LÀM SAO ĐỂ THÀNH CÔNG TỪ TƯ DUY THIẾT KẾ
Bài viết thực hiện bởi ad dpiCENTER
Ngày đăng 05/09/2023
Share

Tư duy thiết kế là những ý tưởng giúp ta giải quyết vấn đề thông qua luyện tập thiết kế vị nhân sinh – đặt con người làm trung tâm của quá trình giải quyết vấn đề.

Cốt lõi của tư duy thiết kế là chúng ta cần tập trung vào kết quả tổng thể, hơn là một vấn đề riêng biệt để giải quyết. Khi điều đó giúp ta giải quyết được một số vấn đề phức tạp nhất trên thế giới này (như là hiện tượng nóng lên toàn cầu), chúng ta cũng có thể sử dụng chúng vào ngành công nghiệp web, để giúp ta giải quyết các vấn đề của riêng ta.

Ví dụ, một vị quản lý sản phẩm có thể đến gặp bạn và nói là “chúng ta cần phát triển lưu lượng truy cập web tháng này lên 50%” Cách truyền thống để giải quyết có lẽ là tăng thêm chi phí quảng cáo, chạy chiến dịch xã hội, hoặc đơn thuần là tìm kiếm thêm cách thức xây dựng lưu lượng.

Cách tiếp cận tư duy thiết kế cho vấn đề này là tự hỏi “tại sao?” – có thể 50% lưu lượng truy cập dự kiến sẽ mang lại sự tăng trưởng về khách hàng tiềm năng. Thay vì giảm bớt chi phí của Quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, giải pháp tốt hơn là cải thiện tỉ lệ chuyển đổi lưu lượng đã có.

Tư duy thiết kế trong thực tế

 

AIRBNB

Một ví dụ tuyệt vời về tư duy thiết kế trong thực tế chính là những ngày đầu của AirBNB. Từ rất sớm, họ đã nhận ra rằng hình ảnh các căn hộ của mình hay có chất lượng kém – chủ yếu do sử dụng camera điện thoại đời cũ. Họ tin rằng nếu chất lượng hình ảnh các căn hộ tốt hơn, thì sẽ được khách hàng đặt chỗ nhiều hơn.

Vậy họ đã làm gì? Họ bay thẳng đến New York (nơi tập trung chủ yếu các căn hộ này), thuê một máy ảnh, ghé nhà người dùng và cải thiện thần kì chất lượng hình ảnh chụp các căn hộ. Ngay lập tức doanh thu hàng tuần của họ tăng gấp đôi, trở thành bước tiến lớn nhất đạt được trong suốt thời gian đó.

Bạn thấy sao về tư duy thiết kế này? AirBNB hiểu được về lâu dài, cách này là bất khả thi để áp dụng cho tất cả mọi người cho thuê nhà cũng như phải bay đến mỗi khu vực khác nhau. Nhưng, nắm được tính cấp thiết của vấn đề, họ chọn  giải pháp ngắn hạn này, vì nếu có hiệu quả, doanh thu sẽ hoàn toàn khởi sắc.

1

NORDSTROM

Một ví dụ khác của tư duy thiết kế trong thực tế đến từ Nordstrom Innovation Lab. Nordstrom, nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, đã thuê một đội nhân viên khai thác số liệu thu thập được từ các nguồn Facebook, Pinterest và Twitter để tổng hợp trải nghiệm sử dụng từ khách hàng dựa trên thông tin cá nhân và hoạt động thực tế.

Một trong những phương thức của họ, là đến một cửa hàng bán lẻ và trang bị app kính chống nắng trên iPad ngay trong cửa hàng. Thay vì tiếp cận thông cần bằng thu thập số liệu, thiết kế cửa hàng và thử nghiệm sản phẩm trên khách hàng, họ lại mang các designer và developer thẳng đến cửa hàng và bắt đầu thiết kế shop đó. Cách này cho phép họ gần gũi ngay với khách hàng thực sự (mà không phải là người được thuê để nghiên cứu), và cũng có nghĩa là mỗi bước tiến hành đều có thể thử nghiệm ngay trên khách hàng. Thay vì chỉ có nhân viên nghiên cứu tiếp cận với khách hàng, quản lý dự án và developer cũng tiếp cận và các ý tưởng của họ sẽ dễ dàng được thử nghiệm, kiểm định thực tế và từ đó họ sẽ phát triển app.

2

Cách tiếp cận “lean” này chú trọng vào tư duy thiết kế. Như trường hợp của AirBNB, ý tưởng này không cần tỷ lệ hóa – vì không phải ai cũng có thể đến cửa hàng và xây dựng app bằng phương thức này – nhưng Nordstrom sử dụng nguồn lực của mình để gần gũi khách hàng đồng thời xây dựng một thứ gì đó, dựa trên phản hồi trực tiếp họ nhận được. Về lâu dài dù app này có hoạt động hay không, cách tiếp cận này cũng có nghĩa là họ có cách để kiểm tra nhanh hơn là sử dụng cách tiếp cận thông thường.

KỸ THUẬT “WIZARD OF OZ – PHÙ THỦY XỨ OZ”

Một ví dụ nữa của tư duy thiết kế trong thực tế, sử dụng cách tiếp cận “lean”, chính là kĩ thuật “phù thủy xứ Oz”. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thí nghiệm tâm lý vào thập niên 1980. Theo ‘Universal Methods of Design’, Phù thủy xứ Oz là “một thí nghiệm nghiên cứu mà chủ thể tương tác với hệ thống máy tính mà chủ thể cho rằng mình hoạt động độc lập, nhưng thực tế hệ thống đang được điều khiển hoặc điều khiển cục bộ bởi một người phía sau.”

Được gọi như thế là bởi lẽ người dùng hoặc người kiểm tra có lẽ nghĩ rằng họ đang tương tác với máy tính hoặc hệ thống, trong khi thực tế lại có một người “đứng sau bức màn” thao tác máy tính đó (người điều hành đó chính là “the wizard – phù thủy”). Trong khi cách tiếp cận chuyên biệt này bắt nguồn từ lĩnh vực tâm lý, thì có rất nhiều cách để chúng ta vận dụng vào thiết kế web hiện tại. Điều cần thiết là ý tưởng này giúp ta kiểm tra một tính năng có đáng xây dựng không, trước khi ta tiến vào bước thực hiện. Cũng là lý do tương tự với khi ta làm bản mẫu – prototype, ta muốn xây dựng một thứ nhanh chóng để có thể hợp thức hóa với người dùng. Cách tiếp cận “Phù thủy xứ Oz” khác với prototype, vì prototype là thứ ta dựng lên trước khi tiến hành là sản phẩm thực tế, trong khi “Phù thủy xứ Oz” lại chủ yếu tạo nên sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) cho một ý tưởng.

Vậy thì nó sẽ diễn ra thế nào? Ý tưởng có thể xếp từ đơn giản đến phức tạp. Ở mức độ đơn giản nhất, hãy nói về việc bạn muốn thêm một newsletter vào website. Bạn nghe là cách này rất tốt, nhưng lại lo rằng sẽ phải tạo một tài khoản email dịch vụ, như Mailchimp hoặc Campaign Monitor, bạn sẽ cần một người thiết kế newsletter, một người code và một người để viết content – hết thảy có thể tốn nhiều tiền.

Một cách để tiếp cận là quay lại gốc rễ của nó – sử dụng miễn phí với MailChimp hoặcCampaign Monitor, bắt đầu với một template cơ bản và tập trung vào nội dung. Tuy nhiên, ta chỉ thực sự quay lại ngọn nguồn khi sử dụng kĩ thuật Phù thủy xứ Oz – đăng nhập 1 tài khoản email và thu thập các email vào cơ sở dữ liệu, không liên hệ với bất cứ dịch vụ nào khác. Chỉ đơn thuần thu thập các địa chỉ mail để biết được liệu ai có nhu cầu thực sự với danh sách mail này không. Nếu không ai đăng nhập, bạn có thể chuyển sang hướng khác. Nếu nhiều người đăng nhập – Okay bạn có thể chi thêm nhiều “ngân lượng” để triển khai thực hiện nó đúng cách.

Dự án khởi nghiệp “CityPockets” sử dụng phương pháp này đưa ra MVP của chính họ. Để xác thực ý tưởng (bằng cách thu thập phiếu thưởng của người dùng ở những cửa hàng trung tâm), họ yêu cầu người dùng chuyển tiếp Email để họ phân loại. Thay vì sử dụng back-end logic (phần lập trình trên Server) để thực hiện điều này, Cheryl – Người sáng lập công ty, đã dành nhiều giờ tự mình nhập phiếu thưởng vào cơ sở dữ liệu. Điều này có ý nghĩa hơn hẳn việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào việc tạo back-end cho ứng dụng, bằng cách tự mình “gồng gánh” cô ấy đã có thể tạo ra nhiều sản phẩm sớm hơn dự định.

Ý tưởng này không mang tính đột phá, nhưng khiến cô ấy nhanh chóng tìm ra cái mà cô ấy cần để phát triển ứng dụng, do đó Cheryl đã bắt đầu tạo ra 1 back-end, giúp cho những nỗ lực ít bị lãng phí hơn.

Tư duy thiết kế đúng nghĩa là đưa mọi người vào trung tâm trải nghiệm của bạn. Người ta nói rằng họ muốn rất nhiều thứ, sử dụng những kĩ thuật giống như “Phù thủy xứ Oz”, thật dễ dàng hơn cho chúng ta nếu biết điều khách hàng thực sự muốn, điều đó khiến chúng ta sẽ thiết kế đúng cái mà khách hàng cần.

Tại sao Tư duy Thiết Kế?

 

Như những ví dụ nêu trên, rõ ràng bằng cách áp dụng tư duy Thiết kế chúng ta đang giải quyết các vấn đề thực sự của khách hàng thay vì tập trung vào các mục tiêu kinh doanh độc quyền. Với một số tiền không hề lớn, ý tưởng cho một công ty nhỏ bay tới New York chụp một vài bức ảnh,  ý tưởng này có thể không nổi bật ở nhiều phòng họp công ty, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa chính quyết định này đã làm thay đổi định hướng của doanh nghiệp. Không phải ai cũng có thể vào cửa hàng, và phát triển ứng dụng khi chúng đang hoạt động nhưng thêm một trường Email để thu thập Email người dùng cho một tính năng cụ thể khá khả thi.

Thêm một lý do cho thấy Tư duy Thiết kế khá hay, nó cho chúng ta khả năng nhìn nhận vấn đề theo hướng khác – tái cấu trúc vấn đề, có lẽ cách tiếp cận truyền thống hướng đến việc ưu tiên những điều sai trái.

Nó góp phần giúp chúng ta nhanh nhạy và đi đúng hướng. Thay vì dành toàn bộ thời gian xây dựng sản phẩm hoặc website, sau đó giới thiệu và xem xét phản ứng thị trường, Tư duy Thiết kế cho phép chúng ta phát triển những chi tiết nhỏ và tiện hơn cho việc giới thiệu sản phẩm. Kiểm tra, cập nhật ngay khi cần, phân tích ngay trong quá trình xây dựng sản phẩm, không phải chờ đến giai đoạn cuối.

Những lợi ích này là vô tận. Tiếp cận Tư duy Thiết kế nghĩa là có sự tham gia của người dùng trong suốt quá trình. Không những cung cấp những giải pháp tốt hơn, mà còn mang lại cho người dùng cảm giác bản thân mình là một phần của quá trình, khiến họ cảm thấy được trân trọng, được quan tâm. Điều này khiến họ dễ dàng cho qua những vấn đề tiềm ẩn và trở thành người quảng bá, khuyến khích bạn bè và  những người khác sử dụng sản phẩm, website của chúng ta. Hiệu ứng này, được biết đến với tên gọi phổ biến hơn  là “hiệu ứng lan tỏa”.

3

 Một ví dụ thú vị khác từ Công ty dịch vụ Tài chính Fidelity. Họ gửi một số sinh viên tốt nghiệp đến “Trường Thiết Kế” để áp dụng Tư duy Thiết Kế và đây là trích dẫn từ những gì họ đã học được:  Các mẫu Thiết Kế và kế hoạch dự án có thể bị điều chỉnh hoặc loại bỏ dù trước đó  nhóm đã dành khá nhiều thời gian và nguồn lực đáng kể để đánh bóng sản phẩm đưa ra chào bán. Có lẽ quan trọng nhất, phương pháp này tránh được việc mời khách hàng đánh giá một website mô phỏng ít nhiều đầy đủ chức năng, điều này khiến họ cảm thấy như thể đầu vào đa phần đều là suy nghĩ.

Tất cả mọi người đều có thể trở thành nhà Tư duy Thiết Kế

 

Trong khi người dùng trải nghiệm như những nhà thiết kế, những chuyên gia web thực thụ, nên họ thông thạo khi luyện tập kỹ năng Tư duy Thiết Kế, Tư duy Thiết kế có thể được thực hành bởi bất kỳ nhân viên nào gặp phải tình huống mà họ cần giải quyết vấn đề, không phải chỉ dành riêng cho những bạn mang chức danh“Designer” .

 Là những nhà Thiết kế, chúng ta có trách nhiệm không chỉ thực hành Tư duy Thiết kế bằng cách suy nghĩ và áp dụng giải quyết vấn đề, mà còn giải thích cho những người xung quanh tại sao chúng ta đưa ra quyết định và giúp họ thực hành những phương pháp tương tự trong công việc của họ.

Làm thế nào để áp dụng Tư Duy Thiết Kế vào Thiết kế Web

 

Giao tiếp với khách hàng

Đừng hỏi mà hãy quan sát. Sử dụng dữ liệu, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn luôn sao lưu dữ liệu bằng những quan sát thực tế chứ không chỉ dựa vào những con số. Dù rằng dữ liệu cho chúng ta biết cái mà mọi người đang làm nhưng giao tiếp sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào lý do.

Nhưng hãy nhớ rằng, với tất cả những điều này, chúng ta phải nhớ người mà chúng ta đang đề cập ở đây là “Người dùng”.100% người dùng là tất cả mọi người. Những người như tôi và bạn sở hữu rất nhiều sự “Thiên vị cố hữu”.Điều đó nghĩa là nó được xây dựng để hướng chúng ta nghĩ theo một cách nào đó trong những tình huống nhất định. Thậm chí cách chúng ta đặt câu hỏi, có thể nghiêng câu trả lời theo một hướng cụ thể.

Tóm lại, bạn nên lắng nghe mọi người 100%, nhưng hãy cẩn thận với những gì bạn hỏi và cách mà bạn đặt câu hỏi.

KIỂM TRA Ý TƯỞNG BẰNG MẪU THỬ, THỬ NGHIỆM BẰNG “PHÙ THỦY XỨ OZ”

Thất bại sớm, thất bại thường xuyên đừng ngần ngại thử những thứ không nhất thiết phải mở rộng. Chắc chắn rằng bạn phải đủ nhanh nhẹn để xoay sở ý tưởng nếu chúng không hoạt động trôi chảy. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề hoàn hảo hay không, chỉ cần tất cả mọi thứ đều ổn và xem cái cách mà chúng vận hành.

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ chúng ta xây dựng mọi thứ nhanh hơn bao giờ hết (bao gồm giấy bút), và nhớ thử nghiệm ý tưởng để xem những gì đang hoạt động, trước khi chi hàng đống tiền vào một sản phẩm “hoàn hảo” hoạt động tốt nhưng không ai cần.

PHẢN HỒI, PHẢN HỒI, PHẢN HỒI

Lưu ý rằng không nói quá nhiều về những con số, số và số. Chuyên gia trong lĩnh vực Quảng cáo Rory Sutherland cho biết: “ Ngay khi một con số trở thành số liệu, nó sẽ mất tất cả sự liên quan dưới dạng chỉ số”. Điều này nói lên rằng ngay khi chúng ta trở nên quá tập trung vào một con số hoặc một số liệu chúng ta rất dễ dàng đánh mất mục tiêu tổng thể.

Hãy đảm bảo rằng bạn phải thường xuyên tìm kiếm phản hồi về thiết kế của mình, từ khách hàng, từ phân tích cũng như nội bộ. Như tôi đã đề cập xuyên suốt bài viết, không có chân lý nào cho điều này. Sử dụng tất cả các phản hồi mà bạn có để đưa ra quyết định một cách cân bằng.

LÙI LẠI VÀ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI

Nếu nó không hoạt động, hãy thử lùi một bước và xem xét lại vấn đề. Nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, bạn có đang bỏ lỡ điều gì không? Hãy chắc chắn đưa tất cả mọi người tham gia vào giải pháp.  Khách hàng của bạn – Tất nhiên – sẽ tham gia với tư cách như những nhà phát triển. Cho đến nhân viên Tiếp tân – Bất kỳ ai với những quan điểm khác sẽ cho bạn những phản hồi có giá trị.

Như đã đề cập ở phần trên, những “Designer” không phải là những người duy nhất nên thực hành Tư duy Thiết Kế. Thực tế, nếu chúng ta tự mình gánh tất cả, chúng ta sẽ không thể làm việc một cách hiệu quả.

Kết Luận

 

Có vô số tài liệu tham khảo về cách bắt đầu thực hành Tư duy Thiết Kế. Và tất cả những bằng chứng đều chỉ ra rằng sử dụng phương pháp mới này để giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả và sáng tạo hơn hẳn so với những phương pháp truyền thống.

4

Quy trình Thiết kế tại Ideo

Là những Designer, chúng tôi tự đặt mình vào vị trí giáo dục, khuyến khích tất cả mọi người sử dụng phương pháp này và dẫn đầu bằng cách tự áp dụng chúng vào công việc hàng ngày của mình.

Dù cho chúng tôi nắm trong tay những Kỹ năng Thiết kế, như thiết kế những mẫu thử nhanh hoặc ở mức độ cao hơn là giao tiếp với khách hàng và các bên liên quan, sử dụng Tư duy Thiết kế chúng tôi đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được giải quyết một cách chính xác và tránh mất thời gian vào những việc không cần thiết.

Nguồn: webdesignerdepot.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay