QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHO TRẺ EM: 3 CÁCH ĐỂ TRẺ MÊ TÍT SẢN PHẨM CỦA BẠN
Bài viết thực hiện bởi ad dpiCENTER
Ngày đăng 06/09/2023
Share

Trẻ con ngày nay thật rất sành sỏi. Lớn lên cùng iPad và Instagram, bạn không thể thảy cho bọn trẻ một con vịt đồ chơi và mong đợi chúng sẽ thích thú. Trẻ con yêu cầu rất nhiều vào sản phẩm mà chúng sẽ dùng và yêu thích. Và đó là lý do vì sao bạn phải bắt tay vào thiết kế riêng cho trẻ con nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu cạnh tranh tốt.

1

Những thương hiệu nhắm vào trẻ em trải rộng từ đồ chơi, đến âm nhạc, đến thức ăn, quần áo… Nhưng cho dù bạn đang xâm nhập vào loại hình kinh doanh nào đi nữa, hãy luôn nhớ thương hiệu và chiến lược thiết kế ăn chắc với người lớn, thì chưa hẳn là phù hợp nhất với bọn trẻ đâu. Khi marketing cho trẻ con, càng ít sắc thái càng thành công. Cho chúng thấy tại sao bạn tuyệt vời và thể hiện một cách thật phô trương.

Hãy cùng xem qua 3 mẹo hàng đầu khi thiết kế cho trẻ em, giúp biến sản phẩm của bạn thành phiên bản thế kỷ 21 của POGs, Cabbage Patch Dolls và Tamagotchi.

3 bí kíp khi thiết kế cho trẻ em

1. Nhân vật hoạt hình chính là đại diện cho thương hiệu

Không bàn cãi gì nữa, hoạt hình chính là thứ siêu cấp thu hút bọn trẻ con. Nhưng chúng yêu thích tất cả những animation liên quan đến nhân vật yêu thích trong Nickelodeon và Disney. Điều này cũng hiệu quả tương tự cho các thương hiệu hướng đến trẻ em.

2

Khi kết nối một nhân vật hay linh vật vào thiết kế và thương hiệu, bạn có thể tạo nên sự kết nối vững chắc hơn với bọn trẻ. Các nhân vật hoạt hình đóng góp vào đại diện cho chính thương hiệu và hàng loạt tính cách của nhân vật đó sẽ giúp bọn trẻ nhớ đến thương hiệu càng lâu hơn.

Hãy xem Mario. Khi Nintendo chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Mỹ, nhiều người cho rằng  video games chỉ có thất bại. Sau thành công đầu của Atari, hàng loạt công ty bị cuốn vào hiệu ứng đoàn tàu, phủ ngập cả thị trường với những hệ thống và game dở tệ, gây nên cuộc khủng khoảng video game vào năm 1983. Nhưng Nintendo khi đó đã bí mật cất giấu một nhân vật sớm nhận được yêu thích.

Sau buổi ra mắt nhỏ vào năm 1985, Nintendo bắt đầu kết hợp Hệ thống giải trí Nintendo với đĩa Super Mario Bros. Họ cột chặt cả thương hiệu vào chuyến phiêu lưu của anh thợ sửa ống nước chiến đấu hết mình để giải cứu nàng công chúa. Và chiến lược này đã hiệu quả. NES thành công lớn, một mình một ngựa vực dậy cả nền công nghiệp video game, và Super Mario Bros, trở thành tựa game bán đắt nhất, tiêu thụ đến 40 triệu sản phẩm.

3

Hơn 30 năm sau, Mario vẫn là đại diện của Nintendo và vẫn kết nối với trẻ em (và cả người lớn) trên khắp thế giới.

Hoặc là nói về McDonald? Họ sử dụng nhân vận Ronald McDonald như cách để kết nối với trẻ em và còn giúp thương hiệu này tiếp cận đến đối tượng khách hàng trẻ tuối. Ngay cả khi các phụ huynh cho rằng thật phi đạo đức khi bán thức ăn nhanh cho trẻ con, thì chẳng bàn cãi gì khi chiến dịch này đã thành công (theo nghiên cứu nhận dạng thương hiệu ở đối tượng trẻ em vào năm 2010, McDonald chiến thắng vượt trội, với 93% trẻ em tham gia khảo sát đều nhận biết thương hiệu này – mà đa số là nhận ra được nhân vật Ronald McDonald khi chỉ mới nhìn thấy đôi chân của ông ấy)

4

Cũng tương tự như thế với Little Possum Parties. Logo xây dựng từ nhân vật hoạt hình của họ, với minh họa tượng trưng cho 2 đứa trẻ và một con thú có túi cùng dự tiệc vui vẻ, tạo nên sự kết nối ngay với các bạn nhỏ mà thương hiệu hướng đến.

Logo vui nhộn cho công ty đồ chơi giáo dục Clever Cranium? Nhân vật hoạt hình cách điệu bộ não thông minh của designer hiện ra ở phía trước và trung tâm. Và chú rùa từ Turtel thì trượt trên kí tự “R” giúp thương hiệu này càng thân thiết hơn với các bạn nhỏ.

5 6 7

2. Hết thảy đều về màu sắc

Tuổi thơ là quãng thời gian đầy màu sắc – và theo đúng nghĩa đen. Khi bạn nghĩ đến những màu gắn với tuổi thơ, điều gì bật ra trong đầu bạn? Có phải là màu be, xanh navy, hay xám?

Đương nhiên là không. Nếu bạn muốn thương hiệu và thiết kế của bạn giao tiếp được với bọn trẻ, bạn cần trang bị trên mình điều kì diệu từ cầu vồng.

Những màu sáng và các thương hiệu về trẻ em luôn song hành cùng nhau. Trẻ con bị thu hút bởi những màu rực rỡ nhất trên bánh xe màu sắc hơn là những màu trầm hay trung tính. Các màu bậc 1 (đỏ, vàng, xanh dương) hoặc màu bậc 2 (cam, xanh lá, tím) thường dành được nhiều sự lựa chọn cho đối tượng trẻ tuổi hơn là các màu nâu, hoặc hồng trầm.

8 9

Hãy cứ thử nhìn bao bì của dòng dầu gội cho trẻ em của L’Oreal. Và búp bê Tickle Me Elmo từ Playskool.

Hoặc bao bì dòng thức ăn Brainy Baby.

10

Bạn có để ý thấy tông chủ đạo?

Thực tế là mỗi những tổ hợp màu quá nổi này không phải lỗi sai gì đâu. Nếu bạn đang cố truyền bá thiết kế đến bọn trẻ, bạn cần cho chúng cái chúng muốn – và đó là một lố màu thật bắt mắt.

3. Không chỉ là về bọn trẻ. Hãy để ý đến bậc phụ huynh nữa!

Khi bạn xây dựng một thương hiệu về trẻ em, tất nhiên quan trọng nhất là phải tập trung vào những vị khách hàng nhí.

Nhưng hãy nhớ – không chỉ để ý bọn trẻ con thôi. Đừng bỏ quên các bậc phụ huynh.

Dù sự yêu thích của bọn trẻ với công ty hay sản phẩm của bạn có lớn đến thế nào, thì một bé con 5 tuổi chẳng thể nào móc ví trả tiền được. Mà chính là bố mẹ của chúng. Và nếu thương hiệu và thiết kế thất bại với các bà mẹ hay ông bố, doanh nghiệp của bạn sẽ chật vật đấy.

Chìa khóa là gì? Xây dựng một thương hiệu theo cách có thể kết nối với cả bố mẹ và con của họ. Thật khó nhưng có thể làm được.

Hãy lấy Melissa và Doug làm ví dụ. Melissa và Doug là công ty đồ chơi cho trẻ em rất nổi tiếng, họ tin rằng các trò chơi cần truyền tải được tính sáng tạo, đam mê và giải quyết vấn đề – và như thế, họ tạo nên những món đồ chơi khuyến khích trẻ em sử dụng sức tưởng tượng (không dùng đồ điện tử). Hashtag của họ là #TakeBackChildhood, đúng là mô tả hoàn hảo cho những món đồ chơi hoài cổ nhưng mới lạ này.

11

Website của họ là ví dụ tuyệt vời cho thương hiệu và thiết kế tiếp cận thành công đến các khách hàng nhí và bố mẹ của chúng. Các màu tươi sáng, font chữ kỳ quái, và những hình ảnh sản phẩm vui nhộn (những con rối này thật dễ thương biết bao?!) đều giúp là rõ sự thật là thương hiệu này hướng đến trẻ em.

12

Nhưng họ lại dùng layout đơn giản, thiết kế gọn gàng và tập trung vào sứ mệnh công ty để thu hút bậc phụ huynh.

Thật đúng là một mũi tên bắn hai con chim. Tổng thể thiết kế thương hiệu và website phục vụ cho khách hàng nhí sử dụng sản phẩm của họ và cả các phụ huynh chịu trách nhiệm rút ví trả tiền.

Cũng tương tự với Little Monsters. Thiết kế cho chương trình thể thao dành cho trẻ em này làm rất tốt nhiệm vụ bổ sung các yếu tố thiết kế để tiếp cận trẻ em (như nhân vật hoạt hình quái vật sóng nước và các màu sắc rực rỡ) trong khi cũng thiết kế theo cách thu hút các phụ huynh (đặc biệt tập trung vào thông điệp “nâng cao khả năng học tập sớm của con trẻ”).

Lời khuyên từ câu chuyện này: khi bạn xây dựng thương hiệu có mục tiêu là trẻ em, chắc hẳn luôn giữ tâm thế thiết kế cho trẻ con – nhưng đừng quen bố mẹ mới là người quyết định mua hay không.

Hãy bước ra và chơi đùa nào!

Xây dựng thương hiệu cho loại kinh doanh nào cũng khó khăn cả. Doanh nghiệp hướng đến trẻ em còn đặc biệt thử thách hơn. Nhưng giờ bạn đã có trong tay những bí kíp này, bạn có mọi thứ bạn cần để mở ra cánh cửa và bắt đầu thiết kế cho bọn trẻ. Chúng tôi tin chắc bọn trẻ sẽ yêu thiết kế của bạn như yêu kẹo, Nickelodeon, và spinner vậy. Hãy sẵn sàng chinh phục các khách hàng nhí!!

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay