Thứ 5
Tháng 6
2017
8

Kiến thức cơ bản về lý thuyết màu sắc (The fundamentals of understanding color theory)

Lý thuyết màu sắc đề cập cả khoa học và nghệ thuật của màu sắc. Nó giải thích cách con người tiếp nhận màu sắc; cách hòa trộn, phối hợp hay bất điều hợp của màu sắc; những thông điệp ngầm mà màu sắc truyền tải (thường là về văn hóa); và các phương thức dùng để tái tạo màu sắc.

saksham-gangwar-175199

Via unsplash

Thế thì vì sao bạn cần quan tâm về lý thuyết màu sắc dưới tư cách một người vừa khởi nghiệp? Vì sao bạn không thể đơn giản là vỗ chút màu đỏ vào mẫu bao bì và thế là xong? Coke làm như vậy rất hiệu quả mà đúng không?

Lý thuyết màu sắc sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu của mình. Và từ đó giúp tăng thêm doanh số bán hàng. Chúng ta hãy nghiên cứu sâu về màu sắc thông qua phân tích một số thương hiệu nổi tiếng nhé.

Hiểu về màu sắc – Understanding Color

Con người quyết định thích một sản phẩm hay không chỉ trong 90 giây trở xuống. 90% quyết định này lại được thiết lập chỉ dựa trên màu sắc.

Màu sắc là năng lực tri giác. Khi mắt chúng ta nhìn một thứ (như bầu trời), dữ liệu được truyền từ mắt đến não bộ sẽ thông báo cho ta biết một màu sắc nhất định (màu xanh da trời). Các vật thể phản xạ ánh sáng bằng nhiều tổ hợp bước sóng khác nhau. Não bộ sẽ lựa chọn các tổ hợp bước sóng này, chính là một hiện tượng mà ta gọi là màu sắc.

Khi bạn dạo qua quầy đồ uống với khoảng 82 triệu lon, chai đủ loại, và cố tìm lốc 6 lon Coke, thì bạn sẽ tìm kiếm điều gì? Là logo hay là chiếc lon đỏ quen thuộc?

Con người quyết định có thích một sản phẩm hay không chỉ trong vòng 90 giây trở lại. 90% quyết định này lại chỉ dựa trên màu sắc. Thế nên, màu sắc là một phần hết sức quan trọng của branding.

RGB: hệ màu pha trộn cộng bởi ba màu đỏ, xanh lá và xanh dương.

RBG-2-column

Pha trộn màu cộng. Nếu bạn (cũng giống tôi) đang gặp khó khăn để hiểu được màu đỏ và màu xanh pha trộn với nhau để tạo ra màu vàng như thế nào, hãy xem thử video này.

Con người nhìn màu thông qua tần số ánh sáng. Hòa trộn ánh sáng – hay hệ màu RGB – cho phép bạn tạo ra các màu sắc bằng cách trộn lẫn các nguồn ánh sáng màu đỏ, xanh lá và xanh dương với các tỷ lệ sáng khác nhau. Càng nhiều ánh sáng thêm vào thì màu đó càng nhiều thêm. Nếu trộn với tỷ lệ cao nhất độ sáng của ba màu, bạn sẽ có ánh sáng trắng.

TV, màn hình và máy chiếu sử dụng màu đỏ, xanh lá và xanh dương (RGB) là các màu sắc chủ yếu, và sau đó pha trộn chúng với tỷ lệ khác nhau để tạo ra các màu khác.

Tại sao bạn nên quan tâm?

Hãy giả sử bạn đang có trong tay một thương hiệu hết sức khác biệt với một logo màu vàng sáng. Nếu bạn đưa logo này lên Facebook, Twitter hay website của bạn và không dùng quy trình màu chính xác, logo của bạn sẽ bị xỉn đi thay vì màu vàng sáng đấy. Chính vì vậy, khi làm việc với bất kỳ màn hình nào, hãy dùng RGB, chứ không dùng CMYK.

CMYK: hệ màu pha trộn trừ

CMYK-915x915px

Bất cứ màu sắc nào bạn nhìn thấy trên bề mặt vật lý (giấy, bảng chỉ dẫn, bao bì, v.v..) đều sử dụng hệ màu pha trộn trừ. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với hệ màu này vì đấy chính là thứ chúng ta được học ở trường mẫu giáo khi tạo ra những bức tranh dấu vân tay. Ở trường hợp này, “trừ” đơn giản đại diện cho việc bạn loại trừ ánh sáng từ giấy bằng cách thêm màu sắc vào.

Hệ màu pha trộn trừ rất giống với tô màu khi ta còn học ở trường. Video này thể hiện rất tốt về mặt thị giác của phần “trừ” này.

Theo truyền thống, các màu chính (màu cơ bản) được dùng trong quá trình trừ màu là màu đỏ, vàng và xanh dương, vì đây là các màu họa sĩ dùng để pha ra tất cả các màu cơ bản khác. Khi màu in xuất hiện, chúng được thay bằng màu xanh lơ – Cyan, hồng sẫm – Magenta, vàng – Yellow và đen – Key/black (CMYK), vì những tổ hợp màu này cho phép máy in xuất ra phổ màu rộng và đa dạng hơn trên giấy

Tại sao bạn nên quan tâm?

Bạn quyết định in một brochure có nhiều màu. Nếu bạn đã đầu tư hết gia sản vào công cuộc marketing (in ấn chưa bao giờ là rẻ cả!), bạn hẳn phải mong đợi máy in của bạn cho ra đúng màu.

Vì in ấn sử dụng hệ màu pha trộn trừ, để tái tạo ra màu chính xác thì chỉ có thể dùng hệ CMYK. Dùng hệ RGB không chỉ in ra không đúng màu, mà còn là một chi phí lớn với máy in khi bạn ép nó phải in lại những phần còn lại.

Bánh xe màu sắc

Tôi không biết bạn ra sao, nhưng khi tôi còn nhỏ, vào mùa tựu trường, điều tốt đẹp nhất khi quay lại trường học chính là nhận được một hộp bút sáp màu Crayola 64-cây mới tinh. Tính khả dụng gần như vô tận. Hẳn cho đến khi tôi làm mất cây bút màu đen.

Thấu hiểu bánh xe màu sắc và cách phối màu (điều gì có hiệu quả, điều gì không, và cách giao tiếp của màu sắc) thật thú vị giống như ta có được một hộp bút sáp màu mới.

Có thể hiểu được các thuật ngữ và quy trình đồng hành với màu sắc sẽ giúp bạn trao đổi thông thạo ý tưởng của bạn với chuyên viên thiết kế, in ấn và thậm chí (có thể) với cả một bạn chuyên viên siêu giỏi của Apple Store.

Color-Wheel-2

Cơ bản về bánh xe màu sắc

Bánh xe màu sắc đầu tiên được thiết kế bởi Sir Isaac Newton vào năm 1666 thế nên nó hiển nhiên dẫn dắt bạn trở về những bước vỡ lòng về màu sắc thuở mẫu giáo. Đến nay, các nhà nghệ thuật và thiết kế vẫn dùng nó để phát triển sự phối màu, pha trộn màu sắc và các bảng màu.

Bánh xe màu sắc bao gồm 3 màu bậc 1 (đỏ, vàng, xanh dương), 3 màu bậc 2 (các màu tạo ra từ sự pha trộn các màu cơ bản: xanh lá, cam, tím) và 6 màu bậc 3 (các màu tạo nên từ các màu cơ bản và màu cấp 2, như màu xanh lam hay màu đỏ tím).

Vẽ một đường thẳng qua tâm bánh xe, và bạn sẽ chia tách được các màu nóng (các màu đỏ, cam, vàng) ra khỏi các màu lạnh (các màu xanh dương, xanh lá, tím).

Warm-colors-2-column Cool-colors-2-column

Các màu nóng thường đồng hành với năng lượng, sự tươi sáng, và năng động, trong khi các màu lạnh thường ám chỉ sự bình tĩnh, hòa bình và trầm lặng.

Khi bạn nhận ra rằng màu sắc cũng có nhiệt độ, bạn sẽ hiểu được cách chọn ra tất cả màu nóng hay màu lạnh trong một logo hoặc trên website có thể ảnh hưởng đến thông điệp muốn truyền tải.

Hue, shade, tint and tone

Sắc màu (xanh đỏ tím vàng), vùng sáng, độ mờ, vùng tối và vùng trung gian

Hãy quay lại với hộp bút sáp 64 màu của những ngày đầu tiên ta đến trường. (Bạn còn nhớ “than non” không? Than non là gì, và có phải hiển nhiên là than non tươi nhìn đẹp hơn là sau khi đốt không?). Dù sao thì, bạn hẳn có lúc tự hỏi, làm cách nào để biến từ 12 màu gốc trên bánh xe màu sắc thành tất cả các bút sáp màu này? Đây chính là lúc vùng sáng, độ mờ, vùng tối và vùng trung gian xuất hiện.

Hue-4-columnShade-4-columnTINT-4-column Tone-4-column

Đơn giản thì, vùng sáng, độ mờ, vùng tối và vùng trung gian chính là các sự biến đổi của sắc màu, hay các màu sắc, trên bánh xe màu sắc. Vùng sáng là một sắc màu được thêm màu trắng vào. Ví dụ, đỏ + trắng = hồng. Vùng tối là một sắc màu được thêm màu đen vào. Ví dụ, đỏ + đen = đỏ burgundy. Cuối cùng, vùng trung gian là một màu được thêm màu đen và trắng (hay xám). Điều đó giúp làm tối đi sắc màu ban đầu, đồng thời khiến màu này xuất hiện huyền ảo hơn và bớt dữ dội hơn.

Cách phối màu

Hãy nói về việc vạch ra các chiến thuật phối hợp… (Và không phải là kiểu các vai phản diện đặt ra âm mưu như phim hoạt hình đâu nhé). Chúng ta đang nói về các cách phối màu. Bằng cách sử dụng bánh xe màu sắc, các chuyên viên thiết kế sẽ phát triển một bảng phối màu cho marketing.

Complementary-3-column Analogous-3-column Triadic-3-column

Các màu bổ sung

Các màu bổ sung đối diện nhau trên bánh xe màu sắc – ví dụ như đỏ và xanh.

attachment_77636549-e1487960828594

Logo do Wiell thiết kế cho Pepper Powered

Vì sự đối lập sắc nét giữa hai màu sắc, chúng có thể tạo ra sự nổi bật bất ngờ cho hình ảnh, nhưng sử dụng quá đà cũng có thể gây nhàm chán. Hãy nghĩ đến bất kỳ trung tâm mua sắm trông như thế nào vào tháng 12. Như đã nói, sử dụng cách phối màu bổ sung trong chiến thuật marketing sẽ mang đến sự đối lập sắc nét và khác biệt rõ rệt giữa các hình ảnh.

Các màu tương đồng

Các màu tương đồng sẽ đứng gần nhau trên bánh xe màu sắc – ví dụ như đỏ, cam và vàng. Khi tạo ra một cách phối màu tương đồng, một màu sẽ là chủ đạo, một màu bổ túc và màu nhấn . Trong kinh doanh, cách phối màu tương đồng không chỉ thỏa mãn về thị giác, mà còn hướng dẫn hiệu quả khách hàng cách thức và nơi chốn để họ thực hiện hành động.

Screen-Shot-2017-02-23-at-7.56.37-PM

Website Tostitos sử dụng cách phối màu tương đồng. Hãy chú ý thanh điều hướng màu cam sáng sẽ hướng mắt người dùng đến việc khám phá website, và đường link màu-nhấn ở cuối trang sẽ lôi kéo những vị khách hàng đang đói bụng phải bức thiết tiến hành “Mua Online”.

Các màu bộ ba

Các màu bộ ba trải rộng khắp bánh xe màu sắc, thường rất sáng và tràn đầy năng lượng.

Sử dụng cách phối màu bộ ba trong marketing sẽ giúp tạo ra sự tương phản thị giác và đồng thời cũng có sự hòa hợp nữa, giúp từng yếu tố nổi bật lên mà vẫn giữ được sự nổi bật của toàn thể hình ảnh.

have-it-your-way

Burger King sử dụng cách phối màu này khá thành công. Nào, đã đến giờ ăn trưa chưa?

Nhưng thật sự thì, tại sao bạn cần quan tâm về lý thuyết màu sắc?

2 từ: thương hiệu và marketing.

Không chờ chút, là 3 từ: thương hiệu, marketing và bán hàng.

Với kiến thức cơ bản về màu sắc và cách phối màu này, bạn đã chuẩn bị đủ để đưa ra các quyết định branding hiệu quả. Như là nên dùng màu gì cho logo. Hay cảm xúc mà màu đó gợi lên cho người mua và tính tâm lý đằng sau chọn lựa màu sắc cho website của bạn.

Bạn nghĩ rằng sẽ chẳng gây ra vấn đề gì? Hãy xem thử ở đây đi. Thật quá đau mắt.

Kiến thức lý thuyết màu sắc không chỉ hướng dẫn bạn trong sự nghiệp marketing của riêng bạn, mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn các đối thủ của mình đang làm gì.

attachment_71282916-e1487903494124 attachment_70913271-e1487903415209 attachment_59725723-e1487903367179

Khi đặt ba trang web luật bên cạnh nhau để so sánh, bạn sẽ để ý thấy sự đa dạng trong cách phối màu tương đồng. Màu xanh nhìn chung đi kèm với sự an toàn, màu nâu thể hiện tính đàn ông, và màu vàng là sự sung túc và hạnh phúc. Tất cả những điều này kết hợp tích cực trong cùng một lĩnh vực mang ý nghĩa phủ định một cách khuôn sáo, như là không trung thực hoặc có tính công kích.

Tạo ra thương hiệu khác biệt và hấp dẫn được mục tiêu của bạn, đồng thời hiểu rõ những màu sắc yếu kém nào có thể dẫn đến kinh doanh không tốt – đó chính là lý do vì sao bạn nên quan tâm đến lý thuyết màu sắc.

Nguồn: https://99designs.com