Năm trước chúng tôi đã đưa ra một sự dự đoán về những xu hướng thiết kế UI cho những thiết bị di động. Năm nay, chúng tôi mở rộng phạm vi bài viết tổng hợp của mình vượt ra ngoài những thiết bị di động. Bởi xu hướng hàng đầu đối với thiết kế hiện đại là phù hợp bối cảnh sử dụng của thiết kế. Vì vậy, một sự tổng quát hóa sẽ không còn đúng nữa. Mọi thứ đều cần đặt vào từng hoàn cảnh cụ thể và dưới sự tương tác bởi những điều kiện xung quanh.
Có vẻ chúng ta đã có một số bước tiến nào đó với tất cả những công cụ, những sự tiến bộ về công nghệ và sự phát triển của sự hiểu biết của chúng ta về cách người dùng nhìn nhận sản phẩm thực sự cần phải hoạt động như thế nào.
Không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ phải phát triển cho mình một hệ tư duy cho toàn bộ những lĩnh vực thiết kế bao gồm mọi thứ chúng ta tạo ra, không chỉ những sản phẩm mà chúng ta bán. Cách mà chúng ta làm những thứ cho bản thân mình cần những lựa chọn thiết kế tốt hơn. Cách thức mà một tổ chức, thậm chí là một quốc gia sử dụng còn cần phải tốt hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn còn đó một khoảng cách xa giữa hiện tại và mục tiêu hướng tới trong tương lai, vậy chúng ta trước hết hãy đi cụ thể vào những xu hướng thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng vào năm 2019.
Những trình duyệt mạnh mẽ
Một trình duyệt web không chỉ phương tiện vận chuyển duy nhất của thế giới mạng internet, mà nó còn có ý nghĩa nào đó để truyền tải sự ảnh hưởng. Những trình duyệt web đang dần trở nên nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và hấp dẫn hơn.
Những bài kiểm tra benchmark và hiệu năng của trình duyệt đã chứng minh sự tăng cường đáng kể về hiệu năng đối với những trình duyệt web phổ biến nhất.
Những sự cải thiện về tốc độ nhờ trình biên tập truyền tải có ảnh hưởng tới chu trình thiết kế. Mozilla báo cáo trình biên tập của họ là nhanh tới 10 tới 15 lần hơn so với trình biên tập được tối ưu trước đó.
Tất cả những trình duyệt web hiện tại đều hỗ trợ WebGL 2 – công nghệ cho phép một tầm cao mới đối với hoa văn 3D, dựng vật thể, chiều sâu mảng và những vật thể mảng.
Khả năng của web và những trình duyệt web di động đang lấp đầy khoảng cách giữa thực tế và thiết kế concept.
Đúng thế, nhưng tất cả những bước tiến của những trình duyệt web vẫn đơn thuần là nâng cao những giá trị rời rạc của chúng mà không có tác động tới toàn ngành thiết kế ở một mức độ cao hơn. Bởi vì quá nhiều thứ đang được nhồi nhét trên web, thực sự khó khăn cho những nhà phát triển trình duyệt để đưa ra những giải pháp cho tất cả các đối tượng và dọn dẹp bớt sự hỗn độn của internet.
Trình duyệt web có thể rất tuyệt vời nhưng nếu chúng truy cập những trang website nghèo nàn, chúng vẫn sẽ mang lại trải nghiệm tồi tệ cho người dùng. Chúng ta buộc phải áp đặt những lựa chọn thiết kế tốt hơn để mở khóa hoàn toàn những tiềm năng hiện tại của trình duyệt web.
Phần lớn các trang web khiến trình duyệt web thành một phần mềm rác rưởi
Hoạt họa có chủ đích
Trong mọi thứ, những tiến bộ của trình duyệt web đã mở cánh cửa cho hoạt họa và hiệu ứng chuyển động. Không chỉ như là sự chuyển động của các thành phần thiết kế, mà là một cơ hội hiếm có đúng nghĩa. Chuyên ngành thiết kế chuyển động liên quan tới nhiều khía cạnh của thiết kế nhưng có những điểm chung với tâm lý học và sinh học.
Chúng tôi dự đoán lĩnh vực kiến thức này được khám phá thậm chí còn sâu hơn trong năm 2019. Sự phức tạp thay chỗ cho sự nhiệt huyết như là tính chất chính của hoạt họa trong thiết kế. Chuyển động và sự chuyển tiếp thể hiện nhiều thông tin không thể diễn tả mà không có chúng.
Giá trị giữa những màn hình từng không thuộc về ai cả. Hiện tại nó (đã) trở thành sân sau của những nhà thiết kế.
Việc thu hút khách hàng ở một mức độ sâu hơn đồng nghĩa với việc đồng hành với họ từng giây tương tác của họ và biến từng giây đó thành những giây hữu ích. Những nhà thiết kế đang tận dụng cơ hội này trước khi nó bị đầu độc bởi tiếp thị quá mức.
Thiết kế chuyển động cũng vươn tới để vượt ra ngoài mục đích trình bày và lấp chỗ trống. Hiện nay nó là một phần được nhúng trong thiết kế thương hiệu. Tất nhiên, logo vẫn chiếm vị trí trung tâm. Đó chính là sự tưởng tượng và trải nghiệm của chúng ta làm sống lại chúng. Sao lại không chạm tới sự tưởng tượng đó và đảm bảo nó điều khiển nó đi đúng hướng?
Nếu bạn chưa từng nghĩ về việc logo của bạn sẽ gồm những gì, nó mang lại cảm giác, mùi vị, âm thanh như thế nào thì đây chính là thời điểm để làm việc này.
Chuyển động diễn tả ngôn ngữ thiết kế tốt hơn ánh sáng, vị trí và vật liệu. Chuyển động có thể kể cả một câu chuyện. Nếu bạn có thể khiến dấu logo của mình trở thành một phần của câu chuyện bằng cách đặt nó trong một vài hoàn cảnh phù hợp, hãy làm ngay điều đó!
Như chúng tôi đã nói ở đầu bài viết, cần tính đến hoàn cảnh sử dụng đối với mọi thứ bao gồm cả hoạt họa và hiệu ứng chuyển động. Điều bạn thấy với tư cách là một nhà thiết kế tất nhiên không phải là điều khách hàng thấy với tư cách là một khách hàng. Nếu sản phẩm chúng ta đang thiết kế là một sản phẩm hướng tới hoặc khơi gợi hành động hoặc được liên kết với những kịch bản nói, chúng ta không thể sử dụng hiệu ứng chuyển động cho dù chúng rất có ý nghĩa. Nếu có bất kì sự xung đột về cảm xúc nào, hãy dùng sự lựa chọn trung tính của bạn.
Hiệu ứng 3D trong những giao diện và những giao diện phẳng có chiều sâu
Phép dựng 3D và sự tăng cường CG của những đoạn băng và hình ảnh thực tế đã là một kỹ thuật được sử dụng lâu nay. Tuy nhiên nhằm tăng cường tốc độ, hiệu năng và khả năng truy cập, giới thiết kế lâu nay thường tránh những thành phần thiết kế 3D phức tạp trong giao diện người dùng. Những trình duyệt mạnh mẽ hơn biến tùy chọn xa xỉ này trở thành một tính năng thông thường, có thể sử dụng dễ dàng được. Những thành phần VFX hoặc những hiệu ứng hình ảnh với độ phức tạp cao đưa những cảnh video sinh động như phim vào thế giới của những website.
Đồ họa 3D trong giao diện xóa nhòa ranh giới giữa thực tế và những hoạt họa kỹ thuật số.
Xu hướng này sẽ đặc biệt hữu ích cho những công ty sản xuất sản phẩm với những quá trình phức tạp – những quá trình không thực sự trực quan. Bằng việc sử dụng đồ họa dựng 3D, bạn có thể chạm tới bất cứ quá trình công nghệ nào và mang đến một mức độ hiểu biết sâu hơn.
Lý do mà điều này hoạt động hiệu quả trong phim ảnh và trò chơi điện tử là khoảng thời gian tương đối ngắn mà những hình ảnh này được hiển thị. Chúng chỉ yêu cầu một ấn tượng hời hợt, thay vì một sự tìm hiểu kĩ càng. Khi được kết hợp với những hoạt họa có mục đích, đồ họa 3D trở thành một công cụ thiết kế mạnh mẽ.
Ngành công nghiệp di động với những bộ vi xử lý mạnh mẽ mới mang lại sức mạnh không chỉ đủ để dựng những vật thể 3D mà còn cho phép sử dụng và thao tác với chúng trên giao diện. Những màn hình nhỏ hơn là điều kiện lý tưởng cho điều này.
Thiết kế giao diện người dùng theo phong cách phẳng đã là xu hướng chiếm ưu thế trong khoảng 5 trở lại đây là cục diện này chưa có dấu hiệu thay đổi. Gần đây, chúng tôi đã chứng kiến một sự chuyển biến rõ rệt hướng tới việc bổ sung chiều sâu vào những thiết kế phẳng mà không làm thay đổi ý tưởng chính của nó. Lý do chiều sâu trở nên cần thiết cũng là lý do thiết kế theo phong cách phẳng tồn tại – chúng ta cần sự tượng trưng để khiến mọi thứ có ý nghĩa. Phẳng là biểu trưng cho cốt lõi.
Thiết kế phẳng với chiều sâu là một phong cách phẳng mới
Sự kết hợp giữa 3D và CG vén màn cách mà khách hàng phản hồi với những những vật thể giống thật mà họ tương tác. Thiết kế phẳng cũng có khả năng điều đó theo một cách độc đáo và chưa được khám phá hết. Họ gọi nó là giả 3D. Nó là những lớp phẳng được xếp chồng lên nhau để tạo cảm giác giống 3 chiều. Thành phần chính bổ sung chiều sâu cho thiết kế phẳng chính là hiệu ứng đổ bóng, vị trí ánh sáng và phản chiếu.
Cũng có một xu hướng sử dụng hiệu ứng 3D giả đang dần trở nên phổ biến khác. Xu hướng này sử dụng những công cụ thiết kế thông dụng như Principle và After Effects để tạo ra những hoa văn chuyển động tương tự hiệu ứng 3D.
Trong năm 2019, chúng ta thậm chí có thể chứng kiến sự trở lại của sự hoài nghi trong một hình hài mới. Nếu thiết kế phẳng có thể có chiều sâu, chúng cũng có thể trở thành dạng thiết kế isometric. Duy trì biểu trưng phẳng trong khi chạm tới cái nhìn thực tế là một xu hướng thú vị để khám phá.
Nhưng chúng ta cuối cùng sẽ không còn nhiều sự lựa chọn nữa. Đã lâu rồi giao diện người dùng 3D không phát triển theo một hướng cụ thể. Nó tiến triển theo cả hai chiều hướng – đơn giản dần và phức tạp dần. Trong khi nó cần nhiều sức mạnh công nghệ hơn để gây ấn tượng với người dùng, nó cũng yêu cầu ở nhà thiết kế nhiều sự can đảm tương tự thế để vứt sự phức tạp ra ngoài cửa sổ và đưa ra một concept khác người. Tuy nhiên, nếu những giao diện phức tạp nhất lại thiếu hụt ý nghĩa bên trong hoặc những ý tưởng táo bạo nhất không có gì, tất cả nỗ lực của nhà thiết kế sẽ là vô ích.
Chúng ta có thể thực hiện những phần hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Đây chính là lúc điền đầ nó với cảm giác nhân văn và giải quyết những vấn đề sâu xa hơn. Bằng cách nào chúng ta có thể khiến những điều này trở thành hiện thực?
Thiết kế siêu thực
Tất cả những cơ hội của phong cách thiết kế 3D và hiệu ứng chuyển động được mang lại bởi sự tiến bộ của công nghệ không có ý nghĩa gì nếu chúng thất bại trong việc tạo ra một tác động tới cảm xúc người xem. Trớ trêu thay, bạn không cần sự phức tạp để tạo sự ảnh hưởng lớn nhất. Lý do vì thái độ nổi loạn đã luôn chỉ là kẻ chầu rìa của những xu hướng chủ lưu là ở chính bản chất tự nhiên của nó.
Chúng ta cần điều gì đó để cân bằng với những lẽ thường tình, chúng ta cần một con quỷ trên vai của chính mình, và đôi khi chúng ta cũng rất nghịch ngợm.
Một vài trong số những chiến dịch tái thiết kế lớn nhất và những hình minh họa đi kèm được ra mắt cũng nghịch ngợm như cách mà người ta đối xử với nó:
Phong cách có hơi hướng hoạt hình này của hình minh họa và thậm chí là giao diện người dùng có một mục đích – duy trì sự tươi mới cho vẻ ngoài thiết kế. Khi tên thương hiệu của bạn là vũ khí chủ lực cho doanh nghiệp, bạn có thể trang bị cho nó với cả tá những trang sức. Không cần biết phong cách này đang đối diện với ai, nó cần phải trông vớ vẩn hay thậm chí xấu xí. Hãy kỳ vọng chứng kiến thêm những thiết kế kiểu này trong năm 2019.
Tất nhiên, không nhiều doanh nghiệp có thể chịu đựng sự lập dị trong phong cách này. Khi bạn muốn tiếp cận đối tượng khách hàng càng rộng, thiết kế của bạn càng nên trung tính. Cho dù phong cách này có thể hiệu nghiệm đối với những thương hiệu lâu đời thì những doanh nghiệp nhỏ hơn và những doanh nghiệp đang kinh doanh chật vật sẽ phải lựa chọn giải pháp an toàn và gắn với những điều phổ biến.
Hãy xây dựng dựa trên những gì phổ biến trước khi sử dụng những gì quá khác biệt.
Hiệu ứng chuyển sắc 2.0, những màu sắc bốc lửa, và bóng tối
Những màn hình tân tiến hiện tại có khả năng tái hiện màu sắc tuyệt vời. Chúng thậm chí thể hiện điều đó thông qua những hình nền mặc định. Giới thiết kế khám phá và chạm tới giới hạn của khả năng truy cập và những hiệu ứng chuyển sắc gây ấn tượng trong giao diện người dùng.
Những hiệu ứng chuyển sắc không được sử dụng chỉ để gây sự chú ý nữa, chúng được tận dụng để bổ sung chiều sâu cho giao diện.
Hiệu ứng chuyển sắc 2.0 rất đơn giản và tinh tế. Nó không sử dụng những màu sắc xung đột nhau. Nó có một nguồn sang rõ rang và nó căn chỉnh với những hình khối để mang lại chiều sâu cho thiết kế.
Những màu sắc sinh động vẫn là xu hướng sẽ chưa phai nhòa trong thời gian tới. Chúng ta sẽ thấy nhiều hơn sự kết hợp của những màu sắc và các lớp phủ. Thực ra, thậm chí những bảng màu đơn sắc sẽ mang tới ít nhiều sự thẩm mỹ về mặt hình ảnh thông qua chiều sâu và kích thước của nó.
Chúng ta có lẽ đang thiếu niềm tin và sự lạc quan. Những màu sắc rực lửa có thể kích thích sự tích cực. Bạn sẽ tin tưởng một ứng dụng tiền kỹ thuật số như này chứ?
Điều thậm chí còn ngầu hơn là việc những màu sắc sinh động và những hiệu ứng chuyển sắc đầy ý nghĩa nổi bật tốt hơn trên nền tối màu. Những chủ đề tối màu đã luôn là một sự lựa chọn phổ biến và chúng ngày càng được cải thiện. Ở đây, chúng tôi đã sử dụng một cách tiếp cận dựa trên nhân chủng học để nghiên cứu về những chủ đề tối màu và lý do vì sao chúng tỏ ra có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Những người có thể cân bằng giữa khả năng truy cập của giao diện người dùng tối mày và những phản hồi cảm xúc của những màu chói lọi sẽ gặp hái được những thành công lớn trong năm tới đây.
Thiết kế phẳng có chiều sâu, màu sắc, thiết kế dạng 3 chiều và nền tối màu
Nhưng khả năng truy cập không phải là vấn đề duy nhất với những hiệu ứng chuyển sắc, màu sắc sặc sỡ và chủ đề tối màu. Từ lâu thì những màu sáng đã được sử dụng để tăng cường sự nhấn mạnh trong thiết kế. Khi mọi thứ đều có màu, bạn có thể nhấn mạnh như thế nào? Không phải tất cả người dùng đều sử dụng những màn hình công nghệ OLEDs. Một số thành phần trong chuyển sắc có thể không được hiển thị. Qúa nhiều sự tương phản sẽ phá tan sự tập trung của người dùng. Những chủ đề tối màu không hề dễ nhìn trên màn hình khi người dùng đi ra ngoài trời, nhất là khi trời nắng. Dù vậy thì đây vẫn là những ý tưởng không tồi chút nào.
Những font chữ biến đổi được
Từ lâu, người ta thường nhìn nhận mặt chữ là những thực thể tĩnh với những thông số chỉnh sửa được bị giới hạn. Những nhà thiết kế và người viết nội dung phải xem xét khả năng đọc được trong hoàn cảnh cụ thể của x-height, các nét sổ và độ rộng chữ cái.
Bất cứ khi nào thiết kế yêu cầu nhiều loại kiểu chữ khác nhau, nhà thiết kế phải cung cấp tất cả các tệp cho những kiểu chữ được sử dụng. Bạn không thể cam kết một cách đầy đủ việc sử dụng kiểu chữ phong phú nếu bạn không thể bao phủ tất cả các nền tảng. Với những kiểu chữ biến đổi được, bạn chỉ cần một tệp duy nhất bởi những font chữ biến đổi được cung cấp vô giới hạn các kiểu nét chữ và sự điều chỉnh độ rộng kí tự.
Những font chữ biến đổi được có thể được dùng trong bất cứ phần nào còn có không gian dành cho text.
Những font chữ có thể biến đổi phát triển mạnh trong thiết kế có khả năng phản hồi. Trong những hoàn cảnh mà nhà thiết kế phải vắt óc để nhồi nhét text vào những màn hình nhỏ hơn mà không làm ảnh hưởng tới tinh thần của thiết kế hoặc kéo dãn nó vì thay đổi sang ngôn ngữ mới sử dụng ít kí tự hơn.
Khi những font chữ cho web được giới thiệu, sự phản hồi từng là đặc điểm mà chúng chưa đáp ứng được. Sự linh động không đủ dẫn tới kết quả là những rắc rối về khả năng đọc, căn chỉnh không chính xác trong bản thân thiết kế. Những kiểu chữ biến đổi được là những thành tựu gần đây và chúng giúp chuyển tải font chữ cho web nhanh hơn và giúp tinh giản quá trình thiết kế nói chung.
Và đó chỉ là sự khởi đầu. Những tùy chọn nghệ thuật của những font chữ biến đổi được vẫn chờ được khám phá trong năm 2019.
Đúng thế, nhưng chúng ta phải đợi bao lâu để những kiểu chữ thông minh và có khả năng điều chỉnh đồng nghĩa việc mang lại sự cạnh tranh trên thị trường cho thiết kế? Nếu bạn có thể khiến text của bạn phản hồi với sự tinh tế của mỗi hoàn cảnh kĩ thuật số sẵn có, nó sẽ bảo vệ người đọc khỏi sự điều khiển như thế nào? Những kiểu chữ cố định ăn sâu vào văn hóa đọc sách in với một hoàn cảnh bị giới hạn bởi những vật thể vật lý. Điều này ngăn con người tiết kiệm giấy và mực và cũng trở thành một trong những thúc đẩy sự tiến bộ của chúng ta.
Figma
Tới ngày hôm nay, chúng ta vẫn hỏi nhau câu hỏi muôn thuở: “nhà thiết kế có cần phải lập trình không?” và sau đó là: “nhà thiết kế có cần kiến thức về thiết kế trải nghiệm người dùng hay không?” Bản chất của những câu hỏi này khá đơn giản – tránh sự đau đớn và thiếu đồng bộ khi thực thi thiết kế. Vậy nếu vấn đề là ở mục đích, câu trả lời nên nằm ở cách đạt được mục đích đó.
Học lập trình là một lựa chọn khá logic cho những câu hỏi này. Nếu bạn là một người thực hiện thiết kế của chính mình, bạn có thể tránh được cả đống rắc rối. Tuy nhiên, bạn cần duy trì một lượng kiến thức khổng lồ để cùng một lúc là một nhà thiết kế kiêm một nhà lập trình giỏi. Bạn có thể làm điều đó? Nếu có thể, lựa chọn này là tuyệt vời. Đối với những người không thể thực hiện điều đó, thì vẫn có những sự lựa chọn khác nữa.
Mục đích không phải tạo ra một nhà thiết kế toàn năng. Vấn đề là tạo dựng những sản phẩm tốt hơn, với những điểm đặc sắc khác biệt.
Một cách khác để đạt được mục tiêu này là sử dụng và quảng bá cho những công cụ tiến bộ hơn. Figma là một trong những công cụ như vậy. Trước đây, giới thiết kế đã phải xem xét cả đống thông số như hệ điều hành, sự tích hợp, trình cắm, bộ nhớ lưu trữ, sự đồng bộ hóa, sự sử dụng cùng lúc của nhiều người dùng khác nhau và cuối cùng là những cách để lắp ghép tất cả chúng vào trong cùng một thiết kế. Những ai có thể hoàn thành đống công việc lằng nhằng đó thực sự đáng nhận được sự tôn trọng của chúng ta. Nhưng có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn lựa chọn một con đường ít stress và mệt mỏi hơn.
Figma là một công cụ dành cho dân thiết kế, tạo bởi dân thiết kế. Nó dự đoán nhiều sự giả sử dụng loại trừ nhiều sự nghi ngờ trong quá trình thiết kế.
Figma đã hủy diệt Sketch.
Nó có làm mọi thứ mà Sketch và Adobe XD làm nhưng đa năng và cho ra kết quả tốt hơn. Quan trọng là, Figma có mục tiêu là xây dựng nên những thứ sẽ được thực thi. Mỗi thành phần của Figma có thể được chuyển thành thành phần của React thông qua hàm API và được thực thi ở lớp front-end của thiết kế. Nói chung, Figma đánh bại những đối thủ của nó ở chi phí, tốc độ thực thi, sự hợp tác, chia sẻ, nhúng, hỗ trợ và nhiều khía cạnh khác. Với những lý do này, có thể nói Figma sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2019, và nó sẽ mang tới giới thiết kế nhiều giá trị hơn nữa.
Tuy vậy, bất cứ khi nào chúng ta phát triển những sản phẩm tốt hơn và thất bại trong việc thiết lập chuẩn mực đạo đức khi sử dụng những công cụ nói trên, chúng ta sẽ chỉ đóng góp cho chính sự lụi tài của chính mình. Hãy nhìn vào Twitter đang phải chiến đấu để dành lại những danh tiếng tốt đẹp của nó. 2018 là một năm chứng kiến nhiều nhà điều hành doanh nghiệp công nghệ phải ra hầu tòa. Cuối cùng thì, việc tạo ra một công cụ tốt là chưa đủ, chúng ta cần phải giám sát người ta sử dụng chúng như thế nào. Liệu Figma có thể bảo vệ người dùng khỏi những mẫu hình đen tối trong thiết kế trải nghiệm người dùng, những thiết kế tồi tệ và những tin tức giả?
Giao diện người dùng dạng âm thanh
Một thiết kế hiệu quả không nhất thiết phải hữu hình hoặc có thể nhìn thấy. Thông qua những va vấp và sai lầm thì chúng tôi cũng nhận ra rằng những công cụ không thực sự là vấn đề nếu chúng ta đang xây dựng những trải nghiệm không thuộc về xúc giác. Việc thiết kế logo đồng nghĩa với tâm lý học điều hành. Việc xây dựng sự kiểm soát thông quan giọng nói cũng đồng nghĩa với việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Giao diện người dùng âm thanh phức tạp nhưng cũng khơi gợi nhiều xúc cảm.
Giao diện người dùng âm thanh có thể hiện thực hóa những concept mà không nền tảng UI nào có thể thực hiện hoàn hảo. Qúa trình thuộc về nội tại và chúng ta vẫn phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan tới viết, xây dựng nội dung, tổng hợp số liệu hơn là công việc thiết kế tác phẩm cuối cùng. Cho dù vậy, nhà thiết kế đang bị ám ảnh với việc tìm cách trình bày giao diện người dùng âm thanh. Hiện nay, cách diễn tả chủ đạo là thông qua những giao diện và hoạt họa đáng ngạc nhiên kiểu dành cho những nhóm người thiểu số.
Phần lớn thời gian họ không có điểm nào chung với thực trang của giao diện người dùng âm thanh nhưng họ chuẩn bị cho người dùng một sự thiếu vắng của sự kiểm soát và dạy họ cách sử dụng công nghệ khi không thể sử dụng những phương thức kiểm soát, điều khiển thông thường.
Trong năm 2019, chúng ta có thể hy vọng chứng kiến sự tiến bộ nói chung của giao diện người dùng âm thanh khi ngày càng nhiều nhà thiết kế chuyển sang xu hướng đầy ý nghĩa này thay vì chỉ theo đuổi vẻ đẹp thẩm mỹ đơn thuần của thiết kế.
Tuy vậy, trớ trêu thay thách thức lớn nhất đối với giao diện người dùng âm thanh không phải tương tác giữa người và máy mà chính là tương tác giữa người với người, được trung gian bởi công nghệ buộc phải thông minh hơn cả hai bên của mối quan hệ tương tác này. Chúng ta thực ta đang sống trong một cộng đồng toàn cầu mất cân bằng nghiêm trọng. Chúng ta đang phải mâu thuẫn và chiến đấu với quan điểm với người khác trong nhiều lĩnh vực, và công nghệ cũng không phải ngoại lệ. Những thành tựu công nghệ như nhà thông minh, xe tự lái hay điện thoại được điều khiển bởi giọng nói có thể khiến nới rộng khoảng cách giữa con người chúng ta với nhau.
Với tư cách là những nhà thiết kế, chúng ta luôn nên xem xét những khía cạnh nhân văn là sự ưu tiên số một của mình. Nếu công nghệ, thậm chí là những công nghệ được thiết kế đẹp mắt, phục vụ cho lợi ích của một số ít người trong khi chống lại những người khác, thì công nghệ đó nên bị loại bỏ ngay lập tức. Đó là điều không nên xảy ra!
Biên tập và chỉnh sửa UX
Năm vừa rồi, giới thiết kế đã bắt đầu chú ý tới ý nghĩa tới những ngôn từ thay vì chỉ kiểu chữ. Những nhà văn chuyên về công nghệ và truyện viễn tưởng, người yêu thích sử thi, và giới phóng viên đã tạo dựng nên cả một ngành công nghiệp mới dựa trên những kĩ năng của họ. Một vấn đề lại nối tiếp một vấn đề nào đó và chúng tôi đã định nghĩa vai trò của viết nội dung trong thiết kế:
Bạn phải hoàn toàn kiểm soát cách doanh nghiệp của bạn giao tiếp với khách hàng của bạn.
Trước kia, quan niệm về vấn đề viết nội dung cho thiết kế bị hiểu sai lệch bởi những mớ hỗn độn màu mè và những cách gọi tên kĩ thuật khô khan. Những thức một doanh nghiệp thực hiện đã bị hiểu sai đối với những giá trị mà nó nên mang lại cho khách hàng. Cho dù những doanh nghiệp đó rất tuyệt vời, chúng vẫn thiếu những ngôn từ đơn giản, thuyết phục và có bản sắc để sử dụng trước khán giả (khách hàng) của họ.
Việc viết nội dung UX dựa trên hai nguyên lý đơn giản: hãy tôn trọng và hãy hữu ích. Mọi thứ khác đều bắt rễ từ chúng. Việc viết đúng sự thật đồng nghĩa với tôn trọng người nghe đủ để trân trọng thời gian của họ hơn của bạn. Chính là bạn phải sống hết mình thông qua những phần nội dung bạn viết chứ không phải là người dùng. Việc viết rõ ràng đồng nghĩa với việc tránh viết hàm hồ, bảo vệ người dùng khỏi những trải nghiệm tồi tệ – vì vậy hãy viết một cách hữu ích. Hãy luôn tập trung vào việc giúp người dùng trước, đừng phô diễn quá đà sản phẩm của bạn, đừng tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm (SEO) cho nó, và không bao giờ sử dụng những mưu mẹo tiếp thị – nội dung chỉ cần đủ là được.
Việc viết nội dung cho UX khá dễ dàng một khi bạn ấp ủ nó với sự tôn trọng và hữu ích.
Người ta sẽ không muốn thấy bạn khoe mẽ và tự quảng cáo bản thân. Họ muốn biết rằng liệu bạn có thể giúp họ hay không. Hãy khiến sự phục vụ của bạn thay lời bạn muốn nói.
Trong năm 2018, chúng tôi đã chứng kiến sự nổi lên không thể chối cãi của xu hướng thiết kế tiếng nói và âm thanh ở những công ty lớn. Họ đã ngừng theo đuổi sự đơn thuần và thay vào đó tập trung hơn vào giá trị dành cho khách hàng. Trong năm 2019, tuy vậy chúng tôi vẫn chưa thấy sự phát triển của chỉnh sửa UX như là một ngành thiết kế riêng biệt.
Sự khác biệt cơ bản giữa biên tập và chỉnh sửa UX là ở độ rộng băng thông. Những nhà biên tập UX sản xuất ra những nội dung xuất hiện trước mắt người dùng. Những nhà chỉnh sửa UX phân tích, chỉnh sửa, nhào nặn bất cứ bản thảo nào và biến nó thành một đoạn text thân thiện nhất đối với người dùng. Không có chỗ cho lỗi vặt đối với chỉnh sửa UX. Nó hoàn toàn là trải nghiệm, quan sát và sự tận tâm.
Mọi chiến dịch tái thiết kế lớn trong năm 2019 sẽ đều cần một nhà chỉnh sửa UX.
Và tất nhiên mỗi xu hướng tất yếu sẽ đi qua những giai đoạn như nhau. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn bị hoài nghi, sau đó chúng sẽ gây hưng phấn và cuối cùng là bị đám đông chán. Gây hứng phấn là giai đoạn nguy hiểm nhất vì nó thường nằm ngoài tầm tay kiểm soát của chúng ta. Nó có thể biến ý tưởng thành tác phẩm nhưng giá trị cốt lõi lại bị bóp méo. Việc biên tập UX cũng không ngoại lệ. Khi sự đơn giản bị biến thành ngốc nghếch, khi sự rõ ràng trở thành vô sỉ, và sự thuyết phục trở thành sự từ bỏ.
Dù vậy, vẫn có đất diễn cho việc biên tập nội dung sáng tạo cho thiết kế sản phẩm. Nhưng thường thì đó không phải nơi gặp gỡ của sản phẩm và người dùng. Ví dụ như, Nike và Boeing đang trả hậu hĩnh cho những cây viết viễn tưởng để dự đoán tương lai của mình.
Nhà thiết kế sản phẩm như là một nghề thực sự
Thiết kế UX là một khái niệm rất rộng, Nó là một phần của dịch vụ thiết kế vốn đã xuyên suốt nhiều ngành công nghiệp. Chính vì thế, những nhà thiết kế và hãng thiết kế tập hợp những portfolio mở rộng gồm những dự án trải rộng từ những ứng dụng tiện ích đơn giản cho tới những nền tảng Fintech phức tạp.
Dịch vụ thiết kế giống như một cái chăn. Nó có thể bao phủ bất cứ ngành công nghiệp nào vào có thể áp dụng những thứ hoạt động với mọi ngành.
Những nhà thiết kế dịch vụ có thể có phong cách thiết kế của riêng mình – thứ họ có thể áp dụng cho bất kì sản phẩm nào. Đó là điều mang lại sự nổi tiếng của họ và đó cũng là thứ các doanh nghiệp sẵn sàng móc hầu bao để có được. Điều này cũng giống như mua linh kiện từ một nhà cung cấp có danh tiếng vậy.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp là những công ty sản xuất sản phẩm và họ có thể yêu cầu nhà thiết kế một mức độ hiểu biết sâu hơn. Những doanh nghiệp này đòi hỏi một nhà thiết kế sản phẩm có thể tham gia sâu vào đội ngũ của mình, có được tất cả những số liệu có sẵn và nắm giữ tất cả những công cụ ảnh hưởng tới tổng thể hệ thống.
Thiết kế sản phẩm có một lợi thế quan trọng trước thiết kế dịch vụ. Đó là sự truy cập tới những số liệu phân tích và khả năng kiểm tra những quyết định thiết kế một cách trực tiếp.
Những nhà thiết kế sản phẩm có khả năng tập trung vào những điểm cụ thể của sản phẩm mà họ gắn với và bỏ qua tất cả những thứ gì còn lại. Họ nhận thức sâu sắc về mẫu hình người dùng họ đang phục vụ và có những dự liệu thực để thiết kế, trái ngược với những giả thuyết mà hầu hết những nhà thiết kế sản phẩm có trong tay khi triển khai dự án.
Nhưng, sự chuyển dịch tới thiết kế sản phẩm đòi hỏi nhà thiết kế một nghị lực nhất định. Bằng cách mạo hiểm lấn sân sang một lĩnh vực công nghiệp hoặc sản phẩm nhất định, chúng ta đang lựa chọn một ngã rẽ mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới. Trong trường hợp đó, quyết định cần được đưa ra dựa trên cân nhắc đối với nhiều yếu tố. Chúng ta phải cân chắc khả năng tồn tại của ngành công nghiệp đó và những quan điểm về sự phát triển chuyên môn trong ngành.
Thành công luôn đòi hỏi sự can đảm và trong năm 2019, chúng ta thậm chí sẽ chứng kiến nhiều hơn những nhà thiết kế hy sinh những kĩ năng tổng quát của họ để trở thành một chuyên gia ở lĩnh vực thiết kế nhỏ nào đó. Thời gian sẽ trả lời.
Cuối cùng, xu hướng lớn nhất mà chúng tôi bắt đầu nhận thấy là sự chuyển dịch dần dần sang sự chân thành trong các thiết kế. Đó là cách tiếp cận khôn ngoan nhất mà chúng ta nên sử dụng. Không gì tốt hơn những ý niệm tốt và những thiết kế mang trong mình những ý niệm tốt đẹp.
Nguồn: uxplanet.org