kỹ năng của tư duy sáng tạo? Thực tế, chúng luôn song hành với tư duy sáng tạo. Việc có thể đọc được cảm xúc của người đối diện có thể ngay lập tức giúp bạn đưa ra được cách tiếp cận đúng đắn.

Đây là chìa khỏa bởi có nhiều thời điểm và địa điểm để chia sẽ những ý tưởng. Nói cụ thể, bạn có thể tìm thấy những cơ hội tốt nhất để chia sẽ ý tưởng khi:

Bạn đang đối mặt với một vấn đề hoặc rắc rối lớn và có vẻ không thể tìm được giải pháp tiếp tục giải quyết.

Thời thế thay đổi, khi tương lai trở nên mù mịt hơn và bạn đang nghĩ về những khả năng có thể xảy ra.

Khi nảy sinh những sự bất hòa. Đặc biệt cần tư duy sáng tạo khi không sự thỏa hiệp nào có thể xảy ra mà không có những nỗ lực phi thường.

Khi cần những thứ mới mẻ, chưa từng được thử bao giờ.

Sự cảm thông cũng có ích với cách diễn đạt và trình bày ý tưởng. Có thể là trong nhóm làm việc của bạn, những thành viên khác không để ý về ý tưởng của bạn cho lắm. Tuy nhiên, có một người luôn có kế hoạch và sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Sự đồng cảm cho phép người ta thấu hiểu tinh thần của ý tưởng cũng như tiếng nói đằng sau ý tưởng đó. Trong những kiểu tình huống này, bạn đã xây dựng lên nhiều hơn là sự đồng cảm. Nó cũng tạo dựng nên niềm tin rằng ý tưởng của bạn sẽ tỏa sáng trong bàn tay của ai đó khác.

  1. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích giúp chúng ta hiểu nhiều tình huống khác nhau bên ngoài môi trường xã hội. Việc có thể đọc chữ hoặc số liệu và có hiểu biết sâu hơn về điều họ muốn nói sẽ giúp bạn trong nhiều hoàn cảnh.

Tôi thấy rằng với tư duy sáng tạo, bước đầu tiên là có thể hấp thu thông tin và “tiêu hóa” chúng theo nhiều cách. Việc có thể phân tích thông tin thường là bước đầu tiên trong quá trình tư duy sáng tạo.

  1. Cởi mở

Một khi bạn tiếp thu thông tin, điều quan trọng là bạn có một tư tưởng cởi mở. Điều này có nghĩa là bạn cần gạt những định kiến hoặc thiên lệch của bản thân ra một bên và khuyến khích bản thân nhìn nhận vào vấn đề theo một cách mới.

Thiên lệch và định kiến cá nhân là những rào cản tinh thần bạn phải đối mặt. Chính chúng lại tạo nên những rào cản khác khi bạn sáng tạo. Nó là một lối tư duy giới hạn và tự hạn chế những khả năng có thể xảy ra. Những ví dụ khác về những giới hạn mà bạn đang suy nghĩ quá logic trong khi tư duy sáng tạo thiên về việc phá vỡ những quy tắc trước đó.

Đây là những giới hạn bởi và chúng ta biết rằng bản thân cần có một tư tưởng cởi mở để thành cong. Mọi nhà khởi nghiệp thành công trên thế giới hôm nay đều đã phải phá vỡ những nguyên tắc ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời họ. Hãy nhìn vào Richard Branson hoặc Elon Mush – những người đã tạo nên cuộc cách mạng hay cả một ngành công nghiệp mới. Tất cả là bởi vì họ không tự giới hạn mình vào những lối mòn có sẵn. Bạn có thể áp dụng điều này trong công việc hàng ngày của mình.

  1. Ngăn nắp, trật tự

Điều cuối cùng thường gắn với những người sáng tạo là sự ngăn nắp, trật tự. Trong khi chúng ta có thể nghĩ rằng những con người sáng tạo thường có phòng làm việc bừa bộn, điều đó không hẳn đúng trong mọi trường hợp.

Ngăn nắp đóng vai trò quan trọng trong tư duy sáng tạo khi nó cho phép bạn tổ chức những ý tưởng của mình tốt hơn. Không chỉ có thế, nó cũng giúp bạn trình bày chúng. Khi chúng ta trình bày ý tưởng, nó cũng tương tự như nói trước đám đông. Nên có một cấu trúc, một tầm nhìn và phần trình bày cần phải dễ theo dõi và hiểu.

Thêm vào đó, nếu ý tưởng của bạn được bật đèn xanh, bạn sẽ cần xây dựng một kế hoạch hành động, đặt ra mục tiêu và có những thời hạn cụ thể cần hoàn thành. Sự ngăn nắp giúp bạn sẵn sàng trong hầu như mọi tình huống.

  1. Giao tiếp

Khả năng giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng. Bạn không thể bán ý tưởng của mình nếu bạn không giao tiếp, trình bày tốt. Điều này đúng với cả giao tiếp bằng lời nói và truyền đạt bằng văn bản.

Quay lại một chút với sự đồng cảm khi bạn cần hiểu rõ tình huống mà bản thân gặp phải. Điều này cũng có nghĩa bạn cần là một người biết lắng nghe và có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp.

  1. Mổ xẻ ý tưởng

Kỹ năng cuối cùng tôi muốn nhắc đến thực sự là một thách thức nhưng thực sự đáng làm. Đôi khi tư duy sáng tạo đồng nghĩa với việc lấy 2 ý tưởng và gộp chúng lại với nhau.

Điều này có ích bởi trong hầu hết các trường hợp, những ý tưởng đơn lẻ có thể chưa thỏa mãn mục tiêu ban đầu. Hoặc có thể ý tưởng là khá tệ nhưng vẫn mang một vài thông tin hữu ích trong nó.

Khả năng nhìn vào ý tưởng và bóc tách chúng, mổ xẻ chúng và gộp với những ý tưởng khác thực sự là một kỹ năng đáng giá. Điều này có thể giúp dễ dàng giải quyết những tranh chấp và tìm ra một giải pháp trung lập.

Một vài ví dụ về tư duy sáng tạo

Có vô số ví dụ về tư duy sáng tạo. Trong hầu hết các tình huống, những ví dụ này cũng sẽ kích thích sự sáng tạo của bạn nên tôi khuyến khích bạn tự thử thực hiện:

  • Thiết kế mọi thứ từ một logo, bố cục website cho tới poster và nhiều hơn thế
  • Tạo ra một kế hoạch học tập cho một khóa học đào tạo tại nơi làm việc
  • Viết một tạp chí, blog hoặc bất cứ nền tảng mạng xã hội nào
  • Tạo ra một bài test hoặc đố vui
  • Động não về những ý tưởng dự án ở nơi làm việc, hoặc những ý tưởng trang trí nhà cửa
  • Tìm những quy trình để cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Đề xuất những giải pháp để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ

Tạm kết

Những ví dụ về tư duy sáng tạo là không thiếu nhưng chúng đều là những thách thức đáng để thử thực hiện. Điều tốt là mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên tục thay đổi và phát triển. Điều này thúc đẩy chúng ta phải học những kỹ năng mới, tư duy khác đi, và hỏi những câu hỏi những câu hỏi quan trọng hơn như “Tại sao?” và “Tại sao lại không?”

Đây là những kỹ năng và khả năng có thể thay đổi thế giới mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Miễn là bạn có đủ kiên trì để học tập và phát triển cho bản thân, bạn cũng có thể trở thành một con người có tư duy sáng tạo!

Nguồn: lifehack.org

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay