8 QUY TẮC VÀNG CỦA THIẾT KẾ DI ĐỘNG
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 19/09/2023
Share

Hãy cùng học những nguyên lý thiết kế di động then chốt sẽ dẫn lối bạn khi thiết kế website trong năm 2019.

1

Thiết kế di động là một khái niệm khá mới nhưng lại là một sự cân nhắc không thể thiếu. Chỉ một thập niên trước đây, thiết kế web có nghĩa thiết kế phục vụ cho những chiếc máy tính để bàn và laptop; hiện tại nó cũng đồng nghĩa với việc trang web bạn thiết kế cũng hiển thị trên những màn hình những thiết bị di động nữa. Những thiết bị di động đang tạo ra lưu lượng truy cập web ngày càng lớn hơn và tỷ lệ đó sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Theo Statista, tính tới tháng 12/2018, toàn thế giới có tổng cộng 3.9 tỷ người dùng internet và hơn 50% tổng lưu lượng truy cập web toàn cầu được tạo ra bởi những chiếc điện thoại di động. Một thiết kế web đẹp không còn là thứ gì đó xa xỉ mà nó đã thành thiết yếu trong cuộc sống.

Dù vậy, việc mang tới một trải nghiệm duyệt web tuyệt vời đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ tạo ra một thiết kế web có tính đáp ứng cao. Trong bài viết này, bạn có thể khám phá những nguyên lý căn bản để thiết kế web dành cho những thiết bị di động.

  1. Xây dựng trải nghiệm hướng tới mục đích

Những người dùng di động là những người dùng có tính định hướng mục đích cao. Mỗi khi họ ghé thăm một trang web, họ có một tác vụ cụ thể họ muốn hoàn thành và họ kì vọng nhận được thứ họ cần thực sự nhanh chóng. Vậy bằng cách nào bạn có thể làm được điều đó?

Hãy khắc họa người dùng lý tưởng của bạn: tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà thì việc xây dựng một website bắt đầu với một nền móng vững chắc. Và nền móng cho một thiết kế web tuyệt vời là kiến thức bạn có về người dùng của mình. Nghiên cứu về người dùng nên là bước đầu tiền trong quá trình thiết kế. Bạn cần phải đưa ra khắc họa chính xác về đối tượng người dùng bạn hướng tới là ai và điều gì họ muốn hoàn thành khi tới với trang web của bạn. Một khi bạn biết những mong muốn và nhu cầu của người dùng của mình, bạn có thể tạo ra một hành trình trải nghiệm mà bạn biết rằng sẽ phù hợp với những kì vọng của họ một cách hoàn hảo. Sau đó, việc thực hiện dùng thử với người dùng thực một cách kĩ càng sẽ đảm bảo rằng bạn đã đạt được những mục đích đó.

Hãy gọt dũa trải nghiệm mang lại xung quanh mục tiêu cốt lõi của bạn: Bạn muốn đạt được điều gì với website này? Việc tìm ra những câu trả lời cho câu hòi này là một điều quan trọng khác cần làm khi tạo ra trải nghiệm duyệt web trên di động. Có phải bạn đang muốn thu hút người dùng, khiến người dùng mua sản phẩm hoặc đăng kí sử dụng một dịch vụ? Hãy xác định mục đích rõ ràng và nghĩ về cách bạn có thể rút ngắn số bước người dùng phải thực hiện để đạt được mục đích đó.

  1. Điều chỉnh nội dung của bạn để hiển thị trên một màn hình kích cỡ nhỏ hơn

Nội dung là thứ mang tới giá trị cho hầu hết các website. Nó là lý do đầu tiên khiến người ta ghé thăm chúng. Khi nói tới thiết kế web cho thiết bị di động, không thể lấy nguyên trải nghiệm trên máy tính để bàn và sao chép chúng trên thiết bị di động, điều quan trọng là thiết kế những website và luôn nhớ rằng bạn đang phục vụ những người dùng sử dụng điện thoại di động. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải thích ứng nội dung và tính năng của mình để hiển thị vừa vặn với kích cỡ màn hình nhỏ hơn và phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng. Vậy bạn cần thực hiện những gì để đạt tới cái đích này?

Tránh cuộn trang theo chiều ngang: người cùng cảm thấy thoải mái với những website cuộn theo chiều dọc hơn là chiều ngang. Đó là lý do vì sao website không nên chứa những trang nội dung yêu cầu cuộn theo chiều ngang để xem được nội dung. Những thành phần có chiều rộng không đổi là một trong những lý do phổ biến khiến trang nội dung cần cuộn ngang, vì vậy hãy kiểm tra và đảm bảo rằng bạn không có nội dung chỉ hiện thị tốt ở một độ rộng hiển thị cố định.

Hướng tới một bố cục chỉ gồm 1 cột nội dung: những cách bố trí chỉ gồm 1 cột giúp tận dụng không gian bị hạn chế của một màn hình nhỏ và cùng cho phép cân chỉnh dễ dàng giữa chế độ xem dọc và ngang.

Đảm bảo người dùng không phải phóng to nội dung: người truy cập website có thể dễ dàng trở nên mệt mỏi khi họ phải phóng to và thu nhỏ mỗi khi cần đọc một đoạn text hoặc nhìn rõ một hình ảnh. Hãy thiết kế trang web di động của bạn sao cho người dùng sẽ không cần phải phóng to, thu nhỏ như thế.

Sử dụng kích cỡ font chữ dễ đọc: 11 pt chắc chắn là kích thước tối thiểu đối với text. Kích thước này cho phép người dùng đọc text ở khoảng cách thông thường mà không cần phóng to nội dung của website.

Lựa chọn những kiểu chữ tự cân chỉnh tốt: nếu trải nghiệm trang web liên quan nhiều tới quá trình đọc, tốt hơn hết là sử dụng những kiểu font dạng sans-serif thay vì những kiểu chữ như Helvetica hay Roboto.

Hãy đảm bảo bạn thiết kế những nút bấm trên màn hình có kích cỡ phù hợp với đầu ngón tay. Nguồn: Apple.
Hãy đảm bảo bạn thiết kế những nút bấm trên màn hình có kích cỡ phù hợp với đầu ngón tay. Nguồn: Apple.

Sử dụng thiết kế thân thiện với thao tác bằng đầu ngón tay: Khi bạn thiết kế một trang web cho thiết bị di động, hãy nhớ rằng khách truy cập sử dụng ngón tay họ thay vì con trỏ chuột và đầu ngón tay của con người thì lớn hơn một con trỏ chuột. Cố gắng thiết kế một giao diện thân thiện với ngón tay người dùng với từng thành phần tương tác có kích thước phù hợp.

Một nghiên cứu của MIT Touch Lab cho thấy kích thước trung bình của đầu ngón tay là 8-10mm, khiến 10mm x 10mm là kích thước lý tưởng cho mỗi điểm tương tác trên màn hình.

Bạn cũng nên xem xét cân nhắc khoảng cách tương đối giữa những điểm tương tác trên màn hình. Nếu những thành phần tương tác được đặt quá gần nhau, người dùng thiết bị di động có thể vô tình chạm vào một nút nào đó (bấm nhầm) với ngón tay của họ. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hãy chắc chắn sử dụng kích cỡ phù hợp cho nút và cũng để chúng cách đủ xa nhau.

Hãy khiến những hình ảnh sản phẩm có thể mở rộng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phần lớn nhân loại thuộc tuýp học hỏi điều mới qua thị giác. Hầu hết con người có khả năng hiểu và tiếp nhận những concept tốt hơn nhiều khi họ được truyền thụ theo cách này, đó là lý do vì sao sử dụng hình ảnh trong thiết kế web là một cách tuyệt vời để tóm tắt thông điệp muốn truyền tải một cách nhanh chóng.

“Điều quan trọng là không chỉ cung cấp những hình ảnh chất lượng cao mà còn cần khiến chúng có thể mở rộng sao cho người dùng có thể xem chi tiết một cách dễ dàng.”

Hình ảnh đóng một vai trò không thể thiếu đối với những trang web thương mại điện tại – người mua dựa vào những ảnh chụp sản phẩm khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều quan trọng là không chỉ cung cấp những hình ảnh chất lượng cao mà còn cần khiến chúng có thể mở rộng sao cho người dùng có thể xem chi tiết một cách dễ dàng. Hãy mở rộng toàn bộ hình ảnh thay vì chỉ một phần của nó.

Hãy cẩn thận với thông tin khuyến mãi và quảng cáo: những dạng quảng cáo này có thể dễ dàng che khuất phần nội dung website. Trong khi thông điệp của quảng cáo có thể phát huy hiệu quả đối với một vài khách truy cập, trong phần lớn các trường hợp người xem sẽ bỏ qua nó và di chuyển với những thông tin hữu ích hơn. Hiện tượng này còn được biết đến với cái tên “hiện tượng mù quảng cáo”.

Đảm bảo vị trí dễ tìm thấy cho thông tin liên hệ: những người dùng điện thoại di động thường truy cập các website để tìm những thông tin liên hệ. Phụ thuộc vào độ cấp thiết, người dùng có thể muốn gọi cho một công ty, điền một biểu mẫu liên hệ hoặc tìm kiếm địa chỉ. Đối với các website thương mại điện tử, số điện thoại nên có sẵn ngay ở trang chủ.

  1. Tối ưu nội dung cho việc đọc lướt nội dung

Sự thật được thừa nhận rộng rãi là hầu hết người dùng không đọc hết nội dung website, thay vào đó việc họ thực sự làm là đọc lướt và quét qua những gì họ quan tâm. Khi một khách truy cập duyệt qua trang web lần đầu, điều đầu tiên họ cố làm là lướt qua trang và chia nội dung thành những mẩu nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn. Có thể khiến quá trình này trở nên dễ dàng hơn cho người dùng bằng cách làm theo những quy tắc đơn giản sau:

Để ý tới thứ tự bạn sắp xếp nội dung trong một trang: Con người đọc từ trên xuống dưới. Đó là lý do vì sao điều rất quan trọng là nên xếp những nội dung quan trọng hơn ở phần trên của trang và di chuyển những thứ còn lại xuống theo thứ tự độ quan trọng của bạn.

Giảm thiểu sự lộn xộn: hãy ưu tiên cho nội dung hơn là những thành phần của giao diện – giảm thiểu sự phân tâm bằng cách loại bỏ những yếu tố trang trí và thành phần chức năng không cần thiết. Cố gắng tạo ra một phong cách tối giản bởi bằng cách này bạn sẽ khiến người dùng dễ dàng tập trung vào việc chính hơn.

Tránh sử dụng những khối text dài mà không sử dụng hình ảnh: Những đoạn văn quá dài thường dễ bị bỏ qua. Hãy sử dụng tiêu đề, chia nhỏ đoạn văn hoặc gạch đầu dòng để chia nhỏ những đoạn text dài.

Sử dụng điểm nhấn về thị giác đối với những thành phần quan trọng: Hãy khiến những thành phần quan trọng như những thông điệp chủ đạo, những tiêu điểm nổi bật để khách truy cập có thể ngay lập tức nhìn thấy chúng. Hãy nhấn mạnh bằng cách sử dụng những kích cỡ khác nhau, những khoảng trắng hoặc những màu sắc rực rỡ.

  1. Tạo ra cách điều hướng dễ đoán

Việc giúp người dùng điều hướng trong trang nên là sự ưu tiên hàng đầu cho mọi website. Sau tất cả, nội dung nổi bật nhất trở nên vô ích nếu người xem không thể tìm thấy nó. Đó là lý do vì sao điều quan trọng là cần đầu tự vào thiết kế một hệ thống điều hướng vững chắc, sử dụng những bước dưới đây.

Sử dụng những mô hình điều hướng quen thuộc: Khi nhắc tới việc tạo ra một cơ chế điều hướng cho website của bạn, đáng để nhớ một quy tắc đơn giản: đừng phát minh lại toàn bộ guồng máy – hãy cố tạo ra một trải nghiệm quen thuộc. Luôn tốt hơn khi tận dụng những mô hình điều hướng mà hầu hết người dùng cảm thấy thân thuộc. Khi bạn tạo ra cách điều hướng quen thuộc cho website, bạn thực chất đã cho phép người dùng tiếp nối những trải nghiệm quen thộc trước đó khi tương tác với sản phẩm của bạn.

Hãy giới hạn tổng số lựa chọn điều hướng: Đừng để quá nhiều sự lựa chọn trong menu. Một menu dạng mở rộng có thể phát huy hiệu quả cho website khi duyệt trên máy tính để bàn nhưng chúng không phù hợp cho những phiên bản web cho thiết bị di dộng. Bởi không phải tất cả những tùy chọn điều hướng sẽ có sẵn trong vùng nhìn thấy của màn hình, bạn sẽ buộc người dùng phải cuộn qua một danh sách những tùy chọn. Hãy nghĩ cách để có thể biểu diễn ít mục ở menu nhất có thể. Lý tưởng là, menu bạn thiết kế không nền có nhiều hơn 7 thể loại khác nhau.

ABC chỉ cung cấp những lựa chọn ưu tiên nhất trong menu điều hướng của nó – tất cả những sự lựa chọn thứ cấp đều được ẩn trong mục “More”
ABC chỉ cung cấp những lựa chọn ưu tiên nhất trong menu điều hướng của nó – tất cả những sự lựa chọn thứ cấp đều được ẩn trong mục “More”

Ưu tiên những lựa chọn điều hướng: Tổ chức điều hướng dựa trên cách người dùng tương tác với những tính năng của website. Những lựa chọn điều hướng hay dùng nhất trong menu nên được xếp trên cùng và những hành động sơ cấp nên có sẵn ở vùng nhìn thấy của màn hình.

Viết nhãn rõ ràng: Mỗi lựa chọn điều hướng nên có nhãn (tên) rõ ràng và chính xác. Tránh sử dụng biệt ngữ – menu điều hướng bạn thiết kế không nên chứa những thuật ngữ mà người truy cập website không hiểu. Nhãn rõ ràng sẽ cho người dùng khả năng đoán định được điều gì xảy ra khi họ vào những nhãn đó.

Đảm bảo những thành phần tương tác trông giống những thành phần tương tác: Khi thiết kế nút bấm và đường dẫn liên kết trên màn hình, hãy nghĩ về cách thiết kế hoàn thành những mục tiêu của mình. Bằng cách nào người dùng hiểu rằng những chi tiết đó là những vật thể/thành phần tương tác? Vẻ ngoài của một đối tượng cho người dùng biết cách để sử dụng nó. Những chi tiết trực quan trông giống đường link hoặc nút bấm nhưng thực ra lại không hề có khả năng tương tác (ví dụ như những từ ngữ được gạch chân nhưng không phải đường link hoặc những hộp hình chữ nhật với chữ bên trong nhưng không phải nút bấm) có thể dễ dàng khiến người dùng trở nên bối rối.

Cho thấy vị trí hiện tại đang được duyệt: “Tôi đang ở đâu” là một câu hỏi cơ bản người dùng cần một câu trả lời để điều hướng một cách hiệu quả. Hãy chỉ ra vị trí hiện tại một cách rõ ràng.

ASOS đặt nút tìm kiếm ở trên đầu của màn hình đối với website di động của hãng
ASOS đặt nút tìm kiếm ở trên đầu của màn hình đối với website di động của hãng

Cung cấp tính năng tìm kiếm: Nếu bạn thiết kế một website phức tạp với rất nhiều nội dung và tính năng, bạn cần đảm bảo rằng bạn cung cấp một thanh tìm kiếm để hỗ trợ quá trình điều hướng. Bằng cách thực hiện chức năng tìm kiếm, bạn cung cấp một lộ trình nhanh nhất tới những thông tin/tính năng cho người dùng di động truy cập website của bạn với mục đích nào đó trong tâm trí.

Đừng ẩn tùy chọn tìm kiếm trong menu điều hướng. Nó nên là một trong những thứ đầu tiên người dùng nhìn thấy trong website.

Đảm bảo việc trở lại trang chủ luôn dễ dàng: Người dùng kì vọng rằng khi họ chạm vào logo trên đầu của trang họ sẽ quay lại với trang chủ và họ sẽ trở nên mệt mỏi nếu điều này không hoạt động theo cách đó.

Hạn chế bật lên những cửa sổ/tab mới: Hãy tránh đưa người dùng sang một cửa sổ mới. Một số người dùng gặp phải rắc rối khi chuyển đổi giữa các cửa sổ trong một trình duyệt web di động và có thể không thể tìm lại trang trước đó họ vừa duyệt qua.

  1. Tránh tạo ra những “vật chắn đường” phiền phức

“Vật chắn đường” có thể là bất cứ thứ gì ngăn người dùng tiếp tục trải nghiệm website của bạn và đây chính là kẻ thù nguy hiểm nhất. May mắn là có những việc đơn giản bạn có thể thực hiện để gạt chúng ra một bên.

Đừng làm gián đoạn khách truy cập: Những cửa sổ bật lên kích thước lớn là một trong những thứ gây gián đoạn phổ biến nhất đối với trải nghiệm duyệt web. Trong một thời gian dài, những banner quảng cáo như thế được dành riêng cho xúc tiến quảng cáo nhưng gần đây nhiều website đã bắt đầu sử dụng những cửa sổ bật lên gây phân tâm để có được quyền sử dụng cookie (GDPR). Không cần biết bạn cần cho người xem thấy loại thông tin gì, hãy chắc chắn rằng nó không gây phân tâm và phiền phức cho trải nghiệm tổng thể của người dùng.

Đừng khiến người dùng rời khỏi website của bạn: Hãy xác định những địa điểm trong hành trình của người dùng có thể khiến người dùng rời bỏ website và sau đó sử dụng hoặc cải thiện nội dung, tính năng ở đó để giữ chân người truy cập trang web. Một mã khuyến mãi, giảm giá có lẽ là thứ phổ biến nhất khiến khách truy cập rời bỏ trang để cố gắng tìm kiếm mã giảm giá đó. Tốt hơn nhiều nếu bạn cung cấp những mã khuyến mãi đó ngay trong trang nội dung để ngăn chặn những hành vi như vậy.

Netflix yêu cầu người dùng đăng kí trước khi họ có thể thấy những nội dung họ có thể sử dụng.
Netflix yêu cầu người dùng đăng kí trước khi họ có thể thấy những nội dung họ có thể sử dụng.

Đừng ép buộc người dùng phải đăng kí tài khoản: Việc yêu cầu khách hàng đăng kí trước khi họ nhìn thấy thông tin hoặc sử dụng dịch vụ trực tuyến có thể phải trả giá đắt – việc ép buộc người dùng phải đăng kí quá sớm có thể khiến người dùng bỏ qua website. Trước khi cung cấp những thông tin cá nhân, khách truy cập muốn cảm nhận được sự hữu ích từ những dịch vụ mà website mang lại.

Để tạo ra một nguồn người dùng với ít rào cản nhất đối với quá trình chuyển đổi khách truy cập – người mua hàng, những website di động nên cho phép khách truy cập khám phá nội dung mà không cần phải đăng kí. Đối với những website thương mại điện tử, điều tối quan trọng là cho phép người dùng mua sắm với tư cách là một khách vãng lai.

Tạo điều kiện để chuyển đổi sang thiết bị khác để tiếp tục hành trình trải nghiệm: Đừng cho rằng chỉ cần trải nghiệm tuyệt vời trên di động là đủ. Một người dùng thông thường có nhiều thiết bị khác nhau như một chiếc máy tính để bàn, điện thoại thông minh và máy tính bảng và họ kì học có một trải nghiệm liền mạch xuyên suốt tất cả những thiết bị này khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ, nhiều người sử dụng những thiết bị di động chỉ dành cho việc tìm kiếm sản phẩm và sau đó chuyển sang dùng máy tính để bàn để mua hàng. Người dùng kì vọng có thể tiếp tục hành trình trải nghiệm dang dở trên thiết bị di động trên những thiết bị khác.

Đây là một vài việc bạn có thể đồng bộ hóa hành trình hiện tại của người dùng:

  • Đồng bộ danh sách yêu thích, giỏ hàng đối với một tài khoản người dùng
  • Cung cấp một cách dễ dàng để lưu hoặc chia sẻ thông tin xuyên suốt nhiều thiết bị đối với những người dùng chưa đăng kí (ví dụ như tùy chọn gửi đường link qua email).
  1. Thiết kế những biểu mẫu hiệu quả

Điền vào biểu mẫu là một trong những tác vụ phổ biến nhất trên web. Khó có thể hình dung bất cứ trải nghiệm nào mà không yêu cầu người dùng điền thông tin vào một vài dạng biểu mẫu. Bởi nó là một hành động phổ biến như thế, khả năng điền xong một biểu mẫu mà không gặp phải rắc rối nào là cực kì cần thiết để lôi kéo người sử dụng. Đây là một vài thủ thuật có thể giúp bạn hạn chế tối đa những trở ngại không đáng có:

Giảm thiểu tối đa nhập liệu vào những biểu mẫu: Nói chung, người dùng phải cung cấp càng ít thông tin thì họ càng yêu thích trải nghiệm website của bạn. Những gạch đầu dòng sau sẽ giúp bạn giảm thiểu tổ hợp phím và nhập liệu người dùng cần thực hiện:

  • Giảm thiểu số thông tin người dùng phải điền: Luôn giữ những biểu mẫu của bạn càng ngắn và đơn giản càng tốt bằng cách loại bỏ những thông tin không cần thiết. Chỉ hỏi những điều bạn thực sự cần biết.
  • Sử dụng những tính năng như tự động sửa lỗi, tự động viết hoa và tự động hoàn thành để giảm thiểu tỷ lệ lỗi nhập liệu của người dùng.
  • Tránh sử dụng những trường với danh sách thả xuống. Những danh sách thả xuống kiểu này khiến người dùng đôi khi không nhìn thấy hết các tùy chọn và người dùng cần phải chạm 2 lần để chọn đúng lựa chọn của mình. Nếu bạn đang sử dụng những danh sách thả xuống để cho người dùng lựa chọn, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng những nút radio.
  • Tự động chuyển tới thông tin tiếp theo khi một người dùng nhấn quay lại.
  • Giảm thiểu lỗi với tính năng xác minh nội dung trong dòng theo thời gian thực.
  • Sử dụng những thông tin có sẵn để tối đa hoa sự tiện lợi. Ví dụ, bạn có thể điền trước một số thông tin như địa chỉ chuyển hàng hoặc thông tin thanh toán cho những người dùng đã đăng kí trước đó.

Hãy nghĩ về việc cung cấp những cơ chế nhập liệu thay thế. Hãy cân nhắc những khả năng của thiết bị có thể được tận dụng để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ như, thay vì yêu cầu người dùng gõ số thẻ tín dụng, hãy cung cấp tùy chọn sử dụng máy ảnh của thiết bị để quét qua thẻ tín dụng và tích hợp những hệ thống thanh toán như Apple Pay và Google Pay để cho phép thanh toán chỉ với một lần chạm.

Những lý do cho việc khách hàng từ bỏ website ở bước tính tiền và thanh toán
Những lý do cho việc khách hàng từ bỏ website ở bước tính tiền và thanh toán

Cung cấp bàn phím phù hợp: Những người dùng di động đánh giá cao những website cung cấp một bàn phím phù hợp với biểu mẫu. Tính năng này khiến người dùng tránh được những lần nhập liệu những loại thông tin không mong muốn hoặc phải làm thêm bất cứ một bước nào. Ví dụ như, khi người dùng cần nhập vào một số điện thoại, website của bạn nên hiển thị bàn phím số từ 0 tới 9.

Hãy sử dụng code để hiển thị những bàn phím chính xác. Đây là 7 kiểu bàn phím phù hợp để thiết kế biểu mẫu:

  • Nhập type=”text” để hiển thị bàn phím thông thường của thiết bị
  • Nhập type=”email” để hiển thị bàn phím thông thường và kí tự ‘@’ và ‘.com’
  • Nhập type=”tel” để hiện thị phím số từ 0 tới 9
  • Nhập type=”number” để hiển thị một bàn phím với chữ số và những biểu tượng
  • Nhập type=”date” để hiển thị trình lựa chọn ngày tháng của thiết bị
  • Nhập type=”datetime” để hiển thị trình chọn ngày tháng và giờ của thiết bị
  • Nhập type=”month” để hiển thị trình chọn năm và tháng của thiết bị

Cho phép người dùng thay đổi thông tin địa điểm: Nhiều website tự động xác định vị trí của người dùng và sử dụng thông tin này để cung cấp những nội dung phù hợp. Điều quan trọng là nên để người dùng thay đổi vị trí bởi trong một vài trường hợp họ có thể muốn xem kết quả cho một địa điểm khác.

  1. Cố gắng tạo ra một trải nghiệm nhất quán

Sự nhất quán là một trong những khía cạnh cơ bản và quan trọng nhất đối với trải nghiệm người dùng. Thiết kế nhất quán là thiết kế thân thiện với người dùng – bằng cách tập trung tạo ra thiết kế nhất quán, bạn tạo ra thiết kế trực quan hơn. Hãy luôn luôn cố gắng khiến website nhất quán cả ở bên trong lẫn bên ngoài.

Sự nhất quán bên trong: Hãy tạo ra một thư viện những thành phần thiết kế nhất quán và sử dụng nó cho tất cả các trang nội dung của website. Kiểu chữ, kiểu nút bấm, đường link, biểu tượng hoặc những thành phần giao diện người dùng khác cần phải nhất quán xuyên suốt cả website để tạo ra sự nhất quán về hình ảnh.

Sự nhất quán bên ngoài: Hãy đảm bảo rằng website bạn thiết kế trông giống một phần của một gia đình sản phẩm lớn hơn. Ví du, nếu bạn có một ứng dụng di động thì trang website di động của bạn nên cho thấy sự tương đồng và thân quen đối với những người dùng đã sử dụng ứng dụng di động đó.

  1. Xây dựng trang web di động tốt nhất của bạn

Tất cả những điểm được nhắc tới trên đây có thể được xem như những tiêu chuẩn đáng tham khảo trong ngành. Nhưng không phải vì một số thứ được coi là “tiêu chuẩn” đồng nghĩa với việc nó là giải pháp tối ưu cho website của bạn. Đó là lý do vì sao điều quan trọng luôn là cần tự kiểm chứng những quyết định thiết kế của bạn. Hãy biến bài test thử người dùng thực tế thành một phần bắt buộc trong quá trình thiết kế của bạn và luôn thường xuyên cải thiện trải nghiệm.

Nguồn: creativebloq.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay