Thứ 4
Tháng 7
2018
18

CÁCH THIẾT KẾ NHÃN MÁC CHO BIA CHAI: HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT NHẤT CHO NHỮNG NHÀ SẢN XUẤT BIA THỦ CÔNG

Đừng ngần ngại để nói ra cảm giác thật của bạn rằng bia của bạn làm còn tốt hơn những thương hiệu tên tuổi! Bây giờ chính là lúc nâng tầm đam mê của chính bạn…nhưng đợi đã, việc thuyết phục những người lạ sử dụng thử sản phẩm của bạn thì khó hơn nhiều so với việc thuyết phục người thân và bạn bè. Bạn sẽ cần những nhãn mác bia thật bắt mắt và thuyết phục để làm điều này.

Nhãn bia đẹp và độc đáo dành cho Fabryka piwa được thiết kế bởi Martis Lupus

Nhãn bia đẹp và độc đáo dành cho Fabryka piwa được thiết kế bởi Martis Lupus

Sẽ khó có thời điểm nào thích hợp hơn bây giờ để bắt tay vào sản xuất bia thủ công. Bia thủ công đã đạt tới điểm chín muồi ngọt ngào trong sự giao hòa giữa những xu hướng kì quặc và việc kinh doanh hái ra tiền, bia thủ công đang trở thành một đối thủ đáng gờm với những công ty bia lớn và nhiều tên tuổi. Theo số liệu của Hiệp hội Bia, ngành sản xuất bia thủ công đang nhanh chóng tạo dựng nó như là một ngành công nghiệp đáng chú ý với lợi nhuận đáng kể, với những hãng sản xuất nhỏ và siêu nhỏ đang tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu. Cho tới năm 2014, sản xuất bia thủ công chiếm 11% tổng lượng khối lượng bán ra và 19.3% doanh thu tính theo đô la Mỹ.

Nhưng điều đó có ý nghĩa gì cho bạn, một nhà nấu bia trẻ tuổi với những trái tim nhiệt huyết và yêu bia? Điều đó có nghĩa không cần thiết phải đợi chờ để biến giấc mơ bia của bạn trở thành hiện thực. Tuy nhiên, vấn đề với hầu hết những nhà nấu bia quy mô nhỏ, là họ không biết nhiều lắm về marketing và thiết kế như là họ hiểu rõ về lên men hay quy trình sản xuất bia. Đó là lý do chúng tôi viết bài viết này.

Ở đây, chúng tôi sẽ viết cụ thể về cách để tạo ra một nhãn chai/lon bia tuyệt vời để cạnh tranh với thậm chí những thương hiệu bia lớn và lâu đời nhất. Hướng dẫn này vạch ra mọi thứ mà bạn cần thiết để có được một nhãn bia bắt mắt và dễ nhớ – điều khiến sản phẩm của bạn được để ý khi bày trên giá:

Trước khi bạn thiết kế nhãn: chỉ ra cá tính của nhãn hiệu bia của bạn

  • Một ghi chú nhanh trên chai hoặc lon

Thiết kế nhãn bia của bạn

  • Màu sắc
  • Kích thước và hình dạng nhãn
  • Kiểu chữ
  • Phong cách thiết kế và hình ảnh sử dụng
  • Từ ngữ sử dụng trong thiết kế
  • Đừng quên nội dung của nhãn mác

Hãy nghĩ vượt ra khỏi chai bia

Tìm một nhà thiết kế phù hợp

Vật liệu của nhãn bia và tiến hành sản xuất

Trước khi bạn thiết kế nhãn: hãy chỉ ra cá tính của thương hiệu bia của bạn

Chúng tôi ghét việc phải mang ra đây một câu chuyện cổ xưa nhưng Socrates có một vài lời khuyên hay về việc làm bao bì cho bia thủ công: phải biết bản thân mình. Điều này không có nghĩa bạn phải tức tốc đăng kí một lớp học yoga cuối tuần hoặc đi thải độc (detox) – cho dù người ta cũng có bia dành cho người tập yoga gần đây – nó có nghĩa là trước khi bạn bắt đầu với quá trình thiết kế nhãn đầy vui vẻ thì bạn cần biết sản phẩm của mình nằm ở đâu từ quan điểm xây dựng thương hiệu mà nói.

Để đơn giản hóa, hãy hỏi bản thân 3 câu hỏi cốt lõi sau đây:

  1. Sản phẩm của bạn là gì?
  2. Khách hàng của bạn là ai?

3. Họ sẽ mua sản phẩm như thế nào?

Thiết kế bởi Suxzero

Thiết kế bởi Suxzero

Thiết kế bởi Wintrygrey

Thiết kế bởi Wintrygrey

Thiết kế bởi gcsgcs

Thiết kế bởi gcsgcs

Panther Piss à một hãng bia thủ công sang trọng với một cái tên vui vẻ, nhắm tới đối tượng khách hàng 21-30 tuổi. Nhãn nào bạn nghĩ phù hợp với thương hiệu của họ?

Đầu tiên thì bạn cần phải biết rõ bản thân đang bán thứ gì? Nó là bia ale hay bia lager? Kiểu Mỹ, Đức hay Anh? Vì sao mà người ta không chọn sản phẩm khác mà lại mua bia của bạn? Đây là những điểm quan trọng nhất để phát triển cá tính của thương hiệu bia của bạn – và sẽ quyết định một cách cụ thể điều mà bạn cần để truyền tải thông điệp thông qua nhãn mác.

Tiếp theo, hãy cùng xem xét khách hàng đích của bạn. Thậm chí tới nhóm nhạc The Beatles cũng không thể khiến những ông bố bà mẹ ghét nhạc rock yêu quý mình, bia của bạn sẽ bán chạy hơn nếu bạn dừng việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người và chỉ tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.

Đâu là khoảnh khắc hoàn hảo để bạn thưởng thức bia? Nhãn IPA sáng sủa và vui vẻ được thiết kế bởi Wintrygrey

Đâu là khoảnh khắc hoàn hảo để bạn thưởng thức bia? Nhãn IPA sáng sủa và vui vẻ được thiết kế bởi Wintrygrey

Bạn cần phải xem xét hương vị và sở thích; rằng bia của bạn là dành cho những người sành sỏi hay dành cho những người trẻ muốn thử cảm giác mới lạ và vui vẻ? Dành cho những người có ít thời gian thảnh thơi sau công việc, hay những người có tâm hồn tự do và thường tham dự những buổi tiệc tùng và ca nhạc? Vượt trên những điều đó, bạn sẽ cần phải xem xét những yếu tố thực tế khác, ví dụ như thu nhập và quan trọng hơn là nơi mà khách hàng ưu tiên mua sắm.

Điều này sẽ dẫn chúng ta tới câu hỏi cuối cùng: họ sẽ mua sản phẩm của bạn như thế nào? Khách hàng mà bạn nhắm tới thường đi mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ địa phương hay ưu tiên đặt hàng online? Họ sẽ mua theo thùng hay lốc 6 chai? Đó là những quyết định quan trọng có những ảnh hưởng tới tất cả những khía cạnh của marketing, mà nhãn của bạn là một phần trong đó.

Giống như con người (hay loại bia đen yêu thích của bạn), cá tính thương hiệu của bạn cuối cùng sẽ trở nên phức tạp và có nhiều tầng lớp. Một khi bạn mổ xẻ nó xong, bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo: truyền tải cá tính phức tạp của thương hiệu trong một cái nhìn thoáng qua chai/lon bia của bạn.

Một ghi chú nhanh trên chai hoặc lon

Trước khi bạn nhảy thẳng tới phần thiết kế, bạn cần giải quyết sự tranh cãi kinh niên giữa những người nấu bia: chọn chai hoặc lon cho thành phẩm của mình. Đây quả thực là một chủ đề đáng để tranh cãi và thảo luận – tôi cực kì khuyến khích bạn đọc thêm nhiều bài viết liên quan để có một cái nhìn tổng thể về ưu và nhược điểm của  và chai khi lưu trữ bia – nhưng cuối cùng thì nó vẫn là lựa chọn mang tính cá nhân hơn.

6

7

Chai hay lon? Nhãn bia của Wood Boat được thiết kế bởi Bence Balaton

Từ cách nhìn của thiết kế và marketing thì việc biết cá tính của thương hiệu cũng như khách hàng đích sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định cho riêng mình. Nấu bia theo kiểu Hefeweizen hoàn hảo cho picnic và tiệc đồ nước ngoài trời? Tính cơ động có thể là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn lon. Bạn có bia kiểu Bỉ kết hợp tốt với bữa tối ư? Vì cả vấn đề kĩ thuật và thẩm mỹ thì bạn có lẽ sẽ chọn chai cho sản phẩm của mình.

Vì mục đích của bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung về thiết kế nhãn dành cho chai bia nhưng phần lớn trong những nguyên lý trong đó thì cũng có thể áp dụng cho lon bia.

Thiết kế nhãn bia của bạn

Thật không may, bạn sẽ không thể luôn cho mọi người nếm thử vị bia của mình trước khi họ mua sản phẩm. Trong khi có nhiều phương pháp marketing khuyến mãi và marketing khác nhau, nhưng cuối cùng thì nhãn mác chai vẫn là thứ chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc thu hút và tạo ấn tượng ban đầu của khách hàng.

Thiết kế nhãn bia tối giản bởi Susan99

Thiết kế nhãn bia tối giản bởi Susan99

Biết rõ cá tính của thương hiệu là một bước khởi đầu tốt, nhưng nó chỉ là bước đầu tiên. Bây giờ bạn phải dịch cá tính đó thành nhận dạng thương hiệu dạng hình ảnh. Nói cách khác, bạn cần phải nắm bắt lấy đặc tính của sản phẩm bia của mình – thứ sẽ được bán ở những quán rượu địa phương, và chỉ ra cách truyền tải concept đó một cách trực quan tới thế giới.

Để làm điều này, chúng ta sẽ đi vào từng mảng quan trọng bao gồm: màu sắc, kiểu chữ, phong cách và hình ảnh.

Màu sắc cho nhãn chai bia

Chi tiết thiết kế có thể truyền tải tốt nhất cá tính của sản phẩm bia chỉ với một cái nhìn thoáng qua chính là màu sắc. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mỗi màu sắc bật tả một ý nghĩa về mặt cảm xúc riêng biệt, đóng vai trò như một “lối tắt” hữu ích cho người làm marketing và nhà thiết kế khi truyền tải những giá trị thông điệp thương hiệu phức tạp chỉ với một khoảnh khắc thoáng qua rất ngắn ngủi.

Màu chai nào là phù hợp với bia của bạn? Thiết kế nhãn bởi Bence Balaton

Màu chai nào là phù hợp với bia của bạn? Thiết kế nhãn bởi Bence Balaton

Trước khi bạn bắt đầu chọn ra màu sắc phù hợp cho nhãn chai bia, bạn nên xem xét mảu của (1) chai và (2) bia của bạn. Có 3 màu phổ biến thường được dùng cho chai bia: trong suốt không màu, màu nâu và màu xanh lá.

Về mặt tính năng, những chai màu nâu có thể lọc bớt tia cực tím và cả ánh sáng thông thường – điều bảo vệ bia bên trong và ngăn chặn quá trình chuyển hóa hoặcbiến chất của bia. Nếu bạn đang nấu một loại bia tươi với hoa bia thì hoàn toàn không nên sử dụng màu nâu nhưng với những loại bia với ít hoặc không hoa bia thì không quá nhạy cảm với ánh sáng thì bạn có thể xem xét sử dụng chai trong suốt hoặc chai màu xanh. Không có một lý do về chức năng nào khiến một màu được chọn mà không phải những màu còn lại, đó chỉ là lựa chọn dựa vào tính thẩm mỹ và văn hóa. Chai bia màu xanh trở nên cực kì phổ biến sau chiến tranh Thế giới thứ 2 – khi mà châu Âu gánh chịu sự thiếu hụt nặng nề của thủy tinh nâu. Bởi những loại bia đựng trong chai xanh có chất lượng cực kì cao, chai xanh đã trở thành một biểu tượng của những loại bia tốt. Nhưng chai xanh lại ít được sử dụng hơn cho bia thủ công vì màu sắc này gắn liền với một vài hãng bia châu Âu nổi tiếng (ví dụ như Heineken, Stella Artois, Carlsberg). Tuy nhiên, chai xanh vẫn là một lựa chọn thông minh!

Một khi bạn đã chọn xong màu cho chai bia, bạn có thể bắt đầu chọn màu cho nhãn chai bia của mình.

Theo truyền thống thì những chai bia có màu xanh thường được kèm với nhãn có màu đen và trắng, có lẽ là với một chút màu đỏ nữa (màu bổ sung với màu xanh). Chai bia màu nâu mang tới một màu nền trung tính cho nhãn mác và bất cứ màu sắc nào có thể áp dụng tốt. Những màu phổ biến nhất được chọn là những gam màu ấm áp: những sắc màu cam, vàng, đỏ. Đáng ngạc nhiên là đó cũng chính là màu của bia! Sử dụng một bảng màu như vậy nhắc nhở khách hàng về bia của bạn và cũng đưa lại một cảm giác truyền thống cho sản phẩm. Nó cũng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra đâu là loại bia đang bán: bia ale đỏ sử dụng nhãn màu đỏ, loại hổ phách sử dụng nhãn màu hổ phách, bia đen sử dụng nhãn màu một sắc nâu tối. Nhưng đó không phải một quy tắc chọn màu nhanh chóng và khô cứng. Một bảng màu thay thế có thể làm nhãn chai bia của bạn nổi bật như là một thứ gì đó hiện đại và nghịch ngợm hơn – nếu đó là điều mà thương hiệu bia của bạn muốn tạo ra và truyền tải.

Những màu truyền thống để thiết kế nhãn bia là những sắc hổ phách ấm áp và sắc đỏ. Thiết kế nhãn bởi Kirill D.

Những màu truyền thống để thiết kế nhãn bia là những sắc hổ phách ấm áp và sắc đỏ. Thiết kế nhãn bởi Kirill D.

Nhưng những nhà thiết kế hiện nay đang sử dụng những màu sắc gợi trí tưởng tượng hơn cho nhãn của mình. Thiết kế bởi Mila Katagarova

Nhưng những nhà thiết kế hiện nay đang sử dụng những màu sắc gợi trí tưởng tượng hơn cho nhãn của mình. Thiết kế bởi Mila Katagarova

Chai không màu là một trường hợp đặc biệt khi màu của bia trở thành màu nền cho nhãn mác dán trên chai. Nhiều nhà nấu bia sử dụng chai không màu đã lợi dụng tính chất này theo cả hai chiều hướng: sử dụng nhãn với màu gần giống màu của bia hoặc sử dụng màu hoàn toàn tương phản với màu bia trong chai.

Kích thước và hình dạng của nhãn bia

Hình dạng nhãn bia là một điều mà các nhà sản xuất bia thường phải cân nhắc. Bạn có muốn có một kích thước và hình dạng truyền thống hay một thứ gì đó tùy chỉnh cho chính mình – thứ khiến chai bia của bạn nổi bật hơn nhưng có thể làm tăng chi phí in ấn? Bạn có muốn những mảnh nhãn khác nhau cho cổ chai, mặt trước và mặt sau chai, hoặc bạn muốn chỉ một nhãn duy nhất bao quanh thân chai? Bạn có muốn in nhãn với giấy tiêu chuẩn thông thường hay muốn chọn một chất liệu khác biệt với nền trong suốt?

Những nhãn mác này dành cho Marina đều sử dụng những hình dạng tùy chỉnh thửa riêng cho cổ chai và thân chai. Thiết kế bởi MANTSA.

Những nhãn mác này dành cho Marina đều sử dụng những hình dạng tùy chỉnh thửa riêng cho cổ chai và thân chai. Thiết kế bởi MANTSA.

Bộ nhãn này dành cho Butterfly Effect sử dụng dụng dạng nhãn hình chữ nhật tiêu chuẩn và không có nhãn ở cổ chai. Thiết kế bởi Tristan Rossi

Bộ nhãn này dành cho Butterfly Effect sử dụng dụng dạng nhãn hình chữ nhật tiêu chuẩn và không có nhãn ở cổ chai. Thiết kế bởi Tristan Rossi

Để đưa ra những quyết định này, bạn sẽ cần bắt đầu với ngân sách của bạn và sau đó xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất. Những kích thước tiêu chuẩn cho chai bia là 2.75” x 4.25”, 3.25” x 4” và 5” x 2.”

Một điều cần cân nhắc khách là kiểu chai: 12 oz tiêu chuẩn hoặc 20 oz lớn hơn hoặc một vài kích thước tùy chỉnh dựa vào thiết kế của chính bạn. Thậm chí việc biết kích thước chai là chưa đủ, còn rất nhiều kiểu hình dạng chai mà bạn cần cân nhắc. Thân chai dài, cổ dài hoặc thậm chí là những hình dạng tùy chỉnh có thể áp dụng cho hình dạng chai của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra tất cả những quyết định đó trước khi bạn bắt đầu thiết kế để tất cả các chi tiết có thể đồng bộ với nhau.

Kiểu chữ

Giống như màu sắc, kiểu font chữ mà bạn chọn cũng truyền tải khá nhiều về cá tính của nhãn hiệu. Những font chữ kiểu Serif hoặc những font chữ script cho nhãn bia của bạn cảm giác cổ điển hơn. Những font chữ kiểu Sans-Serif khiến nhãn hiện đại hơn. Tất nhiên bạn có thể sử dụng những font chữ vui vẻ, nghịch ngợm nhưng hãy nhớ việc nhãn dễ đọc là quan trọng nhất. Bạn muốn khách hàng có thể đọc được tên nhãn hàng để họ có thể nhớ tới bạn. Và hãy đọc lại những từ ngữ còn lại trên nhãn để đảm bảo chúng có sức thuyết phục để khách hàng đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm.

Một cách khai thác hiện đại của những kiểu chữ cổ điển dành cho bia Siris Cellars. Thiết kế nhãn bởi designbybruno.

Một cách khai thác hiện đại của những kiểu chữ cổ điển dành cho bia Siris Cellars. Thiết kế nhãn bởi designbybruno.

Phong cách thiết kế và hình ảnh sử dụng

Những loại bia truyền thống có một phong cách thiết kế nhãn truyền thống: một màu chủ đạo, tên được in lớn và một vài hoa văn hoặc hình ảnh trừu tượng tinh tế được đặt vào vì mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên, với sự phát triển của bia thủ công, nhãn bia đã trở thành một loại hình nghệ thuật. Chúng ta thấy hầu như mọi thứ từ những minh họa mang phong cách hoạt hình cho tới những tuyệt tác được vẽ tay, từ những thiết kế dựa trên ảnh chụp cho những thiết kế mang nặng chủ nghĩa tối giản. Phong cách thiết kế nên được quyết định bởi đối tượng mà bạn nhắm tới: nếu bạn nhắm tới những khách hàng trẻ tuổi bằng hương vị hoang dã hoặc thậm chí phá cách của bạn, bạn có thể muốn một bộ nhãn chai phá cách. Nếu bạn nhắm tới một đám đông cổ điển hơn, sẽ hiệu quả hơn nếu chọn một bộ nhãn với phong cách tối giản, loại bỏ những chi tiết hoạt hình không cần thiết trong nhãn.

Một nhãn bia theo phong cách truyền thông thiết kế bởi ed-creative

Một nhãn bia theo phong cách truyền thông thiết kế bởi ed-creative

Một khi bạn đã hoàn tất phần phong cách thiết kế, bạn có thể quyết định về hình ảnh được sử dụng. Bạn làm điều này như thế nào? Hãy chỉ ra điều khiến sản phẩm của bạn khác biệt. Bạn có dùng những nguyên liệu đặc biệt hay không? Hãy phô bày chúng trong nội dung nhãn của mình. Bạn có một chú mèo trở thành linh vật không chính thức của sản phẩm? Hãy tích hợp hình ảnh chú mèo vào thiết kế. Bạn có sử dụng một kĩ thuật nấu bia đặc biệt từ một nền văn hóa cụ thể nào không? Hãy sử dụng phong cách thiết kế đến từ cùng một vùng địa lý với kỹ thuật nấu bia đó. Bạn có một cái tên khôn khéo? Hãy tận dụng nó.

Nhãn bia thiết kế theo phong cách hiện đại với những hình khối đối xứng bởi Multipraktik

Nhãn bia thiết kế theo phong cách hiện đại với những hình khối đối xứng bởi Multipraktik

L’Augustin là tên con trai của người nấu bia. Họ định sử dụng nó cùng với hình ảnh một con dê đáng sợ để tạo ra một cảm giác kinh dị đáng sợ cho bia của họ. Thiết kế bởi sapienpack

L’Augustin là tên con trai của người nấu bia. Họ định sử dụng nó cùng với hình ảnh một con dê đáng sợ để tạo ra một cảm giác kinh dị đáng sợ cho bia của họ. Thiết kế bởi sapienpack

Duel sử dụng một cách chơi chữ khôn khéo để sử dụng cho hình ảnh trên nhãn. Thiết kế bởi MANTSA.

Duel sử dụng một cách chơi chữ khôn khéo để sử dụng cho hình ảnh trên nhãn. Thiết kế bởi MANTSA.

Ngôn từ cũng là một phần của thiết kế

Phần hình ảnh trên nhãn không phải là cách duy nhất để truyền tải thông điệp thương hiệu tới khách hàng…đừng quên phần ngôn từ trong nhãn bia.

Dry Dock Vanilla Porter sử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan. Thiết kế bởi pmo.

Dry Dock Vanilla Porter sử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan. Thiết kế bởi pmo.

Như đã đề cập ở trên, bạn muốn tiếp cận với khách hàng đích của mình, đồng nghĩa sản phẩm mong bia muốn tiếp cận với người tiêu dùng. Cách rõ ràng nhất để thực hiện điều đó là đặt từ “bia” trên chai và làm nổi bật nó bằng những phương tiện hình ảnh.

Tới bước này, tốt nhất là hãy theo một cách tiếp cận đơn giản sau: liệt kê những từ khóa tốt nhất để miêu tả bia của bạn, và sau đó ưu tiên chúng sao cho nhà thiết kế của bạn biết được từ nào có thể nhấn mạnh hơn những từ còn lại. Để bắt đầu, dưới đây là một danh sách của những từ khóa phổ biến về bia mà bạn có thể dùng hoặc đọc để lấy một vài ý tưởng về sản phẩm của chính bạn:

Phiêu lưu Kiểu Canada Kiểu Đức Micro-brewed
Gìa Kem Thủ công Êm dịu
Kiểu Mỹ Sắc nét Cường tráng Hữu cơ
Tự làm Sậm màu Chứa hoa bia Mạnh mẽ
Kiểu Úc Khôi Nhà làm Gìau
Thùng Thanh lịch Bia nhà nấu Cứng cáp
Kiểu Bỉ Kiểu Anh Kiểu Ai-len Đục
Đắng Hoa quả Nhiều lớp Mượt
Đen Toàn thân Giàu mạch nha Dày
Vàng óng Đầy đủ mùi vị Macro-brewed Truyền thống

Như bạn có thể để ý, khá nhiều từ để miêu tả mùi vị, khiến chúng trở thành nền tảng tốt cho những lựa chọn thiết kế tiếp theo. Đặc biệt là với những khách hàng mới, người ta có xu hướng kết luận một cách đơn giản trước khi định hình được quan điểm sâu hơn. Nếu bạn không thể mang lại cho khách hàng những ấn tượng ban đầu tốt, bạn có thể khiến thương hiệu của mình gắn với những ý tưởng tiêu cực, như đắt và nhàm chán.

Đừng quên nội dung của nhãn bia

Bia là đồ uống khá vui vẻ nhưng đừng quên rằng nó cũng thuộc loại đồ uống kích thích, và như thế có khá nhiều yêu cầu pháp lý đặt ra xung quanh việc bán sản phẩm này. Trong khi điều này sẽ áp dụng trong hầu hết các khía cạnh của việc kinh doanh của bạn, ở đây chúng ta sẽ nói về những nội dung cần niêm yết trên nhãn.

Hãy chắc chắn rằng bạn biết những thông tin yêu cầu phải in trên nhãn. Thiết kế bởi MANTSA.

Hãy chắc chắn rằng bạn biết những thông tin yêu cầu phải in trên nhãn. Thiết kế bởi MANTSA.

Theo Hiệp hội Bia của Mỹ, bạn bắt buộc phải bao gồm những thông tin sau trên nhãn mác của sản phẩm bia:

  • Khối lượng tịnh/thể tích thực: có bao nhiêu bia trong chai, ví dụ như “12 oz”. Tùy thuộc vào lượng cụ thể mà bạn có thể sử dụng những cách hiển thị và đơn vị khác nhau.
  • Hàm lượng cồn: những yêu cầu về pháp lý tùy thuộc vào mỗi bang mà bạn bán sản phẩm.
  • Tính dễ đọc: bạn cần phải cẩn thận ở điểm này, bởi vì yêu cầu về tính dễ đọc có thể cản trở những lựa chọn khi thiết kế nhãn. Những thông tin bắt buộc phải được xuất hiện ở kích cỡ đủ lớn để đjep và với một font chữ không phức tạp, được đặt đối với một nền đủ độ tương phản và nên được tách rời khỏi những đoạn text có vai trò quảng cáo hoặc giải thích.
  • Kích thước chữ: một chi tiết sâu hơn về yêu cầu tính dễ đọc chính là kích thước của kí tự cũng như mật độ kí tự trong một đơn vị diện tích.
  • Dòng và loại bia: “Malt Beverage,” “Indian Pale Ale,” hay đại loại thế. Như đã nhắc tới trước đây, chi tiết này không chỉ mang ý nghĩa pháp lý mà còn tốt cho xây dựng thương hiệu của sản phẩm!
  • Tên và địa chỉ: chủ yếu vì lý do công việc, nhưng fan của bạn cũng có thể gửi cho bạn những lá thư bày tỏ sự yêu quý sản phẩm.

Và nếu bạn muốn bán sản phẩm trong các cửa hàng, bạn cần nhớ dành một phần không gian để in mã số mã vạch sản phẩm. Yêu cầu có thể khác nhau phụ thuộc vào nơi bạn sống và nơi mà bạn muốn bán sản phẩm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật để thông tin mà bạn đưa cho nhà thiết kế nhãn là thông tin cập nhật nhất.

Hãy nghĩ vượt ra khỏi chai bia

Các sản phẩm bia hiếm khi được bán ở dạng đơn lẻ (1 chai hoặc 1 lon). Khi nói tới thiết kế, nó không chỉ là nhãn mà bạn đang nghĩ về, mà còn là bao bì của sản phẩm. Điều này bao gồm cả những hộp chứa 6 chai hoặc 12 chai, nắp chai và có lẽ cả dụng cụ mở nắp nữa.

Việc thiết kế bao bì thì không phức tạp lắm nếu bạn đã hoàn thành việc thiết kế nhãn. Hãy nghĩ về bao bì giống như thiết kế nhãn mác trên một bề mặt khác. Vì sao ư? Nhãn mác và bao bì của bạn nên luôn luôn tương đồng với nhau về: hình ảnh, kiểu chữ, bảng màu và cá tính thương hiệu.

Bạn cần thiết kế gì nữa cho bia của mình? Một hộp đựng? Nút chai? Dụng cụ mở nút chai? Thiết kế bởi Blagoje B.

Bạn cần thiết kế gì nữa cho bia của mình? Một hộp đựng? Nút chai? Dụng cụ mở nút chai? Thiết kế bởi Blagoje B.

Sự nhất quán là yếu tố then chốt trong xây dựng thương hiệu và vì thế người ngoài có thể liên tưởng bao bì sản phẩm tới nhãn chai/lon ngay lập tức chỉ sau một lần nhìn qua. Điều ngược lại thì khá tồi tệ: nếu bao bì và nhãn mác không đồng bộ nhau, nó khiến thương hiệu của bạn rời rạc và thiếu chuyên nghiệp hơn hẳn, nhất là khi bạn quyết định dùng hộp bao bì của người khác nữa.

Tìm kiếm một nhà thiết kế phù hợp

Có 3 cách chính để thuê người thiết kế cho nhãn mác của bạn: tự thiết kế, thuê nhà thiết kế tự do và khai thác cộng đồng thiết kế thông qua cuộc thi thiết kế. Những công ty sản xuất lớn còn có lựa chọn là thuê riêng 1 hãng thiết kế nhưng điều này vượt qua khỏi ngân sách mà một nhà sản xuất bia thủ công thông thường có thể chi trả.

Trong khi việc tự thiết kế có thể giống như cách tự nhiên nhất cho một doanh nghiệp nhỏ thì việc thiết kế mang nặng tính kỹ thuật hơn là hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Việc tự thiết kế nhãn mác chai bia từ trên xuống dưới cũng giống như đứng trước một luật sư giỏi trong một phiên tòa và bạn phải giới thiệu bản thân! Nếu bạn không phải người hiểu biết về thiết kế thì sẽ tốt hơn nếu làm việc với một nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Điều đó dẫn tới hai lựa chọn: thuê nhà thiết kế tự do hoặc mở cuộc thi thiết kế.

Talisman đã tìm được nhãn cho bia của mình thông qua một cuộc thi thiết kế. Sau đó họ đã cộng tác với nhà thiết kế đoạt giải MANTSA để tạo ra nhãn mác cho những sản phẩm còn lại trong dòng sản phẩm của họ.

Talisman đã tìm được nhãn cho bia của mình thông qua một cuộc thi thiết kế. Sau đó họ đã cộng tác với nhà thiết kế đoạt giải MANTSA để tạo ra nhãn mác cho những sản phẩm còn lại trong dòng sản phẩm của họ.

Hầu hết những nhà sản xuất bia thiết kế nhãn của họ trên 99designs đều bắt đầu với việc mở một cuộc thi thiết kế vì nó cho họ đa dạng các ý tưởng và phong cách để lựa chọn. Thông qua những cuộc thi này, họ gặp gỡ những nhà thiết kế trên khắp thể giớ và thường kết thúc bằng việc phát triển những mối quan hệ với những nhà thiết kế này, làm việc với họ để tạo ra nhãn mác cho những sản phẩm, bao bì, logo và website tiếp theo của họ.

Vật liệu và sản xuất nhãn bia

Một khi nhãn của bạn đã thiết kế xong, đây là thời gian để bắt đầu nghĩ về việc in ấn. Hầu hết nhãn bia được in trên giấy phủ bóng (để giải quyết sự ngưng tụ hơi nước), nhưng một vài hãng bia thủ công chọn sử dụng chất liệu giấy nhám vì lý do thẩm mỹ. Đó là khi bạn bắt đầu liên lạc với những nhà in địa phương về giá cả, hoặc xem xét sử dụng những dịch vụ in ấn như Sticker Mule.

Nếu bạn lựa chọn hình chữ nhật truyền thống hoặc in ô-van cho nhãn mác của mình thì sẽ khá dễ dàng để in. Nếu bạn đã chọn một hình dạng tùy chỉnh cho nhãn mác thì hãy luôn để ý rằng giá cả sẽ cao hơn và thời gian in cũng sẽ lâu hơn.

Một nhãn dạng trong suốt có thể mang tới một vẻ ngoài độc đáo cho bia của bạn. Thiết kế bởi MartinJK.

Một nhãn dạng trong suốt có thể mang tới một vẻ ngoài độc đáo cho bia của bạn. Thiết kế bởi MartinJK.

Bạn cũng sẽ cần xem xét cách mà bạn dán nhãn lên chai. Cố định nhãn lên chai bia bằng tay có thể là việc mất thời gian và tẻ nhạt nhưng không nghi ngờ gì nó là cách tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng nếu bạn đang tò mò về sản xuất hàng loạt thì bạn có thể đầu tư một chiếc máy dãn nhãn.

Lời kết

Sau tất cả thì phần lớn thành công của sản phẩm bia mà bạn làm ra trong ngành công nghiệp bia phụ thuộc nhiều hơn vào nhãn mác và cách bạn làm marketing hơn là mùi vị của sản phẩm. Bạn có thể đã tạo ra loại bia ngon nhất trên thế giới, nhưng nếu marketing chưa được làm tới tầm, không ai sẽ biết về nó cả. Dù muốn hay không, nếu bạn muốn người ta yêu hương vị sản phẩm của mình, bạn cần phải gây ấn tượng bằng nhãn mác.

Thiết kế nhãn bởi Tristan Rossi

Thiết kế nhãn bởi Tristan Rossi

Nguồn: 99designs.com