TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT PORTFOLIO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Bài viết thực hiện bởi ad dpiCENTER
Ngày đăng 15/09/2023
Share

Giống như bất cứ lĩnh vực nào khác, một portfoloio có một tầm quan trọng to lớn đối với một nhà thiết kế web/đồ họa. Một thiết kế bắt mắt mang lại những lợi thế to lớn. Nó phản ánh những kĩ năng thiết kế của bạn và thu hút khách hàng của bạn.

Là một nhà thiết kế web/đồ họa, bản thân tôi đã gặp khá nhiều nhà thiết kế mà thậm chí không có cho mình một trang portfolio. Khi họ tiếp xúc với khách hàng, họ chỉ gửi qua cho khách hàng xem một vài trong số những thiết kế gần đây của mình. Bằng cách này, những khách hàng đó đã không thể xem lại, nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan phần lớn những tác phẩm của nhà thiết kế trước khi và khả năng cao là người khách hàng đó đi tìm nhà thiết kế khác.

Vì sao phải tạo ra một portfolio thiết kế?

Có một số lượng khổng lồ các nhà thiết kế đang hoạt động trên toàn thế giới hiện nay và nó là một trong những lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin tăng trưởng nhanh nhất cùng với nhu cầu ngày càng cao của thiết kế trang web và đồ họa. Đây thực sự là một lĩnh vực rộng lớn và nó bao hàm nhiều lĩnh vực nhỏ hơn. Thiết kế đồ họa bao gồm thiết kế logo, banner, tài liệu quảng cáo, tờ rơi, danh thiếp và nhiều thứ khác nữa. Ngày nay, có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên cần tới đội ngũ thiết kế để tạo ra những tác phẩm như vậy, cho dù nó được thiết kế để sử dụng trực tuyến hay bản in.

Một portfolio thiết kế của một nhà thiết kế là nền tảng để khách hàng cân nhắc liệu có thể thuê bạn thực hiện những nhu cầu thiết kế của họ hay không. Portfolio của bạn minh họa những kĩ năng, chuyên môn và tài năng của bạn.

Một portfolio thiết kế gần như đã trở thành một thứ bắt buộc phải có đối với cả những nhà thiết kế làm việc tự do hay cả những người làm việc toàn thời gian/bán thời gian cho một hãng thiết kế/sáng tạo nào đó.

Thiết kế ra một portfolio không phải một việc gì đó bạn có thể làm mà không cần chuẩn bị gì. Có một vào thứ cần cân nhắc nhưng trước khi bạn bắt đầu thiết kế portfolio thiết kế của mình, hãy nghiên cứu những lý do vì sao nó lại quan trọng như vậy và nó sẽ giúp ích cho sự nghiệp của bạn theo những cách nào. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn khi phô diễn khả năng thiết kế của mình.

Dưới đây là một vài lý do chủ chốt lý giải vì sao một portfolio lại có vai trò quan trọng như vậy.

  1. Portfolio phô diễn những kĩ năng của bạn

Tôi đã thấy trang web của nhiều nhà thiết kế không hề có một thiết kế đồ họa nào. Chúng đơn thuần là text và những câu chuyện. Việc nhắc tới những dịch vụ bạn cung cấp và những điều bạn có thể làm là không đủ. Bạn nên đưa ra những dẫn chứng về những điều bạn đang và có thể làm. Khách hàng của bạn sẽ không hứng thú lựa chọn thuê bạn như là nhà thiết kế của họ nếu bạn chừng nào bạn không phô diễn những tác phẩm, dự án trước đây trong lĩnh vực thiết kế cụ thể họ cần từ bạn. Hãy giả sử bạn có một khách hàng tới thăm nơi làm việc của bạn, họ muốn có một bộ tài liệu quảng cáo được thiết kế cho doanh nghiệp của họ nhưng không thể tìm thấy cho dù chỉ là một bản mẫu đơn giản của những thiết kế của bạn.

Khách hàng cần sự hài lòng bởi hơn ai khác, họ chính là những người đang trả tiền để thực hiện thiết kế!

  1. Khiến khách hàng tin tưởng bạn

Khi bạn trình diễn những tác phẩm của mình, bạn đang dần tạo dựng niềm tin của khách hàng về năng lực của bạn. Hãy lấy những nhận xét thực tế của những khách hàng trước đây trích dẫn vào portfolio thiết kế của bạn để khách hàng mới cảm thấy thuyết phục và hài lòng hơn với bạn. Điều này cuối cùng sẽ mang lại cho bạn những khách hàng lớn hơn.

  1. Đại diện cho một sự nghiệp xác thực

Có rất nhiều nhà thiết kế mới xuất hiện gần đây. Nhiều nhà thiết kế tài năng và sở hữu những kĩ năng tuyệt vời nhưng vẫn có một số nhà thiết kế không có những kinh nghiệm phù hợp trong lĩnh vực này. Họ đã học được một chút kiến thức cơ bản và hứa hẹn với khách hàng của mình những tác phẩm chất lượng. Bởi những dự án của họ không đáng để phô diễn, họ không giới thiệu một portfolio phù hợp. Điều này đơn giản là khiến cho khách hàng lãng phí thời gian khi họ không thích những tác phẩm kém chuyên nghiệp.

Trái ngược với đó, một khách hàng sẽ ưu tiên những nhà thiết kế phô diễn những thành quả gốc của chính mình.

  1. Ngăn chặn khả năng bị từ chối bởi khách hàng

Mỗi người đều lựa chọn thiết kế cho chính mình. Tương tự thế, tất cả đều không thích một vài loại đồ họa cụ thể. Một số người sẽ thích những thiết kế đồ họa thực sự sạch sẽ và chuyên nghiệp trong khi một vài người thích đồ họa 3D hơn trong khi một số người thích những thiết kế tỏa sáng, đầy màu sắc. Hãy giả sử bạn tạo ra một vài thể loại thiết kế cụ thể và bạn không có lấy một trang portfolio cho mình. Bạn có một khách hàng và bắt đầu làm việc theo yêu cầu của họ. Sẽ sớm thôi bạn sẽ đưa ra một bản cuối cùng của thiết kế và nộp một bản xem trước của nó cho khách hàng, bạn sẽ nhận được đánh giá không tốt. Điều này sẽ không chỉ làm lãng phí thời gian và công sức quý giá của bạn mà bạn sẽ cảm thấy một chút thất vọng và cuối cùng phải nói lời tạm biệt khách hàng của mình.

Việc trình bày một bộ portfolio của bạn với khách hàng trước khi thực hiện yêu cầu của họ sẽ ngăn chặn những tình huống trớ trêu như vậy. Khách hàng của bạn sẽ xác nhận trước khi họ cần một vài sự sửa đổi so với những thiết kế khác bạn đã thực hiện trong quá khứ.

Sau khi đã biết những lý do cần phải có cho mình một trang portfolio riêng và portfolio có tầm quan trọng to lớn như thế nào, bạn cần suy nghĩ về cách tạo dựng một trang portfolio đẹp mắt. Đúng thế! Nó nên có sự hấp dẫn cao, và bắt người xem phải lựa chọn thuê bạn như là nhà thiết kế của họ!

Thiết kế một portfolio thiết kế hấp dẫn

Tôi sẽ đưa ra một vài thủ thuật và mẹo hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một portfolio thiết kế đẹp mắt và cuối cùng sẽ là một vài ví dụ làm nguồn cảm hứng cho bạn!

Trong bài viết này, tôi sẽ không chỉ chú trọng tới những nhà thiết kế đồ họa mà còn tới những nhà thiết kế website! Hầu hết những nhà thiết kế đồ họa biết cách tạo ra một template đồ họa cho một website. Vì vậy nếu bạn có những kĩ năng và có thể đưa ra một thiết kế bằng phần mềm đồ họa, đó sẽ là cách dễ dàng hơn rất nhiều cho bạn. Và lợi thế hơn nếu bạn có một chút khả năng lập trình.

Đừng lo lắng nếu bạn không biết cách gõ code một hình ảnh cho một website hoạt động! Bạn có thể thuê lập trình viên làm cho bạn với chi phí chỉ khoảng 20 đô cho mỗi trang!

Hầu hết các nhà thiết kế đều có những website của riêng họ được cài đặt sẵn sàng nơi họ cung cấp những gói dịch vụ của mình. Nhưng tôi cũng chứng kiến nhiều nhà thiết kế thậm chí không có website cho riêng mình. Họ quảng cáo những dịch vụ họ cung cấp thông qua những diễn đàn hoặc website khác nhau. Họ nghĩ rằng họ đang có được đủ khách hàng nhưng họ thực sự không nhận thức được rằng họ cũng có thể đang để lỡ nhiều khách hàng khác nữa!

Đầu tiên thì khi họ không có một website thì sẽ không thể làm thỏa mãn những khách hàng tìm kiếm sự hợp lệ và đáng tin cậy.

Thêm vào đó họ đang không cung cấp phần tóm tắt thích hợp về những dự án thiết kế trong quá khứ cho những khách hàng tiềm năng. Bất cứ ai trả tiền cho thứ gì đó cũng cần gì đó để chứng minh, và một trang portfolio thuyết phục giống như một sự chứng minh hùng hồn và hợp lý đối với họ.

Vì thế dưới đây là những thủ thuật thiết yếu bạn nên luôn luôn nhớ trước khi thiết kế trang portfolio cho riêng mình! Đây là những thứ thực sự quan trọng và sẽ khiến trang portfolio của bạn có thể nổi bật!

  1. Tạo ra một bộ sưu tập chất lượng

Trước khi tạo ra một trang portfolio, hãy làm việc đủ và phát triển bộ sưu tập thiết kế của chính bạn ở một vài khía cạnh. Không bao giờ để trang portfolio của bạn trống trải. Đó là một điều sẽ làm thất vọng khách hàng và họ có thể sẽ nghĩ rằng bạn là một tay thiết kế nghiệp dư và không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Chỉ cần là biểu trưng cho một ý tưởng, tôi sẽ đề xuất cho bạn để bao gồm ít nhất 15 tới 20 mục trong trang portfolio của bạn. Nhưng bạn vẫn có thể bổ sung nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ rằng đừng khiến nó quá nhiều và ngập ngụa. Đơn giản là hãy giữ cân bằng.

Bạn có thể kể cho khách hàng sau đó rằng bạn có nhiều thiết kế hơn nhiều và bạn có thể cho họ xem nếu họ muốn xem thêm.

  1. Sàng lọc những thiết kế cho portfolio của bạn

Hãy có một cái nhìn nghiêm khắc về những dự án trong quá khứ của bạn. Những tác phẩm nào là bắt mắt nhất? Hãy chia tách những tác phẩm mà bạn nghĩ là tốt nhất. Đừng để chỗ cho những thiết kế bạn nghĩ rằng chưa đủ hấp dẫn khi được so sánh với những dự án khác của bạn. Điều này có thể khiến cho khách hàng mất đi hứng thú trong việc thuê bạn làm việc cho họ.

  1. Phân loại cho trang portfolio của bạn

Mục tiêu của bạn là biến những người xem trang portfolio trở thành những khách hàng của mình. Để làm điều đó, bạn phải cố gắng hết sức để khiến trang portfolio của mình trông dễ nhìn. Nó không nên trở thành một sự đánh đố đối với người xem. Đừng biến nó trở thành một mớ hỗn độn của những hình ảnh. Điều này sẽ chỉ làm nhức mắt người nhìn và cuối cùng họ sẽ đóng trang portfolio của bạn lại.

Hãy phân chia những thiết kế của bạn thành những thể loại. Giống như nếu có những thiết kế logo, banner, danh thiếp, tờ rơi, tài liệu quảng cáo, chỉ cần xếp chúng vào những không gian khác nhau với một tiêu đề lớn dễ nhìn để phân biệt chúng với những thể loại thiết kế khác. Điều này giúp người xem tìm đến chính xác thể loại mà họ đang tìm nhà thiết kế để thực hiện.

  1. Đa dạng những thiết kế mẫu khác nhau

Như tôi đã thảo luận trước đó trong bài viết này, rằng không phải tất cả khách hàng đều có cùng một lựa chọn. Thiết kế của bạn có thể là ưu tiên đối với một khách hàng nhưng nó cũng có thể bị từ chối bởi một khách hàng khác nên đừng bao giờ mắc phải việc chỉ liệt kê một loại thiết kế trong trang portfolio của bạn.

Có bộ sưu tập mẫu thiết kế đa dạng, để khách hàng của bạn có thể có một ý tưởng rằng bạn sẽ đưa ra một thành quả độc nhất, khác biệt và mới mẻ cho họ. Mặt khác, nếu bạn có tất cả các mẫu thiết kế cùng thuộc một loại thiết kế, với những hiệu ứng tương tự nhau được sử dụng cho tất cả chúng, khách hàng sẽ không có hứng thú lắm vào trang portfolio và bạn có thể mất những khách hàng đầy tiềm năng. Thêm vào đó nhớ bổ sung bức ảnh chụp những tác phẩm dạng bản in của bạn. Bản thân tôi yêu cầu một bức ảnh chụp lại thiết kế bản in mà tôi thiết kế đã thực hiện cho khách hàng.

  1. Trích dẫn lời nhận xét của những khách hàng trước đây

Hãy sử dụng lời khen ngợi từ những khách hàng trong quá khứ, đặt những lời này đâu đó trong trang portfolio của bạn. Nhưng cũng đừng vứt xó những đánh giá đó. Thay vào đó, hãy khôn khéo và đặt chúng theo một cách hiệu quả để chúng cũng nổi bật như bản thân những thiết kế nằm trong trang portfolio. Những lời đánh giá của khách hàng trước đó giúp ích rất nhiều trong việc thôi thúc những người xem trở thành khách hàng của bạn. Nó là một cách nhanh chóng để xây dựng sự tin tưởng của người xem trang portfolio. Nhiều nhà thiết kế bỏ qua yếu tố này nhưng nó thực sự giúp ích rất nhiều. Hãy để những khách hàng của bạn viết một chút về trải nghiệm khi làm việc cùng với bạn.

  1. Trình diễn những thiết kế của bạn một cách thích hợp

Nhiều nhà thiết kế bổ sung những hình ảnh thu nhỏ của thiết kế hoặc cho xem một phần rất nhỏ của thiết kế bởi họ sợ người khác sẽ sao chép những thành quả của họ. Đừng làm như vậy, thay vào đó hãy đặt những hình ảnh có kích thước gốc lên máy chủ của chính bạn và liên kết hình thu nhỏ với hình ảnh gốc, hoặc thiết lập tính năng cho phép phóng to ảnh khi click chuột vào hoặc rê chuột qua hình thu nhỏ. Hãy tránh việc liên kết những thiết kế mẫu của bạn tới trang web của khách hàng mà bạn thực hiện thiết kế cho.

Người ta không phải sẽ luôn giữ mãi một thiết kế ở đó, chúng có thể thay đổi và điều này sẽ là một vấn đề rắc rối, dễ gây hiểu lầm cho khách hàng sau này của bạn.

Điều tương tự cũng áp dụng với những dự án thiết kế web mà bạn đã từng thực hiện. Hãy lưu giữ chúng trên máy chủ của chính bạn thay vì liên kết nó với những website bên ngoài, mặc dù bạn có thể chia sẻ một đường dẫn liên kết, hãy chắc chắn rằng nó chưa bị thay đổi.

  1. Làm cho bố cục của bạn đơn giản

Những người đang tìm kiếm một nhà thiết kế thì thường tìm đến một trang web có cách điều hướng đơn giản. Bố cục của trang nên được làm đơn giản và hiệu quả. Nó không nên bị lấp đầy bởi cả đống màu mè và quá nhiều kĩ thuật hào nhoáng. Bố cục về tổng thể nên trông đơn giản, hấp dẫn và mọi thứ trên website nên dễ hiểu. Dù thế nào cũng không nên làm cho khách hàng rối mắt. Hãy khiến thông tin liên hệ của bạn dễ tìm thấy. Nhớ rằng độ tương phản là bạn đồng hành của bạn và bạn phải chơi đùa với nó một cách sáng tạo.

  1. Một chút về bản thân bạn

Việc có một trang “về tôi” cũng là một điểm cộng. Đừng làm nó một cách tùy ý. Bạn cần phải cư xử với người xem trang portfolio một cách than thiện. Đối với cá nhân, đây là một nơi để phô diễn cá nhân. Hãy nói về những phẩm chất, bằng cấp, kinh nghiệm và chuyên môn bạn có trong lĩnh vực của bạn. Để khiến nó hấp dẫn hơn, hãy bổ sung bất cứ loại hình ảnh nào của bạn, cho dù đó là chân dung, phác thảo, hoặc bất cứ thứ gì đại diện cho bạn.

  1. Luôn giữ cho trang portfolio của bạn được cập nhật

Hãy thiết kế và xây dựng trang portfolio theo một cách sao cho việc cập nhật nó trong tương lai càng dễ dàng và tiện dụng càng tốt.

Lẽ thường là khi bạn cho ra lò nhiều thiết kế hơn và có được nhiều kinh nghiệm hơn, bạn bắt đầu thích những thiết kế mới hơn những tác phẩm bạn đã tạo ra một khoảng thời gian trước đây. Vì vậy nên nếu bạn nghĩ có gì đó đặc sắc trong những thiết kế cũ của ngày xưa bạn nghĩ có thể là lợi thế cho bản thân thì thực ra điều đơn giản và hiệu quả chỉ là đặt những thiết kế chất lượng, mới nhất trong trang portfolio. Chỉ cần luôn luôn thay thế nó với những thiết kế mới hơn, chất lượng hơn. Hãy luôn khiến mọi thứ tiến triển. Điều này mang lại một ấn tượng tốt đối với khách hàng của bạn.

Tôi đã liệt kê ở đây một vài portfolio thực sự hấp dẫn để mang tới cho bạn chút cảm hứng. Nó sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể hơn về cách bạn cần phải làm để trở nên sáng tạo và xây dựng được portfolio độ nhất cho riêng mình.

Trong trang portfolio này, thiết kế đã được sắp đặt theo một cách hợp lý và dễ dàng khi điều hướng. Hiệu ứng hoạt họa mang lại khả năng truy cập tới nội dung trang web với những phím tắt trên bàn phím.
Trong trang portfolio này, thiết kế đã được sắp đặt theo một cách hợp lý và dễ dàng khi điều hướng. Hiệu ứng hoạt họa mang lại khả năng truy cập tới nội dung trang web với những phím tắt trên bàn phím.
Nhà thiết kế đã nhúng những hình ảnh vào khung ảnh một cách đẹp mắt. Hiệu ứng khung ảnh khiến trang portfolio này khác độc nhất!
Nhà thiết kế đã nhúng những hình ảnh vào khung ảnh một cách đẹp mắt. Hiệu ứng khung ảnh khiến trang portfolio này khác độc nhất!
Thiết kế này tràn đầy những ý tưởng sáng tạo. Nhà thiết kế đã gói gọn tất cả những thành phần cần thiết của một trang portfolio trên một giá sách duy nhất. Không hề có sự hiện diện của những thứ dư thừa trên giá. Mọi mục được liệt kê đều là những phần thiết yếu và cho biết những thông tin quan trọng về nhà thiết kế đó.
Thiết kế này tràn đầy những ý tưởng sáng tạo. Nhà thiết kế đã gói gọn tất cả những thành phần cần thiết của một trang portfolio trên một giá sách duy nhất. Không hề có sự hiện diện của những thứ dư thừa trên giá. Mọi mục được liệt kê đều là những phần thiết yếu và cho biết những thông tin quan trọng về nhà thiết kế đó.
Thiết kế đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Trang web này hẵn sẽ trông khá mờ nhạt và ngốc nghếch nếu chủ nhân của nó không sử dụng những hiệu ứng chớp sáng hay chói sáng. Những hiệu ứng đã mang tới cho portfolio một sự sống động hiếm có. Hãy xem những hiệu ứng trên lớp phủ có thể làm cho trang portfolio của bạn trở nên hấp dẫn như thế nào!
Thiết kế đơn giản nhưng rất hấp dẫn. Trang web này hẵn sẽ trông khá mờ nhạt và ngốc nghếch nếu chủ nhân của nó không sử dụng những hiệu ứng chớp sáng hay chói sáng. Những hiệu ứng đã mang tới cho portfolio một sự sống động hiếm có. Hãy xem những hiệu ứng trên lớp phủ có thể làm cho trang portfolio của bạn trở nên hấp dẫn như thế nào!
Thiết kế này là một ví dụ điển hình của việc sử dụng nhiều màu sắc bằng một phương pháp thích hợp và đẹp mắt. Phần tổng quan không chỉ chứa những màu sắc sinh động mà còn biểu thị cho cái tên của nhà thiết kế dọc theo một thanh điều hướng đơn giản, dễ sử dụng ngay cạnh đó.
Thiết kế này là một ví dụ điển hình của việc sử dụng nhiều màu sắc bằng một phương pháp thích hợp và đẹp mắt. Phần tổng quan không chỉ chứa những màu sắc sinh động mà còn biểu thị cho cái tên của nhà thiết kế dọc theo một thanh điều hướng đơn giản, dễ sử dụng ngay cạnh đó.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật khác. Nhà thiết kế chào đón những khách thăm quan trang portfolio của anh và yêu cầu họ ngồi lại. Điều này xây dựng một bầu không khí thân thiện và hãy nhìn vào cách nhà thiết kế này đã tự giới thiệu bản thân với những người xem portfolio. Những kĩ thuật như vậy để lại ấn tượng sâu sắc trong những khách hàng tiềm năng.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật khác. Nhà thiết kế chào đón những khách thăm quan trang portfolio của anh và yêu cầu họ ngồi lại. Điều này xây dựng một bầu không khí thân thiện và hãy nhìn vào cách nhà thiết kế này đã tự giới thiệu bản thân với những người xem portfolio. Những kĩ thuật như vậy để lại ấn tượng sâu sắc trong những khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn nhìn vào tổng thể của một website hoàn thiện, bạn sẽ thấy bằng cách nào nhà thiết kế đã lồng ghép tất cả những thông tin khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm chỉ trong một trang nội dung duy nhất. Bắt đầu bằng sự giới thiệu của anh ấy cho tới một vài thiết kế gần đây thuộc lĩnh vực dịch vụ anh cung cấp và cuối cùng là thông tin liên hệ một cách dễ dàng được đặt ở phía cuối trang.
Nếu bạn nhìn vào tổng thể của một website hoàn thiện, bạn sẽ thấy bằng cách nào nhà thiết kế đã lồng ghép tất cả những thông tin khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm chỉ trong một trang nội dung duy nhất. Bắt đầu bằng sự giới thiệu của anh ấy cho tới một vài thiết kế gần đây thuộc lĩnh vực dịch vụ anh cung cấp và cuối cùng là thông tin liên hệ một cách dễ dàng được đặt ở phía cuối trang.
Đây là một ví dụ khác về một trong những thủ thuật tôi đã nhắc tới trong bài viết này. Nhà thiết kế đã phân loại những thiết kế của mình và trình bày chúng một cách riêng rẽ thay vì trộn lẫn tất cả các thể loại thiết kế với nhau.
Đây là một ví dụ khác về một trong những thủ thuật tôi đã nhắc tới trong bài viết này. Nhà thiết kế đã phân loại những thiết kế của mình và trình bày chúng một cách riêng rẽ thay vì trộn lẫn tất cả các thể loại thiết kế với nhau.
Ở đây chúng ta lại được chứng kiến một thiết kế tối thiểu và hấp dẫn nữa. Hãy xem cách nhà thiết kế sử dụng một kĩ thuật đơn giản để nâng cao chất lượng portfolio như thế nào nhé!
Ở đây chúng ta lại được chứng kiến một thiết kế tối thiểu và hấp dẫn nữa. Hãy xem cách nhà thiết kế sử dụng một kĩ thuật đơn giản để nâng cao chất lượng portfolio như thế nào nhé!
Thiết kế này được xây dựng lên với kiểu chữ đơn giản khiến nó trở nên hấp dẫn và giống như một tiếng gọi thôi thúc người truy cập tới xem trang portfolio.
Thiết kế này được xây dựng lên với kiểu chữ đơn giản khiến nó trở nên hấp dẫn và giống như một tiếng gọi thôi thúc người truy cập tới xem trang portfolio.
Chúng ta có một trang portfolio độc đáo ở đây. Nó biểu thị tài năng và những kĩ năng của nhà thiết kế.
Chúng ta có một trang portfolio độc đáo ở đây. Nó biểu thị tài năng và những kĩ năng của nhà thiết kế.
Và cuối cùng, trang thông tin về nhà thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả. Nó có một hiệu ứng nền giấy, một chút phác họa về nhà thiết kế và phần giới thiệu về bản thân anh ta.
Và cuối cùng, trang thông tin về nhà thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả. Nó có một hiệu ứng nền giấy, một chút phác họa về nhà thiết kế và phần giới thiệu về bản thân anh ta.

Nguồn: instantshift.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay