Giám đốc mỹ thuật là vì ai và những nhân tố nào tạo nên một giám đốc mỹ thuật xuất sắc? Chúng tôi đã tham khảo lời khuyên của những giám đốc mỹ thuật hàng đầu về những vấn đề này.
[Nguồn: #Bagsie by Studio Theolin/Jonathan Knowles]
Trong hầu hết các lĩnh vực sáng tạo đều hiện diện những vị giám đốc mỹ thuật. Đây là một chức danh ấn tượng thường thấy trong ngành thiết kế đồ họa, quảng cáo, tiếp thị, xuất bản, phim ảnh và truyền hình, thiết kế web và trò chơi điện tử. Nhiều người trong lĩnh vực sáng tạo khao khát trở thành một giám đốc mỹ thuật và nếu bạn cũng có cùng mục tiêu, có lẽ bạn sẽ muốn biết bạn cần làm gì để đạt được vị trí mình mong muốn. Nếu bạn đang trên con đường hướng tới vị trí này, bạn có thể muốn đọc tiếp để kiểm tra xem mình có bỏ lỡ điều gì không.
Có một số kỹ năng mềm cũng như tính cách cá nhân thiết yếu đối với vị trí này. Thêm vào đó, tất nhiên một portfolio thuộc hàng “khủng” là điều cần thiết để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng. Chúng tôi cũng tổng hợp một số portfolio mẫu mực như là một số gợi ý và cảm hứng giúp bạn bắt đầu nhanh chóng hơn.
Để hiểu rõ hơn về vị trí giám đốc mỹ thuật, đầu tiên chúng tôi đã yêu cầu những giám đốc mỹ thuật của những hãng thiết kế hàng đầu chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của họ về nội dung công việc của giám đốc mỹ thuật và điều gì tạo nên một giám đốc mỹ thuật xuất sắc.
Giám đốc mỹ thuật là vị trí gì?
Vậy chính xác thì giám đốc mỹ thuật là ai? Nó có thể có nhiều cách lý giải đối với các tổ chức khác nhau. Nói chung, vị trí nói trên liên quan tới việc quản lý một đội ngũ thiết kế làm việc trong một dự án sáng tạo, nhưng mức độ trách nhiệm và quyền hạn có thể thay đổi.
“Muốn làm giám đốc mỹ thuật, bạn phải là một người lãnh đạo, phải là người truyền cảm hứng và dẫn dắt tầm nhìn của cả đội ngũ thiết kế,” nhà sáng lập Blimp Creative James Fenton giải thích. “Bạn phải có khả năng nhận diện tài năng trong tập thể của mình và học cách tận dụng tốt nhất họ.”
Giám đốc mỹ thuật Jenny Theolin bình luận: “Đối với tôi, khác biệt chính giữa vị trí thiết kế đồ họa và giám đốc mỹ thuật là tôi phải làm việc với con người nhiều hơn là máy tính. Và vì tôi muốn nhìn nhận ngành sáng tạo như là một ngành nghề của con người, sự cộng tác và cùng làm việc này là chìa khóa để tạo ra những tác phẩm sáng tạo, thú vị mới mẻ.”
Robot Food đã làm mới thương hiệu của Mr Kipling để giúp nó bước vào một thị trường quốc tế rộng lớn và mới mẻ [Hình ảnh: Robot Food]
Ben Brears, giám đốc thiết kế chiến lược tại Robot Food, chỉ ra rằng những mô hình kinh doanh của các công ty thiết kế đang trở nên linh động hơn và những vai trò cụ thể trở nên bớt rạch ròi hơn. Thực ra, có một chút sự phản ứng xung quanh những chức danh công việc trong cộng đồng thiết kế – sau tất cả, việc tóm tắt vai trò của một ai đó một cách chính xác với một hoặc hai từ là vô cùng khó, bởi trong nhiều công ty, nhân viên sẽ thực hiện một số nhiệm vụ ở các vị trí khác nhau trong công việc hàng ngày của mình.
“Nhà thiết kế, giám đốc mỹ thuật, giám đốc sáng tạo – tất cả những chức danh này đều cần thiết để tạo ra một cấu trúc hoàn thiện cho những công ty sáng tạo, phục vụ cho lợi ích khách hàng, và cho cả quá trình tuyển dụng,” Theolin nói. “Và để khiến mọi thứ phức tạp hơn, những chức danh lạ lẫm như “Web Ninja”, “Chuyên gia pixel” và “Phù thủy sáng tạo” càng khiến nhiều người trong số chúng ta bối rối. Nhưng tất cả những công việc chúng ta làm thích hợp như thế nào?”
Giám đốc mỹ thuật làm gì?
“Chúng tôi tạo ra một văn hóa khám phá và thử nghiệm, nhưng cũng đồng thời chú trọng vào những điều chỉ đường dẫn lối như chiến lược thương hiệu và brief thiết kế,” tóm tắt bởi Claudia Morris – giám đốc thiết kế tại B&B Studio. “Chúng ta cần đảm bảo rằng đội ngũ của mình được trao quyền và hậu thuẫn, trong khi được truyền cảm hứng để phá vỡ những giới hạn. Chúng ta cần duy trì một văn hóa nơi đồng đội của mình cảm thấy được nuôi dưỡng và thoải mái sáng tạo nhất có thể.”
“Chúng ta cần đảm bảo rằng đội ngũ của mình được trao quyền và hậu thuẫn, trong khi được truyền cảm hứng để phá vỡ những giới hạn.”
Claudia Morris, B&B Studio.
Một khía cạnh quan trọng của vai trò giám đốc mỹ thật là quản lý: ví dụ như, đánh giá hiệu quả làm việc, tiến độ và ngân sách của dự án và (đôi khi) kỷ luật bất cứ nhà thiết kế nào trở nên lười biếng. Tuy nhiên, theo Fenton, sự quan tâm hàng đầu của một giám đốc mỹ thuật và truyền cảm hứng và hướng dẫn đội ngũ của mình.
“Vai trò của một giám đốc mỹ thuật có thể so sánh với một đầu bếp, kết hợp mọi thành phần cùng nhau để tạo ra một thực đơn gồm các món đặc sản,” anh giải thích. “Tất cả các nhà thiết kế đều tiêm nhiễm những cá tính, hương vị và phong cách cá nhân của mình vào các thiết kế của mình. Vai trò của giám đốc mỹ thuật là xác định và thấu hiểu những hương vị khác nhau mà từng thành viên mang tới và sau đó một cách cẩn thận tích hợp chúng để bổ sung những hương vị còn lại.”
Vai trò của một giám đốc mỹ thuật không chỉ ở việc xem xét khía cạnh hình thức của mọi thứ – họ cần có khả năng dẫn dắt người xem thông qua phần thông tin được giới thiệu, sử dụng ngôn từ cũng như hình ảnh, và tạo ra cấu trúc và cũng như nhấn mạnh thông qua bố cục thiết kế và kiểu chữ được sử dụng. “Một giám đốc mỹ thuật phải coi trọng nội dung text ngang bằng với các chi tiết hình ảnh, đóng vai trò một người kể chuyện,” Fenton bình luận. “Bạn phải là một người trung gian giữa người viết nội dung và nhà thiết kế, thấu hiểu cả hai lĩnh vực và làm việc gần gũi với cả hai.”
“Ít nhất là ở trường hợp của chúng tôi ở Robot Food, giám đốc mỹ thuật là một nhóm kĩ năng hơn là một tên chức danh, nó là một vị trí chúng tôi nuôi dưỡng trong đội ngũ thiết kế của mình,” Brears nói. “Chúng tôi tin tưởng ở những ý tưởng tuyệt vời và những quan điểm táo bạo, và chúng tôi khuyến khích tất cả thành viên của mình.”
[Hình ảnh: B&B Studio]
Ngày qua ngày, giám đốc mỹ thuật có thể cùng thực hiện các dự án thiết kế, cung cấp ý kiến phản hồi về những công việc khác nhau, tham gia những cuộc họp để xác định phương hướng của chiến lược sáng tạo rộng hơn của khách hàng. Hoặc anh ta có thể hỗ trợ đội thiết kế với một chút kỹ năng thiết kế đỉnh cao hoặc tư vấn những phím tắt của Illustrator. Nhưng, Brears chỉ ra rằng, đó chưa thể đủ cho mô tả công việc của một giám đốc mỹ thuật thông thường.
“Bao nhiêu trong số đó là vì tên của chức danh, bao nhiêu trong số đó là vì nó “có vẻ” là thứ phải làm? Liệu tên chức danh này đồng nghĩa với một thứ quái quỷ khác ở một hãng thiết kế khác với triết lý làm việc khác?” anh ấy nói.
Như chúng tôi đã nói trước đây, các hãng thiết kế đang phát triển theo hướng mà các vị trí sáng tạo có càng ít sự phân biệt với nhau. “Ở nhiều công ty, cấu trúc truyền thống đã phát triển thành nơi một vài người có thể làm mọi thứ,” Theolin bình luận. “Cứ hỏi bất cứ đội thiết kế nào, và bạn sẽ thấy họ phải làm thay nhau rất nhiều công việc hàng ngày. Copywriter phải phác thảo, giám đốc mỹ thuật phải viết nội dung, bao gồm việc đóng góp cho blog, sách và tạp chí. Nhưng liệu điều này có khiến vai trò của một giám đốc mỹ thuật giảm đi?”
Điều gì tạo nên một giám đốc mỹ thuật giỏi?
Vậy thì điều gì tạo nên một vị giám đốc xuất sắc? Bạn sẽ phải làm việc với đội ngũ rất nhiều, nên một điều chắc chắn là: nó không phải chỉ là tài năng thiết kế, bạn sẽ cần những tính cách và tố chất phù hợp cho vị trí này.
“Một khía cạnh cơ bản của vị trí giám đốc mỹ thuật là cần có khả năng nuôi dưỡng môi trường sáng tạo tốt nhất có thể,” Shaun Bowen, giám đốc nghệ thuật tại B&B nói. “Có kĩ năng lãnh đạo để thực hiện điều đó nhất quán và hiệu quả là một trong những yêu cầu thách thức nhất cho vị trí giám đốc mỹ thuật – và không phải khi nào cũng dễ dàng tìm thấy một portfolio phù hợp. Cùng với mức độ sáng tạo và tài năng cao nhất, nó liên quan tới trí tuệ cảm xúc, sự bao dung và khả năng hiểu rõ mục tiêu kinh doanh chung.”
“Biết khi nào và nơi bạn đầu tư năng lượng của mình tốt nhất, khi bạn cần tham gia và khi sẽ tốt hơn nếu bạn nên đứng ngoài.”
Shaun Bowen, B&B Studio
Có một số kĩ năng sẽ giúp bạn tỏa sáng ở vai trò này. Brears tóm tắt quan điểm của mình: “Quản lý thời gian. Biết khi nào và nơi bạn đầu tư năng lượng của mình tốt nhất, khi bạn cần tham gia và khi sẽ tốt hơn nếu bạn nên đứng ngoài. Khi nào cần đồng ý và quan trọng hơn, khi nào cần từ chối.”
“Đối với tôi, một giám đốc mỹ thuật tốt cần cởi mở với những cảm hứng và chuyên môn của con người xung quanh anh ta, trân trọng tài năng, điểm mạnh và yếu của họ, trong khi duy trình một tầm nhìn sáng suốt khi truyền tải thông điệp thiết kế với người đọc, người xem hoặc người dung,” Fenton nói.
Cuối cùng thì, vị trí thường được định hình bởi chính con người nắm giữ nó. “Không có một công thức duy nhất nào cho những thứ tạo nên một giám đốc mỹ thuật tốt: nó không phải một bộ môn được dạy ở trường, không có cuốn sách giáo khoa hoặc chỉ dẫn từng bước cần thực hiện để thành công,” Fenton bổ sung.
“Mỗi giám đốc mỹ thuật sẽ phải tự bước trên con đường của mình, tự có những định nghĩa của riêng mình về vai trò của mình trong tổ chức và cách tiếp cận để hoàn thành tốt công việc được giao. Đôi khi, điều này có thể được học từ những người hướng dẫn và được chuyển giao từ người dạy sang người học, trong khi những người khác có thể định hình công thức thành công của mình theo những cách khác, ví dụ như thông qua kinh nghiệm cá nhân và những thử nghiệm trong công việc.”
Bí quyết trở thành một giám đốc mỹ thuật
[Hình ảnh: Blimp Creative]
- Luôn nhớ rằng, nó là công việc teamwork
Một phần đáng kể công việc của một giám đốc mỹ thuật là biết cách sử dụng tài năng của đội ngũ thiết kế khi nào và như thế nào.
“Không ai thiết kế kế một mình và công việc ở các hãng thiết kế hiếm khi là một hành trình đơn độc. Chúng ta là người tạo ra nhưng cũng là sản phẩm của môi trường chính chúng ta tạo ra,” Brears nói. “Việc có thể tạo ra một hình minh họa đẹp mắt hoặc tự tạo ra một kiểu chữ là một kĩ năng tuyệt vời nếu bạn có nó, nhưng quan trọng hơn là tầm nhìn để nhìn ra thế mạnh của đội ngũ của bạn và trao việc cho thành viên phù hợp. Hành trình thì cũng quan trọng như điểm đến và việc có thể giao tiếp hiệu quả trên quãng đường là vô cùng quan trọng.”
Điều này có nghĩa, khi bạn muốn ứng tuyển cho vị trí này, bạn cần phải hiểu rõ về vai trò của một giám đốc mỹ thuật và vai trò trong từng dự án. Nó không chỉ phụ thuộc vào bạn.
- Có một portfolio ấn tượng
Cũng giống như bất cứ vị trí sáng tạo nào, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo portfolio của mình thật ấn tượng. “Hãy phô diễn một portfolio thiết kế tốt thể hiện phong cách, thiên hướng nghệ thuật mà bạn đang sử dụng cũng như những gì bạn đang hướng tới,” nhà sáng lập OneRedEye Ed Robinson nói.
Brears thì ngắn gọn hơn khi nói: “Tôi muốn nhì thất những ý tưởng tuyệt vời được thực thi một cách đẹp mắt.”
- Đừng tập trung vào vị trí của mình
Khi bạn quản lý con người, công việc của giám đốc mỹ thuật thì không chỉ là việc giao việc và gây áp lực cho đội ngũ của mình. “Những ai tự coi mình là con sói đầu đàn thường sẽ nhận được kết cục thất bại đáng xấu hổ,” Fenton giải thích. “Bạn phải có khả năng nhận diện những nhân tài xung quanh mình….một giám đốc mỹ thuật tự coi mình ở đỉnh cao của thứ bậc trong công ty thì chỉ là một nhà quản lý tự cao.”
- Hãy tự tin với những đánh giá của mình
Hãy trở thành giám đốc mỹ thuật tốt nhất mà bạn có thể, bạn sẽ cần tự tin khi đưa ra những bình luận và đánh giá của mình, cả với nội bộ và bên ngoài công ty. “Về nội bộ, phản hồi và đưa ra đánh giá là một công việc thường ngày. Không có cái tôi ở đây tại Robin Food. Chúng tôi không quan tâm phản hồi đến từ một thực tập sinh hay một giám đốc – nếu nó giúp công việc tốt hơn thì nó là hợp lệ,” Brears nói.
Tuy nhiên, việc phản hồi một chuyên gia bên ngoài – như những nghệ sĩ minh họa, nhà nhiếp ảnh, và nhiều chuyên gia khác – cần khéo léo và mềm dẻo hơn. “Bạn cần phải vượt qua hội chứng imposter của bản thân và sẵn sàng đứng lên đại diện cho tầm nhìn của công ty,” Brears đưa ra lời khuyên. “Chúng ta muốn làm việc với những nhân tài tốt nhất có thể, và dễ dàng khi mặc định rằng họ hiểu rõ nhất về vấn đề và hiểu biết của chính bạn là chưa đầy đủ. Nhưng cuối cùng, bạn biết nội dung brief, khách hàng và kết quả bạn muốn đạt được – vấn đề là ở chỗ làm việc và cộng tác khăng khít để đạt được điều đó.
- Kết thêm bạn bè
Tất nhiên, có nhiều điều có thể học từ những người từng làm qua vị trí đó. “Hãy săn tìm những chuyên gia và tìm cách gặp gỡ, trao đổi với họ. Thực may mắn nếu bạn có thể nói chuyện với họ, vì thế hãy hỏi những lời khuyên từ họ và cố gắng áp dụng nó!” Theolin khuyên. “Tuy nhiên, đừng quá ngạc nhiên nếu thần tượng của bạn có hơi chút già nua và gắt gỏng.”
- Học thêm kiến thức khi làm việc
Bạn sẽ có vị trí định hình cho dự án và thúc đẩy các thành viên của mình theo những hướng mới mẻ hơn, nên bạn sẽ cần nhận thức được những xu hướng và sự phát triển của ngành, và làm việc cật lực để giữ mọi thứ luôn tươi mới. “Luôn theo dõi các trang blog nổi tiếng cũng như báo cáo xu hướng của ngành.” Theolin đưa ra lời khuyên. “Luôn giữ động lượng và đừng mắt kẹp vào mớ bong bóng của công việc. Sự khám phá sáng tạo là một trong những lợi ích của ngành công nghiệp này, vì vậy hãy vượt lên và tạo ra những thứ khác biệt.”
Nguồn: creativebloq.com