Trải nghiệm người dùng (UX) thường là tốt nhất khi không ai để ý tới nó, nhưng mỗi năm một lần, chúng tôi phải điểm danh những xu hướng thiết kế UX quá sáng tạo để có thể phớt lờ. Trong quá trình chuẩn bị danh sách xu hướng cho năm 2021, chúng tôi đã liên lạc với cộng đồng những chuyên gia thiết kế UX của mình từ khắp nơi trên thế giới, và những sự dự đoán của họ có vẻ có rất nhiều điểm chung.
Trong khi chủ nghĩa tối giản chặt chẽ đã luôn là động lực chính của trải nghiệm liền mạch trong những năm gần đây, tương lai của thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ quay lại tích hợp ngày càng nhiều chủ nghĩa hiện thực vào thiết kế. Cho dù điều này được thể hiện qua giao diện thực tế tăng cường (AR), những đoạn hoạt hình giống thật hoặc những cửa sổ của chủ nghĩa thoát ly, những xu hướng thiết kế trải nghiệm người dùng của năm 2021 đang làm phai nhòe đi chưa từng có ranh giới giữa thế giới số và thế giới thực. Để thấy điều chúng tôi muốn nói tới, hãy cùng khám phá 8 xu hướng thiết kế UX hàng đầu của năm 2021 tới đây.
8 xu hướng thiết kế UX nổi bật nhất năm 2021
—
- Những đoạn hoạt hình giống người thật
- Tương tác nhỏ nâng cao
- Học tập cá nhân
- Chủ nghĩa thoát ly
- Sự minh bạch của thương hiệu
- Sự cộng tác trực tiếp
- Giao diện hoài niệm về những năm 90
- Công nghệ thực tế tăng cường (augmented reality)
- Những đoạn hoạt hình giống người thật
—
Thiết kế bởi Ekaterina Ushakova trên Behance
Thiết kế bởi Ekaterina Ushakova trên Behance
Với thời gian chúng ta nhìn vào màn hình, chỉ là vấn đề thời gian trước khi những màn hình này bắt đầu nhìn lại chúng ta! May mắn là, chúng tôi vẫn chưa nói tới những hệ thống có khả năng tự nhận thức, nhưng khi năm 2021 tới gần, nhiều giao diện đang khoác trên mình diện mạo sống động thông qua những đoạn hoạt hình trông giống hệt người thật.
Thiết kế bởi tubik trên Dribbble
Thiết kế bởi Tran Mau Tri Tam trên Dribbble
Thiết kế bởi SLAB Design Studio trên Dribbble
Thiết kế bởi Zajno Crew trên Dribbble
Xu hướng này nhắc tới những đoạn hoạt hình bắt chước những cử động của con người, ví dụ như nháy mắc hoặc gật đầu. Nó tương phản với những xu hướng chuyển động hào nhoáng hơn, cụ thể là những hình khối có khả năng biến đổi của thiết kế đồ họa vốn tràn ngập không gian số.
Thay vào đó, sức mạnh của những đoạn hoạt hình nhân hóa này nằm ở sự tinh tế của nó. Bạn có thể đắm chìm vào việc đọc một đoạn mô tả sản phẩm trước khi bạn để ý ra rằng nhân vật cạnh nó chỉ vừa vuốt tóc hay nháy mắt. Hiệu ứng này mang lại trải nghiệm đắm chìm hơn, như thể bản thân thiết kế chỉ có ý thức một chút về các chuyển động của chính nó – chúng hành xử như cách của người thực.
- Những tương tác nhỏ nâng cao
—
Thiết kế bởi Zajno Crew trên Dribbble
Thiết kế bởi green chameleon trên Dribbble
Thiết kế bởi tubik trên Dribbble
Thiết kế bởi Quinton Lodge trên Dribbble
Trong khi mục đích nói chung của thiết kế là truyền thông, thiết kế số có thể hoàn thành một quá trình 2 chiều qua lại: cung cấp tương tác và phản hồi. Những chuyển động mà trong đó người dùng thực hiện một hành động – ví dụ như kích vào một nút bấm – mà gây ra một sự phản hồi, thường được gọi là những tương tác nhỏ, và mục đích của chúng là nuôi dưỡng một cảm giác thỏa mãn về xúc giác của khách hàng.
Thiết kế bởi Fireart Studio trên Dribbble
Thiết kế bởi MakeReign trên Dribbble
Thiết kế bởi Boan Mesar trên Dribbble
Thiết kế bởi Interactive Labs trên Dribbble
Trong khi những trang có thể phản hồi như này thì không có gì mới mẻ, trong năm 2021, chúng ta sẽ chứng kiến những tương tác nhỏ sẽ trở nên lớn hơn. Các nhà thiết kế đang cường điều hóa chúng thông qua những đoạn hoạt hình và hiệu ứng chuyển trang cực độ. Điều này có thể trải dài từ những phép phóng đại đột ngột cho tới một sự thay đổi hoàn toàn về bố cục sắp xếp trang.
Mặc dù cách tiếp cận “càng đơn giản, càng hiệu quả” đã trở thành luật bất thành văn của thế giới số trong nhiều năm qua, những sự chuyển dịch thời thượng này sẽ không chỉ xâm nhập một cách thoáng qua bởi chính người dùng thúc đẩy chúng xảy ra. Kết quả cuối cùng là UX phản hồi lại đầu vào theo những cách ngày càng sáng tạo và thông minh, tối đa hóa sự kết nối của trang web và người dùng.
- Học tập trực tuyến
—
Thiết kế bởi K. Pavlov
Thiết kế bởi RonDesignLab trên Dribbble
Giáo dục trực tuyến đã trở thành một trong những lợi ích vĩ đại nhất mà kỉ nguyên internet mang lại, khiến học tập một kĩ năng mới hoặc theo đuổi một con đường sự nghiệp mới trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Nhưng điểm bất lợi (so với việc học tập ở trường như truyền thống) là nó phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bản thân người học: người học vừa phải liên tục tạo động lực cho chính mình qua mọi bước của quá trình học trong khi phải luôn luôn tự đánh giá kết quả của mình. Nhưng trong năm 2021, UX sẽ bước tới trước bục giảng để mang tới những công cụ học tập thực sự truyền năng lượng cho học viên.
Thiết kế bởi A.D.S
Thiết kế bởi Semas Studio
Thiết kế bởi Bang Bang Education trên Behance
Nguồn: Behance
Các nhà thiết kế thực hiện được điều này thông qua các công cụ học tập trực tuyến – trong đó các ứng dụng học tập sử dụng ghép cặp, kiểm tra tâm lý học, phản hồi từ xa và những công cụ tạo lịch trình để tạo dựng nên trải nghiệm học tập cho từng người dùng. Những điều này thường được cung cấp dưới dạng một bảng điều khiển tổng quan dễ sử dụng, khiến nó dễ dàng hơn bao giờ hết để theo dõi tiến độ, đặt ra mục tiêu và học tập từ những lỗi sai. Bằng cách này, những xu hướng UX trong năm 2021 đang mang giáo dục trực tuyến tới gần hơn tới trải nghiệm dạy học 1:1 vốn rất khó có được trong một giảng đường truyền thống đông đúc.
- Chủ nghĩa thoát ly
—
Thiết kế bởi DSKY
Vẽ ra hành trình sử dụng của một người dùng là bước cực kì quan trọng trong thiết kế bất cứ phần mềm nào. Và trong năm 2021, hành trình này sẽ trở nên thú vị và đẹp hơn nhiều khi người dùng như được tham gia vào một kì nghỉ ảo. Điều này là để nói rằng, chúng ta đang chứng kiến những nhà thiết kế UX tạo ra những địa điểm kì lạ và những phong cách sống lang thang ở trung tâm bố cục của họ, khiến chủ nghĩa thoát ly thấm dần vào người xem.
Thiết kế bởi Daria Moroz trên Behance
Thiết kế bởi Martin Briceno trên Behance
Xu hướng được thể hiện thông qua những bảng màu hữu cơ và xanh tươi, kiểu cuộn trang dạng trưng bày hoặc những hình ảnh anh hùng ngoại cỡ nơi những lớp copy tạo ra chiều sâu thực tế. Chủ nghĩa tối giản trong những chi tiết giao diện người dùng là một kỹ thuật cốt lõi ở đây, cho phép những hình ảnh này được đứng ở vị trí trung tâm của thiết kế.
Thiết kế bởi Balkan Brothers trên Dribbble
Thiết kế bởi Daria Moroz trên Behance
Thiết kế bởi 99fella
Có vẻ không phải ngẫu nhiên khi xu hướng UX này đã bùng lên từ việc cả xã hội bị đặt ở dưới trật tự “làm mọi việc từ nhà” – buộc người ta phải làm việc một cách gián tiếp thông qua thế giới trực tuyến. May mắn cho chúng ta là những nhà thiết kế UX của năm 2021 đang khiến thế giới ảo đó có vẻ giống với thế giới thực tế mà chúng ta muốn sống hơn.
- Sự minh bạch của thương hiệu
—
Thiết kế bởi green chameleon trên Dribbble
Thiết kế bởi deandesign
UX tốt là một người thầy thầm lặng. Nó cho người dùng biết cần tìm menu hoặc phím chức năng ở đâu mà không cần họ phải hỏi. Tuy nhiên, điều hướng không phải bài học duy nhất mà UX phải truyền đạt. Gần đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng mới nổi lên là những UX được lấy làm trung tâm xung quanh những đặc tính đạo đức của thương hiệu, cho người dùng thấy chính xác sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra như thế nào.
Thiết kế bởi Adam Muflihun.
Thiết kế bởi Herman Scheer trên Behance
Thiết kế bởi Vitality Studio trên Dribbble
Điều này có thể bao gồm những nhãn mác làm nổi bật những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường hoặc những cửa sổ bật lên của phương tiện mạng xã hội hoặc những lớp phủ thể hiện chính sách minh bạch xung quanh cách nội dung được thương hiệu điều tiết và quản lý. Các thương hiệu đang dần dần nhận ra điều đầu tiên người ghé thăm website của họ muốn ngày nay không nhất thiết là một nút CTA trưng ra trước mặt họ. Thay vào đó, nhiều người là những người tiêu dùng thông thái – người luôn muốn biết các thương hiệu chia sẻ những giá trị gì.
Thông qua việc giải thích sản phẩm rõ ràng và ghi nhãn minh bạch, những nhà thiết kế UX của năm 2021 đang thể hiện rằng một ứng dụng tồn tải cả trên không gian ảo và thế giới thực mà dịch vụ của nó ảnh hưởng tới.
- Sự cộng tác trực tiếp
—
Thiết kế bởi Shay Cohen trên Dribbble
Khi chúng ta nghĩ công việc không thể lệ thuộc nhiều hơn vào thế giới ảo, một cơn dịch bệnh đã khiến việc làm việc từ xa trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu. Vì thế, không ngạc nhiên khi tính năng công tác trực tuyến sẽ tiếp tục nở rộ trong năm 2021.
Thiết kế bởi Maria Filatova trên Dribbble
Thiết kế bởi Niclas Ernst trên Dribbble
Thiết kế bởi PurrWeb UI trên Dribbble
Thiết kế bởi malzi.
Ví dụ của những loại tính năng như vậy có thể kể đến như xem, chỉnh sửa, bình luận, nhắn tin và gắn thẻ – dường như là hồi chuông báo tử cho hình thức làm việc ngoại tuyến truyền thống. Về phần những nhà thiết kế UI, họ đang giới thiệu điều này với người dùng thông qua những mã màu tươi sáng, những thiết kế con trỏ chuột sáng tạo và những hình đại diện độc nhất.
Trong khi những ứng dụng hỗ trợ làm việc trực tuyến đã khá phổ biến trong lĩnh vực công nghệ, chúng ta sẽ còn thấy sự lan rộng của chúng trong những ngành khác: ví dụ PurrWebb UI đang được sử dụng trong một công ty sửa chữa ô tô như hình trên. Tóm lại, những giao diện cộng tác trực tuyến này sẽ thu hút được nhu cầu lớn trong năm 2021 – và chúng sẽ trở thành công cụ thiết yếu.
- Giao diện hoài niệm về những năm 90
—
Thiết kế bởi GrafiKing Ex trên Dribbble
Thiết kế bởi Nodar Okruashvili trên Dribbble
Thiết kế bởi Max Osichka trên Dribbble
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa thô mộc (brutalism) tạo ra những thiết kế xấu xí bằng những bảng màu hỗn độn và những kĩ thuật kì cục. Trong năm 2021, xu hướng này sẽ tiến hóa trở thành điều gì đó thẩm mỹ hơn và ít thô mộc hơn nhiều. Cụ thể, có sự nổi lên đáng kể của những giao diện hoài niệm được truyền cảm hứng bởi nghệ thuật những năm 90.
Thiết kế bởi MakeReign trên Dribbble
Thiết kế bởi Anton Tvinenko trên Behance
Thiết kế bởi felipe_charria
Phong cách này có thể tích hợp một số kĩ thuật bao gồm kiểu chữ kiểu điểm ảnh VHS, hiệu ứng rách hình (screen tearing), những hiệu ứng chuyển tiếp bất thường, hiệu ứng chuyển động 3D nguyên thủy và thiết kế Memphis. Trong khi sự tinh tế hoài niệm có thể tinh tế như bạn muốn để tạo ra nó, chúng tôi kì vọng rằng xu hướng này phổ biến hơn trên những giao diện có thể thể hiện một chút sự mạo hiểm – ví dụ như giao diện dành cho các nhạc sĩ, nghệ sĩ và những thương hiệu thời trang đường phố.
Kết quả là UI có cảm giác vừa tiên phong vừa thân thuộc một cách thoải mái, nhắc nhở chúng ta về một thời kì khi mà thiết kế số vẫn còn sơ khai và những khả năng sáng tạo là vô tận.
- Công nghệ thực tế tăng cường (AR)
—
Thiết kế bởi Pontus Wellgraf trên Dribbble
Thiết kế bởi Sajon trên Dribbble
Mặc dù công nghệ thực tế tăng cường (AR) đã tồn tại dưới một vài dạng sơ khai từ những năm 90, sự phát triển của máy ảnh điện thoại thông minh đã khiến công nghệ này trở nên phổ biến hơn trong vài năm gần đây. Cho tới hiện tại, nó vẫn bị coi là một công nghệ phô trương – ví dụ phổ biến nhất là thứ chúng ta bắt gặp khi sử dụng những bộ lọc chụp ảnh với Snapchat và Instagram. Nhưng trong năm 2021, những ứng dụng AR đang mở rộng và trở nên thực dụng và phổ biến hơn nữa.
Thiết kế bởi Wimble trên Dribbble
Thiết kế bởi Pontus Wellgraf trên Dribbble
Thiết kế bởi Pouriya Rezaie trên Dribbble
Thiết kế bởi Pegah Navid trên Dribbble
Chúng tôi đang chứng kiến công nghệ AR được áp dụng cho mọi thứ từ cho thuê bất động sản cho tới tua thăm quan bảo tàng hay đi bộ giữa thiên nhiên và nhiều hơn nữa. Sự phổ biến ngày càng tăng này sẽ khiến những nhà thiết kế UX phải tập trung vào những giao diện có thể điều chỉnh nhanh chóng với lớp phủ của camera: các nút dấu kín, nhãn mác linh động và thân thiện hơn với 3D.
Thiết kế bởi y.design__
Thiết kế bởi Disky Chairiandy
Với việc sử dụng điện thoại di động đã vượt qua máy tính để bàn, những trải nghiệm thế giới số từ lâu đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Và những nhà thiết kế UX đang cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu thông qua những giao diện AR táo bạo của mình.
Hãy cho chúng tôi biết những dự đoán của bạn về những xu hướng thiết kế UX của năm 2021
—
Cuối cùng, một năm mới với những xu hướng mới là một cơ hội để để trông đợi những công cụ thông minh hơn – những thứ nhỏ nhặt khiến cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Và những xu hướng thiết kế UX năm 2021 có vẻ hữu ích hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Từ sự tức thì của cộng tác trực tuyến cho tới sự tích hợp của sự minh bạch thương hiệu cho tới những công cụ hỗ trợ học tập trực tuyến, những xu hướng này là một lời hứa cho trải nghiệm ngày càng được nâng cao của người dùng.
Nguồn: 99designs.com