Design Thinking đối với thay đổi xã hội
Cách đây không lâu, ý tưởng thiết kế gợi lên nhiều hình ảnh về các đối tượng phá cách. Design thinking thuộc về thế giới của các kiến trúc sư, chuyên viên thiết kế sản phẩm, thiết kế nội thất và thiết kế đồ họa. Nhưng ngày nay một nhóm phát triển các nhà thiết kế đang vận dụng các kỹ năng và phương tiện phục vụ thiết kế sản phẩm cộng đồng. Cùng một lúc, chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, và các doanh nghiệp xã hội đang thử nghiệm với Design thinking để nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo cho “các vấn đề nổi trội” của các quốc gia và toàn thế giới.
Vì thế, sự thu hút của Design thinking là gì? Làm thế nào để Design thinking góp phần tạo ra sự thay đổi xã hội tích cực?
Không có định nghĩa khái quát về Design thinking nhưng về cơ bản, Design thinking là:
Tạo ra một loạt các ý tưởng cho một vấn đề, việc kiểm tra và cải tiến được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình thiết kế, và áp dụng mối quan hệ hợp tác thiết kế với những người đang sử dụng giải pháp thiết kế.
Tim Brown, Giám đốc điều hành IDEO, tập đoàn quốc tế hàng đầu về phát minh và thiết kế mô tả Design thinking như là một hoạt động “khuyến khích xem xét hàng loạt các giải pháp, có thể được áp dụng trong lĩnh vực này, và được sử dụng nhiều. Nó tiếp cận hướng giải quyết vấn đề từ quan điểm của người sử dụng và kêu gọi tìm hiểu những nhu cầu chưa được đáp ứng, do đó tránh được rủi ro của việc áp đặt các giải pháp sai trên diện rộng.
Trong điều kiện của xã hội thay đổi, có sáu cách mà Design thinking có thể góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực.
- Design thinking mang tính nhân văn và lấy con người làm trung tâm. Đồng cảm là một nguyên tắc cốt lõi trong tư duy thiết kế. Thiết kế yêu cầu hiểu biết về nhu cầu và trải nghiệm mà con người ta đang kiếm tìm hoàn thiện và cách mà người ta tương tác với bất cứ cái gì chúng ta thiết kế. “Là quần chúng” và quan sát biến động xã hội chính là nền tảng cho việc thực hành thiết kế.
- Không giống như tư duy phân tích theo lối truyền thống, Design thinking là hướng tiếp cận vấn đề không giới hạn, cho phép những nhà cải cách và những người tạo ra thay đổi thực hiện bước tiến sáng tạo cho những ý tưởng và lĩnh vực mới trong khả năng. Thiết kế thiên về tạo ra các phương án mới hơn là phân tích các phương án hiện có. Đôi khi, điều này có nghĩa sắp xếp lại các vấn đề và nhìn lại giải pháp hiện tại theo những cách mới. Đôi khi, nó có nghĩa là khởi đầu tạo dựng.
- Design thinking – kiến thức tích lũy – được căn cứ vào sự không chắc chắn của các quá trình và bao gồm khái niệm của việc có thể tiến tới mà không rõ ràng và không cố gắng để xác định mọi thứ trước. Design thinking có khả năng tiềm tàng đối với sự thay đổi xã hội theo hướng tích cực vì quá trình thiết kế được điều chỉnh sao cho phù hợp với các vấn đề chỉ định đồng nhất và không rõ ràng và đối phó với sự phức tạp lớn.
- Design thinking là một trải nghiệm có ý thức. Thử nghiệm và lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế chia sẻ một cách tiếp cận tương tự trải nghiệm có ý thức do nhà khoa học xã hội hàng đầu Donald A. Schön (1983) đề xuất, bởi vì trong quá trình thiết kế xoay quanh các tình huống chứ không phải là vấn đề.
- Design thinking là suy nghĩ và kỹ năng. Nó là một biểu hiện của trí thông minh sáng tạo được rèn luyện. “Thái độ thiết kế” chính là nhận thức và đón nhận thách thức về giải quyết thông tin mập mờ, nguy hiểm, và mâu thuẫn và tạo ra những triển vọng mới.
- Design thinking liên hệ giữa làm việc với những hối thúc, và nhấn mạnh đến khả năng cung cấp hơn là nguồn cung cấp. Nhà tư tưởng thiết kế hỏi: làm thế nào chúng ta có thể thực hiện và cung cấp giải pháp thiết kế của chúng ta với ít tài nguyên?
Design thinking là việc tạo ra thế giới theo một chủ ý. Vậy thế giới nào chúng ta muốn thực hiện?
Ngày 29 tháng 11 năm 2014, viết bởi Robyn Lui
Robyn Lui là người sáng lập và nguyên là Chiến lược gia của Social Change Collective. Cô là thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia, London.
Nguồn: designthinkingsydney.com.au