Thuyết màu sắc bao gồm nhiều định nghĩa, concept và ứng dụng thiết kế khác nhau – nhiều tới mức đủ để điền đầy nhiều cuốn bách khoa toàn thư. Tuy nhiên, có 3 thể loại phương pháp sử dụng màu sắc của thuyết màu sắc rất logic và hữu ích: sử dụng bánh xe màu sắc, sự hài hòa màu sắc và hoàn cảnh sử dụng của màu sắc.
Thuyết màu sắc tạo ra một cấu trúc logic cho màu sắc. Ví dụ, nếu chúng ta các loại hoa quả và rau, chúng ta có thể tổ chức phân loại chúng theo màu sắc và đặt chúng trên một vòng tròn biểu diễn các màu sắc khác nhau tương quan nhau như thế nào.
Bánh xe màu sắc
Một vòng tròn màu, được dựa trên màu đỏ, vàng và xanh lam, là thứ truyền thống trong lịch sử nghệ thuật. Ngài Isaac Newton đã phát triển sơ đồ màu sắc hình tròn đầu tiên vào năm 1666. Từ đó, các nhà khoa học và nghệ sĩ đã nghiên cứu và thiết kế ra nhiều biến thể của ý tưởng này. Những khác biệt của quan điểm về sự hiệu lực giữa các phiên bản vẫn tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi. Trên thực tế, bất cứ vòng tròn màu sắc hay bánh xe màu sắc nào biểu diễn dãy màu với các sắc độ một cách hợp lý đều xứng đáng để dùng làm cơ sở lựa chọn màu sắc.
Cũng có 3 cấp độ định nghĩa về màu sắc dựa trên bánh xe màu. Chúng ta bắt đầu với bánh xe màu sắc gồm 3 phần:
Những màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh lam.
Trong thuyết màu sắc truyền thống (được sử dụng trong sơn và chất màu), những màu cơ bản là 3 màu mà không thể được tạo ra bằng bất cứ tổ hợp màu từ những màu khác. Tất cả những màu khác đều được dẫn xuất từ 3 sắc độ cơ bản này.
Những màu thứ cấp: xanh lá, vàng và tím.
Những màu này được tạo ra bằng cách hòa trộn những màu sơ cấp với nhau.
Những màu tam cấp: vàng cam, đỏ cả, đỏ tím, xanh tím, lục lam, lá mạ.
Đây là những màu được tạo ra khi trộn một màu sơ cấp với một màu thứ cấp. Đó là lý do tại sao những sắc độ này có tên gồm 2 từ, ví dụ như lục lam, đỏ tím, và vàng cam.
Sự hài hòa màu sắc
Sự hài hòa có thể được định nghĩa là sự sắp xếp hợp lý, hiệu quả của các phần, cho dù đó là sự hài hòa trong âm nhạc, thơ ca, màu sắc hoặc thậm chí là việc nấu ăn!
Với trải nghiệm hình ảnh, sự hài hòa là gì đó khiến cho mắt nhìn dễ chịu và có thiện cảm. Nó lôi cuốn người xem và tạo ra cảm giác nội tại về thứ tự và sự cân bằng trong trải nghiệm nhìn. Khi một vài thứ không hài hòa với những phần còn lại, tổng thể trở nên vừa nhàm chán vừa hỗn độn. Ở tận cùng của sự nhàm chán là một trải nghiệm nhìn tầm thường khiến người xem không hề bị hấp dẫn. Bộ não của con người sẽ từ chối những thông tin không gây được sự kích thích với họ. Ở một thái cực khác khi trải nghiệm hình ảnh bị làm quá, hỗn độn quá mức, người dùng sẽ không thể chịu nổi khi nhìn vào. Bộ não con người cũng thường từ chối những gì nó không thể sắp xếp, những gì nó không thể hiểu được. Tác vụ hình ảnh yêu cầu rằng chúng ta cần trình bày theo thứ tự và cấu trúc logic. Sự hài hòa về màu sắc mang tới sự hứng thú thị giác và cảm giác mọi thứ được sắp đặt gọn gàng, hợp lý.
Tóm lại, quá đơn thuần sẽ không kích thích được người xem, quá phức tạp sẽ khiến người xem choáng ván. Sự hài hòa chính là một sự cân bằng động.
Một vài công thức cho sự hài hòa màu sắc
Có nhiều lí thuyết cho sự hài hòa màu sắc. Những minh họa và mô tả sau đây thể hiện một vài sự chỉ dẫn cơ bản
- Một bảng màu dựa trên những màu tương tự nhau
Những màu tương tự là bộ màu gồm 3 màu cạnh nhau trong bánh xe màu gồm 12 phần, ví dụ như lá mạ, vàng, và vàng cam. Thường là một trong ba màu sẽ là màu chính.
- Một bảng màu dựa trên những màu bổ sung
Những màu bổ sung là bất cứ cặp màu nào được xếp đối diện trực tiếp với nhau trên bánh xe màu, ví dụ như đỏ và xanh lá; đỏ tím và lá mạ. Trong hình minh họa trên đaay, có nhiều biến thể của màu lá mạ trong các lá cây và nhiều sắc đỏ tím trong bông hoa lan.
- Một bảng màu dựa vào khung cảnh tự nhiên
Tự nhiên cung cấp một xuất phát điểm tốt cho những tổ hợp màu sắc hài hòa. Trong hình minh họa phía trên, đỏ vàng và xanh lá tạo ra một thiết kế hài hòa, bất chấp liệu tổ hợp màu này có phù hợp với công thức lý thuyết của sự hài hòa màu sắc hay không.
Bối cảnh màu sắc
Cách màu sắc thể hiện trong mối quan hệ với những màu sắc và hình khối khác là một lĩnh vực phức tạp của thuyết màu sắc. Hãy so sánh những hiệu ứng tương phản của những nền có màu sắc khác nhau đối với cùng một hình vuông màu đỏ để biết điều này.
©Color Voodoo Publications
Màu đỏ có vẻ sáng sủa hơn trên nền đen và hơi kém sang hơn trên nền màu trắng. Đối lập với màu cam, màu đỏ có vẻ không có sức sống; khi đặt trên nền màu lục lam, nó thể hiện sự sáng sủa. Hãy chú ý rằng hình vuông có vẻ sẽ lớn hơn trên nền đen so với các màu nền khác.
Sự nhìn nhận khác nhau về cùng một màu
©Color Voodoo Publications
Nếu máy tính của bạn có đủ độ ổn định màu và màn hình được cân chỉnh màu chính xác, bạn sẽ thấy hình chữ nhật nhỏ màu tính ở bên trái có vẻ ngả về đỏ khi so sánh với hình chữ nhật tím ở bên phải. Cả hai hình chữ nhật tím đều có chung một sắc độ như hình minh họa dưới đây. Điều này cho thấy việc 3 màu có thể được lầm tưởng thành 4 màu như thế nào.
Việc quan sát những hiệu ứng của màu này trên nền màu kia là điểm bắt đầu của việc hiểu sự tương đối của màu sắc. Mối quan hệ giữa giá trị màu, độ bão hòa, và độ ấm hoặc lạnh của những màu sắc tương ứng có thể dẫn đến những khác biệt đáng kể tới cách chúng ta nhìn nhận màu sắc.
Nguồn: colormatters.com