9 XU HƯỚNG THIẾT KẾ LOGO MỚI ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NĂM 2018
Bài viết thực hiện bởi ad dpiCENTER
Ngày đăng 05/09/2023
Share

Logo không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp, mà còn là một biểu tượng của thời kì trong đó nó được sinh ra. Việc nhận biết những xu hướng thiết kế đương đại là một bước thiết yếu trong việc lựa chọn phong cách thiết kế logo để mang lại cảm giác tươi mới và phù hợp, và đây chính là khoảng thời gian thích hợp nhất để chúng ta cùng điểm lại những xu hướng nổi bật trong năm nay.

Dưới đây là 9 xu hướng thiết kế logo nổi bật trong năm 2018 mà bạn nên để ý:

  • Những logo phù hợp với hoàn cảnh, có tính phản hồi cao
  • Logo lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc
  • Vui vẻ! (Tạo ra năng lượng và sự rung cảm)
  • Phá vỡ giới hạn của sự tưởng tượng thông qua sự ẩn dụ
  • Logo dựa trên những kỹ thuật thực nghiệm đối với kiểu chữ
  • Những logo có dạng khung lưới
  • Logo với nhiều lớp họa tiết và màu sắc
  • Kiểu chữ đơn giản ghép cặp cùng những chữ lồng
  • Những hình dạng đối xứng cơ bản
  1. Những logo phù hợp với hoàn cảnh, có tính phản hồi cao

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên mà những nhà thiết kế logo không những phải tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao mà phải có hiểu biết sâu sắc về những hoàn cảnh khác nhau mà thiết kế sẽ được sử dụng. Poster, danh thiếp, biển báo, sự lắp đặt, quảng cáo hay bao bì chỉ là một vài ví dụ của vị trí mà logo được sử dụng. Trong năm 2018 này hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những hoàn cảnh mới trong đó có hiện diện của logo doanh nghiệp.

Thiết kế của Studio Mast
Thiết kế của Studio Mast
Thiết kế của Studio Mast
Thiết kế của Studio Mast
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Snøhetta.
Thiết kế của Snøhetta.
Thiết kế bởi ludibes
Thiết kế bởi ludibes

Một ví dụ xuất sắc của nhận thức về hoàn cảnh sử dụng logo có thể thấy ở trường hợp logo được thiết kế cho Kristin Jarmund Architects thực hiện bởi Snøhetta. Trong trường hợp này, logo đã tận dụng cách viết tắt “K J – A” và cho phép nó thích nghi với nhiều cách bố cục tùy thuộc vào nền ảnh khác nhau. Bằng cách này, logo mang trong mình những concept của nghệ thuật kiến trúc một cách trực tiếp và gián tiếp. Một ví dụ thấu đáo khác đến từ thiết kế logo của Studio Mast dành cho Loyal Coffee – cái bao gồm nhiều sự lặp lại của những họa tiết dạng đường có thể phù hợp khi sử dụng cho cốc café, menu và bao bì đóng gói hạt café.

  1. Logo lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc

Trong khi việc lấy cảm hứng thiết kế logo từ nghệ thuật kiến trúc không phải là một thứ gì mới mẻ, nó đã hồi sinh về sự phổ biến bằng một cách khôn khéo và sáng tạo. Những khoảng trống luôn luôn là thành phần quan trọng khi tạo ra nhận diện thương hiệu ( hãy nghĩ vì sao mỗi cửa hàng trong chuỗi Starbucks và Apple Store đều mang tới một “cảm nhận” như nhau). Khi chúng ta hướng tới một thế giới ngày càng kỹ thuật số hơn, những nhà thiết kế đang tìm những cách để không chỉ chụp lại vẻ ngoài của những landmark kiến trúc mà còn bằng cách nào đó thể hiện những concept đằng sau đó hình hài vật lý của thương hiệu thông qua sự minh họa trực quan. Dưới đây là một vài ví dụ…

Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Föda.
Thiết kế của Föda.
Thiết kế của Föda.
Thiết kế của Föda.
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Ramin Nasibov
Thiết kế của Ramin Nasibov
Thiết kế của Ramin Nasibov
Thiết kế của Ramin Nasibov

Một ví dụ tuyệt vời của xu hướng này là thiết kế logo của Savvy dành cho buổi trình diễn ca nhạc của Philip Glass tại Bảo tàng Nhân chủng học Quốc gia ở Mexico City. Hình dạng của logo được vẽ lên từ tính năng chính của tòa nhà “Đài phun nước cây dù”, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mexico Pedro Ramírez Vasquez. Về cơ bản tính năng này là một hệ thống chiếu sáng ngoài trời cho ra ánh sáng tạo hình chiếc dù xung quanh một cột trụ. Nó vừa to lớn và đáng kinh ngạc – những phẩm chất được thể hiện thành màu đen và trắng đậm nét của logo. Cùng lúc đó, sự ảnh hưởng của logo cũng nói lên những đặc tính của công trình của Philip Glass và khám phá quan hệ của chúng với khoảng không gian vật lý xung quanh.

Một ví dụ hay ho khác về thiết kế logo dựa trên những công trình kiến trúc có thể thấy được đối với tác phẩm của Föda dành cho Undercroft, một quán bar bí mật nằm dưới một nhà thờ cổ kính nổi tiếng. Người ta có thể đi vào quán bar thông qua lối đi nhỏ đi xuống cầu thang bí mật của tòa nhà. Bên trong quán, có nhiều giá đựng bia rượu và sách báo. Logo của quán thể hiện nhiều khía cạnh kiến trúc bằng cách tạo ra những bậc, tầng với những đường kẻ hướng tới những lớp phía bên dưới. Đường kẻ ẩn phía sau chữ cái “N” thậm chí còn gợi tả hình ảnh của một cầu thang nhỏ.

  1. Vui vẻ! (Tạo ra năng lượng và sự rung cảm)

Niềm vui là một thứ gì đó bán đắt hàng có lẽ còn hơn tôm tươi. Trong khi niềm vui luôn luôn là điều mà thiết kế logo hướng tới, thì tình trạng hiện tại với sự bất ổn kinh tế đang thúc đẩy người ta chiến đấu với những sự tiêu cực bằng những thiết kế vui vẻ hơn bao giờ hết! Khó có thể cưỡng lại sự vui vẻ, và nó đến dưới dạng những màu sắc tươi sáng, những rung cảm tốt và những nhân vật đáng yêu. Trong năm nay, chúng tôi hy vọng sẽ thấy những logo vui vẻ ở khắp nơi, khiến năm 2018 trở thành năm làm bạn cười và vui vẻ!

Thiết kế của A Friend Of Mine.
Thiết kế của A Friend Of Mine.
Thiết kế của Bedow
Thiết kế của Bedow
Thiết kế của Perky Bros
Thiết kế của Perky Bros
Thiết kế của Bedow
Thiết kế của Bedow
Thiết kế của dan.stiop
Thiết kế của dan.stiop
Thiết kế của giyan
Thiết kế của giyan

Có khá nhiều cách để tạo ra sự vui vẻ trong logo. Một vài ví dụ chúng tôi yêu thích từ xu hướng này trong năm trước bao gồm thiết kế của A Friend Of Mine dành cho Luxe Waihek – thiết kế có những kí tự kiểu chữ tùy chỉnh đầy vui nhộn (để ý cách mà chữ cái “e” tạo ra một mặt cười), logo di Bedow thiết kế dành cho Fable Skateboards – thiết kế có những con quỷ nhỏ đáng yêu đang cười và thiết kế của chính 99designs dành cho công ty Cosmic Tea – bao gồm hình ảnh một nhà thám hiểm vũ trụ đang thưởng thức ly trà trong không gian!

  1. Phá vỡ giới hạn của sự tưởng tượng thông qua sự ẩn dụ

Chắc chắn rằng phép ẩn dụ không phải là mới đối với thiết kế logo, nhưng giới hạn mới của chúng đối với trí tò mò và sự khám phá sáng tạo trong làng thiết kế gần đây đã khiến chúng trở thành tiêu điểm của quá trình khám phá sáng tạo sâu. Năm nay chúng ta nên thấy những nhà thiết kế logo phá vỡ giới hạn của sự tưởng tượng thông qua sự ẩn dụ, với những concept khôn ngoan và thấu đáo mang tới chiều sâu cho thiết kế logo hơn là chỉ hình ảnh bên ngoài

24

Thiết kế cho Run Mfg do Perky Bros hoàn thiện
Thiết kế cho Run Mfg do Perky Bros hoàn thiện
Thiết kế bới Dusan Klepic DKTM
Thiết kế bới Dusan Klepic DKTM
Thiết kế của Arthean
Thiết kế của Arthean
Thiết kế của InHouse
Thiết kế của InHouse
Thiết kế của A Friend Of Mine
Thiết kế của A Friend Of Mine

Trên đây, những nhà thiết kế của hãng Perky Bros đã tạo ra một ẩn dụ kép hoàn hảo cho Run Mfg – nơi dây giày không chỉ chụm lại biểu thị cho một đôi giày chạy mà còn thể hiện đường đi. Điều này không chỉ giải thích những điều mà Run Mfg làm (lên kế hoạch/thiết kế sự kiện điền kinh), mà nó còn mở ra những khả năng sáng tạo mới đối với xây dựng thương hiệu.

Chúng tôi cũng đánh giá cao cách mà InHouse đã mổ xẻ những kí tự của “Pacific Potion” để tạo ra một “sơ đồ hóa học” đẹp đẽ. Điều này tạo ra một ẩn dụ của rượu vang như là hóa học, và hoạt động hiệu quả đối với một hãng sản xuất rượu vang luôn quan tâm đặc biệt tới thành phần, tỷ lệ và khoa học đằng sau quá trình sản xuất của họ.

  1. Logo dựa trên những kỹ thuật thực nghiệm đối với kiểu chữ

Từ phong cách cổ điển tới việc sử dụng những font dạng sans serif, thiết kế kiểu chữ đã luôn luôn là đối tượng để thử nghiệm – từ sự phát triển của những hình dạng kiểu chữ mới cho tới sự điều chỉnh thay đổi của những mặt chữ đã/đang tồn tại sử dụng những kỹ thuật minh họa hoặc nhiếp ảnh. Tất nhiên xu hướng này chưa bao giờ dừng lại như thế. Trong năm 2018 này, chúng ta nên để ý sự thử nghiệm được tiếp tục đối với kiểu chữ, với cả những concept cấp tiến và cả những sự hiện thức hóa ý tưởng sử dụng những công nghệ đang tồn tại.

Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Design By Tokyo
Thiết kế của Design By Tokyo
Thiết kế của HeART
Thiết kế của HeART
Thiết kế của Slavche
Thiết kế của Slavche
Thiết kế của Bond
Thiết kế của Bond

Hãy dành thời gian xem qua phép sử dụng kiểu chữ của Kusumé với một quá trình ngưỡng-đường kẻ thử nghiệm nhưng đầy hương vị (một kỹ thuật ngưỡng cũ kĩ được chủ định cho việc in ấn những bức ảnh đen trắng sử dụng duy nhất mực đen). Phép sử dụng kỹ thuật sáng tạo này nâng kiểu chữ lên một tầm cao mới – mang lại cảm giác mới lạ, hữu cơ và hấp dẫn – hoàn hảo cho một nhà hàng Nhật Bản tối tân!

Trong một ví dụ về việc thử nghiệm trong thiết kế logo khác, nhà thiết kế từ 99designs HeART thay đổi kích thước của từng kí tự chữ cái tròn trong logo để gợi tả âm vang một cách trực quan. Nó là một kỹ thuật mới trong kiểu chữ mà chúng tôi chưa từng chứng kiến và nó thực sự thú vị. Chúng tôi kì vọng và hy vọng sẽ thấy xu thế này nở rộ hơn nữa trong năm 2018.

Cuối cùng, chúng tôi yêu thích cách mà thiết kế logo của Bond dành cho Heritage đẩy những nét chữ bị vỡ tới giới hạn – nơi mà kiểu chữ như hòa tan vào những hình khối trừu tượng

  1. Những logo có dạng khung lưới

Khung lưới đã đóng vai trò xương sống đối với thiết kế đồ họa từ khi Josef Müller-Brockmann phác thảo những cơ sở nền tảng của lý thuyết chủ đề này vào năm 1981. Khung lưới có sức mạnh đối với logic, lý thuyết, việc kiểm soát và sự hoàn hảo của sự miêu tả. Nhìn nhận theo một cách nào đó, nó là một xu thế không bao giờ lỗi thời – chỉ đến và đi và cứ lặp đi lặp lại như những con sóng. Dựa vào những thiết kế chúng tôi bắt gặp gần đây, có thể kì vọng một sự hiện diện phổ biến của khung lưới đối với thiết kế logo vào năm nay.

Thiết kế trên Behance
Thiết kế trên Behance
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của Fabio Ongarato Design
Thiết kế của ludibes
Thiết kế của ludibes
Thiế kế của InHouse
Thiế kế của InHouse
Thiết kế của Michael Leyman
Thiết kế của Michael Leyman
Thiết kế của A Friend Of Mine
Thiết kế của A Friend Of Mine

Hãy cùng xem xét ví dụ sau về cách những đường kẻ – thứ tạo thành những chữ cái trong logo MOAA – tạo thành một khung lưới. Hoặc cách mà những mạng lưới dựa trên khung lưới thêu dệt nên kiểu chữ xuất hiện trên logo của The Flower Co tạo ra một đối trọng tuyệt vời với những đường cong và nét tròn của những chữ cái. Cuối cùng, chúng tôi yêu thích cách mà khung lưới trong logo của ABCraft nói lên tên thương hiệu và những giá trị thương hiệu cơ bản như thế nào. Hãy cùng nhau kì vọng khung lưới sẽ xuất hiện dưới nhiều cách thức mới và thú vị năm 2018 này!

  1. Logo với nhiều lớp họa tiết và màu sắc

Sử dụng nhiều lớp phủ thiết kế (layering và masking) là những kỹ thuật phức tạp liên quan tới việc sử dụng những họa tiết để hé lộ, bao chứa thêm những thông tin thêm trong cùng một vật thể. Nó thường tinh tế và ít được chú ý. Với xuất phát điểm đó, kỹ thuật này có khá nhiều không gian để thử nghiệm với cả cách tiếp cận trừu tượng và concept. Đó là lý do mà chúng tôi để ý tới xu hướng này.

Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Bedow
Thiết kế trên Behance
Thiết kế trên Behance
Thiết kế trên Snøhetta.
Thiết kế trên Snøhetta.
Thiết kế của Dom Layton
Thiết kế của Dom Layton
Thiết kế của Cross the Lime
Thiết kế của Cross the Lime
Thiết kế của Tiffany Chan
Thiết kế của Tiffany Chan
Thiết kế của ~pinna~ pour Valk.
Thiết kế của ~pinna~ pour Valk.

Một trong những ví dụ yêu thích gần đây của chúng tôi liên quan tới xu hướng này trong thiết kế logo chính là thiết kế của Bedow dành cho nhà nhiếp ảnh Gustav Almestal. Thiết kế đó đã sử dụng nhiều lớp phủ là những hoa văn trừu tượng đằng sau chữ cái “G”. Trong ví dụ này, chữ cái “G” không chỉ che khuất những lớp hoa văn, mà nó còn trở thành một khẳng định về ống kính camera, hoặc đôi mắt của Gustav Almestal. Thêm vào đó, nó còn gợi ý tới concept của ánh sáng và bóng. Thật tuyệt vời!

  1. Kiểu chữ đơn giản ghép cặp cùng những chữ lồng

Trong làng thiết kế, đâu đó luôn có sự hiện diện của xu hướng cổ điển. Gần đây, chúng tôi đã nhận thấy sự hồi sinh của những mặt chữ đơn giản được phác thảo thủ công đi kèm với chữ lồng. Những nhà thiết kế đã trau dồi những kĩ năng của họ với những mặt chữ cổ điển của quá khứ – những điều chỉ thực hiện tốt nếu có sự chú ý một cách chính xác tới những thông số cơ bản của kiểu chữ trong logo: lựa chọn kiểu font, kerning và khoảng cách kí tự.

Thiết kế của TeeTM
Thiết kế của TeeTM
Thiết kế của Savvy
Thiết kế của Savvy
Thiết kế trên Bunch
Thiết kế trên Bunch
Thiết kế của Perky Bros
Thiết kế của Perky Bros

Được trình bày trên đây là một vài ví dụ xuất sắc của xu hướng này. Kiểu chữ của logo Wagon Wheel khá đơn giản không bị sửa chữa nhiều. Rõ ràng là sự lựa chọn mặt chữ đã được cân nhắc cẩn thận: những hình dạng của từng kí tự như nút thắt với quá khứ (nghĩ tới những toa xe lửa) nhưng cũng giữ một chút gì đó của chủ nghĩa hiện đại giúp logo phù hợp với thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, hãy chú ý tới việc kiểu chữ trong logo được căn kerning cân bằng hoàn hảo như thế nào. Chúng ta có thể chắc chắn rằng phần text sẽ không thể đẹp tới như vậy nếu không làm kerning một cách cẩn thận.

Trong một ví dụ đầy tinh tế khác, kiểu chữ được chọn cho Marohnić Tomek & Gjoić liên quan tới kỷ nguyên Monotype của kiểu chữ. Mặt chữ bản thân nó đã đẹp, và khi được xử lý với con mắt thiết kế cẩn thận và kết quả là một logo đầy sức mạnh và kiểu chữ vô địch nhờ sự đơn giản cổ điển.

  1. Những hình dạng đối xứng cơ bản

Kiểu chữ không phải khía cạnh duy nhất của thiết kế logo nhận được sự đơn giản hóa gần đây. Những hình dạng vật thể được sử dụng cũng thay đổi với chú trọng là việc sử dụng những hình dạng với đối xứng tối thiểu, hoặc những hình dạng đối xứng được tạo ra trên tinh thần càng đơn giản càng hiệu quả. Khi bạn nhìn vào những lợi thế của phong cách này – giống như sự linh hoạt, sự dễ đọc và sự ảnh hưởng tức thời của thương hiệu – nó trở nên rõ ràng hơn rằng chúng ta nên đón chờ thêm xu hướng này vào năm 2018!

Thiết kế trên Bond
Thiết kế trên Bond
Thiết kế của ludibes
Thiết kế của ludibes
Thiết kế của zotov Agency
Thiết kế của zotov Agency
Thiết kế trên Kurppa Hosk
Thiết kế trên Kurppa Hosk
Thiết kế của Angstrom Alliance
Thiết kế của Angstrom Alliance
Thiết kế trên Bunch
Thiết kế trên Bunch
Thiết kế của Bunch
Thiết kế của Bunch

Một ví dụ tuyệt vời gần đây về hình đối xứng tối giản có thể thấy trong thiết kế logo của Kurppa Hosk dành cho Ogeborg. Logo kể trên đã tận dụng concept của một cuốn sách màu chuẩn mẫu (thường thấy ở khu vực sơn tại những cửa hàng phần cứng) và biến nó thành một hình dạng đối xứng đơn giản và dễ nhận ra. Khách hàng nhìn thấy nó sẽ ngay lập tức hiểu rằng Ogeborg là một công ty có thể giúp họ trong mảng thiết kế nội thất.

2018: một năm của những xu hướng thiết kế logo đa dạng

2018 có vẻ sẽ là một năm thú vị đối với những xu hướng thiết kế logo. Chúng tôi chứng kiến sự nở rộ của việc thử nghiệm kiểu chữ và cũng thấy sự trỗi dậy của phong cách cổ điển. Chúng tôi thấy những khung lưới và hình dạng vật thể đối xứng cùng với cả những ứng dụng phức tạp và việc sử dụng nhiều lớp phủ đối với hoa văn và màu sắc. Nó có vẻ là một năm với những giới hạn bị phá vỡ và chúng tôi thực sự háo hức xem những nhà thiết kế trên toàn thế giới sẽ trình làng thứ gì!

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay