CÁCH TẠO RA MỘT BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LINH ĐỘNG
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 30/09/2023
Share

Đó là một ngày trong mùa giải, và bạn bật tivi để theo dõi trực tiếp đội bóng yêu thích của mình trong khuôn khổ NFL (giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ). Người dẫn chương trình xuất hiện và cùng điểm danh những vận động viên tham dự.

“Một pha tấn công đến từ cầu thủ cao 6 foot 8, nặng 359 pound, Trent Brown,” người bình luận reo lên khi camera lia gần tới vận động viên. Những tuyển thủ trên màn ảnh, những vị vua của môn thể thao trong trò chơi bạo lực nhất nước Mỹ này đều … mặc đồ màu hồng?

Tất hồng, găng tay hồng và cả miếng độn lót cũng màu hồng. Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên – trừ khi bạn đã nhìn thấy nó trước đó. NFL và những tuyển thủ của họ tạm thời sử dụng màu hồng để ủng hộ cho tháng nâng cao nhận thức về ung thư vú, một phong trào phù hợp với tinh thần của NFL, đồng thời thu hút những khán giả mới cho giải đấu. Đây chỉ là một ví dụ về nhận diện thương hiệu linh động mà NFL tạo ra và tận dụng được lợi ích từ đó.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy cách xây dựng một thương hiệu linh động, mềm dẻo tương tự mà vẫn giữ lại được đặc tính đặc trưng của thương hiệu.

NFL players tackling

  1. Thương hiệu linh động là gì?

Xuyên suốt lịch sử, hầu hết thương hiệu được định sẵn là dạng tĩnh – những bộ chỉ dẫn thương hiệu cứng nhắc được phát triển gắn chặt với mục tiêu nghiêm ngặt, không để hoặc để rất ít không gian để mở rộng thương hiệu. Thường thì thương hiệu sẽ gồm một logo đơn nhất, hoặc có lẽ một vài biến thể được làm ra đối với màu nền sáng hay tối. Bản chất cố định của nhận diện thương hiệu, được áp dụng nhất quán, đã từng một trong những công cụ xây dựng thương hiệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp có được khi cố gắng tạo ra những thương hiệu dễ nhận diện.

Nhưng tất cả đang thay đổi.

Để đáp ứng nhu cầu của thế giới ngày nay, một bộ nhận diện thương hiệu cần phải mềm dẻo đủ để thích ứng với những ấn phẩm dạng in, những kênh truyền thông số, hay thế giới thực (như quảng cáo trên các tòa nhà hay bảng quảng cáo ngoài trời), và một nền kinh tế toàn cầu hóa. Thương hiệu của bạn phải đủ linh động để thu hút những nhóm khách hàng ở những vị trí địa lý khác nhau. Điều này đòi hỏi những nhà quản lý thương hiệu phải học về nhận diện thương hiệu linh động: những thứ có thể làm tươi mới, cá nhân hóa, concept hóa thương hiệu của họ mà không làm mất nhận diện thương hiệu cốt lõi của doanh nghiệp.

Một thương hiệu linh động được định nghĩa là một thương hiệu với nhiều năng lượng hơn có thể cho thấy sự thay đổi, chuyển biến và mềm dẻo. Những thương hiệu linh động thường được gọi là những thương hiệu sống, bởi về mặt vật lý chúng thay đổi hoặc di chuyển, phản ánh định nghĩa của chủ nghĩa linh động.

“Nhận diện thương hiệu linh động nhất thiết sẽ mang đến sự ảnh hưởng linh động của một hoặc nhiều hơn các thành phần của thương hiệu,” nhà thiết kế Paul Davis nói.

Trong khi concept về một bộ nhận diện thương hiệu linh động có vẻ khá khẳng thắn, có vô số cách để hiện thực hóa ý tưởng này. Các doanh nghiệp đang làm mọi thứ từ việc sử dụng tạm thời những màu sắc mới – như NFL đã làm – cho tới sử dụng những công nghệ mới để trình diễn những mẩu quảng cáo khác nhau với các đối tượng khán giản dựa theo thời tiết hiện tại ở vị trí địa lý của họ.

Hãy cùng bắt đầu bằng cách nhìn vào cách bạn có thể bóc tách thương hiệu của mình theo cách có thể giúp bạn khiến nó trở nên linh động hơn.

  1. Lắp ráp “bộ thành phần” của bạn

Để bắt đầu khiến thương hiệu trở nên linh động, đầu tiên bạn cần hiểu nhận diện thương hiệu cốt lõi của nó. Bạn cần hiểu những giá trị thương hiệu, những điểm khác biệt và cá tính của nó. Chỉ khi những chi tiết này được xác định, thì bạn mới có thể bắt đầu việc lắp ghép “bộ thành phần” của thương hiệu của mình. Đây là bước đầu tiên để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu linh động và nên bao gồm những chi tiết sau:

  • Một thiết kế logo
  • Một hệ thống kiểu chữ
  • Một bảng màu
  • Bộ chỉ dẫn sử dụng biểu tượng, ảnh chụp hay hình minh họa
  • Một phương pháp tiếp cận

“Nhận diện thương hiệu ‘lỏng’ là khái niệm tôi sử dụng để miêu tả ‘bộ thành phần” mà chúng tôi sử dụng để thiết kế thứ gì đó,” Paula Scher, đối tác tại Pentagram nói. “Nếu bạn chú ý tới cách bộ nhận diện được nghĩ về bằng phong cách Thụy Sỹ quốc thế, có thể có một logo, một kiểu chữ và có thể một vài vấn đề nhãn hiệu mà cần hết sức chú ý. Bạn không thể thực sự làm việc đó ngày nay bơi thông tin tồn tại ở mọi dạng thức truyền thông, nên bạn cần có thứ gì đó thực sự linh động hơn điều đó.

Nếu bạn thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu với hệ thống rất cứng nhắc, nó nhanh chóng trở nên nhàm chán và điều này có nghĩa nó nhanh chóng lỗi thời, bởi lẽ công chúng luôn cần sự thay đổi. Nếu bạn cần thứ gì đó lâu bền với thời gian, bạn cần có sự linh động, mềm dẻo và thích ứng.”

Bộ thành phần mà Scher miêu tảng mang tới sự hệ thống hóa cho thương hiệu, trong khi cho phép thương hiệu thể hiện bản thân với linh hồn của trực giác. Cuối cùng thì bộ thành phần bao gồm “những thứ bạn đang làm đi làm lại để xác định một địa điểm.”

 Lấy ví dụ là Microsoft, một trong những khách hàng tại Pentagram. Đối thủ chính của hãng là Apple, từ lâu đã thu được những lợi ích của việc nhiều sản phẩm được nhận diện với cùng một logo, màu sắc thương hiệu và quy tắc đặt tên sản phẩm duy nhất (iPad, iPhone, iTunes,…). Ngược lại thì Microsoft lại mắc kẹt với một đống tên thương hiệu của các sản phẩm rối rắm. Không có sự liên kết nhất quán nào thuộc về nhận diện thương hiệu khiến người dùng ngay lập tức được nhận ra đó là hàng của Microsoft.

Microsoft product logos

Khi đội ngũ của Scher làm việc để tạo ra một “bộ thành phần” thứ có thể khiến sản phẩm của Microsoft dễ nhận diện hơn, logo hiện tại của Windows đặc biệt có vấn đề – nó bị cong (điều khiến nó không gợi ra hình ảnh của một cái cửa sổ), và 4 màu sắc của logo không có ý nghĩa cụ thể nào.

Microsoft office window screenMicrosoft new logo

“Bộ thành phần” mà đội Scher chuyển giao gắn chặt vào ý tưởng của một chiếc cửa sổ đúng nghĩa, qua đó bạn có thể nhìn ngắm thế giới, một thành phần nhất quán hợp nhất mọi sản phẩm trong khi mang tới cho thương hiệu nhiều sự linh động khi quảng cáo, phô diễn trong những hoàn cảnh khác nhau thông qua chiếc cửa sổ đó. Hãy để ý vẻ ngoài của cửa sổ cả trong quảng cáo dưới đây về Windows 8 hay khi xuất hiện trên logo mới của bộ sản phẩm Microsoft Office.

Tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá một vài chiến thuật thường được sử dụng để mang tới sự nhất quán cho những thương hiệu linh động.

  1. Những phương pháp phổ biến để tạo ra một thương hiệu linh động

Trong khi có nhiều cách để thể hiện một sự nhận diện linh động, chúng ta có thể học được nhiều thứ bằng việc học các công ty từng thành công trong việc tạo ra những thương hiệu linh động. Có một số chiến lược chung để làm cho thương hiệu của bạn nhất quán và dễ nhận diện, trong khi vẫn giữ được sự mềm dẻo để áp dụng trong những hoàn cảnh, sự kiện và đối tượng khán giả khác nhau.

Containters (những chi tiết linh động trong giới hạn một hộp đựng cố định)

Nhiều thương hiệu nhắm tới một nhận diện linh động lựa chọn sử dụng logo của họ trong khuôn khổ một bộ những giới hạn. Trong khi logo thì luôn xuất hiện và dễ nhận ra, các nhà thiết kế được trao quyền tự do thử nghiệm và tạo ra thứ gì đó mới mẻ trong khuôn khổ những giới hạn của hộp đựng. Bản thân những giới hạn và logo trở thành những khía cạnh xác định của thương hiệu, nhưng mọi thứ còn lại có thể thay đổi.

progression of Warner Bros logos

Một trong những ví dụ tốt nhất cho cách tiếp cận này là Warner Brothers, người từ 1923 đã sử dụng sự thể hiện của logo xuất hiện ở đầu các bộ phim để phản ánh chính nhân vật của bộ phim đó.

Trong ví dụ trên đây, khu hình chung của màn hình và logo WB khá nhất quán, nhưng màu sắc, kiểu chữ và những phép xử lý hình ảnh khác được sử dụng một cách độc nhất cho các bộ phim cụ thể. Sự thể hiện thương hiệu ở ngoài cùng bên trái thì cho thấy tuyết và băng tích lũy bên trong logo – sự biến thể đã được sử dụng cho The Polar Express.

Hình nền (logo cố định, thay đổi khung cảnh/lớp nền)

Việc sử dụng những hình nền hoặc lớp nền linh động đằng sau một logo được áp dụng một cách nhất quán là một trong những cách phổ biến nhất để tạo ra một thương hiệu linh động.

Dịch vụ truyền phát nhạc trực tuyến Spotify gần đây đã tận dụng chiến lược này, vẽ lên cảm hứng từ những tấm bìa album nhạc jazz 2 tông màu từ những năm 1960. Spotify muốn một hệ thống linh động cho phép họ áp dụng thương hiệu của hình cùng với hầu như bất cứ hình ảnh nghệ sĩ nào. Với những hình nền 2 tông màu của họ, họ có thể ghép cặp hình ảnh của vô số nghệ sĩ, cho dù đó là từ những phong cách khác nhau.

Spotify logoSpotify Colorizer

Spotify thậm chí đã tạo ra phần mềm của riêng mình với tên “The Colorizer” cho phép họ dễ dàng tạo hình ảnh thương hiệu cho bất cứ nghệ sĩ nào sử dụng hình nền 2 tông màu. Hệ thống thành công trong việc giúp đỡ những công ty quản lý hàng triệu hình ảnh nghệ sĩ.

Nội dung thích ứng (có thể tự thích ứng với hoàn cảnh hiện tại)

Sự thích ứng đối với mùa vụ, ngày lễ hay những sự kiện hiện tại khác – như chúng tôi thấy với hành động của NFL đối với tháng nâng cao nhận thức về ung thư vú – là một cách khác để thương hiệu trở nên linh động hơn.

Không nhiều thương hiệu sử dụng chiến lược này nhất quán và hiệu quả hơn Google với “Google Doodles” của họ. Những nhà sáng lập công ty, Larry và Sergey, đầu tiên đã chỉnh sử logo của Google vào năm 1988, thậm chí trước cả khi công ty được thành lập. Bộ đôi đã tham gia lễ hội Burning Man ở Nevada, nên họ đã cập nhật logo công ty để bao gồm logo tượng trưng của lễ hội đó đằng sau chữ “O” thứ 2 trong từ Google. Bước ngoặt này là nhằm thông báo với người dùng Google rằng các nhà sáng lập đang vắng mặt để tham gia sự kiện – và từ đó, ý tưởng thay đổi logo công ty để phản ánh sự kiện hiện tại được ra đời.

Hai năm sau, 2000, Larry và Sergey đã yêu cầu bậc thầy về thiết kế web Dennis Hwang, vốn chỉ là một thực tập sinh ở thời điểm đó, tạo ra một phiên bản cập nhật cho logo Google dành cho ngày Quốc khánh Pháp. Logo này đã được chào đón tới mức, Dennis được bổ nhiệm thành Trưởng bộ phận Doodle của Google, và doodle đã trở thành một vật cố định ở trang chủ Google.

Trong mọi hoàn cảnh, logo dạng chữ của Google luôn nhất quán, với phần còn lại của thiết kế logo thích ứng để chúc mừng mọi thứ từ món kem tươi Mỹ cho tới ngày Độc lập của Senegal. Điều này mang tới cho thương hiệu cơ hội liên tục tự làm mới bản thân theo những cách mới mẻ và vui nhộn, trong khi mang lại trải nghiệm thương hiệu ý nghĩa và phù hợp hơn với khách hàng. Ví dụ, ngày Độc lập của Senegal được xem là một ngày đầy tự hào; biến thể này của Google cho phép hãng chúc mừng những người dùng người Senegal của họ. Một bộ sưu tập những Google Doodle có thể tìm thấy ở đây.

Cá nhân hóa sản phẩm

Một cách phổ biến khác để tạo ra nhận diện thương hiệu linh động là cho phép khách hàng được cá nhân hóa một số khía cạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc làm này cũng tăng cảm giác độc đáo và cá nhân cho khách hàng, trong khi cũng nuôi dưỡng sự liên kết tích cực về sự làm chủ thương hiệu.

“Ngày nay, các thương hiệu coi trọng và cộng hưởng với người dùng là những thương hiệu mang lại cảm giác được thiết kế và làm ra chỉ dành cho bạn,” Tracy Lloyd, nhà đồng sáng lập và Giám Đốc Chiến Lược tại Emotive Brands nói.

Nike là một thương hiệu sử dụng việc cá nhân hóa sản phẩm làm lợi thế của mình. Chương trình ID của Nike cho phép khách hàng thiết kế giày của riêng mình – logo Nike là một phần không thể thiếu – trong khi phần còn lại có thể thay đổi theo mỗi cá nhân.

Nike shoes

Coca-Cola thực hiện cá nhân hóa sản phẩm theo một cách tiếp cận hơn khác, ra mắt chiến dịch “Share a Coke” vào năm 2011. Được thiết kế như là nỗ lực tiếp cận thế hệ trẻ, Coke bắt đầu cho in những cái tên phổ biến của thế hệ trẻ lên lon sản phẩm. Hơn 800 cái tên được liệt kê và in, và khách hàng cảm thấy được một mối liên hệ sâu sắc hơn với thương hiệu khi họ tìm thấy một lon nước được in tên của mình. Coke hiện tại cung cấp khả năng cá nhân hóa lon nước của bạn tại trang web ShareaCoke.com. Chiều sâu của liên kết thương hiệu này là rõ ràng khi khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn 5 lần bình thường để có được phiên bản cá nhân hóa theo ý họ.

Cá nhân hóa

Sự cá nhân hóa xuất hiện khi một thương hiệu linh động sử dụng thông tin về một khách hàng để truyền tải trải nghiệm thương hiệu phù hợp hơn. Dạng thức tiếp thị 1:1 này thường hiệu quả hơn những mẩu quảng cáo truyền thống, bơi những thương hiệu có thể gắn kết với khách hàng dựa trên những yếu tố như sự quan tâm, sở thích, hành vi quá khứ và vị trí địa lý của người dùng. Theo một khảo sát thực hiện bởi Infosys, 86% người tiêu dùng nói rằng sự cá nhân hóa có ảnh hưởng nhất định tới việc mua hàng của họ, và một phần tư thừa nhận sự cá nhân hóa ảnh hưởng mạnh tới quyết định mua hàng của họ. Những nhà tiếp thị cũng chỉ ra rằng: 56% những vị quản lý tiếp thị đã tăng chi tiêu cho những chiến dịch cá nhân hóa vào năm 2018.

Thương hiệu mới của Uber rất linh động, tính riêng thiết kế, cho phép thương hiệu tự thêu dệt bản than để cung cấp một trải nghiệm phù hợp hơn với khách hàng khắp thế giới. Logo, biểu tượng và cách bố trí rất nhất quán, nhưng thương hiệu cũng đủ mềm mại để hỗ trợ việc sử dụng những hình ảnh phù hợp với địa điểm, để người dùng sống ở một khu vực cụ thể cảm thấy quảng cáo phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ. Ví dụ, một vận động viên lướt sóng ở Nam California có thể nhìn thấy bảng quảng cáo như cái dưới đây.

Uber billboard

Toyora đã đi xa hơn nữa khi tạo ra nhiều biến thể của những đoạn video quảng cáo quảng bá cho chiếc xe bán chạy nhất của họ, Camry. Toyota đã cố gắng truyền tải thương hiệu và trải nghiệm quảng cáo thích hợp hơn cho khách hàng dựa trên nhóm dân tộc của họ, quay phim đoạn quảng cáo Camry nhắm tới những người tiêu dùng người Mỹ gốc Phi, gốc Á và gốc Tây Ban Nha. Sau đó công ty có thể cung cấp cho đối tác quảng cáo những bộ video quảng cáo đầy đủ, với tùy chọn phù hợp nhất với điều kiện nhân khẩu học của nhóm khán giả ở một chương trình truyền hình cụ thể. Ví dụ, chương trình Scandal của đài ABC có tỷ lệ người xem Mỹ gốc Phi cao, khiến cho phiên bản quảng cáo tương ứng gần như tỏa sáng trong suốt chương trình truyền hình.

ABCs Scandal show clips

Concept này có thể được mở rộng tới từng người dùng riêng lẻ. Ví dụ, Target gán cho mỗi khách hàng một ID (số nhận diện) độc nhất sau lần tương tác đầu tiên của họ với thương hiệu. ID này được theo dõi được theo dõi thông tin nhân khẩu học của mỗi cá nhân, từ dân tộc cho tới lịch sử công việc, cũng như hành vi mua sắm.

“Một khi khách hàng hình thành thói quen mua sắm, sẽ cực kỳ khó thay đổi điều đó,”Charles Duhigg viết trong bài báo “How Companies Learn Your Secrets (Cách các công ty tìm thấy bí mật của bạn)” được xuất bản trên tạp chí The New York Times danh tiếng. Điều này có xu hướng đúng cho tới khi một sự kiện lớn trong đời xảy ra làm thay đổi hành vi tiêu dùng, ví dụ như bạn trở thành mẹ chẳng hạn. Làm việc với một đội những nhà phân tích tiếp thị, Target đã có thể xây dựng một “điểm số dự đoán thai kỳ” để mang lại quảng cáo phù hợp và trình diễn những sản phẩm phù hợp với những người chuẩn bị làm mẹ.

TruGreen advertising

Trong khi sự cá nhân hóa thương hiệu được chứng minh có ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng, việc mang lại mức độ cá nhân hóa cao độ này cũng đi kèm với một số thách thức. Điều này hầu như sẽ đòi hỏi năng lực sáng tạo dồi dào, chuyên môn quản lý dữ liệu cao cấp và việc sử dụng của những công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI)…

Hãy cùng nhìn vào một vài trong số những công nghệ thời thường mà những nhà quản lý thương hiệu có thể sử dụng để hiện thực hóa một bộ nhận diện thương hiệu linh động.

Không nên có một sự định vị thương hiệu linh động

Trong khi những chiến lược trên đây thường được sử dụng để giúp một thương hiệu trở nên linh động hơn, thì một thành phần thương hiệu luôn cần bất biến chính là sự định vị thương hiệu. Bạn sẽ không muốn cá nhân hóa giá trị mà thương hiệu đại diện cho hoặc lý do mà ai đó nên mua sản phẩm của bạn. Cho dù bạn có phục vụ bao nhiêu cá tính khách hàng, động lực của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn chứ không phải đối thủ hầu như luôn không đổi.

Ví dụ, một công ty sản xuất giày sẽ không muốn bảo Sally rằng giày của họ được thiết kế để mặc với váy, trong khi bảo Tom rằng sản phẩm là tốt nhất cho việc chạy bộ khoảng cách dài. Những chi tiết của bộ nhận diện thương hiệu có thể linh động để có mở rộng phạm vi hoạt động của thương hiệu theo những cách phù hợp mà không mất đi định vị bất biến của thương hiệu trên thị trường.

  1. Công nghệ hỗ trợ nhận diện thương hiệu linh động

Với việc ngày càng nhiều thương hiệu muốn tạo ra nhận diện thương hiệu linh động hơn, vì thế cũng xuất hiện những công nghệ mới hỗ trợ điều đó. Dưới đây là 2 công nghệ hứa hẹn hơn cả:

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trong khảo sát công nghệ tiếp thị năm 2018 của Gartner, những lãnh đạo marketing đã xếp AI vào lựa chọn hàng đầu trong số những công nghệ tối tân sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới marketing trong vòng 5 năm tới. AI vốn đã cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi – điều dẫn tới tỷ suất sinh lời (ROI) được cải thiện.

Để tận dụng lợi thế của công nghệ AI, các nhà tiếp thị đang bắt đầu đầu tư vào những nền tảng dữ liệu người dùng và những cỗ máy cá nhân hóa cần thiết để cấp nguồn thông tin cho AI.

Ví dụ, TruGreen đã thử nghiệm những mẩu quảng cáo tùy biến được tạo ra bởi AI và những gợi ý dựa vào điều kiện thời tiết trong khu vực địa lý của người dùng. Sử dụng nền tảng Watson của IBM, TruGreen cung cấp những quảng cáo tận dụng hình ảnh, video và text thích ứng với điều kiện thời tiết bên ngoài. Công ty sau đó sử dụng chatbot (chat tự động) để nắm bắt bản chất vấn đề từ phía khách hàng, mang tới những gợi ý sản phẩm phù hợp với điều kiện của chính họ.

Trong khi những ứng dụng tương tự của AI cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn như là một công nghệ mới mẻ và tối tân, bản thân nó cũng có một số nhược điểm. Nhiều khái niệm marketing hiện đại thiếu vắng những kỹ năng kỹ thuật hoặc phân tích (như phát triển thuật toán) cần thiết để thử nghiệm và phân tích sự ảnh hưởng của những chương trình cá nhân hóa. Thêm vào đó, nhiều đội nhóm đang vật lộn để sản xuất khối lượng nội dung cần để mang tới trải nghiệm thương hiệu cá nhân hóa; với nhiều khả năng hoán vị có thể xảy ra, việc đòi hỏi năng lực sáng tạo tăng thêm là điều kiện tiên quyết.

“Tôi ước tính rằng đối với những thương hiệu toàn cầu cao cấp và tầm trung, khối lượng nội dung sáng tạo của bất cứ thương hiệu nào cũng đã tăng gấp 10 lần con số của 7 năm về trước,” CEO Brandfolder Luke Beatty nói. “Điều này còn trở nên phức tạp hơn nữa cùng với sự thông dụng ngày càng tăng của những kênh tiếp thị như email, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử và những kênh khác.”

Những giải pháp quản lý tài sản kỹ thuật số

Những giải pháp quản lý tài sản kỹ thuật số (DAM) như Brandfolder nhanh chóng trở thành công cụ quan trọng cho những nhà quản lý thương hiệu để đảm bảo rằng bộ nhận diện thương hiệu của họ sẽ được áp dụng một cách nhất quán. Khi con số nhân viên nội bộ, đại lý sáng tạo và những đối tác tăng lên nhanh chóng thì nguy cơ nhận diện thương hiệu bị xói mòi cũng tăng lên nên những bộ chỉ dẫn thương hiệu không được tuân thủ chặt chẽ.

Những giải pháp DAM cho phép người dùng tìm kiếm một tài sản thương hiệu cụ thể, trong khi cung cấp những chỉ dẫn xung quanh cách nó nên được sử dụng. Cung cấp mức độ kiểm soát này là tối quan trọng khi một thương hiệu phát triển quy mô, giúp đảm bảo những tài sản thương hiệu được sử dụng đúng và nhất quán trong khi xây dựng sự đáng tin cậy cho thương hiệu.

Như chúng ta đã thấy, có một số cách để tạo ra nhận diện thương hiệu linh động, mềm dẻo hơn. Dưới đây là tóm tắt những điểm quan trọng nhất cần nhớ khi bạn bắt đầu xây dựng nhận diện thương hiệu linh động của riêng mình.

  1. Những điều cần nhớ

Thương hiệu linh động cho phép những nhà quản lý thương hiệu luôn luôn làm mới bản thân và xuất hiện tươi mới và phù hợp với khán giả mà không làm mất đi những đặc trưng quan trọng nhất.

Những nhà quản lý thương hiệu phải quyết định những thành phần nào của thương hiệu sẽ linh động và những thành phần nào là tĩnh. Có một số cách tiếp cận phổ biến để chọn, nhưng điều quan trọng là nên sử dụng một cách tiếp cận một cách nhất quán.

Đừng cố gắng cá nhân hóa những giá trị mà thương hiệu đại diện hoặc lý do vì sao ai đó nên mua nó – những đặc tính này luôn luôn nên bất biến.

Những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo có thể giúp mang lại trải nghiệm thương hiệu linh động và cá nhân hóa hơn, nhưng sẽ đòi hỏi năng lực sáng tạo cao hơn cũng như những kỹ năng kỹ thuật để tận dụng một cách thành công.

Nguồn: brandfolder.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay