Trong Mindmap – sơ đồ tư duy này, Ý TƯỞNG CHỦ ĐỀ (Giấy vệ sinh) được đặt ở trung tâm cùng với hình ảnh minh hoạ. Cả hình ảnh lẫn từ khoá chủ đề đều đủ lớn để người xem có thể nhận ra và nhớ được. Quy tắc đầu tiên của một sơ đồ tư duy là Ý TƯỞNG CHỦ ĐỀ được đặt ở TRUNG TÂM của tờ giấy TRẮNG, KHÔNG ĐƯỜNG KẺ. Khổ giấy càng lớn thì bạn càng có nhiều không gian để cho ra những ý tưởng mới hơn.
Trong Mindmap này, hình ảnh rất đơn giản. Tuy nhiên, nó đủ rõ để hỗ trợ từ ngữ truyền tải nội dung và làm cho Mindmap sinh động hơn. Ví dụ như trên nhánh SIÊU ĐỐI LẬP, tác giả Mindmap đã sử dụng hình ảnh rất đơn giản để minh hoạ cho từ BAO NI LÔNG. Người đọc khi nhìn vào hình vẫn có thể hình dung ra điều được minh hoạ. Điều này có nghĩa là, bạn không cần phải là một hoạ sĩ tài năng để vẽ hình ảnh minh hoạ cho một Mindmap. Vừa đơn giản, vừa dễ nhớ phải không các bạn?
Mindmap này áp dụng chặt chẽ kỹ thuật 5W1H để động não tìm ý tưởng. Trong đó 5W đại diện cho Who( Ai?), What (Cái gì?), When (Khi nào?), Where (Ở đâu) và Why (Tại sao); 1H đại diện cho How (Như thế nào?). Khi trả lời cho các câu có những từ này, bạn đã có những từ khoá chủ đề để đặt lên các nhánh, theo từng cấp độ (level).
Ví dụ, sau khi đặt hình ảnh trung tâm về nhân vật “Tôi”, tác giả Mindmap này đã phát triển mindmap bằng cách sử dụng kỹ thuật 5W1H đặt các câu hỏi về nhân vật “Tôi”.
-
Who/ Ai: Tôi là ai (Who am I)? Trước kia tôi là ai (Past)? Ai là diễn viên tôi yêu thích? (Who is my Favorite actor)? …
-
What/ Cái gì/ Gì: Sở thích của tôi là gì? (Hobbies), Tôi muốn ăn gì? (Food), Mục tiêu của tôi là gì? (Goals)…
-
When/ Khi nào: Khi nào tôi tốt nghiệp? (Graduation), Khi nào tôi yêu? (Love), Khi nào tôi thành công? (succeed)…
- …
Cứ như vậy theo từng cấp độ. Các câu hỏi có thể là bất cứ thứ gì liên quan đến từ khoá ở cấp độ cao hơn. Như vậy là bạn đã phát triển Mindmap của mình hoành tráng rồi. Nhớ cho ra những ý tưởng thật lạ, thật điên, thật ngộ nghĩnh nhé các bạn!
Mindmap này tuân thủ đầy đủ nguyên tắc về nhánh và màu sắc. Các nhánh bắt đầu từ hình ảnh/ ý tưởng trung tâm, rất dày và to khi bắt đầu rồi nhỏ dần theo từng mức độ (level) của từ khóa. Đường nhánh phải luôn là những đường cong. Điều này giúp chúng ta kết hợp các ý trên các nhánh để cho ý tưởng dễ dàng hơn là đường thẳng.
Màu sắc trong mindmap này rất rõ ràng và ấn tượng. Yếu tố này giúp người đọc phân định rõ ràng các vùng ý tưởng. Rất dễ theo dõi và hình dung phải không nào? Còn một bí mật nho nhỏ nữa là việc lựa chọn màu sắc hợp lý sẽ giúp các bạn phát triển bán cầu não phải của mình. Đây là một trong những yếu tố rất tốt cho tất cả chúng ta khi muốn phát triển sự sáng tạo của mình.
Ngoài ra, Mindmap cũng phải tuân thủ yêu cầu về TỪ. Chỉ một TỪ KHOÁ trên mỗi đoạn nhánh. Các bạn lưu ý là trong tiếng Việt, một TỪ có thể có nhiều hơn một Chữ cái. Ví dụ Siêu đối lập gồm 3 chữ cái nhưng chỉ là 1 TỪ. Từ khoá sẽ phát huy tác dụng giúp người làm mindmap và cả người xem sáng tạo hơn khi kết hợp chúng lại với nhau.
Sau đây là một số mind map làm tốt khác để bạn tham khảo: