CÁCH XÂY DỰNG LÒNG TRUNG THÀNH VỚI THƯƠNG HIỆU
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 23/09/2023
Share

Xây dựng lòng trung thành thương hiệu không phải việc dễ dàng, nhưng về dài hạn nó rất đáng để thực hiện.

1

Lòng trung thành với một thương hiệu là như thế nào? Minh họa bởi Vladanland.

Khi bạn xây dựng một thương hiệu, việc thiết yếu là thu hút được khách hàng, nhưng nó thực sự chỉ là mảnh ghép đầu tiên của trò chơi xếp hình. Nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình thực sự bứt phá, việc thu hút khách hàng mới là chưa đủ, bạn cần khiến họ quay lại với mình thêm nhiều lần nữa.

Sự trung thành với thương hiệu là một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng một thương hiệu bền vững trong dài hạn. Nhưng sự trung thành với thương hiệu là gì? Vì sao nó lại quan trọng như vậy? Và bằng cách nào bạn có thể xây dựng lòng trung thành thương hiệu và biến những khách hàng mua hàng một lần thành những người ủng hộ trọn đời? Hãy đọc hết bài viết của chúng tôi để tìm kiếm câu trả lời.

Sự trung thành với thương hiệu là gì?

Sự trung thành với thương hiệu là xu hướng khi một người khách hàng muốn mua hàng từ một thương hiệu cụ thể thay vì những lựa trọn khác trên thị trường. Nó là một cảm giác tin tưởng và trung thành với một thương hiệu nhất định và đây là yếu tố mang đến một sự khác biệt rõ rệt trong sự thành công của doanh nghiệp của bạn.

Vì sao sự trung thành với thương hiệu lại quan trọng?

Tất nhiên, điều quan trọng là tập trung vào tìm kiếm những khách hàng mới cho thương hiệu. Nhưng nếu những người khách hàng này chỉ mua sản phẩm một lần và không bao giờ quay lại, họ sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho nhãn hàng bạn kinh doanh.

2

Thiết kế bởi DreamMaster

Nhưng nếu bạn tập trung vào xây dựng sự trung thành với thương hiệu, những khách hàng này sẽ tiếp tục quay lại, gắn bó với nhãn hàng của bạn và mang lại lợi nhuận bền vững trong những năm sắp tới. Thêm vào đó, họ sẽ có thể đề xuất nhãn hàng của bạn cho bạn bè của họ – điều công ty nào cũng mong muốn.

Kết luận: sự trung thành với thương hiệu là vũ khí thay đổi cuộc chơi cho bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết cách tạo ra cảm giác này cho khách hàng của nhãn hàng.

Cách xây dựng sự trung thành với thương hiệu trong 5 bước:

  1. Minh chứng chất lượng vượt trội của sản phẩm

Sự thực là, việc bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ bắt mắt, thu hút sự chú ý không giúp được gì nhiều trong quá trình xây dựng sự trung thành với thương hiệu. Thị trường đầy rẫy những công ty với sản phẩm và dịch vụ gây sự chú ý như của bạn. Nếu bạn muốn nổi bật khỏi đám đông, đảm bảo rằng sự chú ý của công chúng kéo dài và họ trung thành với nhãn hàng về dài hạn, bạn cần giữ đúng lời hứa về chất lượng sản phẩm. Hãy để khách hàng nhận ra họ đang được nhận những gì tốt hơn cả mong đợi và luôn cho họ thấy bạn là thương hiệu đáng để hợp tác cùng. Minh chứng chất lượng vượt trội của sản phẩm là một cách tốt để làm điều đó.

3

Thiết kế bởi martinem design

Những nhãn hàng mới ra mắt mỗi ngày, nên việc ưu tiên chất lượng lên hàng đầu là một cách không chỉ gia tăng giá trị cho khách hàng, mà còn giúp doanh nghiệp trụ vững trong thị trường ngày một bão hòa.

Nếu bạn có thể xây dựng hình tượng thương hiệu như là một công ty duy trì chất lượng về tổng thể – cho dù là chất lượng của bản thân sản phẩm, chất lượng của sự truyền thông khách hàng, hoặc chất lượng của công nghệ thương mại điện tự – bạn có thể trở nên nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh khác – những kẻ không cung cấp mức độ chất lượng cũng như nhất quán cao như vậy – đồng thời kích thích sự trung thành với thương hiệu – điều sẽ khiến khách hàng quay lại với bạn trong nhiều năm tiếp theo.

Ví dụ, việc đầu tư kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm có thể tiêu tốn thêm chi phí và ngân sách, nhưng khi khách hàng nhận ra sản phẩm của bạn được sản xuất ra để sử dụng lâu dài, họ sẽ được truyền cảm hứng để tiếp tục mua hàng.

Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để đào tạo nhân viên của mình cách xử lý những vấn đề liên quan tới khách hàng, nhưng khi khách hàng được thỏa mãn bởi dịch vụ khách hàng tuyệt vời, họ sẽ quay lại và mua sản phẩm nhiều lần nữa.

Tóm lại, chất lượng là yếu tố để phân biệt các doanh nghiệp làm ăn chộp giật và những công ty hoạt động uy tín, đáng tin cậy. Hãy chắn chắn công ty của bạn thuộc loại thứ hai.

  1. Phát triển một lý do mua hàng mạnh mẽ

Một cách lý tưởng, người ta muốn làm ăn với những thương hiệu họ có thể ủng hộ – và lý do khách hàng sẵn sàng ủng hộ bạn và thương hiệu của bạn nằm ở những lý do thuyết phục để mua hàng.

4

Hãy phát triển những lý do mua hàng thuyết phục. Thiết kế thực hiện bởi Ocelittle.

Việc có những lý do mua hàng mạnh mẽ là bắt buộc để chiến thắng những đối thủ cạnh tranh và vun đắp một sự kết nối với những khách hàng lý tưởng của bạn – và phát triển kiểu lòng trung thành khiến họ mua hàng của bạn cả đời.

Hãy dành đủ thời gian và nỗ lực để định nghĩa những giá trị sứ mệnh của thương hiệu. Hãy bắt đầu với những câu hỏi chủ chốt: vì sao bạn kinh doanh lĩnh vực này? Bạn đại diện cho điều gì? Những giá trị bạn mang lại? Là thương hiệu thì nhận diện nguyên gốc là gì? – và bạn muốn nhận diện thương hiệu của mình xuyên suốt thị trường như thế nào?

Khi khách hàng của bạn nhìn thấy sự nguyên bản của bạn, nó giúp tăng cường sự tin tưởng giữa khách hàng và công ty. Và khi sứ mệnh và giá trị của bạn tương hợp với khách hàng theo một cách nguyên bản, điều này sẽ khơi gợi sự trung thành, biến những khách hàng một lần thành những người mua trọn đời.

Vì thế, nói tóm lại, là thương hiệu thì bạn làm gì rất quan trọng – nhưng khi nhắc tới việc xây dựng sự trung thành thương hiệu, lý do bạn làm điều đó còn quan trọng hơn.

  1. Khiến thương hiệu của bạn nhất quán

Sự trung thành thương hiệu bắt đầu với sự tin tưởng. Nếu khách hàng của bạn không có một trải nghiệm nhất quán về thương hiệu của bạn, sự tin tưởng này sẽ không xuất hiện – và sự trung thành thương hiệu cũng vậy.

5

Một thiết kế thương hiệu hấp dẫn và nhất quán thực hiện bởi nnorth

Khách hàng của bạn nên có một trải nghiệm nhất quán ở bất cứ đâu họ bắt gặp thương hiệu, cho dù họ đang nhìn vào một trang web, lướt qua newfeeds các trang mạng xã hội hoặc tương tác với đội ngũ của bạn trong một sự kiện trực tiếp. Về cơ bản, sự nhất quán là một cách để gây dựng sự tin tưởng – và sự tin tưởng là chìa khóa cho sự trung thành với thương hiệu.

Hoặc nói cách khác: sự nhất quán = sự tin tưởng = sự trung thành với thương hiệu

Hãy dành thời gian phát triển nhận diện thương hiệu của bạn, định nghĩa thương hiệu là như thế nào và cách bạn muốn thương hiệu giao tiếp với khách hàng – và đảm bảo bạn lặp lại trải nghiệm xuyên suốt mọi nền tảng mà khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn.

Vì thế, ví dụ như khi bạn quyết định rằng bạn muốn một tông giọng sắc sảo, sự sắc sảo cần xuất hiện trên phiên bản web, email của bạn và cả những bài đăng mạng xã hội của bạn. Nếu bạn quyết định thương hiệu gồm một bảng màu đặc trưng mềm mại, bạn nên lặp lại điều đó một cách nhất quán trong mọi môi trường như bản in, website và những chi tiết thương hiệu khác.

Thương hiệu của bạn càng nhất quán và nguyên gốc, khách hàng sẽ càng tin tưởng bạn – và họ sẽ càng trung thành với bạn hơn.

  1. Tạo ra một trải nghiệm dịch vụ khách hàng thực sự tốt

Đầu tiên, khách hàng đã quyết định lựa chọn thương hiệu của bạn bởi những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Nhưng trong khi việc bạn có một sản phẩm, dịch vụ sẽ thu hút khách hàng, nó là chưa đủ để giữ họ mãi ở đó.

Việc cung cấp một dịch vụ khách hàng xuất sắc là một trong những giá trị gia tăng tốt nhất bạn có thể mang đến cho khách hàng của mình.

Khi khách hàng tin rằng quá trình hợp tác với bạn là dễ dàng, thuận tiện và thẳng thắn – cho dù đó là mua một sản phẩm trên một website, trả lại hàng hoặc tương tác với đội ngũ dịch vụ khách hàng của bạn – nhiều khả năng họ sẽ quay lại hợp tác với bạn trong tương lai.

6

Hãy trở thành một ninja hỗ trợ. Thiết kế bởi Vi.

Tin tốt ư? Qúa nhiều công ty thất bại trong việc tập trung vào phát triển dịch vụ khách hàng xuất sắc và việc tạo ra sự khác biệt không đòi hỏi đầu tư quá nhiều. Nếu bạn muốn tạo ra một trải nghiệm dịch vụ khách hàng không thể quên cho khách hàng của mình (và đóng góp vào sự trung thành với thương hiệu), dưới đây là một vài mẹo bạn có thể sử dụng:

  • Cho phép đổi trả hàng dễ dàng và không rắc rối. Cho dù sản phẩm và dịch vụ của bạn có tuyệt vời như thế nào, sẽ luôn có một bộ phận khách hàng muốn trả lại hàng – và nếu quá trình này là một cơn ác mộng, họ sẽ không bao giờ quay lại mua hàng lần nữa. Hãy thực hiện một chính sách đổi trả không rắc rối và khiến quá trình càng đơn giản và dễ hiểu càng tốt. Khi khách hàng của bạn nhận ra rằng họ không phải làm quá nhiều bước để trả lại món hàng chưa ưng ý, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều và trong tương lai có thể mua hàng của bạn thêm nhiều lần nữa.
  • Tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận những thông tin họ cần. Nếu bạn có một vấn đề hoặc câu hỏi thường xuyên được đưa ra từ phía khách hàng, tốt nhất nên niêm yết nó ở nơi dễ nhìn để khách hàng có thể tìm thấy thông tin mà họ cần – mà không cần liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng của bạn. Những thứ như hướng dẫn sử dụng, bài viết tham khảo và chỉ dẫn là những cách tuyệt vời để gia tăng giá trị và khiến khách hàng có trải nghiệm dịch vụ khách hàng dễ dàng, hiệu quả hơn.
  • Dành thời gian đào tạo nhân viên của bạn. Điều này có nghĩa, bạn sẽ có những khách hàng cần tới mức độ cao hơn chuẩn thông thường – vì thế cần chắc chắn bạn dành đủ thời gian để đào tạo cho nhân viên dịch vụ khách hàng để cung cấp mức độ dịch vụ cao nhất có thể. Sự phản hồi của bạn nên thân thiện, thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ của mình và sẵn sàng đi sâu hơn để cung cấp cho khách hàng mọi thứ họ cần để giải quyết vấn đề của mình.
  • Tìm kiếm ý kiến phản hồi của người dùng. Cách tốt nhất để chỉ ra một cách chính xác làm như thế nào mang đến cho khách hàng những loại dịch vụ họ muốn và cần? Đơn giản là hỏi họ! Việc thu thập ý kiến người tiêu dùng một cách trực tiếp (và sau đó tổng hợp và xử lý thông tin) cho thấy bạn đang đầu tư vào họ trong dài hạn – điều kích thích họ sẽ làm điều tương tự với bạn. Hãy gửi đi những khảo sát về phản hồi người dùng để biết những vấn đề nào bạn có thể cải thiện. Hãy bổ sung thêm một phần bình luận vào website của bạn để người dùng có thể gửi phản hồi, bình luận và câu hỏi. Hãy liên lạc trực tiếp với khách hàng để thấy được điều họ mong muốn từ thương hiệu của bạn – và cách bạn có thể cung cấp nó cho họ. Bạn nhận được càng nhiều phản hồi từ khách hàng, bạn càng có thể điều chỉnh chiến lược của mình tốt hơn để thỏa mãn nhu cầu của họ – và khách hàng sẽ càng trung thành với nhãn hàng của bạn.
  1. Thưởng cho khách hàng khi họ quay lại

Nhiều thương hiệu dành nhiều thời gian và công sức để biến những khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thực sự – và sau đó hoàn toàn buông xuôi một khi khách hàng đã mua hàng.

7

Những khách hàng trung thành sẽ quay lại quay lại nhiều lần nữa. Thiết kế bởi hummingbird.

Nếu bạn muốn nuôi dưỡng sự trung thành với thương hiệu, bạn cũng cần dành đủ thời gian và công sức để chăm sóc những khách hàng hiện tại, cũng quan trọng như thu hút những nhóm khách hàng mới.

Những điều như giảm giá cho khách hàng cũ, những sự kiện độc quyền hoặc tạo điều kiện cho khách cũ tiếp cận với việc bán hàng hoặc ra mắt sản phẩm mới là cách tuyệt vời để gia tăng giá trị và cho khách hàng thấy bạn thực sự coi trọng họ.

Khi khách hàng của bạn cảm thấy được coi trọng và chăm sóc, họ sẽ trung thành với nhãn hàng của bạn hơn. Họ rất có thể sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn cho bạn bè của họ và tiếp tục mua hàng của bạn trong dài hạn.

Hãy bắt đầu xây dựng sự trung thành với thương hiệu và nhận được những thứ thương hiệu của bạn xứng đáng

Việc tạo ra sự trung thành của khách hàng với thương hiệu là chìa khóa để mang việc kinh doanh của bạn lên một tầm cao mới. Hiện giờ, bạn đã biết một cách chính xác cách tạo ra cảm giác trung thành, tất cả những gì cần làm là bắt tay vào công việc, kết nối với khách hàng, và vun đắp sự trung thành mà thương hiệu của bạn xứng đáng có được.

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay