Thuyết màu sắc hòa trộn cả khoa học và nghệ thuật trong sử dụng màu sắc. Nó giải thích con người nhận thức màu sắc như thế nào; và những hiệu ứng thị giác về cách những màu sắc hòa trộn, kết hợp hoặc tương phản với nhau. Thuyết màu sắc cũng liên quan tới những thông điệp mà màu sắc truyển tải; và những phương pháp để nhân bản màu sắc.
Trong thuyết màu sắc, các màu sắc được tổ chức trên một bánh xe màu sắc và được phân nhóm thành 3 thể loại: những màu sơ cấp, những màu thứ cấp và những màu tam cấp. Bạn sẽ thấy rõ hơn sau khi đọc bài viết này.
Vậy vì sao như là một người khởi nghiệp bạn lại nên quan tâm tới thuyết màu sắc? Vì sao bạn không thể dùng bừa bãi vài sắc đỏ trên bao bì của mình và hoàn thành ở đó? Lựa chọn này hiệu quả với Coca Cola, đúng không?
Thuyết màu sắc sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu của mình. Và điều đó sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn. Hãy cùng xem mọi thứ hoạt động như thế nào.
Hiểu về màu sắc
–
Người ta quyết định thích hay không thích một sản phẩm chỉ trong 90 giây hoặc ngắn hơn. 90% trong số quyết định này chỉ dựa trên màu sắc.
Màu sắc là sự nhận biết. Mắt của chúng ta nhìn thấy thứ gì đó (bầu trời chẳng hạn), và dữ liệu được gửi từ mắt chúng ta tới não chúng ta cho chúng ta biết đó là một màu sắc nhất định. Những vật thể phản xả ánh sáng với những tổ hợp bước sóng khác nhau. Não của chúng ta nhận ra những bước sóng đó và dịch chúng ra một hiện tượng chúng ta gọi là màu sắc.
Khi bạn đẩy chiếc xe đẩy trong siêu thị, quét tầm mắt qua những gian hàng mênh mông chỉ để tìm kiếm một lốc 6 lon Coca, bạn sẽ tìm cái gì? Tìm logo dạng chữ script hay màu lon đỏ quen thuộc?
Người ta quyết định thích hay không thích một sản phẩm chỉ trong 90 giây hoặc ngắn hơn. 90% trong số quyết định này chỉ dựa trên màu sắc. Vì vậy, phần quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu phải tập trung vào màu sắc.
RGB: mô hình màu sắc bổ sung
Con người nhìn thấy những màu sắc dưới dạng những sóng ánh sáng. Việc hòa trộn ánh sáng – hoặc mô hình trộn lẫn màu sắc bổ sung – cho phép bạn tạo ra các màu sắc mới bằng cách hòa trộn màu đỏ, xanh lá, xanh lam với cường độ mỗi màu thay đổi khác nhau. Bạn bổ sung càng nhiều ánh sáng, hỗn hợp màu sẽ càng sáng hơn. Nếu bạn hòa trộn cả ba màu với tỷ lệ nhất định, bạn sẽ có được màu trắng thuần khiết.
TV, màn hình và máy chiếu sử dụng hệ thống màu đỏ, xanh là và xanh lam này (RGB) nhưng những màu sơ cấp của chúng, và sau đó hòa trộn với nhau để tạo ra những màu sắc khác.
Vì sao bạn nên quan tâm tới điều này?
Ví dụ như bạn có một thương hiệu rất khác biệt với một logo màu vàng sáng. Nếu bạn đăng ảnh logo trên Facebook, Twitter hoặc website của bạn và không sử dụng đúng quy trình màu sắc đúng, logo của bạn sẽ có vẻ kém tươi thay vì màu vàng sáng như kì vọng. Đó là lý do vì sao, khi làm việc với các tệp trên mọi màn hình, hãy sử dụng RGB, thay vì dùng CMYK.
CMYK: Mô hình màu bù trừ
Bất cứ màu sắc nào bạn thấy trên một bề mặt vật lí (giấy, bảng hiệu, bao bì,…) đều sử dụng mô hình màu bù trừ. Hầu hết mọi người đều quen với mô hình màu sắc này bởi nó là điều chúng ta được học ở trường mẫu giáo khi hòa trộn sơn. Trong trường hợp này, “bù trừ” đơn giản là việc bạn trừ đi ánh sáng phản xạ qua giấy bằng cách thêm màu sắc lên trên bề mặt giấy.
Truyền thống thì những màu sơ cấp được sử dụng trong quá trình bù trừ màu là đỏ, vàng và xanh lam, bởi đó là những màu người pha sơn sử dụng pha trộn để tạo ra những tông màu khác. Khi việc in màu trở nên phổ biến hơn, chúng vì thế được thay thế với màu cyan, đỏ tươi (magenta), vàng (yellow) và đen (key/black) (CMYK), bởi tổ hợp màu này cho phép máy in màu tạo ra dải màu rộng hơn trên giấy.
Vì sao bạn nên quan tâm tới mô hình màu sắc này?
Bạn đã quyết định in một loại tờ rơi cho chiến dịch tiếp thị của mình. Nếu bạn đang đầu tư tất cả tiền vào tiếp thị (việc in màu không hề rẻ!), bạn sẽ kì vọng bản in của mình thể hiện đúng màu mà bạn đã chọn.
Bời vì việc in màu sử dụng phương pháp hòa trộn màu sắc bù trừ, để có được sự tái tạo màu sắc chính xác chỉ có thể thông qua việc sử dụng hệ thống CMYK. Sử dụng RGB sẽ không chỉ mang tới kết quả màu sắc không chính xác, mà còn dẫn tới việc bạn tốn tiền in lại tất cả các bản in của mình.
Bánh xe màu sắc
–
Tôi không biết bạn như thế nào, nhưng khi tôi còn là một đứa trẻ, phần tuyệt vời nhất của việc quay lại trường học mỗi mùa thu là việc được nhận một bộ bút màu mới, nguyên bản gồm 64 chiếc của Crayola. Các khả năng dường như là vô tận. Cho tới khi tôi làm mất chiếc bút màu đen.
Việc thấu hiểu bánh xe màu sắc và sự hài hòa về màu (màu gì phù hợp, màu gì không và cách các màu truyền tải những thông điệp) thì cũng thú vị như việc có được một hộp bút màu mới.
Việc có thể hiểu những khái niệm và quá trình đi cùng với màu sắc sẽ giúp bạn truyền tải một cách có hiệu quả tầm nhìn của mình với nhà thiết kế, nhà in của mình, hoặc thậm chí là khách hàng tương lai của mình.
Những kiến thức cơ bản về bánh xe màu
Bánh xe màu sắc đầu tiên được thiết kế bởi ngài Issac Newtom vào năm 1666. Hiện tại các nhà thiết kế và nghệ sĩ vẫn sử dụng nó để phát triển những bộ màu hài hòa, những hỗn hợp màu và bảng màu.
Bánh xe màu sắc bao gồm 3 màu sơ cấp (đỏ, vàng, xanh lam), 3 màu sơ cấp (những màu được tạo ra khi những màu sơ cấp hòa trộn với nhau: xanh lá, cam, tím) và sáu màu tam cấp (những màu được tạo ra khi phối trộn những màu sơ cấp và thức cấp, như lục lam hoặc đỏ tím).
Vẽ một đường thẳng theo phương dọc đi qua tâm của bánh xe, bạn sẽ chia tách những màu ấm (các sắc đỏ, cam, vàng) khỏi những gam màu lạnh (các sắc xanh lam, xanh lục, tím).
Những gam màu ấm thường được gắn với năng lượng, sự sáng sủa và hành động, trong khi những gam màu lạnh thường gợi lên sự bình tĩnh, hòa bình và sự yên ổn.
Khi bạn nhận ra màu sắc có một nhiệt độ (nhiệt độ màu), bạn có thể hiểu việc lựa chọn tất cả màu ấm hoặc tất cả màu lạnh trong một thiết kế logo hoặc trên website của bạn có thể ảnh hưởng tới thông điệp của bạn như thế nào.
Sắc độ (hue), đổ bóng đen (shade), đổ bóng trắng (tint) và đổ bóng xám (tone)
Hãy cùng quay lại với bộ bút màu 64 chiếc từ những ngày đầu đi học nào. (Hãy nhớ màu “gỗ sồi tái”? Dù sao thì, màu gỗ sồi là màu gì, và vì sao gỗ sồi tái lại tốt hơn chín?). Dù sao, bạn có thể đang tự hỏi, bằng cách nào chúng ta có được 64 màu của bộ bút màu từ 12 màu lấy từ bánh xe màu sắc? Đó là nơi chúng ta cần những khái niệm như tint, shade và tone.
Nói đơn giản thì tint, tone và shade là những biến thể của những sắc độ (hue), hoặc màu sắc trên bánh xe màu sắc. Một sắc thái tint được tạo ra khi một sắc độ gốc được trộn lẫn với màu trắng. Ví dụ, đỏ + trắng = hồng. Một shade (đổ bóng đen) là kết quả khi một sắc độ được hòa trộn với một sắc đen đậm nhạt nào đó. Ví dụ, đỏ + đen = đỏ tía. Cuối cùng, một tone là khi màu xám được bổ sung vào sắc độ gốc. Điều này làm tối đi sắc độ gốc trong khi khiến màu trở nên tinh tế và ít chói mắt hơn.
Các bảng màu
Chúng ta hãy nói về những bảng màu. Sử dụng bánh xe màu, các nhà thiết kế tạo ra một bảng màu phù hợp dành cho những tư liệu tiếp thị đa dạng.
Những màu bổ sung
Những màu bổ sung có vị trí đối diện nhau trên bánh xe màu – ví dụ màu đỏ và xanh lá.
Bởi vì có một sự tương phản đáng kể giữa hai màu bổ sung, chúng có thể thực sự khiến hình ảnh nổi bật lên, nhưng sử dụng chúng quá mức sẽ dễ gây nhức mắt cho người dùng. Hãy nghĩ về bất cứ trung tâm thương mại nào vào tháng mười hai (mùa Giáng Sinh). Điều đó để nói rằng, sử dụng một bảng màu gồm cặp màu bổ sung trong chiến dịch tiếp thị của bạn mang đến độ tương phản đáng kể và sự phân biệt rõ ràng giữa các hình ảnh.
Những màu tương tự
Những màu tương tự có vị trí liền kề nhau trên bánh xe màu sắc – ví dụ như bộ ba màu đỏ, cam và vàng chẳng hạn. Khi tạo ra một bảng màu gồm các màu tương tự, một màu sẽ chiếm ưu thế, một màu khác hỗ trợ và những màu còn lại làm điểm nhấn. Trong kinh doanh, những bảng màu tương tự không chỉ tạo sự dễ chịu cho mắt, mà có thể hướng dẫn người mua hàng nơi nào và cách nào cần đưa ra hành động mua hàng một cách hiệu quả.
Website của Tostitos sử dụng một bảng màu tương tự. Hãy chú ý thanh điều hướng màu cam sang hút ánh nhìn của người xem khám phá toàn bộ tang, và những đường link được đặt ở phần dưới website dẫn lối những người tiêu dùng đang đói bụng tới với việc mua hàng.
Bộ ba màu sắc
Những màu sắc bộ ba là những màu được phân bổ cách đều nhau xung quanh bánh xe màu và có xu hướng rất sáng và linh động.
Bảng màu sử dụng cách phối màu bộ ba trong chiến dịch tiếp thị tạo ra sự tương phản và sự hài hòa cùng lúc, khiến mỗi chi tiết nổi bật trong khi khiến toàn bộ hình ảnh nổi lên.
Burger King là ví dụ sử dụng thành công bảng màu với bộ ba màu sắc như vậy.
Nhưng thực sự, vì sao bạn nên quan tâm về thuyết màu sắc?
Chỉ hai từ thôi: thiết kế thương hiệu và tiếp thị
Nhưng chờ đã, đúng hơn là: thiết kế thương hiệu, tiếp thị và bán hàng
Với kiến thức cơ bản này về màu sắc và những bảng màu, bạn đã được chuẩn bị để đưa ra những quyết định xây dựng thương hiệu hiệu quả. Cũng giống như quyết định logo của mình sẽ có màu gì. Hoặc những cảm xúc những màu sắc gợi lên cho người tiêu dùng và tâm lí học đằng sau lựa chọn màu sắc cho website của bạn.
Bạn nghĩ những điều này không quan trọng ư? Hãy xem qua bài viết này. Màu sắc khi sử dụng không hiệu quả có thể khiến người dùng khó chịu như thế nào.
Kiến thức về thuyết màu sắc không chỉ giúp chỉ đường cho bạn trong quá trình tiếp thị, nó cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những việc mà đối thủ cạnh tranh đang làm.
Khi so sánh trang web của 3 công ty luật, bạn sẽ nhận thấy sự hiện diện của nhiều bảng màu tương tự. Màu xanh lam thường gắn với sự phụ thuộc, màu nâu gắn với sự nam tính, và màu vàng gắn với sự thạo nghề và hạnh phúc. Tất cả trong số trên gắn với những sự tích cực trong ngành mà thường bị ám ảnh bởi những định kiến tiêu cực như sự dối trá và hiếu chiến.
Khiến nhãn hàng của bạn nổi bật và hấp dẫn với khách hàng bạn nhắm tới, và giúp bạn hiểu rằng màu sắc tồi tệ sẽ dẫn tới việc bán hàng tồi tệ – đó là lý do vì sao bạn nên quan tâm tới thuyết màu sắc.
Bạn cần giúp và tìm hiểu thêm về thuyết màu sắc hoặc có câu hỏi thắc mắc? Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận dưới đây!
—
Bài viết này được viết lần đầu bởi Peter Vukovic và được đăng vào năm 2012. Phiên bản hiện tại đã được cập nhật với những thông tin và ví dụ mới.
Nguồn: 99designs.com