Đây là năm thứ 5 liên tiếp chúng tôi công bố những dự đoán của mình về những xu hướng thiết kế có thể xảy ra trong năm kế tiếp. Những phản hồi tích cực chúng tôi nhận được trong những năm vừa qua đã truyền động lực để chúng tôi tiếp tục khám phá và phân tích những trào lưi mới trong những lĩnh vực thiết kế chủ đạo. Mặc dù hầu hết các xu hướng này chúng ta không còn xa lại, sự phát triển của chúng trong năm tới đây vẫn có một thứ gì đó mới mẻ hơn và đáng để khám phá.
Những xu hướng quan trọng nhất là những trào lưu liên quan tới, và phát triển từ công nghệ và cách chúng ảnh hưởng tới thế giới thiết kế.
Chúng ta hãy cùng bắt đầu khám phát hướng dẫn xu hướng thiết kế chi tiết nhất cho năm 2020.
Những xu hướng chính cho năm 2020
Thiết kế chuyển động và hoạt hình
Đối với năm 2020, chúng tôi đánh giá thiết kế chuyển động là xu hướng chính, bởi chúng tôi bắt gặp thiết kế chuyển động và hoạt hình trong tất cả các lĩnh vực của thiết kế, từ những tương tác nhỏ cho tới logo và giao diện người dùng: tất cả đều chuyển động. Những nội dung hoạt họa đang mở đường cho nó tới một thế giới hiện đại nơi những nội dung dạng viết không hấp dẫn khán giả như trước đó.
Khi được thực hiện đúng đắn, thiết kế chuyển động có thể giúp thông điệp của chiến dịch tiếp thị tiếp cận với khán giả nhanh hơn và chính xác hơn.
01.theQoos Brand Illustration thiết kế bởi Min kyung 02. Legion Season 3 thiết kế bởi Nick Scarcella 03. Solvent – Making Cannabis Banking Open thiết kế bởi BluBlu Studios 04 Cloud services thiết kế bởi Alexander Baleev 05. VIRAL thiết kế bởi Ambre Collective , Thibault ZELLER , Jonathan Plesel 06. UXC_Design2020_Project Research thiết kế bởi Donerzozo
Mục lục
- UI/UX
- Hình minh họa
- Thiết kế chuyển động
- Thiết kế đồ họa
- Những xu hướng dựa trên công nghệ
- Thiết kế bao bì
- Kiểu chữ
- Những công cụ thời thượng
- UI / UX
1.1. Chế độ hiển thị tối (dark mode – android Q và iOS 13)
Chế độ hiển thị tối là một xu hướng mới trong năm 2020 khi hệ điều hành Android giới thiệu 2 loại của chế độ hiển thị tối có tên Force Dark Mode và System Dark Mode. Microsoft đã khai chiến với Google bằng việc giới thiệu chế độ hiển thị tối của họ trong ứng dụng email của mình, nhưng một cách nhanh chóng Google đã nhập cuộc và phát hành phiên bản chế độ hiển thị tối của chính mình dành cho ứng dụng Gmail dành cho Android 10.
1.2 Neumorphism
Đây thực sự là một xu hướng thực sự đáng chú ý đối với thiết kế UI trong năm 2020. Sau một thời gian dài thống trị bởi thiết kế phẳng, một xu hướng táo bạo mới đã nổi lên và dành lấy sự chú ý của công chúng. Với những bóng đổ và ánh sáng mềm mại gợi tả về 3D, xu hướng này sẽ làm cách mạng cho ngành UI trong năm nay! Hãy tin chúng tôi khi nói về xu hướng này!
- jamshid_505 02 niskalarupa___ 03. pdgtl 04.sarvottam_ghosh 05.tolgagundogdu122 06. utochkina_av 07. Tribhuvansuthar
1.3. Những màu sắc táo bạo, đậm nét
Những màu sắc mạnh mẽ đã luôn là một xu hướng quan trọng trong 2 năm vừa qua và điều này vẫn tiếp diễn trong năm 2020 sắp tới. Những màu sắc đậm nét tươi sáng, táo bạo và thậm chí cực kì rực rỡ. Chúng có thể là những sắc độ màu sơ cấp hoặc thứ cấp.
- EMART UX/UI RENEWA thiết kế bởi Plus X, Lee boram , Sabum Byun , Hee Jung, Youjin Jeon , 원 지혜, Bongho Choi 02. NSH thiết kế bởi Sofiya Fedotova 03. Eldorado Casino – Mobile Web UI, App U thiết kế bởi Loredana Papp-Dinea , Mihai Baldean , Milo Themes 04. mmcité+ website thiết kế bởi Studio 9, Zlín, Pavel Valek 05. The Automated Hack Series #21-25 thiết kế bởi Andrea Hock 06. Flipd app thiết kế bởi Estudio Pum
1.4. Hình minh họa trong thiết kế giao diện người dùng
Trong nhiều năm liền, hình minh họa là một trong những xu hướng đáng chú ý nhất trong thiết kế. Hình minh họa là sự diễn giải bằng hình ảnh của một concept khiến người dùng hiểu rõ hơn về ý tưởng bên trong sản phẩm. Bên cạnh sự thật rằng hình minh họa mang đến sự nguyên bản cho concept, chúng thể hiện thông điệp nhanh chóng hơn nhiều.
- Kraken Redesign thiết kế bởi Sylvain Theyssens , Antonin Collard 02. Reliefy – Medical Project thiết kế bởi Marcin Pankiewicz, Gorzów , Miłosz Pożarkowski 03. ABUK: Book Covers Design for Audiobook Store thiết kế bởi Sergey Valiukh, Tubik Studio 04. Illustration System dành cho GOL thiết kế bởi Estudio Pum 05. Smart Home App – IOS thiết kế bởi Maria Osadcha 06. Skilling Trading (skilling.com) – Loredana Papp-Dinea , Mihai Baldean
1.5 Kể chuyện
Áp dụng kể chuyện trong thiết kế có thể giúp đỡ người dùng có được trải nghiệm dễ dàng và trơn tru nhất có thể trong hành trình sử dụng và khám phá nền tảng của bạn. Một câu chuyện tốt giúp người dùng hiểu sản phẩm dễ dàng hơn. Để kể một câu chuyện, chúng ta có thể sử dụng một nhân vật được tạo ra một cách đặc biệt – nhân vật được xây dựng với một cá tính riêng biệt, chúng ta tạo ra một câu chuyện và mâu thuẫn kịch tính của câu chuyện được giải quyết bằng sản phẩm của chúng ta (thiết kế UI). Đây là nền tảng của kể chuyện trong thiết kế sản phẩm. Kể chuyện được sử dụng trong cả thiết kế UI và UX và được dựa trên cùng những nguyên lý chung nhưng được thực thi khác đi.
- YOGO – Trip Planner App thiết kế bởi Julie Truong 02. UX/UI | Ứng dụng giao đồ ăn thiết kế bởi Konstantin Seredkin 03. cooc thiết kế bởi cuneyt sen
1.6. Đồ họa và những tương tác nhỏ (micro-interactions) chuyển động
Như chúng tôi đã nói, những chi tiết đồ họa chuyển động là xu hướng của năm và nó xuất hiện một cách đậm nét đối với mảng thiết kế UI, nó bổ sung năng lượng vào một hình minh họa, khiến cho ý tưởng dễ hiểu và lưu lại trong trí nhớ người dùng hơn.
Mặc dù thời kì đỉnh cao của những tương tác nhỏ là năm 2018 nhưng đây vẫn là một xu hướng đáng chú ý trong năm 2020. Nó là một xu hướng cực kì quan trọng đối với thiết kế UI, tạo ra một sự khác biệt giữa ứng dụng/website thông thường và đặc biệt.
Nếu bạn là một nhà thiết kế UI và vẫn chưa sử dụng những tương tác nhỏ trong những tác phẩm của mình, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng nó bởi trong năm 2020 này, nếu một thiết kế UI không có những tương tác nhỏ thì nó sẽ quá cơ bản và bình thường.
- UI/UX | Ứng dụng dược phẩm thông minh thiết kế bởi Anastasia M, Sergey Nikonenko UX 02. Climate & Animals: Website UI/UX thiết kế bởi Daniel Tan, Daphnie Loong 03. Flying Veggies thiết kế bởi Patricia Reiners 04. UKRPOSHTA. Mobile app thiết kế bởi Ilona Kim 05.Alarm App for the Deaf thiết kế bởi Tagir Tikeev
1.7. Video trong UI
Trong năm 2020, thông tin phải tiếp cận người dùng rất nhanh chóng và điều này được thực hiện tốt nhất thông qua nội dung dạng video. Cho dù bạn chọn việc giải thích sản phẩm của mình thông qua một đoạn hoạt hình hay đoạn video truyền thống, nội dung dạng video là phải có cho bất cứ website hay ứng dụng nào.
- Pockee – ứng dụng ngân hàng gia đình thiết kế bởi Adam Zielonko , Toto Castiglione , Wiktor Półtorak , Iryna Korshak , Netguru Team , Maciej Dyjak
1.8. Chức năng
Một phần quan trọng trong thiết kế UI là chức năng, đó là, mỗi chi tiết được lựa chọn dựa trên mục đích sử dụng và chức năng của nó. Nhiều người nghĩ rằng bạn phải lựa chọn giữa thiết kế và chức năng, nhưng với những công nghệ mới, cả 2 yêu cầu này có thể đi song hành và bổ sung lẫn nhau. Thiết kế chịu trách nhiệm thu hút sự chú ý của người xem với website hoặc ứng dụng, và chức năng làm cho trải nghiệm dễ dàng hơn. Nó khiến người dùng tìm thấy thứ họ muốn nhanh hơn.
- Skilling Trading (skilling.com) – Loredana Papp-Dinea , Mihai Baldean
1.9. Chú ý tới những chi tiết
Nhiều sự quan tâm hơn tới các chi tiết là điều quan trọng trong thiết kế UI. Từ những nút bấm, icon, cách tải và điều hướng, những chi tiết nhỏ nhặt tạo nên một thiết kế phi thường. Những chi tiết chúng ta để ý tới trong UI, luôn luôn thay đổi với những sự tiến bộ của công nghệ mới.
Trong năm tới đây, chúng ta sẽ thấy các nút bấm xuất hiện ít đi, và điều hướng cử chỉ sẽ trở nên phổ biến hơn. Ví dụ như nút Back (quay lại), một đặc trưng của hệ điều hành Android sẽ chính thức bị ẩn đi với Android 10.
- Bộ nhận diện hình ảnh và website tiếp thị của FLYR thiết kế bởi Ramotion
- Alarm App for the Deaf thiết kế bởi Tagir Tikeev
1.10. Gradients (Hiệu ứng chuyển sắc)
Trong nhiều năm, chúng ta đã thảo luận về các hiệu ứng chuyển sắc trong thiết kế, và xu hướng này sẽ vẫn mạnh mẽ trong năm 2020, vì thế nó xứng đáng được liệt kê ở đây. Những màu sắc tươi mới là lựa chọn hoàn hảo cho một hiệu ứng chuyển sắc thành công. Chúng có thể được sử dụng trong các nút bấm, hình minh họa và thậm chí trong các kiểu chữ.
- Wavecut – ứng dụng iOS thiết kế bởi Eleken Agency 02. Thiết kế sản phẩm (UX/UI) – Phần mềm chống trầm cảm thiết kế bởi Anna Arutiunian 03. Paul Ilea – Film Score Composer, Producer, DJ, Perfomer thiết kế bởi Loredana Papp-Dinea , Mihai Baldean , Milo Themes 04. ITEXIA thiết kế bởi Nextpage Agency , Alex Seagull , Jegor Walowski
2. Hình minh họa
2.1 Thiết kế nhân vật
Thiết kế nhân vật bao gồm việc định nghĩa một nhân vật hỗ trợ cho toàn bộ concept. Điều quan trọng nhất là thông qua bức vẽ, nhà thiết kế dần xây dựng nên một cá tính mạnh mẽ cho nhân vật. Trợ lý ảo mà bạn gặp trong các ứng dụng hoặc website là ví dụ tốt về thiết kế nhân vật.
- Newly Tiny Things thiết kế bởi Vuon Illustration , Vinh Nguyen, Rong Pham 02. Adobe x Createfulness thiết kế bởi Maïté Franchi, Matthieu Tarwane 03. 3D Characters V2 thiết kế bởi Antonio Petit Cwirko 04. Malayali thiết kế bởi Danny Jose
2.2. Hoa văn
Hình minh họa và hoa văn luôn song hành và chúng có thể tạo ra những tác phẩm đáng nhớ. Bạn có thể tìm thấy nhiều ý tưởng để thêm hoa văn có sẵn vào những hình minh họa của mình, hoặc đơn giản là bạn có thể tự tạo ra những hoa văn theo ý mình. Bằng việc lướt web, bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu hình hoa văn khác nhau, cũng như các công cụ bạn có thể sử dụng trong thiết kế của mình.
- JDE – Common Grounds thiết kế bởi Marianna Tomaselli 02. Japan thiết kế bởi 饭 太稀
2.3. Những hình minh họa phẳng với đường viền kín
Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt gặp những hình minh họa phẳng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng vẫn là một xu hướng như hiện tại có một thành phần mới: một nét mảnh được sử dụng giữa các thành phần. Hầu hết các nghệ sĩ lựa chọn sử dụng một đường viền đen mỏng, nhưng nó cũng có thể có màu sắc khác với sắc độ ngả về tối màu hơn so với màu vật thể nó đang bao quanh.
- BILLY KENNY – just came for the music thiết kế bởi SANGHO BANG 02. Babelia – Lecturas para verano thiết kế bởi Miguel Ángel Camprubí 03. Boxing Cat – First Blood thiết kế bởi Felms 04. COUSCOUS STUDIO | EXPLAINER VIDEO thiết kế bởi khaled abdelaziz
2.4 Isometric
Đúng vậy, những hình minh họa isometric vẫn luôn ở đó. Chúng có thể được tìm thấy chủ yếu trong thiết kế UI. Xu hướng này đã xuất hiện song hành với sự quan tâm ngày càng lớn của công chúng dành cho tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) trong năm 2019, nó đã phát triển và giờ chúng ta có thể bắt gặp chúng trong những lĩnh vực kinh doanh khác.
- Cyberpunk City thiết kế bởi ONJO _ 02. FastCompany – Isometric Numbers thiết kế bởi Artur Tenczynski 03 & 05. ISOTYPE thiết kế bởi Mario De Meyer 04. Slack illustrations thiết kế bởi Jing Zhang
2.5 3D
Việc dựng 3D đã thay đổi dần dần với sự nổi lên của những phần mềm và công cụ ngày càng hiệu quả. Những hình minh họa 3D đã trở nên rất phổ biến bởi, không giống như những thiết kế 2D, nó mang đến trải nghiệm hình ảnh thực tế hơn.
- Trò chơi Casas Bahia thiết kế bởi Miagui 02. Balance thiết kế bởi Cabeza Patata Studio 03. Castle Crashers thiết kế bởi Mohamed Chahin 04. Eyoo family 3D illustration thiết kế bởi Baianat 05. Personal Illustrations Vol 1 thiết kế bởi Pablo Marín 06. A Person Travel thiết kế bởi 乱 Elaine
2.6. Những màu sắc siêu đậm nét
Những màu sắc đậm nét là hoàn hảo cho những thiết kế hình minh họa. Chúng tạo ra một bầu không khí vui vẻ, khiến những nhân vật nổi bật hơn và góp phần giới thiệu câu chuyện đằng sau hình ảnh.
- Mural dành cho STRTFD Coffee ở Moscow thiết kế bởi Masha Shishova 02. Twitter – Mobile Internet Mind thiết kế bởi Leo Natsume 03. Coca-Cola Sleek Cans Illustrations thiết kế bởi Tania Yakunova
3. Thiết kế đồ họa chuyển động
3.1. Video dạng 3D
Trong năm 2020, sẽ không thể tưởng tượng về các thiết kế chuyển động mà không có hiệu ứng 3D. Mảng thiết kế này đã mở ra cánh cửa đến một thế giới nơi chỉ có giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy hiệu ứng 3D trong các đoạn video quảng cáo, phim ảnh, game, các chiến dịch quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.
- Cyberpunk City thiết kế bởi ONJO _, Visual Design Art S 02. States of Matter #3: Montage thiết kế bởi Juan García Segura
3.2. Video kết hợp với hình minh họa chuyển động
Sự kết hợp của một video được quay phim, những hình minh họa động và đôi khi một bức ảnh tĩnh, có thể tạo ra một kết quả đặc biệt. Những hình minh họa 2D hoặc 3D tạo ra những video đáng nhớ – điều có thể từ một vài nét chuyển động, cho tới những nhân vật thực thu dạng 3D hoặc thậm chí là những hiệu ứng hình ảnh phức tạp không tồn tại ngoài đời thực.
- Coppel / Back to school thiết kế bởi Plenty Studio 02. PWR thiết kế bởi Ana Hoxha, Edvina Meta
3.3. Những đoạn hoạt hình 2D – những đoạn video giải thích/hướng dẫn
Những hiệu ứng hoạt hình 2D tập trung vào tạo lập câu chuyện và nhân vật và sử dụng vector trong quá trình sáng tọa. 2D có thể là lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn cho một video giải thích/hướng dẫn cho một chiến dịch hoặc một sản phẩm. Trong một thế giới luôn vội vã và không có nhiều thời gian để đọc, những video dạng này là thứ phải có cho bất cứ website nào.
- Freelive thiết kế bởi Studio Infografika , Sergey Sadowski , Anastasia Alterka , Arsentiy Lesnik , Yuriy Armstrong , Arin Good, George Vald ,Maxim Tleubaev 02. ESN – Railway Package thiết kế bởi Andres Hertsens , Squarefish Studio
3.4. Những logo chuyển động
Bạn đã biết rằng các hiệu ứng chuyển động là thứ phải có trong năm 2020, và để luôn có thể cạnh tranh với đối thủ, chúng ta cũng phải tích hợp các hiệu ứng đó vào thiết kế logo. Nhiều công ty đã bắt đầu thiết kế logo chuyển động để thu hút nhiều sự chú ý hơn. Đó cũng là một xu hướng lớn trong thiết kế logo.
- Cuppathiết kế bởi Victoria Ng 02 – 07. Motion Beast ✕ Logomachine. Logo animations thiết kế bởi Motion Design School, Víctor Villamarín , Bogdan Dumitriu , Logomachine .net , Alexander Kuznetsov , Zack Lee , Denys Siurin , Stanislav Marchenko , Lizaveta Tsareva , Supremus Levenus , Anton Fomin , Emile Khafizov, Ach Hadda
3.5. Hiệu ứng chuyển động lai – sự tích hợp 2D và 3D
Xu hướng này không hề mới, nhưng vẫn đáng để nhắc tới ở đây. Xu hướng chuyển động lai là việc kết hợp hiệu ứng 2D và 3D sử dụng những phần mềm chuyên dụng, được tạo ra dành cho mục đích này.
- Olof StormChannel On Youtube
4. Thiết kế đồ họa
4.1. Hiệu ứng 3D trong thiết kế đồ họa
Mặc dù 2D chiếm áp đảo lĩnh vực thiết kế này, hiệu ứng 3D có thể bổ sung gì đó đặc biệt cho concept cuối cùng. Phép dựng 3D có thể là ở hình thức của hình minh họa, hoạt hình hoặc kiểu chữ.
- Portraitsthiết kế bởi Fernando Domínguez Cózar 02. NASA | Space Age thiết kế bởi Studio—JQ ∆ 03. NASA X BBC | Unnatural World thiết kế bởi Studio—JQ ∆
4.2. Sử dụng 2 màu sắc
Càng đơn giản càng hiệu quả là concept miêu tả một cách hoàn hảo xu hướng này, trong đó nhà thiết kế tạo ra những chi tiết đậm nét, với sự chấm phá tinh tế và độ tương phản mạnh mẽ. Trào lưu này là lựa chọn hoàn hảo để tạo ra một ấn bản dễ tiếp cận hơn, bởi những kĩ thuật in nhất định sẽ đắt đỏ hơn nhiều nếu có nhiều màu sắc hơn.
- Winter Open ’18thiết kế bởi Kinoto Studio, Romina Rios, Luc Geoffroy 02. Synticate© thiết kế bởi Stepan Solodkov 03. TIGER IN A MUSEUM thiết kế bởi de_form studio, nora demeczky , eniko deri 04. Lettering Series IX thiết kế bởi Rafael Serra
4.3. Nghệ thuật quang học
Op art (nghệ thuật quang học) là rất trừu tượng, với nhiều tác phẩm nổi tiếng được tạo ra với chỉ hai màu đen – trắng. Thông thường, chúng cho người xem ấn tượng của sự chuyển động, những hình ảnh bị ẩn, những hoa văn nhấp nháy và rung rinh, hoặc dãn nở hoặc cong vênh. (Nguồn: Wikipedia.org).
Xu hướng này mang tới ấn tượng của sự chuyển động, nhưng theo một cách tĩnh lặng. Nếu bạn muốn thực thi ý tưởng về những thiết kế đồ họa chuyển động trên một poster dạng bản in, đây là cách phù hợp nhất để làm điều đó.
01 & 02 Tokyo Blends Film Festival thiết kế bởi Mercedes Bazan , Adobe Live 03. Posters — Vol I thiết kế bởi Xtian Miller
4.4. Hình minh họa trong thiết kế đồ họa
Hình minh họa là vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực thiết kế, nên chúng ta có thể bắt gặp chúng trong cả thiết kế đồ họa. Những hình minh họa 2D là cực kì phổ biến trong vài năm gần đây và sẽ tiếp tục là lựa chọn yêu thích của các nhà thiết kế, thậm chí là trong năm 2020.
- GĄSKA NA HELU – PLAKATY thiết kế bởi Ewelina Gąska02. CAT bar and dance club / 2019 thiết kế bởi kissmiklos , Eszter Sarah
4.5. Những poster hoạt họa
Hoạt hình xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở mọi lĩnh vực của thiết kế và tất nhiên chúng cũng hiện diện trong các thiết kế poster kĩ thuật số. Những đoạn hoạt hình có thể phối hợp 2D và 3D, và kết quả là rất đáng kinh ngạc.
- Festival Metro Metrothiết kế bởi Bzoing , Virginie Bédard 02. Failing Windows thiết kế bởi Pierre Kleinhouse, Ohad Zivony
4.6 Retro Synthwave
Retro synthwave là một xu hướng bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỉ trước nhưng đã bắt đầu “tái xuất” một khi Hollywood bắt đầu phát hình những bộ phim từ thập kỉ đó. Với sự thành công của những series như Stranger Things, trào lưu này bắt đầu chiếm lĩnh thị trường.
- Cocktails and dreamsthiết kế bởi Gjorgji Despodov 02. C I N E M A X thiết kế bởi Jeison Barba 03. Stranger Things (Netflix.com)
4.7 Phong cách Thụy Sĩ
Phong trào quan trọng nhất của thế kỉ 20 đối với thiết kế đồ họa luôn luôn là nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế giỏi nhất. Những phong cách này đáng được liệt kê trong danh sách này bởi chúng luôn hiện diện và việc tuân theo những quy tắc áp đặt bởi chúng thì hầu như không thể mắc lỗi khi thiết kế. Nói chung, những phong trào này nhấn mạnh vào kiểu chữ, những font sans serif (Helvetica được tạo ra vào thời kì Bauhaus vào năm 1957), những hình khối đối xứng, đường nét và màu sắc đơn giản.
- Swiss poster 01 (typography terms)thiết kế bởi Mehman Mammedov 02. Yellow Vision vol.3 thiết kế bởi Violaine & Jeremy
4.8. Những mảng màu lớn không gián đoạn
Những mảng màu lớn, không gián đoạn sẽ là một xu hướng phổ biến năm tới đây. Chúng được kết hợp với kiểu chữ đậm nét và có thể được tìm thấy trong thiết kế đồ họa, sản phẩm cũng như giao diện người dùng.
- Synticate©thiết kế bởi Stepan Solodkov 02. Havaianas Branded Content thiết kế bởi Johann Vernizzi 03. Kekkilä—BVB thiết kế bởi Kurppa Hosk
4.9. Siêu tối giản
Thiết kế siêu tối giản sử dụng chỉ những chi tiết thiết yếu, cùng với một bảng màu hạn chế và những hình dạng đơn giản để tạo ra nhận diện đáng nhớ cho thương hiệu. Bằng việc từ bỏ bớt những chi tiết không cần thiết, nó khiến tất cả các thành phần của thiết kế đều có một mục đích sử dụng mạnh mẽ. Để tạo ra một thiết kế siêu tối giản, bạn cần áp dụng nhiều không gian đen/trắng, một bảng màu đơn giản và chỉ một vài hình khối đối xứng cơ bản.
- Heim magazine, n.3 thiết kế bởi Sasha Yaguza02. Andrei Gheorghe – DADA – Publishing thiết kế bởi moodley brand identity
5. Những xu hướng dựa trên công nghệ
Công nghệ đang thực hiện một cuộc cách mạng cuộc sống của chúng ta với những thiết bị thông minh cùng với những ý tưởng hoàn toàn mới. Những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) đang ảnh hưởng lên cách các nhà thiết kế tư duy và cách họ tạo ra những thiết kế của mình.
5.1. Những ứng dụng di động với công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)
Với việc Apple và Google giới thiệu những nền tảng phát triển AR của riêng mình, ARKit và ARCore, khá rõ ràng rằng cả thế giới sẽ bị định hướng hướng tới công nghệ thực tế ảo tăng cường.
Nhiều thương hiệu lớn đã sử dụng công nghệ này cho những ứng dụng của mình, và những ai chưa thực hiện điều này, cần phải suy nghĩ nghiêm túc về cách khiến người dùng tương tác với nó trong thế giới ảo mới này.
Có một vài tương tác AR có thể sử dụng trong một ứng dụng thông thường. Đầu tiên là khi ứng dụng được cố định trên màn hình điện thoại của bạn. Một tương tác khác là khi giao diện người dùng AR tương quan (điều chỉnh thích ứng) với môi trường xung quanh người dùng. Một trong những tương tác được sử dụng nhiều nhất là khi giao diện được liên quan với vật thể và được kích hoạt bằng việc quét qua một thứ cụ thể. Hành động này kết nối một đoạn hoạt hình kĩ thuật số với một “điểm mốc” đặc biệt.
Đối với các nguyên tắc AI cụ thể, hãy đọc hướng dẫn của Apple về cách truyền tải “những trải nghiệm thu hút, đắm chìm hòa trộn một cách liền lạc những vật thể ảo giống thật với thế giới thực.”
5.2. AI, ML, Chatbot và trợ lý ảo
Chatbot là một phần mềm thực hiện giao tiếp tự động với khách hàng thông qua những phương pháp thính giác hoặc văn bản [1]. Những chương trình như vậy thường được thiết kế để mô phỏng một cách thuyết phục cách một người thực cư xử trong một đoạn hội thoại, mặc dù tính đến năm 2019, chúng còn xa mới có thể vượt qua bài thử nghiệm Turing [2]. Nguồn: Wikipedia.
Người dùng vẫn chưa quen với việc nói chuyện với AI, nên một phần quan trọng trong nhiệm vụ của các nhà thiết kế (và nhà phát triển) là khiến quá trình đó đơn giản và tạo dựng niềm tin của công chúng vào công nghệ mới. Họ cần giúp người dùng hiểu hệ thống có thể làm gì và họ có thể sử dụng hệ thống như thế nào.
Việc thiết kế và viết mã chatbot trong AIML (Artificial Intelligence Markup Language – Ngôn ngữ lập trình trí tuệ nhân tạo) là nơi một nhà thiết kế UX giỏi có thể tạo nên sự khác biệt.
Hầu hết các công ty sử dụng chatbot đã lựa chọn minh họa một trợ lý ảo để đại diện cho bộ mặt của hệ thống AI của họ. Đây là một số nhãn hang sử dụng chatbot trong thiết kế giao diện người dùng của họ: Spotify, Starbucks, MasterCard, Sephora, Lyft, Pizza Hut.
5.3. VR
Hầu hết người dùng đều gắn VR với ngành công nghiệp game, và vì một lý do hợp lý, nhưng với tất cả các công ty công nghệ lớn đang phát triển những bộ phát triển và ứng dụng VR, chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng chúng ta sẽ khám phá ra những cách thức mới để sử dụng và tận hưởng công nghệ này. VR đã được sử dụng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, du lịch, bất động sản và kiến trúc.
5.4. giao diện người dùng giọng nói (VUI)
Một giao diện người dùng giọng nói khiến tương tác tiếng nói con người với máy tính là việc khả thi, sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để hiểu câu lệnh và câu hỏi của con người. Một thiết bị nhận lệnh giọng nói (VCD) là một thiết bị được kiểm soát với giao diện người dùng giọng noi. Nguồn: Wikipedia.
Trong năm vừa qua, 40% số người sử dụng internet đã sử dụng một trợ lý giọng nói ít nhất một lần trong một tháng và con số đã tăng 10% từ năm trước.
- Thiết kế sản phẩm
6.1. Những mẫu hình trong bao bì
Trong một thị trường bao bì cực kì bão hòa, thực sự khó khăn để tạo ra thứ gì đó mới mẻ và nổi bật, vì vậy các nhà thiết kế quay lại với gốc rễ và tạo ra những mẫu hình để khiến sản phẩm nổi bật hơn trên các kệ hàng siêu thị. Cho dù đó là đối xứng, hoa cỏ, lãng mạng hoặc những mẫu hình đơn sắc, các mẫu hình là một lựa chọn đậm nét cho bao bì của bất cứ sản phẩm nào.
- Flying Goat Coffeethiết kế bởi Nicole LaFave 02. VITA SPA for skin thiết kế bởi DWYW 03. Chocolate Packaging Design thiết kế bởi arithmetic 04. 100 Hand-drawn seamless patterns and shapes thiết kế bởi Arseny Samolevsky
6.2. Hình minh họa trong thiết kế bao bì
Hình minh họa vẫn luôn là một chi tiết đầy sức mạnh trong thiết kế bao bì. Thông qua chúng, chúng ta có thể kể một câu chuyện – thứ sẽ giúp khách hàng nhắm tới có thể hiểu được câu chuyện đằng sau concept sản phẩm tốt hơn. Những hình minh họa phẳng đã xuất hiện cả thập kỉ nay và nhiều khả năng chúng sẽ vẫn phổ biến trong những năm sắp tới.
- Briggs Originalthiết kế bởi Hee Jae Kim 02. Velvet Coffe Cups thiết kế bởi Anton Malishev, Oh Carola 03. Waste-Not Kitchen — Brand Creation thiết kế bởi Tried&True Design 04. Home Sweet Sushi Kids thiết kế bởi Savvy Agency, Mariana Spark 05. Cerveza Maleante thiết kế bởi Antonay
6.3. Khoảng trắng
Chủ nghĩa tối giản là nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và điều đó vẫn đúng cho tới ngày nay. Nó lược bỏ mọi thứ không thiết yếu trong thiết kế và thay thế nó bằng những không gian âm. Xu hướng này đặt chức năng lên hàng đầu và tập trung vào thiết kế sạch sẽ, giúp cho kiểu chữ nổi bật hơn.
- A SCENT Essential Oil thiết kế bởi Yu-Chien Lin, Huang Wun-Siang, Chi Tai Lin 02. Rebranding concept for Bodri Pincészet thiết kế bởi Kristóf Gáthi
6.4. Đơn sắc và nhị sắc
Việc sử dụng chỉ 1 hoặc 2 tông màu trong bảng màu lúc đầu có thể khiến bạn cảm thấy bị hạn chế, nhưng chúng có thể tạo ra một nhận diện hình ảnh vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể giữ cho thiết kế một vẻ ngoài tối giản, bỏ đi tất cả những gì rườm rà, không cần thiết. Kết quả là một thiết kế tinh tế, chắt lọc sẽ làm thỏa mãn người xem.
- Zerbet Sorbetthiết kế bởi Cailin Giles 02. Bailey Brew thiết kế bởi Ed Hall Sydney, Ekaterina Leontyeva, Boaz Suen
6.5. Những màu sắc đậm nét
Những màu sắc và hiệu ứng chuyển sắc đậm nét vẫn là một xu hướng rất mạnh mẽ sẽ tiếp diễn trong năm 2020. Bằng việc sử dụng những màu sắc này, bạn có thể tạo nên những sản phẩm khó quên đối với người tiêu dùng.
- Minimalism and Hedonism: Millennium Brand Redesignthiết kế bởi Fabula Branding
- Tattoo Mallthiết kế bởi Openmint Studio, Ekaterina Teterkina , Dima Je, Yegor Kumachov
- Orgânicathiết kế bởi Larissa Kendrik , Gabriel Schatzmann
- VIZOU – Reading Glassesthiết kế bởi Studio Chapeaux, Axel Domke
- Packaging for Flavoured Pistachios thiết kế bởi Mila Katagarova
6.6. Chú ý tới những chi tiết (truyền cảm hứng bởi Art Nouveau)
Các bao bì đóng gói để ý tới các chi tiết đang trở nên phổ biến chưa từng có. Các nhà thiết kế lựa chọn xu hướng này bởi nó mang lại sự nguyên gốc cho sản phẩm. Trào lưu này khiến chúng ta nghĩ về những thứ cổ điển nhưng theo một cách rất hiện đại.
- HYWILDE thiết kế bởi Chad Michael Studio02. AMSTEL KARGO IPA thiết kế bởi Caparo design crew 03. Big Island Coffee Roasters – Espresso Bites thiết kế bởi Farm Design
6.7. Nghệ thuật kể chuyện trong thiết kế bao bì
Tới năm 2020, các nhãn hàng sẽ phải tư duy lại về sản phẩm và bao bì đóng gói của họ. Thương hiệu phải kể một câu chuyện để giúp khách hàng trải nghiệm về sự cần thiết của sản phẩm. Điều này có thể đạt được bằng cách tạo ra một nhận diện hình ảnh và mô tả cho bao bì.
- Beak Pickthiết kế bởi Backbone Branding 02. Coloreat thiết kế bởi Backbone Branding
7. Kiểu chữ
7.1. Những kiểu chữ đậm nét
Kiểu chữ đậm nét là một xu hướng tất yếu trong thiết kế là thứ sẽ thay thế hình ảnh như là chi tiết chính của thiết kế. Kiểu chữ táo bạo có thể tạo nên sự khác biệt ở cả thiết kế web và thiết kế đồ họa.
- Eirik Lyngthiết kế bởi Erik Herrström 02. Bauhaus_100 (x3) thiết kế bởi BunkerType (Jesús Morentin) 03. UCCA Center for Contemporary Art Beijing thiết kế bởi Bruce Mau Design (BMD) ,Jelle Maréchal
7.2. Chữ nét thường
Càng nhiều các ứng dụng hiện tại sử dụng hoàn toàn text dạng chữ viết thường – nó rất dễ đọc và tích hợp một cách hoàn hảo vào những thiết kế tối giản và hiện đại. Trong năm tới, chắc chắn chúng ta sẽ cần phải để mắt tới xu hướng này.
- Autea Branding & Web Designthiết kế bởi Michał Markiewicz 02. Yamadai Food Corporation CI thiết kế bởi Masaomi Fujita / tegusu Inc. 03. Aquality Branding thiết kế bởi Häkan Fidan
7.3. Những font chữ tùy biến
Mặc dù chúng ta không xa lạ gì với kiểu chữ tùy biến, chúng ta sẽ thấy xu hướng này hiện diện ngày càng phổ biến trong thiết kế, đặc biệt là với logo và poster. Cách tiếp cận này phổ biến hơn ở cac thương hiệu lớn, bởi nó sẽ khá đắt đỏ để sản xuất mọt font chữ độc quyền, nhưng các nhà thiết kế có thể có những điều chỉnh nhỏ với những font chữ có sẵn và kết quả cho ra có thể khá độc đáo.
- Think8 Global Institutethiết kế bởi Blok Design 02. ZINEZŐ // design periodical thiết kế bởi Barbara Katona , Media & Design Department Eger 03. TYPE DESIGN ’19 thiết kế bởi TRÜF Creative 04. Cako typeface thiết kế bởi Violaine & Jeremy
7.4. Kiểu chữ động
Như chúng tôi đã nói, hiệu ứng chuyển động sẽ vươn tới mọi ngõ ngách của làng thiết kế, vì vế khá dễ hiểu khi chúng ta cũng bắt gặp nó ở lĩnh vực thiết kế kiểu chữ. Kiểu chữ động sử dụng những tương tác nhỏ và đơn giản để di chuyển và chuyển dịch font trên màn hình. Kĩ thuật đơn giản này điều khiển text và tạo ra sản phẩm cuối cùng dễ đi sâu vào long người xem hơn.
01 & 02. Grafika thiết kế bởi Gimmick Studio . 03 & 04. Augmented Reality & Motion Typography thiết kế bởi Alex Slobzheninov
7.5 Những font chữ lồng lên nhau
Nội dung text chồng chất có thể là một giải pháp hiện đại thu hút sự chú ý của bạn tới những thông tin quan trọng nhất. Chúng ta có thể thấy xu hướng này được áp dụng trong thiết kế web, ứng dụng và đồ họa.
- L’Omthiết kế bởi Atipus Barcelona 02. Journal thiết kế bởi Gemma Mahoney 03. poster collection | vol.8 thiết kế bởi Roman Post 04. SMLXL thiết kế bởi Melissa Baillache, Mat Groom, Jason Little
8. Những công cụ thời thượng
Những phần mềm nên để ý trong năm 2020
8.1 Adobe Spark
Adobe Spark là một bộ công cụ tích hợp của những ứng dụng tạo lập phương tiện truyền thông cho di động và web được phát triển bởi Adobe Systems. Nó bao gồm 3 ứng dụng tách rời: Spark Page, Spark Post, và Spark Video. (Nguồn: Wikipedia)
Ứng dụng web Adobe Spark miễn phí của anh ấy đồng độ với phiên bản dành cho iOS của Spark Page, Spark Post và Spark Video, cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ câu chuyện hình ảnh của mình từ bất cứ thiết bị nào. Ba ứng dụng thiết kế này cho phép người dùng tạo và thiết kế nội dung hình ảnh để có thể sử dụng trong kinh doanh, giáo dục, tiếp thị mạng xã hội,… The Spark Gallery nhấn mạnh những dự án khác nhau bởi người sử dụng ứng dụng. Khi sử dụng 3 ứng dụng đó, người dùng có khả năng nhập và tìm kiếm hình ảnh.
8.2 Procreate
Procreate là một ứng dụng chỉnh sửa đồ họa raster hiệu quả dành cho những bản vẽ kỹ thuật số, được phát triển và phát hành bởi Savage Interactive cho hệ điều hành iOS. Được thiết kế để đáp ứng cho những năng lực thiết kế của iPad, và phục vụ những nghệ sĩ từ người mới nhập môn đến những chuyên gia.
Nó cung cấp hơn 130 nét cọ giống thật, đa lớp, chế độ hòa trộn, mặt nạ, khả năng xuất độ phân giải 4K để xử lý video, tự động lưu, và nhiều công cụ nghệ thuật kỹ thuật số cổ điển và nguyên gốc khác. Ngoài những chi tiết đồ họa raster, phần mềm này có khả năng giới hạn trong việc chỉnh sửa và dựng thiết kế dạng text hoặc vector. (Nguồn: Wikipedia). Procreate là ứng dụng bán chạy nhất App Store vào năm 2018.
8.3 Adobe XD
Adobe XD là một công cụ thiết kế trải nghiệm người dùng dựa trên vector dành cho các ứng dụng web và ứng dụng di động, được phát triển và phát hành bởi Adobe. Nó có sẵn cho macOS và Windows, mặc dù có những phiên bản di động dành cho ios và Android để giúp xem trước kết quả làm việc một cách trực tiếp trên những thiết bị này. XD hỗ trợ thiết kế wireframe cho website, và tạo những nguyên mẫu tương tác đơn giản. (Nguồn: Wikipedia)
Nguồn ảnh: Adobe.com
Nguồn: behance.net