Điều gì khiến một logo trở nên đặc biệt? Chúng ta có đánh giá sự hiệu quả của nó dựa trên khả năng ứng dụng của nó? Giá trị của một logo liệu có được xác định bởi chất lượng thiết kế của nó? Nếu bạn muốn logo của mình đáng chú ý và hợp thị hiếu thị trường, bạn cần phải theo sát sự diễn biến của những xu hướng thiết kế nóng hổi nhất trên thị trường.
Việc dự đoán xu hướng thiết kế logo nào sẽ chiếm ưu thế thị trường trong tương lai đồng nghĩa với việc công nhận sự phổ biến của những xu hướng trước đó. Hiện nay ngày càng nhiều nhà thiết kế sẵn sàng nhìn vào những xu hướng trong quá khứ trong khi phá vỡ những giới hạn của thiết kế với những phong cách mới. Trong năm 2019, chúng ta sẽ chứng kiến giới thiết kế dành một sự trân trọng lớn lao cho những thử nghiệm về màu sắc, phong cách kể chuyện và phong cách thiết kế bất chấp. Những phương thức mới mẻ và thú vị mà giới thiết kế đang cải thiện thiết kế logo bằng cách chơi đùa với những phong cách quen thuộc và sử dụng khéo léo màu sắc sẽ khiến 2019 trở thành một năm đáng nhớ đối với lĩnh vực thiết kế logo.
9 xu hướng thiết kế logo không thể bỏ qua trong năm 2019:
—
- Thiết kế logo biến đổi được
- Phong cách đối xứng New Age
- Logo đánh lừa thị giác
- Những màu sắc có chủ đích
- Sử dụng không gian trống
- Chuyển dịch của chủ nghĩa tối giản
- Logo với nguồn gốc của thương hiệu
- Những thành phần thiết kế chồng lên nhau
- Những chi tiết được phóng đại
- Thiết kế logo biến đổi được
Những nhà thiết kế đang làm việc trong một kỉ nguyên mà các doanh nghiệp và nhãn hàng có nhận thức rất tốt về việc logo của họ sẽ xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau. Chúng tôi đã gợi ý một xu hướng tương tự vào năm trước, nhưng những nhãn hàng hiện tại không chỉ quan tâm tới việc logo sẽ được thông dịch xuyên suốt các nền tảng tốt như thế nào, họ còn đòi hỏi nó có thể xây dựng một sự kết nối cá nhân tốt hơn với những nhóm khách hàng khác nhau. Bằng cách nào logo của tôi có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả với giới trẻ cũng như các hộ gia đình? Câu trả lời là sử dụng những logo có khả năng biến đổi tương ứng với từng nhóm mà bạn muốn tương tác.
Trong năm 2019, xu hướng này như là một lời cảnh báo với phong cách thiết kế dạng một logo phù hợp tất cả hoàn cảnh mà nhiều nhà thiết kế đang sử dụng. Những thiết kế biến đổi được cá nhân hóa mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp bởi lẽ những logo này mang trong mình thách thức của sự thích nghi. Những bộ icon được cá nhân hóa, kiểu chữ linh động và những sự tùy biến có chủ đích giúp định hình những kết nối chính xác đối với những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Logo dành cho Wigan Little Theatre này có thể thích ứng một cách linh động với bất cứ hoàn cảnh nào nó được hiển thị. Nguồn: Alphabet Design Agency
Logo này có tổ hợp icon phù hợp với bất cứ ai. Nguồn: Sulliwan Studio
Logo do Sulliwan Studio thiết kế dành cho Public Space đã được xây dựng song hành với tính linh động chủ đạo của thương hiệu. Một chuỗi những hình ảnh luân phiên nhau đi kèm với kiểu chữ tiêu chuẩn của logo và có thể bổ sung để tạo ra những mẫu logo mới dựa vào nhóm đối tượng khách hàng.
Nhà hát opera Perm của Nga có thể cập nhật logo của họ, được thiết kế bởi Elena Kitayeva, cho những sân khấu khác nhau và luân chuyển giữa đa dạng các hình ảnh, mẫu hoa văn và hiệu ứng chuyển sắc, phụ thuộc vào khán giá họ sẽ phục vụ và đối tượng họ muốn thu hút.
Tính linh hoạt của thiết kế logo biến đổi được là thứ khiến nó được khao khát nhiều nhất. Nhiều doanh nghiệp tìm cách cá nhân hóa mối quan hệ của họ với khách hàng đang bị hấp dẫn bởi xu hướng này bởi lẽ nó cung cấp khả năng truyền tải tùy biến tới đối tượng đích, trong khi đó vẫn giữ cho logo sự nhận diện của doanh nghiệp. Trong năm 2019, hãy kì vọng chứng kiến những logo thích ứng cho người xem theo những cách sáng tạo và linh động.
- Phong cách đối xứng New Age
Một khi những xu hướng được thị trường thừa nhận, trong tiềm thức chúng tôi giới hạn những tiềm năm của chúng. Trường hợp sau đây có thể là một ví dụ: phong cách thiết kế sử dụng hình khối đối xứng – trào lưu đã dần bị quên lãng bởi đặc tính toán học một cách quá mức, lạnh lẽo và thậm chí là độc đoán. Mặc dù khá dễ để định nghĩa logo đối xứng như thế, trong năm 2019 có một xu hướng đi lên của xu hướng này khi những nhà thiết kế đang phá vỡ những giới hạn hiện hữu bằng cách cố tình ghép cặp những sáng tạo của họ với những màu sắc sinh động và những tổ hợp thân thiện hơn để bù lại những tiếng xấu của xu hướng đối xứng này.
Trào lưu đối xưng New Age có điểm khác biệt ở chỗ nó mang tới cho những logo đối xứng một vẻ ngoài ấm áp hơn. “Hãy pha trộn những hình khối đối xứng táo bạn với những bảng màu đầy màu sắc. Hãy thiết kế sạch và tối giản nhưng mạnh mẽ,” nhà thiết kế Claudia C. gợi ý về việc tận dụng phong cách thiết kế này.
The Two Kings House kết hợp cùng nhau những vòng tròn, hình tam giác và hình chữ nhật với bảng màu lộng lẫy để tạo ra một chân dung lớn, phản chiếu của nhà vua cầm một bông hoa hồng. Nhà thiết kế ethereal’s đã tái định nghĩa trải nghiệm về một logo với thiết kế đối xứng bằng việc sử dụng những đồ vật thường ngày và sau đó chồng lớp chúng với màu sắc và chơi đùa với những đường kẻ. Một nét chấm phá nghệ thuật với đối xứng như vậy có thể hài hòa giữa sự lạnh lẽo của những thương hiệu hiện đại với sự mong mỏi có được một cảm giác cá nhân hơn.
- Logo đánh lừa thị giác
Câu nói của người Pháp “trompe l’oeil” có nghĩa “lừa dối đôi mắt” và đó chính xác là linh hồn của xu hướng trong mục số 3 này. Khi bạn quen với việc sử dụng những ý tưởng nhiều lần, việc chơi đùa với những thủ thuật thị giác giúp mang lại hứng khởi và sức sống cho thiết kế của bạn. Sự thực hành cấp tiến mà giới thiết kế hướng tới để nạp lại năng lượng cho những thiết kế của họ cũng là một xu hướng sẽ chiếm ưu thế đối với thiết kế logo vào năm 2019. Đó là những logo có hiệu ứng đánh lừa thị giác – nói rõ hơn, đó là nghệ thuật của phối cảnh và sự bóp méo. Bị phân mảnh, bị bẻ cong hay bị vỡ…tất cả những hình thức này đều là sự lựa chọn tốt nếu bạn kết hợp chúng một cách sáng tạo.
Nguồn: Hampus Jageland
Việc chơi đùa với phép phối cảnh là một cách độc đáo để phá vỡ những điều thông thường được xem là chấp nhận được đối với thiết kế logo. Hãy để ý cách những ví dụ trên đây tạo ra ảo giác của những vật thể ba chiều và nghịch ngợm với chiều sâu. Cụ thể là trường hợp của tác phẩm của Hampus Jageland dành cho EdgeBoard – một công ty chuyên về các sản phẩm gỗ đến từ Úc. Nhà thiết kế Jageland đã hòa quyện chữ cái “E” và “B” trong tên doanh nghiệp và đánh lừa đôi mắt người xem bằng cách bẻ gập chữ cái B để khiến nó trông giống như được in trên hai bức tường vuông góc nhau. Logo nói trên là một ví dụ hiệu quả một cách hoàn hảo bởi chúng ta thấy được sự phối cảnh trong những hoạt động và nó phản ánh một cách chính xác cái tên của doanh nghiệp bằng cách cho người xem thấy “edge” theo nghĩa đen.
Logo Healerr của nhà thiết kế Reza Ernada minh họa một cách hoàn hảo sự bóp méo đánh lừa thị giác của chúng ta như thế nào – khi sử dụng những hiệu ứng đơn giản như thay đổi kerning của text hay nhấn mạnh quá mức các thành phần thiết kế là chủ đạo. Anh ấy đã thay đổi độ dày của mỗi kí tự để tạo ra một hiệu ứng pha với kiểu chữ của mình và ghép cặp điều đó với một ảnh minh họa của một thầy thuốc với những đường nét đặc biệt.
Avanti-Avanti Studio đã tạo dựng một bộ nhận diện thương hiệu cho Ciutat Flamenco Festival bằng cách sử dụng một kĩ thuật tương tự. Bằng việc bóp méo một vài kí tự nhất định trong logo, họ đã khiến lễ hội này khác biệt với vô số những lễ hội khác nhờ hiệu ứng độc đáo của nó. Những ứng dụng khéo léo của phép phối cảnh và sự bóp méo giống những ví dụ này sẽ biến 2019 trở thành một năm đầy ngạc nhiên đón đợi đối với thiết kế logo.
- Những màu sắc có chủ đích
Nghệ thuật kể chuyện thông qua màu sắc là một cách tiếp cận đầy sáng tạo đối với nhà thiết kế để giúp các thương hiệu định hình những mối quan hệ có chiều sâu của mình. Nó không yêu cầu nhà thiết kế phải là một chuyên gia về thuyết màu sắc để thấu hiểu rằng một màu như đỏ gợi tả đam mê, sức sống và sự khát khao. Tuy nhiên, khi xu hướng này trở nên ngày càng phức tạp, cũng là khi thông điệp thương hiệu của một nhãn hàng phụ thuộc nặng nề vào sự lựa chọn màu sắc để thể hiện nhận diện của nó. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy sự thành công của thương hiệu phụ thuộc vào việc liệu bạn có chọn đúng bảng màu cho thiết kế.
Việc chọn được màu phù hợp giúp cho nhãn hàng truyền thông một cách hiệu quả hơn. Hơn là chỉ sử dụng những màu sắc ngẫu nhiên chỉ để thu hút sự chú ý, trong năm 2019 ý nghĩa của logo màu là tối quan trọng. Chúng ta sẽ thấy những nhà thiết kế logo tập trung hơn vào việc sử dụng màu sắc theo một cách đầy mục đích, đặt màu sắc một cách có chủ đích hơn bao giờ hết và thể hiện những ý nghĩa với mỗi sự quyết định cẩn trọng.
Logo sinh động của nhà thiết kế Bruno Vasconcelo dành cho House of Gumdrops biến màu sắc thành một vũ khí không chỉ để truyền tải tên công ty mà còn để lôi cuốn nhóm khách hàng chủ yếu là nữ giới của hãng. “Để tạo ra những thiết kế này, tôi đã được truyền cảm hứng bởi những hình khối và màu sắc của kẹo cao su,” anh ấy giải thích. “Tôi đã sử dụng hình hai mặt lồi để tái thiết kế font chữ, khiến nó trông nguyên gốc hơn. Tôi bổ sung điều này bằng cách sử dụng những màu chính với một đường cong hiện đại.”
Franklin Fella là một trường hợp đặc biệt khi màu sắc thể hiện giá trị cốt lõi của một nhãn hàng. “Những màu sắc được lựa chọn một cách táo bạo để khiến nhãn hàng nổi bật với chính bảng màu độc đáo và hạnh phúc của nó. Tôi đã muốn nó đại diện cho niềm vui của mối quan hệ cha mẹ – con cái,” nhà thiết kế Rossie Moss nói. Lựa chọn sử dụng những chấm bi màu cam sáng trên má của đứa trẻ thể hiện cho nụ cười và niềm hạnh phúc. Liệu màu xanh lục có thể thể hiện điều đó hiệu quả như vậy? Không đời nào.
- Sử dụng không gian trống
Thiết kế của Lindon Leader dành cho FedEx không nghi ngờ gì chính là logo phổ biến nhất thế giới với trường phái tận dụng không gian trống. Mũi tên được khéo léo ẩn sau chữ cái E và X không chỉ thể hiện sự khéo léo, nó còn là một sự giới thiệu đầy logic về công việc mà dịch vụ giao hàng này đảm nhiệm – chuyển phát bưu kiện hàng hóa!
Nhưng thậm chí không có một lịch sử bao gồm FedEx, không gian trống là một xu hướng đang nở rộ mà giới thiết kế đang phá vỡ những giới hạn trong năm 2019. Khi bạn lấy bớt một vài chi tiết trong thiết kế của bạn, kết quả là, bạn đang hướng một khu vực nhất định của thiết kế tới một vai trò chủ chốt hơn trong sự trình bày nội dung của mình. Những thiết kế này được tạo ra tốt nhất bởi những nhà thiết kế tin tưởng vào hiệu quả của việc pha loãng mọi chi tiết của thiết kế cho tới điểm giới hạn được chạm tới – nơi thiết kế được mổ xẻ hoàn toàn. Những logo được tạo ra ở giới hạn này tận dụng không gian trống theo những cách khéo léo và giúp cho xu hướng sử dụng không gian trống ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Hình minh họa dành cho Kabooter pha trộn khéo léo hình ảnh của một nhân viên giao hàng trên chiếc xe máy của anh ta với hình bóng của chú chim bồ câu. Nhà thiết kế Mich giải thích cách để áp dụng không gian trống ở một tầm cao hơn để đạt yêu cầu của xu hướng này: “Điểm mấu chốt là tập trung vào những chi tiết nhẹ nhàng nhất của bất cứ vật thể nào, đó là nơi bạn có thể tạo ra thứ gì đó độc nhất.”
Hãy xem xét cách cá được trình diễn trong không gian trống của chữ cái S trong SeafoodSouq. Những phần của con vật khác biệt với hình dạng của chữ cái S nhưng được gói gọn một cách thoải mái xung quanh điểm uốn của chữ cái để tạo ra một thiết kế khác thường nhưng đầy mạnh mẽ. Những nhà thiết kế theo xu hướng này một cách thành công đang sử dụng không gian trống theo những cách không ngờ tới nhất.
- Chuyển dịch của chủ nghĩa tối giản
Trong những xu hướng thiết kế quen thuộc nhất thì có lẽ chủ nghĩa tối giản là xu hướng nổi bật nhất. Ở điểm này, có lẽ nên tự hỏi liệu chủ nghĩa tối giản có thực sự là một xu hướng hay nó là một điều thiết yếu cần có trong thiết kế. Chúng ta đã trải qua hàng thập kỉ từ khi những chuyển dịch đầu tiên của chủ nghĩa tối giản có tác động đáng kể tới làng thiết kế trong những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ trước, nhưng sự quan tâm cho chủ nghĩa tối giản chưa bao giờ giảm đi. Khi giới thiết kế tiếp tục làm chủ nghệ thuật bóc tách thiết kế và chỉ giữ lại những thứ cốt lõi, họ đang góp phần phát triển cho xu hướng tối giản bằng cách thu hẹp xu hướng tối giản và đẩy nó nghiêng hơn về những concept trừu tượng.
Sự chuyển dịch về những concept trừu tượng cải thiện hiệu ứng chủ nghĩa tối giản mang lại cho những thiết kế logo và khiến chúng hiệu quả hơn. “Sự tối giản không chỉ là một phong cách mà còn là một vũ khí, nó dọn dẹp những thứ gây nhiễu không cần thiết để thông điệp thương hiệu có thể tỏa sáng rộng khắp, sạch và trần trụi,” nhà thiết kế Ian Douglas nói. “Nó chỉ sử dụng vừa đủ để tạo nên một logo hiệu quả, sự cắt giảm khôn ngoan mà không làm giảm bớt sự tưởng tượng của thiết kế.”
Thiết kế của nhà thiết kế robbyprada dành cho Paper Mill Trading cho chúng ta thấy cách người ta có thể sử dụng sự tối giản để vượt qua những chi tiết gây nhiễu một cách hiệu quả. Mỗi hành phần của logo chú trọng vào ngững nguyên lí rất cơ bản: một hình tròn đơn giản và những màu đơn sắc ghép cặp một cách có logic với những cây cối khẳng khiu trơ trụi lá.
Một ví dụ tuyệt vời khác cho sự chuyển dịch của chủ nghĩa tối giản này là logo của nhà thiết kế Iva Ron dành cho Pulpo Gallery, một hình tượng tiên phong, đầy kịch tính dựa trên hình tượng một con bạch tuộc. “Thiết kế này có thể chi thành hai phần chính, phần mực đen và phần tua của bạch tuộc, được đơn giản hóa để phóng đại đặc tính của họ,” Iva nói. “Sự tương phản này được sử dụng với hàm ý để người xem tự hỏi bản thân. Vì sao tôi lại nhận ra một con vật ở đây? Nó có thể là một thứ gì đó khác hay không?”
Đây là một nhà thiết kế đang thương mại hóa một concept tối giản thông qua màn trình diễn trừu tượng của chính anh ấy, nâng cao sự kì vọng của chúng tôi về thiết kế theo phong cách tối giản.
- Logo với nguồn gốc của thương hiệu
Bạn có biết rằng Stella Artois đã sử dụng chỉ một logo với vài thay đổi nhỏ từ đầu thế kỉ 14 tới nay? Việc tạo ra một logo có thể đại diện cho một thương hiệu trong một khoảng thời gian dài không phải điều gì mới mẻ đối với những nhà thiết kế. Thực tế, nó là một yêu cầu mà giới thiết kế thường được nghe trong những cuộc hội thoại với khách hàng của họ – và nó sẽ còn trở nên phổ biến hơn năm nay.
Trong năm 2019, chúng ta sẽ thấy những nhãn hàng đưa ra những quyết định thiên về sự chính gốc hơn là sự phá cách và hy vọng rằng nhận diện thương hiệu của họ có thể trường tồn cùng thời gian giống như thương hiệu của Stella Artois. Sự theo đuổi sự đáng tin cậy này có nghĩa các nhãn hàng đang chạy theo những thiết kế cổ điển mang lại cho logo một nguồn gốc cổ xưa bất chấp rằng chúng mới được tạo dựng gần đây. Những logo có những mẫu hình hoa văn hoài cổ, đường nét thủ công, những đường kẻ chính xác và thậm chí những huy hiệu chuyên biệt là trọng tâm.
“Tôi đã hướng tới một vẻ ngoài hoài cổ và nguyên bản và tôi muốn logo phải đơn giản, tương ứng với những xu hướng như những hình minh họa thiên nhiên,” nhà thiết kế extrafin giải thích về logo của anh ấy dành cho Cobra Lily. “Tôi đã sử dụng một sự chọn của những nét bút kĩ thuật số nhằm bổ sung một cảm giác hữu cơ cho thiết kế.” Kết quả là một logo có thể truyền đạt một cách rõ ràng một kết nối với lịch sử và cho thấy sự tin cậy và kinh nghiệm.
- Những thành phần thiết kế chồng lên nhau
Năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều nhà thiết kế hơn ấp ủ xu hướng thiết kế sử dụng những thành phần chồng chất nhau – khi những nhà thiết kế sử dụng sự mờ ảo và những hình khối kích thích để xây dựng nên những điểm mốc thị giác bắt mắt, những điểm mốc ngôn từ và nhiều hơn thế. Xu hướng này sẽ cũng kết hợp cùng với những xu hướng khác trong danh sách năm nay của chúng tôi, hãy kì vọng để xem những thiết kế chồng lấn tận dụng lợi thế của sự đối xứng, những màu sắc có chủ đích và không gian trống.
Những thương hiệu lớn đã bắt đầu sử dụng xu hướng thiết kế này trong thiết kế thương hiệu của mình và hiện tại giới thiết kế cuối cùng cũng bắt đầu tận dụng hoàn toàn các khả năng của xu hướng này. Paypal đã giới thiệu xu hướng này một cách rộng rãi vào năm 2014, vén màn logo được thiết kế lại của họ với hai chữ cái P được chồng lên nhau biểu thị hoàn hảo sự tận tụy của hãng với hơn 250 triệu người dùng của mình.
Cũng mất một khoảng thời gian kể từ khi Paypal công bố logo của họ tới khi nó thực sự trở thành một xu hướng nhưng chúng tôi thực sự một sự hào hứng đặc biệt của giới thiết kế dành cho trào lưu này trong năm 2019, nhất là việc kết hợp xu hướng này với những yếu tố như những gam màu sáng hay những hình khối táo bạo.
Logo chồng lớp của 160over90 dành cho Woodmere Art Museum đóng cả hai vai trò như là một kí tự đại diện cho những chữ cái WAM và như là một thiết kế kiến trúc trừu tượng miêu tả những đỉnh cao của một toàn nhà. Logo Truman của Rosie Manning là một hiện tượng khác tận dụng xu hướng này khiến chúng tôi hứng thú. Việc thử nghiệm với sự mờ ảo và phép kerning cẩn trọng là yếu tố quan trọng đóng góp và sự thành công của tác phẩm của cô.
- Chú trọng vào từng chi tiết
Lâu nay, logo được coi như một giá vẽ nhỏ nơi những nhà thiết kế phải sử dụng khả năng tưởng tượng của họ để vẽ nên một bức tranh đáng ngạc nhiên về cá tính của thương hiệu và những giá trị mà chúng đại diện cho. Khi bạn đáp ứng nhu cầu phản hồi của logo xuyên suốt nhiều ứng dụng khác nhau, đó có thể là một nhiệm vụ bất khả thi nếu muốn tạo ra một logo chú trọng đúng mức vào chi tiết.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta sẽ thấy trong năm 2019 là giới thiết kế đang cố làm nhiệm vụ khó khăn đó. Qúa nhiều xu hướng sắp tới lấy chủ nghĩa tối giản làm trọng tâm nên chúng tôi thực sự bị lôi cuốn và tò mò liệu xu hướng đi ngược này có thể tạo ra những logo thành công hay không. Dù sao nhiều chi tiết hơn cũng mang lại lợi thế nhất định và điều kì diệu xảy ra chính ở những chi tiết đó.
Logo của Steelywork dành cho Mumford and Sons tái cách mạng hình bóng của Pegasus (một loài linh vật hình ngựa có cánh xuất hiện trong thần thoại) thành một tác phẩm nghệ thuật có độ chi tiết cao, kích thích tư duy với đơn tuyến liên tục chạy từ bờm cho tới gót chân. Những người hâm mộ nhìn thấy nó trên mạng xã hội hay được in trên hàng hóa sẽ gán sự hiện diện tuyệt diệu của con ngựa thần thoại với những bài hát họ yêu thích của ban nhạc.
Nhà thiết kế Deb giải thích cách cô ấy tạo ra tác phẩm thiết kế siêu chi tiết và phức tạp cho chính mình: “Tôi sở hữu một tấm bằng kiến trúc – thứ giúp ích trong việc cân bằng thiết kế và những concept minh họa, đặc biệt là đối với di tích, tự nhiên và nhân tạo.” Xu hướng này yêu cầu kĩ năng vững vàng và sự tập trung cho chi tiết tuyệt vời, nhưng kết quả thực sự xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
Thiết kế bởi green in blue
Ảnh minh họa của Greeninblue dành cho Red Shoe Stories làm đẹp hơn cho những đặc tính tuyền thống của một con gà trống, ví dụ như bộ lông dày và mào lớn, với hàng đám những nét đứt và một hình bóng được cường điệu hóa. Thiết kế trở nên đáng nhớ bởi những nét chấm phá nghệ thuật của anh ấy – ngay ở dưới đôi giày đỏ mang tính biểu tượng – và nó là chi tiết khó tin của logo đã thiết lập một cách thành công một nhận diện bắt mắt, độc đáo và dễ nhận ra.
Bạn đã sẵn sàng để thiết kế logo vào năm 2019?
—
Chúng tôi kì vọng năm sắp tới sẽ là một trong những giai đoạn thú vị nhất từ trước tới nay đối với thiết kế logo. Những xu hướng không chỉ cùng tồn tại, chúng còn tạo dựng với những mối quan hệ cộng sinh để cùng phát triển. Đừng ngạc nhiên khi tìm thấy một thiết kế tối giản trừu tượng hòa trộn với không gian trống hoặc những chi tiết chồng lớp lên nhau. Giới thiết kế đang tìm ngày càng nhiều cách thử nghiệm với logo và chúng tôi thực sự hứng khởi đón chờ những tác phẩm để lại ấn tượng lâu dài trong năm 2019!
Nguồn: 99designs.com