Những xu hướng UI của năm 2020 ư? Đúng thế, lại một năm nữa lại qua đi! Vì thế chúng tôi sẽ tổng hợp lại và gửi đến bạn những xu hướng thiết kế giao diện người dùng đáng chú ý của năm 2020 trong bài viết này.
Chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp ở đây 10 xu hướng thiết kế UI mà chúng tôi tin rằng chúng chắc chắn sẽ nở rộ trong năm 2020!
Chúng tôi dự định sử dụng những xu hướng này không chỉ để thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng mà còn cung cấp cho họ thiết kế với tính năng sử dụng cao. Một sự tổ hợp thông minh của những xu hướng này sẽ khiến người dùng hạnh phúc hơn và đảm bảo sự thành công cho sản phẩm của bạn.
Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới những xu hướng UI của năm 2020?
Hệ sinh thái công nghệ hiện tại luôn luôn ảnh hưởng tới những xu hướng thiết kế của những năm tiếp theo. Bạn có liên tưởng lại tới những gì đã xảy ra trong năm 2019 không?
Sự thay đổi trong cách tiếp cận ưu tiên thiết kế
Cách tiếp cận ưu tiên thiết kế cho những sản phẩm kĩ thuật số trở thành thuộc tính quan trọng thứ hai trong năm tới. Vì sao? Bởi những thiết kế này nên cải thiện cuộc sống của con người đồng thời cần phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong năm 2020, những xu hướng mới sẽ đáp ứng những yêu cầu này ở mức độ cao chưa từng thấy. Chúng ưu tiên tốc độ, những thiết kế trang hiện đại, tiếp cận ưu tiên thiết bị di động, và quan trọng nhất là có sự tích hợp của trí thông minh nhân tạo (AI).
Dưới đây là 10 xu hướng chủ đạo được nhắc tới trong bài viết:
- Những điện thoại thông minh màn hình tràn viền
- Những hình minh họa và hoạt ảnh độc đáo
- Nghệ thuật kể chuyện
- Công nghệ thực tế tăng cường (AR)
- Công nghệ thực tế ảo (VR)
- Trí thông minh nhân tạo (AI)
- Những màu sắc có tính thích ứng
Trong 10 xu hướng, 3 xu hướng sau thiên về thẩm mỹ hơn là trải nghiệm người dùng:
- Sử dụng kiểu chữ kích thước lớn, nét đậm
- Những bố cục bất đối xứng, khung lưới bị phá vỡ
- Những thiết kế siêu thực
Chúng tôi sẽ trình diễn một vài website tích hợp giao diện người dùng hiện đại một cách đẹp mắt có thể truyền cảm hứng cho bạn trong tương lai! Nhưng chú ý, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều ảnh động trong bài viết này đấy!
Không chần chừ nữa, dưới đây chính là những xu hướng giao diện người dùng của năm 2020:
- Những điện thoại thông minh màn hình tràn viền
Hầu hết các loại điện thoại đều mất đi viền và thay vào đó là những cạnh được uốn cong. Điều này thay đổi giao diện người dùng của chúng một chút. Nó có thể gây ra những thách thức cho những nhà thiết kế để sử dụng những chi tiết thiết kế góc cạnh trong những thiết kế giao diện người dùng và ứng dụng di động của mình.
Hơn thế nữa, iPhone hiện nay không có nút Home nữa và những chiếc điện thoại Android dần dần cũng bỏ những phím cảm ứng trên màn hình để dành không gian để hiển thị nội dung.
Để có được màn hình sạch sẽ hơn, sự điều hướng sẽ dựa trên thao tác cử chỉ (gesture) – vốn cũng là những thách thức mà giới thiết kế phải đối mặt. Nó là một bước đi táo bạo khi bắt người dùng phải học những cách điều hướng mới. Đó là lý do vì sao việc bổ sung những chỉ dẫn hình ảnh hoặc có những hướng dẫn là rất quan trọng để giúp họ hiểu quá trình điều hướng.
Những ứng dụng chạy trên những hệ điều hành phiên bản mới nhất của những chiếc điện thoại màn hình tràn viền nói trên đang tích hợp thêm chế độ hiển thị ban đêm (Dark mode). Đó cũng là một điều cần cân nhắc khi thiết kế một nền tảng mới trong năm sắp tới.
- Những hình minh họa và hoạt ảnh độc đáo
Cognitohq.com
Những hình minh họa kỹ thuật số hoặc dạng vẽ tay, dạng 2D hay 3D, hay những hình minh họa tùy biến đều là những loại hình thiết kế mang lại cho bạn những hình minh họa độc đáo. Những dạng tự do, những thiết kế không căn chỉnh và sự bất đối xứng mở rộng không chỉ giúp cho các nền tảng nổi bật trước những đối thủ truyền thống, mà chúng còn tạo ra một môi trường sử dụng thân thiện và mang tới cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.
encry.com
Thêm vào đó, để khiến những trang nội dung website nổi bật hơn nữa, những hình minh họa thường được sử dụng kèm với những hiệu ứng chuyển động phức tạp. Sự linh động này khiến giao diện dễ thu hút sự chú ý của người dùng hơn cũng như giải thích những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp chỉ bằng một cái nhìn thoáng qua. Một hình minh họa độc đáo và chất lượng có thể cho website hoặc ứng dụng cá tính của riêng minh, vì thế khiến cho chúng trở nên đáng nhớ hơn.
Pitch.com
May mắn là, chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên nơi chúng ta có trong tay những thiết bị đầy mạnh mẽ và sớm thôi, với khả năng truyền tải của công nghệ mạng 5G, những giao diện người dùng 3D động sẽ không tốn quá nhiều thời gian tải trang nữa. Trong năm 2020, những chi tiết chuyển động khác như logo, hình minh họa và text cũng sẽ phát triển mạnh mẽ trong mảng thiết kế web và chúng sẽ giúp người dùng phân biệt những phần họ có thể tương tác.
Oasen.n
Thêm một điều quan trọng nữa, chúng ta không được quên về những phản hồi của người dùng. Sau khi một sự kiện diễn ra, phản hồi nên được thu thập để đảm bảo rằng hành động chủ định đã diễn ra hiệu quả. Những chi tiết chuyển động và những hoạt ảnh không mong đợi được kích hoạt khi cuộn trang khiến người dùng tò mò, khiến họ tiếp tục cuộn trang để xem điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Tuy nhiên, chúng ta nên cẩn trọng về những giải pháp táo bạo này và nên cân nhắc kĩ ngành kinh doanh của doanh nghiệp mà website đại diện. Bất cứ khi nào có một thay đổi xảy ra, nó nên được kiểm thử với mục tiêu đầu tiên là duy trì tỉ lệ chuyển đổi. Nhưng nếu được dùng một cách hợp lý, sự tối giản cùng với một chút chấm phá của hình minh họa 3D, một website dịch vụ vẫn có thể có vẻ ngoài tươi mới nhưng lại chuyên nghiệp.
- Nghệ thuật kể chuyện
Khả năng kể những câu chuyện tuyệt vời xung quanh một trải nghiệm số sẽ tiếp tục là xu hướng trong năm tới đây. Kiểu chữ bản thân nó có thể tạo dựng những tầng lớp hình ảnh mạnh mẽ. Như là một thành phần cực kì quan trọng của giao diện người dùng, nó đóng một vai trò chủ đạo trong việc mang tới trải nghiệm người dùng xuất sắc.
Bản thân phong cách chữ sẽ là không đủ để đạt hiệu quả truyền tải mong muốn. Việc viết nội dung trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất cho trải nghiệm người dùng tuyệt vời và nó sẽ giữ được vai trò của mình trong năm 2020. Trong khi phong cách kiểu chữ có thể thu hút sự chú ý của người dùng, nội dung text sẽ gắn kết họ với thương hiệu bởi nó khiến khách hàng cảm thấy mình như là một phần của câu chuyện. Ngược lại, điều này khiến người dùng không chỉ đọc quét qua nội dụng. Vì vậy, đừng đánh giá thấp vai trò của việc viết trải nghiệm người dùng.
- Công nghệ thực tế tăng cường – AR
Trong năm 2020, những xu hướng thiết kế web sẽ tiếp tục tiến triển đột phá, thay vì gắn với những khuôn mẫu đã có sẵn. Chúng ta cần quên đi việc UI được cố định ở màn hình một thiết bị nào đó. Thay vào đó, chúng ta nên chú trọng vào những tương tác cho cảm giác chúng đang diễn ra ở môi trường thế giới thực. Google và Apple đều đã giới thiệu nền tảng phát triển AR của riêng họ, có tên tương ứng ARCore và AEKit – những bộ công cụ giúp hòa trộn trải nghiệm ảo trong thế giới thực. Giao diện người dùng dựa trên AR có thể có những cách tiếp cận khác nhau:
- Tương tác liên quan tới vật thể, những vật thể thực tương tác ràng buộc với nhau
- Cố định với không gian màn khi, nơi người dùng cần phải hướng vị trí camera theo một hướng cụ thể;
- Tương tác liên quan tới thế giới thực, sử dụng thế giới vật lý xung quanh.
Bên cạnh những sản phẩm tai nghe, gần đây Apple đã đầu tư khá nhiều vào công nghệ AR, và có nhiều sự hứng thú của công chúng dành cho Apple Glasses. Vì thế, với tư cách là một nhà thiết kế, nếu bạn chưa sẵn sàng, bạn nên bắt đầu tìm hiểu thêm kiến thức về những bộ phát triển giao diện người dùng AR hiện tại. Thêm vào đó, bạn có thể cũng cần nghĩ tới hoàn cảnh sử dụng và chức năng của trải nghiệm AR một cách cẩn thận.
Với tư cách là những nhà thiết kế, chúng ta cần phải xem xét sự thật là chúng ta luôn cần phải học hỏi và chuẩn bị cho những công nghệ mới đương đại. Khả năng tạo lập những giao diện thực tế tăng cường và tạo ra những chi tiết thiết kế 3D có thể trở thành kĩ năng cực kì hữu ích trong những năm tới đây.
- Công nghệ thực tế ảo – VR
2019 là một năm với nhiều bước tiến lớn của công nghệ thực tế ảo. Chúng ta có thể coi chúng như là mạng internet của những trải nghiệm bởi những hiệu ứng chúng tạo ra cho cộng đồng người dùng.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, những bộ kính đeo VR chủ yếu mang sự hứng thú cho giới game thủ, những chuyên gia về VR dự đoán rằng từ khi Oculus Quest được ra mắt, nhiều cơ hội được mở ra cho những ngành công nghiệp khác. Ví dụ, nó có thể mang tới một triển vọng lớn cho ngành chăm sóc sức khỏe để giúp chữa trị chứng ám ảnh hoặc trong giáo dục khi nâng cao sự tương tác trong lớp học.
Các nhà thiết kế cũng nên chuẩn bị sẵn sàng và tìm kiếm những cơ hội tạo ra những không gian ảo cho sự cộng tác. Thậm chí khi thực hiện điều đó, chúng ta cần phải cẩn trọng rằng không phải tất cả người dùng đều có kính đeo VR nên chúng ta nên nghĩ tới một giải pháp nền tảng hỗn hợp.
- Trí thông minh nhân tạo – AI
Không ngạc nhiên gì khi trong năm 2020, AI sẽ được tích hợp vào hầu như mọi sản phẩm có thể.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn hoài nghi rằng liệu trí thông minh nhân tạo có thể thay thế vai trò của những nhà thiết kế hay không. Tuy nhiên, điều chắc chắn là AI sẽ khiến công việc thiết kế nhẹ nhàng hơn và có lợi hơn cho tất cả chúng ta.
Nhờ có khả năng của AI trong việc thu thập khối lượng dữ liệu khổng lồ, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều những sản phẩm được tùy biến 100% cho nhu cầu của mỗi một cá nhân người dùng riêng lẻ. Một ví dụ phổ biến là khi bạn cần phải tích chọn vào những thẻ nội dung mà bạn yêu thích sau khi đăng kí mở tài khoản sử dụng một ứng dụng nào đó. Hoặc khi bạn cần like hoặc dislike những bài hát trên Spotify để hệ thống tùy chỉnh được sở thích nghe nhạc của bạn. Những quy trình dài dòng giúp nhà thiết kế biết sở thích của người dùng sẽ dần biến mất khi chúng bị thay thế hiệu quả bởi trí thông minh nhân tạo.
Bản thân sản phẩm sẽ học nhiều hơn nữa từ người dùng dựa trên hành vi của họ – điều giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho chính người dùng. Điều này cuối cùng dẫn tới tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Lợi ích nữa là các nhà thiết kế sẽ tiết kiệm được vô khối thời gian. Thay vì phải làm khảo sát thăm dò người dùng một cách thủ công, chúng ta có thể tập trung hơn vào việc mang lại trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng.
- Những màu sắc có khả năng thích ứng
Xu hướng này đã xuất hiện một thời gian và các thương hiệu đã nhanh chóng làm quen và áp dụng nó vào những thiết kế của mình. Bạn có thể đã nhìn thấy nó trên Dropbox và Sportify và không lâu trước đây, Facebook cũng đã ứng dụng nó vào thương hiệu công ty của họ. Thay vì sở hữu chỉ một màu biểu tượng cho thương hiệu thì màu sắc của thương hiệu lại có thể thay đổi và thích ứng với hoàn cảnh. Nó có thể là một số màu đã được định nghĩa trước hoặc là một hệ thống màu linh động lấy màu sắc từ chính môi trường xung quanh.
Những xu hướng UI chú trọng chủ yếu vào tính thẩm mỹ hơn là trải nghiệm người dùng
3 xu hướng còn lại là những xu hướng như vậy. Bạn sẽ tìm thấy một vài xu hướng sẽ tiếp tục thống trị trong năm 2020. Mặc dù chúng có thể trông rất hấp dẫn, nổi bật và vui vẻ, tôi phải nói rằng chúng có thể chả có ích lợi về khả năng sử dụng nào cả ngoài khía cạnh thẩm mỹ.
- Kiểu chữ đậm nét, kích thước quá khổ
Sử dụng kiểu chữ nét đậm sẽ giữ vị trí của nó trong năm 2020. Hơn thế nữa, nó thậm chí còn phát triển phổ biến hơn.
Nó không chỉ khiến tác phẩm đẹp hơn, bắt mắt hơn và còn gây hứng thú và bất ngờ cho người truy cập website, khiến họ dành nhiều thời gian duyệt trang web đó hơn.
Đối lập với UI, khi cân nhắc khía cạnh trải nghiệm người dùng, những phần text quá lớn nhưng không có nội dung gì đáng kể có thể chả mang lại kết quả như bạn kì vọng. Đúng thế, người dùng có thể sẽ tò mò và cuộn xuống xem tiếp nhưng tỷ lệ chuyển đổi chưa hẳn sẽ được cải thiện.
Nếu website không có nội dung có giá trị, cung cấp giải pháp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc thôi thúc người dùng tới quá trình mua hàng hóa hoặc dịch vụ, nhiều khả năng website sẽ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc của cả việc thiết kế và phát triển.
- Những bố cục bất đối xứng, khung lưới bị phá vỡ
Có vẻ như năm sắp tới sẽ không phải là năm của những khung lưới truyền thống và gọn gàng. Chúng ta sẽ nhận thấy sự hiện diện của nhiều chi tiết thiết kế chồng chất lẫn nhau. Hiệu ứng chia màn hình sẽ quay lại nhưng sẽ có một vài thay đổi đối với nó, chúng cũng được kết hợp với cách bố cục bất đối xứng. Nó chủ yếu bao gồm những chi tiết thiết kế được sắp xếp theo những cách bất thường, nhưng không hề ngẫu nhiên. Chúng ta sẽ đối diện với nhiều sự chồng chất và nhiều phần không gian trống hơn.
Tất cả những chi tiết thiết kế này đều có mục đích hướng mắt người nhìn theo đúng hướng mà chúng ta cần nhất.
Những xu hướng khác đối với thiết kế web sẽ tận dụng những thuộc tính của phong trào nghệ thuật hiện đại như chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tàn bạo.
Nhưng một lần nữa, chúng ta cần phải cẩn trọng về mục đích của website và hướng tới những chi tiết mà chúng ta muốn hướng người dùng tới, bởi với tư cách là các doanh nghiệp, chúng ta cần đạt được một mục đích nào đó. Nếu chúng ta quyết định theo đuổi một xu hướng UI, chúng ta phải đảm bảo rằng sau khi người dùng có niềm vui ở trang web thì họ cũng mua hàng của chúng ta.
- Những thiết kế siêu thực
Xu hướng này đang trở lại ư? Nó đang lan rộng còn nhanh hơn cả lửa trên Dribbble. Dành cho những người chưa quen với khái niệm này, trong ngành thiết kế giao diện người dùng, chủ nghĩa siêu thực dùng để chỉ những chi tiết thiết kế được tạo ra với một phương pháp rất thực tế tới mức chúng mô phỏng những vật thể của thế giới thực theo cách càng giống càng tốt. Tôi có cảm giác lẫn lộn về xu thế này trong quá khứ và hiện tại tôi vẫn có cảm giác tương tự. Cũng nhiều như cách tôi yêu những nỗ lực đằng sau nó, sự tổ hợp của những bóng đổ mềm và những hiệu ứng chuyển sắc mang một chi tiết thiết kế tới đời thực và khiến nó trông giống thật, tôi không thể làm gì khác ngoài việc nghĩ về tính khả thi của xu thế này.
Khi xu hướng này được áp dụng một cách thích hợp, thiết kế sẽ rất lộng lẫy và đep mắt, chúng chúng ta cần xem xét tằng chúng ta sống trong một thế giới nhanh chóng và luôn thay đổi không ngừng. Vì điều đó, chúng ta cần cân nhắc thời gian công sức khổng lồ cần bỏ ra để thiết kế và phát triển những thiết kế siêu thực.
Không kể tới việc khiến một màn hình đáp ứng với tổ hợp tất cả những chi tiết siêu thực có thể là một thách thức không hề nhỏ.
Dù sao, tôi cũng thực sự tò mò xem xem trong tương lai cách tiếp cận này sẽ tiến triển như thế nào.
Tóm tắt: Những xu hướng UI của 2020
#1. Những điện thoại thông minh màn hình tràn viền
Sẽ xuất hiện nhiều hơn những thiết kế được tối ưu cho thiết bị di động. Thao tác cử chỉ sẽ thay thế những phím điều hương truyền thống dẫn tới việc màn hình sẽ có nhiều không gian hơn cho nội dung thực tế và khi thích hợp, là sự xuất hiện của những bộ công cụ UI bổ sung cho chế độ hiển thị ban đêm (Dark Mode).
#2. Những hình minh họa và hoạt ảnh độc đáo
Những dạng thức hoạt ảnh tự do, những thiết kế không căn chỉnh và sự bất đối xứng mở rộng không chỉ giúp các nền tảng nổi bật giữa những đối thủ truyền thống, mà chúng còn tạo ra một môi trường sử dụng mời gọi và thân thiện.
Những tương tác vi mô và những chi tiết thiết kế chuyển động khiến cả trải nghiệm trở nên con người hơn, nhờ vào sức mạnh đáng kinh ngạc của các thiết bị hiện đại và sớm thôi, công nghệ 5G sẽ trở thành hiện thực.
#3. Nghệ thuật kể chuyện
Kiểu chữ không chỉ là một công cụ tuyệt vời để tạo dựng hình ảnh thương hiệu của bạn. Hãy kết hợp nó với nội dung tuyệt vời để có được câu chuyện mà người dùng có thể chìm đắm trong đó.
#4. Công nghệ thực tế tăng cường (AR)
Các nhà thiết kế cần suy nghĩ theo những hướng khác đi để tạo ra những trải nghiệm vượt khỏi màn hình hiển thị của thiết bị.
Họ sẽ cần chuẩn bị để học cách sử dụng những công cụ mới và mở rộng kiến thực với những bộ thiết kế UI AR sắp tới.
#5. Công nghệ thực tế ảo (VR)
Kính thực tế ảo Oculus Quests mở ra nhiều cánh cửa hướng đến VR. Những ngành kinh doanh khác có thể sử dụng công nghệ này như trong chăm sóc sức khỏe hoặc cộng tác trực tuyến.
#6. Trí thông minh nhân tạo (AI)
AI sẽ được tích hợp vào hầu hết những ứng dụng có thể và nó có thể giúp tiết kiệm thời gian cho nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp.
#7. Những màu sắc có tính thích ứng
Thay vì chỉ một màu biểu tượng cho thương hiệu, ngày càng nhiều những công ty triển khai việc chuyển sang một hệ màu linh động lấy màu sắc từ môi trường xung quanh.
#8. Sử dụng kiểu chữ kích thước lớn, nét đậm
Hãy sử dụng kiểu chữ nét đậm một cách khôn ngoan. Hãy kết hợp chúng với một nội dung tuyệt vời để tạo ra một câu chuyện tốt người dùng có thể đắm mình trong đó.
#9. Những bố cục bất đối xứng, khung lưới bị phá vỡ
Việc phá vỡ những quy tắc mang tới cho website sự nghịch ngợm khiến người dùng tò mò và khám phá sâu hơn. Nhưng hãy cẩn thận khi cân nhắc tới mục đích website tạo ra.
#10. Chủ nghĩa siêu thực
Có một lý do vì sao nó đang dần trở lại trong làng thiết kế, nhưng hãy cùng xem những loại giải pháp thông minh nào có thể áp dụng cho cách tiếp cận này trong tương lai.
Những nhà thiết kế UX/UI cần làm việc với sự sáng tạo và đổi mới. Trong khi chúng ta không thể tránh được sự ham muốn về một địa vị “một mình một kiểu” trong làng thiết kế, việc luôn giữ bản thân được cập nhật với những xu hướng mới nhất và áp dụng chúng một cách phù hợp vẫn luôn là kĩ năng cần thiết.
Tạm kết
Chúng tôi có bỏ lỡ xu hướng nào trong bài viết này mà bạn tin rằng thiếu chúng bộ mặt của ngành thiết kế UI không thể hoàn thiện? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận nhé!
Bạn đang có kế hoạch thiết kế hoặc nghiên cứu người dùng? Hãy giữ liên lạc với chúng tôi và tìm ra cách chúng tôi có thể giúp bạn thực hiện những nghiên cứu người dùng hữu ích và tạo ra một giao diện người dùng mạnh mẽ, nổi bật trước người dùng đích của bạn.
Nguồn: uxstudioteam.com