CÁC YẾU TỐ TRONG THIẾT KẾ
Đây là những thành phần cơ bản mà người nghệ sỹ có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra những hình ảnh mang tính nghệ thuật. Và cách mà họ sử dụng làm nên ngôn ngữ thị giác cho tác phẩm.
- Đường
Đường là một hình ảnh được tạo ra từ công cụ điểm là cọ, bút chì, que, bút,… và thường được định nghĩa như một điểm chuyển động.
Nó có chiều dài và chiều rộng, nhưng chiều rộng thì rất mỏng so với chiều dài.
Đường được tạo ra nhờ chuyển động của một công cụ và điểm màu, và thường gợi ra chuyển động trong sơn hoặc vẽ.
Mark Tobey – “Geography of Phantasy”, 1948
Đường trong thiết kế thị giác
Những bức họa của Tobey đều tạo nên từ đường. Ông thật sự vẽ bằng cọ, sau đó lặp lại các đường để tạo nên những hoa văn phức tạp. Đường của Tobey chính là đối tượng trong tác phẩm và chúng không phải được dùng để tạo đường viền cho hình dạng hoặc vật thể.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Đường trong thiết kế đồ họa
Poster này cho thấy chỉ sử dụng vài đường là có thể mô tả một chú chim thiên nga một cách xuất sắc. Mặc dù các đường này không hoàn toàn tuân theo dáng hình của một con thiên nga, hình ảnh tạo ra là không thể nhầm lẫn với gì khác, sự đơn giản và nét uyển chuyển của các đường này truyền tải một cảm giác yên tĩnh đến lạ.
Swan Poster
McRay Magleby
Magleby and Company
Không hề có đường nào dư thừa, poster này chỉ vừa đủ các đường cần thiết để truyền tải hình ảnh. Thành công đặc biệt ở những đường gơn sóng tạo cảm giác phản chiếu dưới nước. Phong cách sử dụng những gì đơn giản, và chỉ cung cấp những thông tin cần thiết đến người xem.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
- Hình dạng
Hình dạng là một diện tích bao phủ bên trong một đường ngầm hiểu, hoặc nó được thấy và xác định bởi màu sắc hoặc thay đổi giá trị (độ sáng tối).
Hình dạng có hai kích thước, chiều dài và chiều rộng, có thể là dạng hình học hoặc dạng tự do (bất định).
Thiết kế trong hội họa về cơ bản là sắp xếp chủ động các hình dạng trong một tác phẩm nghệ thuật.
Hình dạng trong nghệ thuật thị giác
Pablo Picasso – “Three Musicians “, 1921
Bức họa của Piccasso là một tác phẩm trừu tượng trong đó ba nhân vật đơn giản được sắp xếp từ những hình dạng một màu. Hãy xem những loại hình dạng khác nhau dưới đây:
- Hình dạng to, vừa và nhỏ
- Hình dạng một màu và có hoa văn
- Hình dạng sáng và tối
- Hình dạng hình học và hình bất định
- Hình dạng vùng chọn và đảo ngược vùng chọn
- Hình dạng có đường viền và không có đường viền
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Hình dạng trong thiết kế đồ họa
Youth Violence Poster
Joel Templin
Templin Brink Design
Sự hợp nhất trong kết hợp tưởng chừng không thể này lại là tạo ra ý tưởng chủ đạo tuyệt vời. Trong bài thiết kế này, bàn tay kết hợp với chim bồ câu gợi lên hình ảnh ấn tượng và có tác động mạnh mẽ. Nếu hình ảnh thật hơn, poster đã không thể có sức mạnh đến như vậy. Điều làm cho poster này tuyệt vời chính là sự đon giản của hình dạng.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
- Hình khối
Hình khối mô tả khối và lượng hoặc khía cạnh ba chiều của vật thể chiếm lĩnh không gian.
Hình khối có thể và nên được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Khi bạn cầm một trái banh, một chiếc giày, một vật phẩm điêu khắc nhỏ, bạn sẽ để ý đến các đường cong, góc cạnh, chỗ lồi lõm, phạm vi, cạnh… tất cả các khía cạnh này chính là hình khối của chúng.
Hình khối trong thiết kế thị giác
Francisco de Zurbaran – “Still Life with Pottery Jars”, 1600s
Không gian trong bức tranh của Zurbaran được cảm nhận nhờ có những hình khối chồng lên nhau (hai trong số những chiếc bình và những chiếc đĩa mà chúng được đặt lên, và cả cái bàn phía dưới chúng nữa). Bóng đổ tạo hình khối ba chiều đi liền với các hình dạng.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
- Giá trị
Giá trị chính là độ sáng tối.
Tương phản giá trị giúp chúng ta thấy và hiểu một tác phẩm nghệ thuật hai chiều.
Điều này cũng có thể đọc hiểu được nhờ sự tương phản giữa chữ đậm và nền nhạt.
Tương phản giá trị cũng hiện rõ trong màu sắc, cái giúp chúng ta hiểu được hình dạng
trong một tác phẩm.
Giá trị trong thiết kế thị giác
Jean Metzinger – “ Sailboats”, 1912
Bức họa của Metzinger có độ tương phản giá trị rất lớn như chúng ta có thể thấy trong phiên bản trắng đen phía bên phải. Bức họa theo phong cách khối lập thể với những cấu trúc và hình dạng góc cạnh. Con đường thị giác từ góc phải dưới tạo bởi giá trị màu nhạt đi ngược lên con thuyền bên trái phía trên cùng, tạo thành khu vực được tập trung. Vậy độ tương phản giá trị cao có thể giúp xác định vị trí trọng điểm.
Cyclone Self Promotion
Dennis Clouse, Traci Daberko
Cyclone Design
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Giá trị trong thiết kế đồ họa
Poster này là ví dụ tốt cho cả màu sắc và giá trị. Đây cũng là một ví dụ thích hợp về cách mà bề mặt chất liệu thích hợp có thể làm tăng giá trị bài thiết kế lên rất nhiều. Thực tế là bài này vận dụng yếu tố bề mặt chất liệu là trọng yếu.
Nhưng trước tiên, hãy xem giá trị. Poster này khá màu sắc những lại sử dụng giá trị sáng tối khá thấp, ngoại trừ những phần màu đen, các phần khác hầu như có giá trị ngang nhau. Nhờ pallet sắc màu được chọn sử dụng ở đây đã giúp tác phẩm thoát khỏi nguy cơ là mọi chỗ đều gần màu như nhau. Hãy so sánh bản gốc bên trên với bản trắng đen bên dưới.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
- Màu sắc
Màu sắc phụ thuộc vào ánh sáng bởi vì nó được tạo ra từ ánh sáng.
Cần phải có ánh sáng thì chúng ta mới thấy được màu sắc.
Một chiếc áo màu đỏ sẽ không còn là màu đỏ khi ở trong tối, nơi không có ánh sáng.
Pierre Auguste Renoir – “Fruits from the Midi “, 1881
Màu sắc trong nghệ thuật thị giác
Renoir đã sơn bức tranh này để nhấn mạnh màu sắc và sự trù phú của các loại trái cây và rau củ của nước pháp. Nhưng xét cơ bản, một màu lạnh với lớp phủ là những màu nóng. Renoir là một họa sĩ trường phái ấn tượng – người sử dụng màu sắc để thể hiện chiều sâu và sự rộng lớn trong những bức họa của ông.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Màu sắc trong thiết kế đồ họa
Black Cat Menu
Dennis Clouse
Cyclone Design
Thực đơn này thiết kế với tất cả tông màu nóng. Tông màu nóng bao gồm tất cả các màu nóng trong quang phổ các màu: vàng, đỏ, cam và tím than. Hiệu ứng tạo ra với một thực đơn như vậy là tuyệt vời vì nó mang lại cảm giác thoải mái và hài hòa cho các món ăn. Hãy thử tưởng tượng cũng là thực đơn như vậy nhưng thiết kế với tông màu lạnh: xanh lá và xanh dương. Hiệu ứng tạo ra sẽ hoàn toàn khác. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng màu vàng và màu đỏ cho bộ nhận dạng của họ. Đây là những màu luôn được chọn nhằm tạo cảm giác ngon miệng nhất.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
Bạn sẽ tìm thấy nhiều hơn nữa các lý thuyết về màu sắc khi bạn đọc Lý Thuyết Màu Sắc.
- Bề mặt chất liệu
Bề mặt chất liệu chính là tính chất của bề mặt, cả tượng trưng lần thực tế, của một tác phẩm nghệ thuật.
Cần có các kỹ thuật để thể hiện bề mặt chất liệu trong hội họa.
Ví dụ, kỹ thuật cọ khô mô phỏng được tính chất thô ráp và việc dùng nhiều hạt màu pigment vẽ bằng cọ; hoặc những cách thực hiện khác lại tạo ra bề mặt chất liệu thô ráp thật sự.
Bề mặt chất liệu trong nghệ thuật thị giác
Georges Rouault – “The Old King”, 1916
Rouault đã vẽ bức họa này bằng chất liệu sơn dầu với bề mặt chất liệu rất dày. Kỹ thuật sơn nhấn mạnh bề mặt chất liệu thật này gọi là nghệ thuật vẽ đắp. Bề mặt chất liệu như thế có thể được thực hiện bằng một cây cọ cứng hoặc dùng một con dao chuyên dùng để chà sơn rộng trên vùng vẽ.
Bề mặt chất liệu mô phỏng xảy ra khi một bề mặt tác phẩm hội họa trơn phẳng nhưng lại tạo ra cảm giác về một chất liệu nào đó.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Bề mặt chất liệu trong thiết kế đồ họa
Fossil Annual Report
David Eden
Fossil
Theo từng trang một, bản báo cáo thường niên này đã được Fossil sử dụng bề mặt chất liệu để thể hiện ý tưởng thiết kế.
Fossil, một cách tự nhiên nhất, đã thể hiện thành công các hoài niệm quá khứ lên tác phẩm của họ. Vì vậy ý niệm sử dụng giấy cũ kỹ và nghệ thuật catalog cổ điển hoàn toàn được ủng hộ. Có đến ít nhất một nữa tá số trang giấy được in trong báo cáo này có bề mặt chất liệu thật. Như những trang giấy ta thấy trên đây, mỗi bề mặt chất liệu là một tập hợp thú vị của các món đồ chơi, poster, bảng ghi chú – mỗi vật được nhấn mạnh bởi sau nó là bề mặt chất liệu. Nhà thiết kế nào học cách sử dụng bề mặt chất liệu tác động đến biểu cảm của bài thiết kế mà cuối cùng là của người xem, sẽ phải học lý do mà các thiết kế của Fossil thành công trong nhiều năm liền.
Hãy xem hình vuông phía bên dưới để hiểu hơn về bề mặt chất liệu mô phỏng trên giấy được thể hiện ra sao để tạo cảm giác về thời gian.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
- Không gian
Không gian thực là vùng không gian ba chiều có thể bị chiếm hoặc không chiếm bởi vật thể.
Nó có chiều cao, chiều rộng và chiều sâu.
Không gian thể hiện ba chiều trong một tác phẩm hội họa là một ảo giác tạo cho người xem về chiều sâu.
Có rất nhiều kỹ thuật có thể được sử dụng để diễn tả chiều sâu thị giác hay không gian.
Không gian trong nghê thuật thị giác
Robert Henri – “Snow in New York”, 1902
Henri vẽ khung cảnh tuyết này ở Thành Phố New York với sự chú ý cao độ về cảm nhận không gian. Henri sử dụng một số kỹ thuật cơ bản để phô diễn không gian: phối cảnh, giá trị, phủ lớp, và kích cỡ hình dạng.
Không gian trống
Không gian trống là phần mà thiết kế “không có” ở đó.
Nó là phần không gian giữa các yếu tố thị giác – phần không thể thiếu trong bài thiết kế. Không gian trống cho bạn biết điểm cuối của một thành tố và nơi bắt đầu của một thành tố khác.
Nó cũng được xem là:
- Không gian đảo ngược
- Nền
Nó là cái gì?
Nó cũng quan trọng như các yếu tố khác có trong bài. Màu sắc, bề mặt chất liệu, hiệu ứng hay hình ảnh của nền tạo nên không gian trống hay không gian đảo ngược.
Tại sao nó lại quan trọng?
- Không gian trống hay không gian đảo ngược giúp tạo khung và chứa đựng các yếu tố thiết kế khác.
- Tránh gây rối thị giác, nhìn “sạch”.
- Nó cũng giúp tập trung người xem vào những vị trí cụ thể.
- Giúp tiếp tục thể hiện dòng ý tưởng của bài thiết kế.
Làm sao để có nó?
- Không gian trống
- Nền mờ
- Hoa văn
Lưu ý:
- Xét về khía cạnh cân bằng, có nhiều trường hợp phổ biến rằng bạn muốn nhiều không gian đảo ngược (hoặc trống) hơn là không gian chiếm hữu mà không tuân theo nguyên tắc cân bằng.
Bài tập 1: Đường
Ghép hình theo đường lưới
Kỹ năng vẽ quan trọng nhất là quan sát. Trò ghép hình này có thể giúp bạn có kỹ năng quan sát tốt hơn, và vì thế mà trở thành nghệ sĩ giỏi hơn. Nó cũng giúp bạn quen dần với vai trò của đường trong thiết kế.
Hướng dẫn
Hãy di chuyển những mảnh ghép từ trang mảnh ghép sang trang đường lưới. Một bức tranh sẽ xuất hiện.
- Mỗi mảnh ghép trong trang mảnh ghép có 1 chữ cái/ số bên dưới.
- Tìm chữ cái/ con số tương ứng trên trang đường lưới.
- Di chuyển hình ảnh trên mỗi mảnh ghép sang ô vuông tương ứng trên trang lưới.
- Vẽ đường tại cạnh giữa màu đen và màu trắng.
- Tô màu hình dạng màu đen nào xuất hiện.
- Một chiếc bút chì cùn sẽ giúp tạo những đường dày tốt nhất.
- Quan sát và xác định vị trí các đường được đặt trong một ô vuông.
- Cố gắng nối thẳng các đường khi chúng đi từ ô vuông này sang ô vuông khác.
- Thao tác chậm và cẩn thận. Hãy làm gọn gàng và chi tiết nhất có thể.
- Đánh dấu những mảnh ghép trên trang mảnh ghép mà bạn đã làm tới.
- Đừng vội vàng!
Nhấp vào hình dưới đây để tải về và in trang mảnh ghép và trang đường lưới.
Bài tập 2: Đường và hình dạng
Trò chơi đường và hình dạng
Tôi sẽ cho xem 3 poster
- Poster thứ nhất có hình với những loại đường: dọc, ngang, xiên, cong, gợn sóng, zigzag, và xoắn.
- Poster thứ hai là những hình dạng hình học: tròn, ô van, vuông, hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình bình hành, ngũ giác, lục giác, và bát giác.
- Poster thứ ba thể hiện nhiều hình bất định khác nhau, một số nhận dạng ra được (như hình quả chuối) và một số thì không. Mỗi hình như vậy sẽ có một cái tên được ghi rõ bên dưới.
Hướng dẫn
- Bắt đầu với 1 cây bút chì hoặc bút bi và 4 tờ giấy
- Bạn sẽ vẽ ra 4 cảnh hoặc 4 bố cục trừu tượng, mỗi lần 1 cảnh.
- Mỗi học sinh sẽ lần lượt gọi lớn tên của bất kỳ hình dạng hay đường nào họ muốn chọn từ các poster.
- Cả lớp phải sử dụng hình dạng hoặc đường đó vào cảnh mà họ đang có. Nếu có ai gọi tên đường hoặc hình dạng mà bạn chưa dự kiến dùng nó vào bài vẽ của mình, bạn phải tìm cách thể hiện nó bằng mọi cách.
- Bạn có 30 giây để hoàn thành đường hoặc hình dạng đó trước khi người kế đến gọi tiếp.
- Sau khi tám đường/ hình dạng được gọi, hãy đặt bức vẽ sang bên cạnh và bắt đầu bức tranh tiếp theo.
- Khi cả 4 bức tranh đã hình thành, hãy chọn một bức tranh mà bạn thích nhất và tô hoàn chỉnh nó với mực hoặc màu.
- Bạn có thể vẽ thêm đường hoặc hình dạng vào tranh, nhưng không được tô lên các đường/ hình dạng gốc.
- Nộp cả 4 tờ giấy, đính chúng lại với nhau. Hãy đảm bảo tên bạn có thể dễ dàng tìm ra ở một trong số chúng.
Bài tập 3: Hình khối và giá trị
Giá trị giúp tăng thêm cảm giác hình khối thật của một vật thể phẳng.
Hãy xem các hình bên dưới để biết hình dạng được chuyển thể thành hình khối bằng việc thêm đường và/ hoặc giá trị.
Hình dạng | Hình khối |
![]() |
![]() |
Hình tròn | Khối cầu |
![]() |
![]() |
Hình vuông | Khối lập phương |
![]() |
![]() |
Hình tam giác | Hình nón |
![]() |
![]() |
Hình chữ nhật | Hình trụ |
Hướng dẫn
- Hãy tìm hiểu Năm yếu tố trong tạo bóng.
- Sử dụng bút chì và một trang giấy trắng, vẽ lại hình mà bạn thấy phía trên với cả hai cột.
– Ở cột bên trái, vẽ những hình dạng phẳng không có giá trị (sáng tối) ngoại trừ đường viền: hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật.
– Ở cột bên phải, vẽ những hình khối tương ứng có giá trị (tạo bóng cho chúng): khối cầu, khối lập phương, hình nón, hình trụ.
– Ghi tên mỗi hình dạng và hình khối khi thực hiện xong.
- Ở mặt sau trang giấy, hãy sáng tạo một hình ảnh đơn giản từ mỗi hình khối có đánh bóng.
– Hãy vẽ hết trang giấy – không được vẽ hình nhỏ!
– Chuyển đổi hình khối thành vật thật. Ví dụ, khối cầu có thể trở thành một quả bóng. Khối hình nón và khối cầu có thể thành một que kem. Khối hình trụ có thể trở thành một lon nước ngọt. Khối lập phương có thể trở thành một cái tivi.
– Hãy sáng tạo! Tìm cách kết hợp 4 khối hình thành một bức tranh chung.
– Nếu bạn thích hãy thêm các khối hình khác để hoàn thành khung cảnh.
– Tô màu bức tranh bằng bút chì màu nếu bạn thích (bút marker hay màu tô có thể phá hỏng hiệu ứng tô bóng)
- Hãy thực hiện trong một thời gian cố định, cố gắng và sáng tạo.
Bài tập 4: Màu sắc và bề mặt chất liệu
Một tác phẩm vẽ hình khối tự do sử dụng các yếu tố trong thiết kế – màu sắc, đường, hình dạng, hình khối và bề mặt chất liệu. Có nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời lại rất chi tiết và sáng tạo từ doodle đơn giản. Hãy lấy cảm hứng từ các tác phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng như Joan Miro, Wassily Kandinsky và Paul Klee.
Hướng dẫn
- Bắt đầu từ một điểm trên trang giấy và tiến hành vẽ doodle. Cứ vẽ càng nhiều nếu bạn thích. Quy tắc duy nhất là các hình doodle không được chồng lên nhau hoặc can thiệp vào
- Bạn có thể vẽ cả hình dạng hình học (chẳng hạn hình vuông, hình tam giác, hình tròn,…) và hình dạng bất định (hình dạng “tự nhiên” nguệch ngoạc). Hay bạn cũng có thể chỉ vẽ hình dạng hình học hoặc hình dạng bất định.
- Vẽ doodle hết trang giấy
- Tô màu hết trang giấy với bút màu, marker hoặc bút chì màu, hoặc kết hợp các phương tiện này với nhau.
- Sử dụng chỉ một màu ở một số vị trí.
- Ở những vị trí khác, hãy trải nghiệm tạo các bề mặt chất liệu bằng cách dùng đường, tô chéo, điểm, gạch xiên, đường nguệch ngoạc, tô nhòe, …
Giả định biến hình bên trái thành hình màu.
Bài tập 5: Không gian (Phối cảnh 1 điểm)
Hướng dẫn
Hoàn thành mỗi trang bên dưới
Bài tập 6: Không gian (Phối cảnh 2 điểm)
Hướng dẫn
Hoàn thành mỗi trang bên dưới
NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ
Concept này xác định cách mà các yếu tố thiết kế được sử dụng như thế nào trong một bố cục.
- Cân bằng
Cân bằng nghĩa là sự phân bổ của độ nặng thị giác trong một tác phẩm nghệ thuật
Trong hội họa, cân bằng của các yếu tố quyết định cân bằng tổng thể của toàn bộ bức tranh.
Trong một tác phẩm nghệ thuật, cân bằng có thể là đối xứng hoặc bất đối xứng.
Cân bằng trong nghệ thuật thị giác
Winslow Homer – “Dressing for the Carnival”, 1877
Trong tác phẩm của Homer, nhà họa sĩ đã khắc họa câu chuyện về người thợ biểu diễn khoát trên mình bộ trang phục trong khi những đứa trẻ háo hứng đứng xem. Ông đã sử dụng tương phản giá trị rất mạnh để nhấn mạnh vùng có ánh sáng mặt trời và bóng đổ. Ông cân bằng giá trị, hình dạng, và màu sắc nhằm tạo ra bức tranh thị giác thống nhất với chi tiết về lễ hội carnival, chính là tâm điểm của tác phẩm.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Cân bằng trong thiết kế thị giác
How to Be a Wicked Witch Book Cover Dennis Clouse |
Cyclone Design and Illustration
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.PetersonVới cái nhìn đầu tiên, người xem có lẽ sẽ tự hỏi tại sao bìa sách này lại có thể là một ví dụ tốt về cân bằng. Hãy suy nghĩ về thiết kế này không phải trên phương diện cân bằng hai bên như gương soi (cân bằng đối xứng), mà là hai yếu tố khác nhau – chữ và hình dạng – bù trừ lẫn nhau. Hình ảnh phía bên trái về cơ bản là xây dựng từ các khối, trong khi bên phải của thiết kế lại ưu tiên chữ. Hai bên được đặt thoe một lối định dạng gần như đã tạo ra cảm giác cẫn bằng hoàn hảo. Đường viền có họa tiết cùng với cái đuôi của chú mèo xuất hiện bên phía mép phải càng làm hài hòa bài thiết kế.
Các định nghĩa khác
Cân bằng là sự đạt được về mặt thị giác và cả tâm lý về cân bằng trong thiết kế.
Nó là gì?
Độ nặng thị giác của một hình ảnh. Cân bằng liên quan đến đối xứng, bất đối xứng và cân bằng hướng tâm.
- Cân bằng đối xứng là sự bố trí đối xứng độ nặng thị giác trong bài thiết kế.
- Cân bằng bất đối xứngtạo ra không gian không cân đối, một cảm nhận mất cân bằng tạo gợi ra chuyển động thị giác. Cân bằng bất đối xứng như thể một cân bằng tâm lý hay cân bằng “hỏng”. Không gian và hình dạng không cần phải phân tán cân xứng trên một trang giấy.
- Cân bằng hướng tâm liên quan đến những hình ảnh xuất hiện từ một điểm như những chiêc căm xe hay những gợn sóng xuất hiện khi ném một viên sỏi xuống mặt hồ.
Tại sao nó lại quan trọng?
Con người thích cân bằng; chúng ta là sinh vật đối xứng và chúng ta chú ý điều này ở mợi thứ. Một thiết kế cũng giống như một thế giới thực được dựng lên: nó cần cân bằng hoặc nó không hiệu quả gì cả.
Làm sao để tạo ra được cân bằng?
- Màu sắc: Màu sắc có độ nặng (Đỏ = Nặng, Xanh Baby = Nhẹ)
- Hình dạng: Hình vuông có thể nặng hơn hình tròn
- Đường: Mỏng với dày
- Kích cỡ: Lớn hơn – nặng hơn
- Hãy sử dụng các yếu tố để tạo ra sự chắc chắn hoặc cảm giác chuyển động
Lưu ý
- Cân bằng cực quan trọng. Một thiết kế có thể bị hỏng vì cân bằng không tốt.
- Cân bằng không nên 50/50 như toán học sẽ gây nhàm chán. Cần đặt những yếu tố khác nhau lên để cân bằng.
- Nhịp điệu
Nhịp điệu là sự lặp lại của chuyển động thị giác – màu sắc, hình dạng hoặc đường.
Sự đa dạng là cẩn thiết để giữ cho nhịp điệu thú vị và linh hoạt, tránh sự đơn điệu.
Chuyển động và nhịp điệu đi liền với nhau để tạo ra tương thích hình ảnh cho nhịp điệu âm nhạc.
Nhịp điệu trong nghệ thuật thị giác
Marcel Duchamp – “Nude Descending a Staircase (No2)”, 1912
Duchamp tô bức họa này để thể hiện chuyển động theo nhịp điệu của một hình ảnh đang đi xuống cầu thang. Hiệu ứng giống như hành động bị dừng lại hoặc là một bức ảnh ánh sáng nhấp nhô, bởi vì hình dạng và các góc được trùng lắp của một hình ảnh trừu trượng di chuyền theo đường chéo trong bức tranh. Hãy thử cảm nhận nhịp điệu vào lần tới khi bạn đi bộ xuống cầu thang nhé.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
- Hoa văn
Hoa văn là sử dụng các yếu tố nghệ thuật theo lối lặp lại có sắp đặt hoặc ngẫu nhiên để gia tăng giá trị bề mặt của tranh vẽ hoặc bức điêu khắc.
Hoa văn thường xảy ra trong tự nhiên, và người nghệ sĩ sửa dụng mô típ lặp lại tương tự để tạo hoa văn trong tác phẩm của họ.
Hoa văn làm tăng hứng thú thị giác bằng cách gia tăng tính thú vị của bề mặt.
Hoa văn trong nghệ thuật thị giác
Jasper Johns – “Numbers in Color”, 1958-1959
Hoa văn trong tác phẩm của John là bình thường, bao gồm 121 hình chữ nhật xếp mí chồng lên nhau trong 11 hàng, mỗi hàng là một 11 hình chữ nhật. Các con số (0 – 9) có vẻ như bất bình thường bởi vì cách sử dụng và áp dụng màu sắc bất bình thường. Và có nhiều tác phẩm hội họa không có tâm điểm chú ý.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
- Di chuyển
Di chuyển thị giác được các nghệ sĩ sử dụng để dẫn dắt người xem xuyên suốt tác phẩm của họ, thường là để đi đến khu vực trọng tâm.
Và những chuyển động như thế có thể tạo ra thông qua đường, cạnh, hình dạng, và màu sắc trong tác phẩm, nhưng cách dẫn dắt mắt người xem dễ nhất là bằng con đường hoặc giá trị (độ sáng tối) tương đồng.
Di chuyển trong nghệ thuật thị giác
Diego Rivera – “Liberation of the Peon”, 1931
Bức tranh của Rivera bộc lộ cảm xúc sâu sắc và bao trùm màu lịch sử. Người nô lệ khỏa thân (người công nhân) đang được giải phóng khỏi bạo hành chính trị và nô dịch thể xác bởi những người lính giải phóng nô lệ. Tất cả các chuyển động dẫn đến vị trí trọng điểm, nơi chiếc dao đang dần cắt đứt sợi dây thừng trói buộc. Hãy chú ý đến các điểm nhấn mạnh đặt vào sự phóng thích hơn là những người anh hùng đang làm động tác phóng thích. Di chuyển cũng được tạo ra khi chúng ta quan sát hướng mà mắt các nhân vật đang nhìn – trực diện vào người nô lệ. Nó làm cho mắt chúng ta cũng dõi theo hướng đó, tạo ra sự di chuyển thị giác về phía trung tâm câu chuyện. Những con ngựa nhìn thẳng về chúng ta, khiến chúng ta cũng nhìn vào nhóm người và ngựa.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Di chuyển trong thiết kế đồ họa
Trong thiết kế đồ họa, di chuyển cũng được hiểu là dòng chảy.
Dòng chảy là sự kết hợp các yếu tố để dẫn dắt mắt người xem xung quanh bài thiết kế thoe hướng đúng nhất. Dòng chảy bắt đầu và kết thúc với yếu tố nào thống lĩnh để giúp mắt luôn nhìn xung quanh bài thiết kế. Bạn không bao giờ muốn đôi mắt dừng lại.
Tại sao nó quan trọng?
Bạn muốn người xem nhìn mọi thứ theo trật tự đúng và bạn cũng muốn người xem ngắm nhìn bài thiết kế của bạn lâu nhất có thể. Dòng chảy có thể làm được điều đó.
Làm thế nào để có được nó?
- Đường: Theo cách tự nhiên, mắt sẽ nhìn theo một đường từ điểm đầu đến điểm cuối
- Những mũi tên mường tượng
- Chữ: tiêu đề; người ta sẽ đọc từ trái sang phải
- Tương phản
Tương phản có ở sự khác nhau giữa giá trị, màu sắc, bề mặt chất liệu, hình dạng và những yếu tố khác.
Tương phản tạo ra những thú vị thị giác, và cũng làm tăng sự lôi cuốn của tác phẩm.
Nếu tất cả các yếu tố nghệ thuật – ví dụ như giá trị – đều như nhau, kết quả tất yếu là một sự đơn điệu và nhàm chán.
Tương phản trong nghệ thuật thị giác
Paul Cezanne – “Still Life with Apples and Peaches”, 1905
Khi Cezanne thực hiện tác phẩm này, ông đã sử dụng tất cả các yếu tố trong thiết kế và tất cả các nguyên tắc trong thiết kế để tạo nên một liên kết chặt chẽ. Hãy thử tìm các vị trí mà ông sử dụng bảy yếu tố và bảy nguyên tắc. Nếu bạn chỉ nghiên cứu riêng về độ tương phản, bạn có thể thấy ít nhất có đến tám loại tương phản, làm nên bức tranh tổng thể đa dạng một cách tự nhiên.
- Tương phản cạnh: cạnh cứng và cạnh mềm
- Tương phản giá trị: giá trị tối, trung bình và sáng
- Tương phản độ đậm nhạt: màu thật và màu nhạt
- Tương phản bề mặt chất liệu: lồi lõm và bằng phẳng
- Tương phản hình dạng: hình dạng bất định và hình dạng hình học
- Tương phản kích cỡ: hình dạng lớn và hình dạng nhỏ
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Tương phản trong thiết kế đồ họa
Tableaux Restaurant Promotion
Petrula Vrontikis
Vrontikis Design Office
Giải pháp sang trọng để quảng cáo cho nhà hàng Tableaux sử dụng tương phản và các biến tấu liên quan để tạo ra một bài thiết kế khá phức tạp như các bạn thấy. Đặc biệt thông điệp về người đưa thư là mục tiêu của cách tiếp cận này, bằng việc sử dụng những hình ảnh và yếu tố bổ sung lẫn nhau, bao gồm cả hoa văn da báo, hình ảnh mặt trời đã được tối giản hóa, màu đồng kim loại và màu xanh ô liu, kiểu chữ tiếng Trung và tiếng Anh với những cách điệu thư pháp.
Bên ghi địa chỉ của người đưa thư có độ sáng chính, trong khi bên còn lại thì độ sáng yếu hơn. Và phần chính đặc biệt nổi bật bởi sử dụng một hình dạng khác thường và hình chiếc nắp cắt theo khuôn mẫu được bật lên để in nhiều thông tin hơn trên nền xanh ô liu.
Người đưa thư, cũng với phần còn lại thống nhất của toàn thể tác phẩm, sử dụng ba màu chung – đen, xanh ô liu và màu đồng kim loại – để hợp nhất các yếu tố và tạo hình ảnh nhận diện chung cho chiến dịch quảng cáo này.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
- Nhấn mạnh
Nhấn mạnh được các nghệ sĩ sử dụng để tạo sự nổi bật và điểm tập trung cho tác phẩm của họ.
Nghệ sĩ có thể nhấn mạnh màu sắc, giá trị, hình dạng, hoặc các yếu tố nghệ thuật khác để tạo sự nổi trội.
Nhiều loại tương phản có thể được áp dụng để nhấn mạnh trung tâm thú vị trong bài.
Nhấn mạnh trong nghệ thuật thị giác
Henri de Toulouse Lautrec – “At the Moulin Rouge”, 1892/1895
Điều mà de Toulouse-Lautrec nhấn mạnh trong bức tranh của mình là bầu không khí, ánh sáng và màu sắc lạ lùng trong một quán rượu ở Paris. Sự thật là, chúng ta bị dẫn dắt vào nhóm năm người ngồi trên bàn, nơi tâm điểm chú ý là cuộc trò chuyện của những người bạn. Trung tâm sự thú vị này được hiểu là vùng trọng điểm.
Vùng trọng điểm nhấn mạnh điểm quan trọng nhất của một tác phẩm nghệ thuật. Nhấn mạnh thị giác có ở vùng trọng điểm có thể đạt được bằng tương phản mạnh mẽ giá trị sáng tối. Nó cũng có thể được phát triển bằng cách sử dụng tương phản các yếu tố khác, như hình dạng.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Nhấn mạnh trong thiết kế đồ họa
Trong thiết kề đồ họa, nhấn mạnh cũng được hiểu là chiếm ưu thế.
Nó là cái gì?
- Là cái đầu tiên mà mắt ta thấy trên một bài thiết kế.
- Theo lối truyền thống thì nó là cũng trung tâm của bài thiết kế, từ nó những phần khác sẽ được phát triển xung quanh.
Tại sao nó lại quan trọng?
- Thiết kế là để lôi kéo người xem, nơi chiếm ưu thế là nơi người xem sẽ bắt đầu nhìn
- Bài thiết kế có một trật tự. Bạn muốn người xem quan sát theo hướng đúng, đọc thông tin theo một trật tự đúng. Để làm được điều này, bạn cần bắt buộc họ xuất phát từ một vị trí đúng trên bài thiết kế.
- Nó thu hút sự chú ý của người xem.
Làm thế nào để có được nó?
Bằng cách sử dụng các yếu tố sau:
- Màu sắc (Đỏ là tốt nhất)
- Hình ảnh
- Gây sốc
- Lạ lùng
- Gây tranh luận
- Khiêu gợi
- Chữ hoặc từ
- Gây sốc
- Lạ lùng
- Gây tranh luận
- Khiêu gợi
- Tương phản (Tương phản mày sắc, ví dụ như đen trên trắng)
- Kích cỡ (Hình ảnh lớn hớn và nhỏ hơn)
Cái gì thống lĩnh ở tác phẩm này?
Các yếu tố đa dạng
Có rất nhiều những thành tố trong thiết kế ảnh hưởng hoặc quyết định cái mà chúng ta quan sát được, nhưng nó không cố định bởi nó ảnh hưởng ra sao còn tùy thuộc vào mối quan hệ có thể thay đổi giữa người xem và cảnh mà họ thấy. Khi đó những yếu tố này được gọi là yếu tố đa dạng. Chúng là độ thu phóng, tỉ lệ, khoảng cách, vị trí người xem, điều kiện không khí, ánh sáng, mùa, và chuyển động. Vậy người thiết kế cần xem xét các yếu tố quan trọng này để có thể sử dụng chúng hiệu quả khi thiết kế.
- Độ thu phóng
- Tỉ lệ
- Khoảng cách
- Vị trí người xem
- Điều kiện không khí
- Ánh sáng
- Mùa
- Chuyển động
Lưu ý
- Cần lưu ý rằng yếu tố thống lĩnh không được bao phủ toàn bộ hình ảnh. Quá nhiều điều thống lĩnh và người xem sẽ không thấy gì nữa cả.
- Một tác phẩm có thể có nhiều hơn một vị trí thống lĩnh: hai đối tượng có độ ảnh hưởng thị giác như nhau được gọi là đồng thống lĩnh. Quá nhiều vị trí chiếm ưu thế thống lĩnh sẽ gây xao nhãng, khi đó mắt ta phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không có cơ hội tập trung vào yếu tố chủ đạo nào cả.
- Thống nhất
Thống nhất thị giác là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một tác phẩm được phát triển tốt và được xây dựng bởi người nghệ sĩ.
Thống nhất dẫn đến tính liên kết giúp tác phẩm nghệ thuật mạng lại cảm giác hoàn tất và hoàn thiện.
Khi tất cả các yếu tố trong cùng một bài xem như thuộc về nhau, người nghệ sĩ đã thành công trong việc tạo tính thống nhất.
Thống nhất trong nghệ thuật thị giác
Vincent van Gogh – “Starry Night”, 1889
Van Gogh rất để tâm đến tính thống nhất trong các bức họa của ông. Trong bức này, nét cọ xoáy và sự thống trị của tông màu lạnh đã làm nên tính thống nhất cho toàn bộ bài và tạo ra cảm giác mọi thứ thuộc về nhau.
Nguồn: Yếu tố và nguyên tắc trong thiết kế: Hướng dẫn dành cho sinh viên, có kèm hoạt động, xây dựng bởi nhà xuất bản Crystal
Thống nhất trong thiết kế đồ họa
Target Ad Campaign
Gaby Brink
Templin Brink Design
Không có nơi nào mà tính thống nhất quan trọng hơn là trong một chiến dịch. Tạo tính thống nhất là một dạng của quảng cáo thương hiệu: bạn phải tạo được hình ảnh và thái độ dễ dàng nhận ra ngay cả khi nội dung của bài quảng cáo còn chưa được đọc. Chiến dịch điển hình cho Target trên đây đã thực hiện rất tốt. Thiết kế gọn gàng và tạo sự chú ý cao.
Đơn giản như ý tưởng của nó vậy – kết hợp các vật thể với nhau với hình ảnh của sản phẩm thực trên bài quảng cáo – chắc chắn được chú ý bởi vì nhìn chúng rất vui nhộn. Rất hay gặp tình huống theo hướng quá nghiêm túc đặt mục tiêu của bài thiết kế mà quên đi giá trị của sự khác lạ và tinh thần giải trí rất hay mà bài thiết kế có thể mang lại cho khách hàng về sản phẩm mà chúng ta muốn bán.
Một điểm rất thú vị nữa được thực hiện rất thành công trong các bài quảng cáo này là phần chữ. Không chỉ có tiêu đề hợp lý mà nội dung chữ khác cũng được áp dụng khéo léo. Điều đáng chú ý là cái tên Target không hiện diện ở mọi bài quảng cáo. Chỉ biểu tượng thôi cũng đủ để nhận ra cửa hàng này.
Nguồn: Thiết kế cơ bản cho kết quả sáng tạo bởi Bryan L.Peterson
Các định nghĩa khác
Thống nhất đo lường mức độ hòa hợp của các yếu tố trên cùng một trang giấy – chúng quan hệ với nhau. Một tác phẩm nghệ thuật thống nhất tạo thành một khối, là tổng hợp của tất các các thành phần.
Nó là cái gì?
Tất cả các yếu tố thiết kế (hình ảnh, chữ) phải hàa hợp với hình dạng, phong cách và màu sắc, và cũng phải hòa hợp với thông điệp chung của hình ảnh, và từ góc độ thương mại, đều nhắm đến thị trường chủ đích.
Tại sao nó lại quan trọng?
- Thiết lập và duy trì một sự hòa hợp xuyên suốt bài thiết kế thì thật sự cần thiết để thành công.
- Nếu không đồng bộ, có thể thông điệp chính của bài thiết kế sẽ bị mất hoặc không đến được với đối tượng khán giả.
- Thống nhất giúp giữ hình ảnh đi đôi với thông điệp
Làm thế nào để có nó?
- Sự giống nhau: Lặp lại màu sắc, hình dạng, giá trị, bề mặt chất liệu, hoặc đường để tạo ra mối quan hệ thị giác giữa các yếu tố, ta gọi là sự tương ứng.
- Bạn thấy có bao nhiêu cái cái xỉa trong bức American Gothiccủa Grant Wood?
- Màu: Màu sắc gắn liền với thông điệp, ví dụ, một poster về môi trường cần thể hiện màu xanh lá và những màu tự nhiên khác. Màu sắc hỗ trợ truyền tải thông điệp.
- Hình dạng và đường: Nó có cong và mềm mại với những hình dạng tự nhiên bất định, hay cứng và nhọn với những góc cạnh với những thứ thể hiện trên máy vi tính.
- Kích cỡ: Một yếu tố không được bao phủ hoàn toàn một yếu tố khác chẳng hạn một điểm.
- Phông chữ: Phù hợp với các yếu tố thiết kế (ví dụ đường cong đi với phông chữ cong, đường thẳng đi với phông chữ thẳng). Phông chữ giúp truyển tải/ hỗ trợ thông điệp.
- Phong cách: Phong cách tổng thể cũng tạo ra một thông điệp nhất quán.
Một thiệp cưới có những yếu tố theo phong cách riêng của nó dù được thực hiện theo cách nào (như chuông đám cưới, chim bồ câu, hoa, hình cô dâu và chú rể, phông chữ cách điệu mềm mại). Và thương hiệu thiệp cưới nào cũng sẽ sử dụng những yếu tố thiết yếu này khi thiết kế. Phong cách cũng phải đi đôi với đối tượng khán giả; phong cách thiết kế tổng thể của một đĩa CD nhạc hip hop chắc hẳn phải khác với một đĩa nhạc của Gilbert hay Sullivan. Mỗi thiết kế là phải được may đo theo thị hiếu sản phẩm và thị trường, cũng như các phong cách đã có trước đó.
- Khoảng cách: Phương pháp đơn giản nhất để biến các vật thể thuộc về nhau là nhóm chúng lại gần nhau. Làm như vậy chúng ta sẽ thấy như thể tạo được hoa văn.
- Lặp lại/ hoa văn: Một phương pháp khác cũng hay được sử dụng để tăng cường tính thống nhất là sử dụng sự lặp lại. Lặp lại màu sắc, hình dạng, bề mặt chất liệu hay vật thể có thể được dùng để siết chặt thêm các thành tố của bài.
- Tiếp tục: Một cách nữa được sử dụng nhiều để thống nhất tác phẩm là tiếp tục các đường, cạnh hay phương hướng từ một khu vực này đến khu vực khác. Việc tiếp tục như thế hay được sử dụng trong sách và tạp chí để kết nối các yếu tố trên một trang bằng việc sử dụng thước, và canh hàng hình ảnh, tiêu đề.
Lưu ý
- Trang layout có được xem và nhận thức như một chỉnh thể thống nhất?
- Có điều gì mà bạn cảm thấy chưa đúng, như thể ngón cái trỏ ra?
- Thống nhất cũng tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Không nhất thiết phải làm cho mọi yếu tố dưới một hình thức như nhau, miễn là chúng có chung một mục đích ý nghĩa và phong cách. Ví dụ, thời trang tại một thời điểm nào nó sẽ chia sẻ đặc điểm chung về hình dáng, chất liệu, và màu sắc để nhận dạng được phong cách thời điểm đó là gì, hay mang diện mạo riêng của một nhà thiết kế nào đó.
Bài tập 7
Sử dụng kỹ thuật thiết kế “bảng đánh dấu”, sử dụng các đường dọc và các vòng trong đồng tâm, bạn sẽ tạo được thiết kế màu sắc ảo diệu theo nguyên tắc cân bằng không đối xứng. Nó sẽ có nhịp điệu, hoa văn và chuyển động.
Hướng dẫn
- Bắt đầu với một cây bút chì và một tờ giấy trắng
- Vẽ những đường gợn sóng dọc trang giấy. Cẩn thận đừng vẽ quá ngoằn nghèo hoặc quá sát nhau… đơn giản càng tốt. Hãy nghĩ đến những con sóng gợn nhẹ nhàng. (Những con giun mập chứ không phải những cọng tóc mỏng mảnh)
- Không lấy trọng tâm, ở một nơi bất kỳ trên trang giấy, hãy vẽ một vòng tròn nhỏ (kích cỡ 1/4 trang giấy)
- Tiếp tục vẽ những đường tròn đồng tâm
- Bây giờ thì đường lưới đã hoàn thành, tiếp tục sử dụng bút chì đánh dấu nhẹ vào các ô xen kẽ. Làm như vậy là lên kế hoạch tô màu trước khi viết marker chạm vào trang giấy. (Bút chì thì tẩy được, marker thì không) Bắt đầu từ lề trang giấy đối diện phía vòng tròn, hãy đánh dấu các ô còn lại bằng màu. Thực hiện chậm và cần thời gian.
- Bắt đầu cẩn thận từ một góc và tô màu chỉ với những ô đã được đánh dấu màu chỉ với một màu duy nhất của bút marker.
- Sau khi đã tô màu các ô đó trên thiết kế “bảng đánh dấu” bằng một màu duy nhất, tiếp tục tô màu các ô trống trắng còn lại với một màu thứ hai.
Hướng dẫn khác cho những nghệ sĩ nâng cao hơn
- Tạo đường viền đơn giản cho một con vật nào đo bằng bút chì trên giấy. Tham khảo hình “ngựa vằn” bên trên của Victor Vasarely. Hãy làm đơn giản! Tốt nhất là không nhiều hơn hai con vật.
- Vẽ những đường gợn sóng đi từ một cạnh trang giấy đến một bên khác. Các đường này có thể kết thúc tại cạnh gần kề hoặc đi xuyên qua đến cạnh đối diện. Hầu hết các đường vẽ nên đi ngang qua hình con vât.
- Bằng bút chì, hãy đánh dấu nhẹ các ô tạo hình chữ X mà bạn sẽ tô màu. Đánh dấu các ô còn lại tương tự như với bảng đánh dấu.
- Bằng bút marker, hãy tô màu các ô đã đánh dấu màu.
Nguồn: nhsdesigns.com