THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM: CÁCH XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP LÀM ĐẸP
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 26/09/2023
Share

Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp làm đẹp là vô cùng khủng khiếp. Thương hiệu mỹ phẩm nếu được xây dựng đúng sẽ là chìa khóa để giúp sản phẩm của bạn nổi bật giữa những đối thủ cạnh tranh.

Để có thể thành công, bạn cần nổi bật hơn hẳn đối thủ, dành lấy sự chú ý của người dùng lý tưởng và cho họ thấy vì sao sản phẩm của bạn chính là thứ họ cần.

Cách tốt nhất để làm việc này? Hãy xây dựng một thương hiệu tốt.

1

Thiết kế bởi OrangeCrush

Xây dựng thương hiệu cho công ty mỹ phẩm của bạn và phát triển một chiến lược thương hiệu mỹ phẩm vững vàng là bắt buộc nếu bạn muốn thành công trong thị trường quá nhiều sự cạnh tranh này.

Nhưng một cách chính xác thì bạn có thể làm điều đó như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết này của chúng tôi để tìm câu trả lời nhé!

Những điều cơ bản của xây dựng thương hiệu mỹ phẩm

Đầu tiên, trước khi đi vào những chi tiết, chúng ta cần tìm hiểu những điều cơ bản, nền tảng về xây dựng thương hiệu.

Khi nói tới xây dựng thương hiệu của bạn, có 3 khái niệm cơ bản mà bạn cần hiểu. Chúng là: thương hiệu, xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu.

2

Thiết kế bao bì thực hiện bởi CyanTriangle_com

Sự khác biệt giữa 3 khái niệm này là mong manh, nhưng rất quan trọng:

  • Thương hiệu là cách thế giới bên ngoài nhìn nhận doanh nghiệp của bạn
  • Xây dựng thương hiệu là quá trình định hình thương hiệu độc nhất, độc đáo của mình; hãy nghĩ về nó là hành động hiện thực hóa thương hiệu của bạn.
  • Nhận diện thương hiệu của bạn là tất cả những thành phần quan trọng mà công ty của bạn tạo ra để khắc họa hình ảnh đúng trong mắt khách hàng – như giọng nói thương hiệu và những thiết kế thương hiệu bao gồm logo, website, bao bì sản phẩm – để truyền tải thông điệp của bạn tới khán giả của mình.

Cả 3 khái niệm trên đều là thứ phải có nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu sản phẩm làm đẹp thành công, ăn khách. Không chủ động xây dựng thương hiệu, bạn sẽ không thể kiểm soát thương hiệu của mình. Không có bộ nhận diện thương hiệu, bạn không thể có bước tiến với thương hiệu của mình. Mỗi khái niệm đều là nền tảng của nhau – và cả ba là những điều phải có nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công.

4 câu hỏi cần trả lời trước khi xây dựng thương hiệu

3

Thiết kế thực hiện bởi Anny.Kanev

Giờ bạn đã biết những điều nền tảng, bạn có thể muốn đi thẳng tới bước xây dựng thương hiệu. Điều này rất tốt: bạn cực kì hứng thú với việc kinh doanh và sản phẩm của mình và không thể đợi để tung chúng ra thị trường.

Nhưng nếu bạn muốn nhãn hàng của mình thực sự nổi bật và tiếp cận đối tượng khách hàng lý tưởng một cách hiệu quả, có một vài câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời trước khi bạn bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu?

Bạn là ai?

Trước khi bạn có thể kì vọng khách hàng kết nối với công ty và sản phẩm của mình, trước tiên bạn cần hiểu thương hiệu của bạn như thế nào.

Nếu bạn có thể miêu tả thương hiệu của bạn trong 3 từ, vậy đó là những từ nào? Có thể đó là tối màu, tối tân và đổi mới. Có thể, đó là nữ tính, vui vẻ và sáng sủa. Hoặc đó có thể là: hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường và tinh tế.

Cho dù công ty bạn đang xây dựng thuộc loại nào, việc bóc tách và miêu tả nó bằng vài tính từ có thể giúp đơn giản hóa quá trình, tinh giản quá trình xây dựng thương hiệu và hướng dẫn cho những quyết định thương hiệu của bạn.

Những đối thủ đang làm gì – và bạn đang làm gì một cách khác biệt?

Như đã nhắc đến trong bài, có rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nếu bạn muốn thương hiệu của mình thành công, bạn cần biết điều gì khiến thương hiệu của mình nổi bật trước những đối thủ cạnh tranh.

Hãy nhìn vào những đối thủ của công ty. Điều gì khiến họ để lại dấu ấn trên thị trường – và bạn khác biệt như thế nào? Việc biết điều gì khiến bạn độc đáo và khác biệt với những kẻ đã có mặt trên thị trường là vô cùng quan trọng. Nó sẽ là thứ khiến khách hàng tiềm năng của bạn lựa chọn bạn thay vì những đối thủ khác trên thị trường.

Sứ mệnh và những giá trị của bạn là gì?

4

Logo thực hiện bởi thisisremedy dành cho Floral Chemistry

Khách hàng muốn làm việc với những thương hiệu họ có thể đứng đằng sau. Nên nếu bạn thực sự muốn kết nối với khách hàng, bạn cần làm nhiều hơn là tạo ra những cây son tuyệt vời hoặc màu phấn thời thượng – bạn cần một bộ những giá trị và sứ mệnh doanh nghiệp mạnh mẽ.

Đầu tiên, đó là tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp. Hãy nghĩ về sứ mệnh kinh doanh như là “lý do tồn tại” đằng sau công ty của bạn. Ví dụ, có thể ban quyết tâm nâng cao tiêu chuẩn về việc sản xuất và đóng gói không làm ảnh hưởng môi trường trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với dòng sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên của mình.

Nếu bạn không chắc chắn sứ mệnh kinh doanh của công ty là gì, hãy thử điều vào chỗ trống cho câu còn khuyết sau đây: “Công ty chúng tôi tồn tại để_________.Trong vòng 5 năm, chúng tôi sẽ là___________.”

Tiếp đến là giá trị doanh nghiệp của bạn. Những giá trị của bạn sẽ không chỉ chi phối chiến lược nội bộ của bạn, chúng cũng sẽ giúp bạn kết nối với khách hàng bên ngoài. Là một thương hiệu thì bạn đại diện cho điều gì? Sử dụng ví dụ là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, những giá trị doanh nghiệp của bạn nên là sự bền vững và tính an toàn.

Sứ mệnh và giá trị kinh doanh cho bạn, đội ngũ và khách hàng của bạn biết bạn đại diện cho điều gì và điều gì bạn muốn thực hiện. Cùng nhau chúng có thể giúp bạn nhiều trong việc vun đắp lợi thế của bạn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Ai là đối tượng khách hàng lý tưởng của bạn?

5

Một thiết kế bao bì đẹp và trẻ thung thực hiện bởi Luko

Khi bạn xây dựng và trình làng một thương hiệu mỹ phẩm, bạn muốn đảm bảo rằng chúng truyền tải tới những khách hàng lý tưởng của bạn, nhưng bạn không thể làm điều đó nếu bạn không biết nhóm khách hàng nhắm tới là ai.

Trước khi bạn bắt đầu quá trình xây dựng thương hiệu, hãy dành thời gian tạo ra chân dung của một khách hàng lý tưởng. Ai là người bạn nhắm tới với sản phẩm của mình? Họ tìm kiếm điều gì ở một thương hiệu mỹ phẩm? Đâu là những thách thức của họ?

Việc biết khách hàng của mình là ai sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định thương hiệu đúng đắn và chỉ lối cho quá trình xây dựng thương hiệu và cuối cùng sẽ giúp bạn xây dựng một thương hiệu truyền tải và kết nối với khách hàng lý tưởng của mình.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế những thành phần phải có của thương hiệu

Một khi bạn đã trả lời những câu hỏi cốt lõi về thương hiệu của mình, bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thương hiệu là xây dựng những phần của bộ nhận diện thương hiệu. Phần đầu tiên của quá trình này là định nghĩa những thành phần của bộ nhận diện thương hiệu.

Có một vài thành phần và nguyên lý cơ bản mà bạn cần định nghĩa để dẫn dắt quá trình xây dựng thương hiệu, bao gồm:

6

Thiết kế thương hiệu thực hiện bởi svart ink

  • Kiểu chữ. Những loại font chữ bạn sử dụng trong các thành phần của thương hiệu có thể mang một thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu của bạn tới công chúng; ví dụ, sử dụng một kiểu font đồ họa sắc sảo trên bao bì sản phẩm phấn mắt của mình – hãy nghĩ về: Urban Decay là một ví dụ – sẽ truyền tải một thông điệp khác hẳn với sự nữ tính, mềm mại khơi gợi bởi một font script được sử dụng trong những thương hiệu như Too Faced.
  • Bảng màu. Màu sắc là một công cụ xây dựng thương hiệu vô cùng mạnh mẽ. Con người có sự liên tưởng mạnh mẽ trước màu sắc và khi bạn hiểu sự liên hệ này, bạn có thể sử dụng màu sắc một cách chiến lược để khơi gợi những suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của công chúng. Ví dụ, nếu bạn sẽ ra mắt một dòng sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, bạn có thể muốn tích hợp màu xanh lá – màu người ta liên tưởng tới tự nhiên. Nếu bạn muốn ra mắt một dòng sản phẩm danh tiếng, bạn có thể tích hợp màu tím vào bảng màu bởi đây là màu gắn liên với sự sang trọng và hoàng gia.
  • Hình dạng. Một logo cứng, góc cạnh sẽ có vẻ ngoài và cảm giác khác cho thương hiệu của bạn và truyền đạt một thông điệp khác với một logo tròn trịa, tự nhiên hơn – vì thế điều quan trọng là chọn dạng thức và hình dạng phản ánh đúng cá tính và đặc trưng của thương hiệu.
  • Giọng nói thương hiệu. Việc có một giọng nói thương hiệu rõ ràng là rất quan trọng với bất cứ thương hiệu nào – nhưng nó đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nơi truyền thông mạng xã hội đóng vai trò lớn trong việc xây dựng một thương hiệu. Giọng nói thương hiệu của bạn là một phần không thể tách rời khi xây dựng thương hiệu – và việc định nghĩa nó là bắt buộc để đảm bảo một trải nghiệm thương hiệu nhất quán cho khách hàng của doanh nghiệp.

Thiết kế những thành phần thương hiệu chính

Một khi bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản của nhận diện thương hiệu, đây chính là lúc thực hiện những bước tiếp theo và thực sự bắt tay vào thiết kế những thành phần quan trọng trong thương hiệu của bạn.

Chỉ có một vài thành phần thương hiệu mà công ty mỹ phẩm cần để ra mắt một nhãn hàng thành công, bao gồm:

7

Thiết kế bởi Almi design

  • Logo. Logo là bộ mặt của doanh nghiệp mỹ phẩm của bạn và vì thế, nó là thành phần quan trọng nhất bạn sẽ hiện thực hóa trong quá trình xây dựng thương hiệu. Logo của bạn sẽ là một trong những trải nghiệm đầu tiên mà khách hàng tiềm năng trải qua về thương hiệu của bạn và bởi nó được hiển hiện một cách nổi bật trên mọi thứ từ bao bì sản phẩm cho tới website của bạn, nó chắc chắn sẽ là thiết kế gắn liền nhất với thương hiệu.
  • Sự hiện diện trên không gian mạng. Nhiều trong số các khách hàng của bạn sẽ tương tác với thương hiệu qua internet, nên sự hiện diện trên mạng của bạn – bao gồm website, email và các nền tảng mạng xã hội – cần phải phản ánh chính xác về thương hiệu mỹ phẩm của bạn.
  • Bao bì sản phẩm. Việc tạo ra một thiết kế bao bì nhất quán với thương hiệu là vô cùng quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào bán một sản phẩm vật lý, nó càng quan trọng hơn trong ngành mỹ phẩm. Bởi sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, cả ở cửa hàng vật lý hay gian hàng trực tuyến, bạn cần tạo ra bao bì cho sản phẩm không chỉ có chức năng bao bọc sản phẩm, mà cần mang lại cảm giác độc đáo, mới mẻ và nhất quán với thương hiệu – nổi bật giữa kệ hàng và thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
  • Danh thiếp. Một phần sự thành công trong ngành công nghiệp làm đẹp đến từ việc tạo dựng được những sự hợp tác với những nhà bán lẻ, những nhân vật có ảnh hưởng và những thương hiệu khác. Bạn cũng sẽ cần một thiết kế danh thiếp theo đúng phong cách của thương hiệu để cùng với logo, website và những thành phần khác để hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu của mình, để xây dựng những mối liên hệ này.
  • Những thành phần phụ khác. Phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, bạn có thể cũng cần cân nhắc về những thứ bổ sung cho thương hiệu như túi đựng đồ mua sắm, sticker, giấy bọc hoặc áo thun.

Tất cả những thành phần này là then chốt để ra mắt một thương hiệu mỹ phẩm thành công. Trước khi bạn ra mắt dòng sản phẩm mỹ phẩm của mình, bạn cần hoàn thiện phần thiết kế và sẵn sàng với mọi thứ, đảm bảo rằng bạn đang thể hiện hình ảnh đúng nhất về thương hiệu của mình.

Xây dựng thương hiệu của bạn trong thế giới truyền thông mạng xã hội bị ám ảnh bởi sắc đẹp

Trong năm 2020, mọi thương hiệu đều cần hiện diện trên mạng xã hội, và điều này càng đúng cho ngành sản phẩm làm đẹp.

8

Thiết kế bởi JayJackson

Nếu bạn muốn thương hiệu của mình thành công, bạn cần gắn chặt việc tiếp thị thương hiệu của mình trên mạng xã hội. Trong khi mọi nền tảng mạng xã hội đều quang trọng, Youtube và Instagram cả hai đều là những nền tảng video và ảnh với sự hiện diện của nhiều nội dung làm đẹp và vì thế chúng là hai kênh quan trọng nhất đối với các thương hiệu mỹ phẩm.

Hãy tập trung vào phát triển những nội dung thương hiệu phù hợp cho Youtube và Instagram. Nó có thể bao gồm những hướng dẫn sử dụng, video mở hộp sản phẩm và câu hỏi – giải đáp về cách sử dụng sản phẩm.

Bạn cũng nên có một kế hoạch kết nối với những người nổi tiếng trong ngành làm đẹp. Những người có ảnh hưởng lớn này thường có rất nhiều người theo dõi thường xuyên. Nếu bạn có thể hợp tác quảng bá với những người nổi tiếng xác thực về chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu, nó có thể giúp bạn tiến xa trong việc đưa sản phẩm tới gần hơn với nhóm khách hàng lý tưởng của bạn.

Bạn chưa quen với chiến lược tiếp thị dựa vào người nổi tiếng? Đây là một vài điều cần lưu tâm:

  • Khiến nó mang tính cá nhân. Người nổi tiếng có thể nhận được nhiều thông điệp từ các nhãn hàng. Một thông điệp công khai sẽ không nhận được sự chú ý của họ. Nếu bạn muốn họ làm việc cho bạn, hãy đảm bảo thông điệp của bạn mang tính cá nhân. Hãy cho họ thấy bạn biết rõ họ là ai và họ như thế nào – và sau đó phác thảo một thông điệp cá nhân cho thấy vì sao thương hiệu của bạn hoàn toàn phù hợp với bản sắc của kênh và cộng đồng fan của họ.
  • Tập trung vào những người gây ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers). Việc thuê một người ảnh hưởng phổ biến quảng bá cho thương hiệu của bạn, đặc biệt là khi bạn mới khởi nghiệp, có thể làm việc gần như không thể, hoặc quá đắt đỏ. May mắn là, bạn không cần một cái tên lớn để có được một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công. Những người tạo ảnh hưởng nhỏ là những người nổi tiếng kém phổ biến hơn, và cộng đồng fan của họ cũng nhỏ hơn, nhưng những thành viên theo dõi họ thường rất gắn kết, và như thế, những sự hợp tác này mang lại hiệu suất cao hơn cho mỗi đồng chi phí bạn bỏ ra. Theo AdWeek, những người có ảnh hưởng nhỏ mang lại hiệu quả thu hút khách hàng tốt hơn 6.7 lần so với những người nổi tiếng phổ biến hơn.
  • Truyền tải sự giáo dục đúng đắn về sản phẩm. Nếu bạn mong muốn sự hợp tác với người nổi tiếng thúc đẩy sự thành công của thương hiệu – nhiều điều cần phải làm với sự giáo dục. Hãy đảm bảo rằng khi bạn hợp tác với người nổi tiếng, bạn dành đủ thời gian để đào tạo cho họ về những sản phẩm của mình, bao gồm những kĩ thuật sử dụng, những thành phần chính, và điều gì khiến mỗi sản phẩm độc đáo.

9

Thiết kế bởi Sandra Eftimie

Tổng kết những thiết kế của bạn thành bộ chỉ dẫn thương hiệu

Sự thành công của thương hiệu mỹ phẩm nằm ở phong cách của nó – và nếu bạn muốn việc xây dựng thương hiệu có cảm giác nhất quán, bạn cần gắn chặt mọi thành phần với một bộ chỉ dẫn thương hiệu.

Bộ chỉ dẫn thương hiệu là một tài liệu chung quy định tất cả các thông tin quan trọng về việc xây dựng thương hiệu của bạn, từ bảng màu thương hiệu cho tới những thiết kế bao bì cho tới những điều nên làm và không nên làm của giọng nói thương hiệu trên các kênh truyền thông mạng xã hội.

Bạn có thể làm bộ chỉ dẫn thương hiệu chi tiết như bạn mong muốn (càng chi tiết càng tốt), nhưng những điều cơ bản nhất cần liệt kê và miêu tả là:

  • Câu chuyện thương hiệu
  • Sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp
  • Logo và cách sử dụng phù hợp
  • Bảng màu
  • Kiểu chữ
  • Các hình ảnh
  • Giọng nói thương hiệu
  • Thiết kế bao bì sản phẩm

Việc có một bộ chỉ dẫn thương hiệu là thiết yếu bởi nó không chỉ vô cùng thuận tiện khi tập trung toàn bộ thông tin quan trọng ở một nơi duy nhất, mà nó còn giúp duy trì tính nhất quán xuyên suốt cho thương hiệu mỹ phẩm của bạn. Một bộ chỉ dẫn thương hiệu giúp hướng toàn bộ thành viên đội ngũ về một hướng đi chung, điều đảm bảo hoạt động xây dựng thương hiệu của bạn đều ăn nhập với bức tranh toàn cảnh của chiến lược của thương hiệu mỹ phẩm.

Chìa khóa cho việc xây dựng thương hiệu thành công? Sự nhất quán và sự mềm dẻo

10

Thiết kế bởi my name is freedom

Chúc mừng bạn! Bây giờ bạn đã có trong tay tất cả những gì thiết yếu đề xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm thành công. Nhưng có một yếu tố quan trọng khi xây dựng thương hiệu bạn không thể bỏ qua – sự nhất quán.

Nếu bạn muốn thương hiệu mỹ phẩm của mình thành công, khách hàng của bạn phải có được một trải nghiệm nhất quán về thương hiệu của bạn cho dù họ bắt gặp nó ở đâu hay bằng cách nào. Thương hiệu của bạn cần phải nhất quán xuyên suốt website, mạng xã hội, sự hợp tác với người nổi tiếng, thiết kế bao bì, chất lượng sản phẩm và logo. Mọi thành phần đại diện cho thương hiệu của bạn nên nhất quán với chiến lược thương hiệu của bạn.

Thương hiệu của bạn cũng cần mang lại cảm giác nhất quán xuyên suốt mọi nền tảng, thiết kế và nơi nó hiện diện. Điều này giúp xây dựng niềm tin của khách hàng – và niềm tin đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển những khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng thực sự và biến những người mua hàng trở thành những người ủng hộ thương hiệu. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn giữa thời đại ngày nay, của “văn hóa hủy bỏ”, khi chỉ một bước đi sai lầm có thể khiến cả cộng đồng quay lưng lại với bạn, dẫn tới thiệt hại cho thương hiệu trong dài hạn.

11

Thiết kế bởi CUPEDIUM

Giờ thì, hãy luôn nhớ rằng, sự nhất quán là rất quan trọng và sự mềm dẻo cũng thế. Nếu ngành công nghiệp làm đẹp phát triển, nếu khách hàng thay đổi hoặc nếu một vài thứ đơn giản là không còn hiệu quả nữa, bạn cần đủ linh hoạt để xoay trục và điều chỉnh chiến lược thương hiệu của mình một cách tương ứng.

Nâng thương hiệu của bạn lên tầm cao hơn

Xây dựng một thương hiệu mỹ phẩm có thể là một quá trình thú vị, sáng tạo và đầy hấp dẫn. Bây giờ bạn đã biết chính xác cách phát triển chiến lược thương hiệu mỹ phẩm của mình, chỉ còn một việc cần làm – hãy bắt tay vào thực hiện nó thôi!

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay