Tạo ý tưởng là mấu chốt quan trọng trong công việc của ta. Vậy thì tại sao nhiều người vẫn vướng mắc ở điểm này? Cùng học thêm các bí kíp từ chuyên gia để sáng tạo tốt hơn nhé.
Cả đội tập trung trong phòng họp, bảng trắng đã chuẩn bị, sẵn sàng cho thật nhiều ý tưởng độc đáo. 10 phút sau, các bạn nổi trội nhất bắt đầu đóng góp ý kiến. Các ý tưởng được mổ xẻ, đánh giá, loại bỏ, chỉ trích. Những bạn trầm lặng thì tắt nguồn luôn. Bạn Creative Director hết pin và mất kiểm soát cả cuộc họp. Một tiếng sau đó, cả đội ỉu xìu rời phòng họp và chẳng có chút tự tin nào về bất kì concept nào đã chọn ra.
Vì sao hầu hết lần brainstorm của bạn đều có kịch bản tương tự như thế? Brainstorm hẳn là hoạt động mà chúng ta ưa thích nhất – và cũng là cái mà bạn bè ta, những người không làm chuyên trong ngành sáng tạo, thường ghen tị với công việc của ta. Chúng ta cho rằng brainstorm là đám mây xanh phiêu đãng ngoài kia, là thoát khỏi chiếc hộp, là phát triển ý tưởng tự do – đúng như một cơn bão sáng tạo hỗn loạn. Và như thế, theo các chuyên gia, chính xác là trục trặc cho hầu hết giai đoạn tìm ý tưởng của ta: Đều thiếu sự tập trung, bài bản, nguyên tắc. Chúng ta sẽ tìm hiểu điểm sai ở đâu khi brainstorm và học cách cải thiện những điểm đó.
TẠI SAO BUỔI HỌP Ý TƯỞNG KHÔNG HIỆU QUẢ
Stefan Mumaw creative director tại agency Callahan Creek, Lawrence, KS chia sẻ “Nhiều người hiểu sai nhiều về brain-storming”. Theo đồng tác giả của series sách sáng tạo “Caffeine” và diễn giả nổi tiếng HOW Design Live, sai lầm lớn nhất là designer bỏ qua trọng tâm của brainstorm: “Họ nghĩ là mục tiêu chủ yếu là tìm ra một giải pháp đúng đắn, chặt chẽ và nhất quán. Như vậy chưa đúng. Brainstorm không phải là để giải quyết vấn đề. Mà chỉ đơn giản là đưa ra những khả năng.”
Đặt ra mục tiêu không đúng sẽ gây ra một rắc rối khác nữa: Đánh giá các ý tưởng ngay khi nảy ra. Đội ngũ tập trung vào việc phải tìm ra giải pháp “đúng”, nhất là khi đang trong lúc hạn hẹp thời gian, họ chuyển quá nhanh từ khâu chia sẻ ý tưởng đến khâu phê bình. Thay vì lặp lại rồi mở rộng một ý tưởng khác, tạo cả quy trình mà dẫn đến những khả năng chưa chắc chắn – khiến cho người tham gia cảm giác phải chứng minh và tranh đấu cho ý tưởng của mình. Sớm muộn thì họ sẽ đơn giản dừng cung cấp ý tưởng mới, và buổi họp cũng sẽ tự chôn vùi luôn.
David Sherwin nhà sáng lập của Creative Workshop và Success By Design, đồng thời là interaction design director của studio frog design tại San Francisco, chia sẻ “Định nghĩa gốc của brainstorming, nơi bạn mang mọi người đến, dồn vào một căn phòng và để họ cãi vã với nhau, sẽ dẫn đến 2 vấn đề. Một là, khi bạn tạo ra ý tưởng dưới danh nghĩa một nhóm, thì mọi người lập tức tiến vào trạng thái thảo luận, thay vì đối thoại – tranh đấu, hướng dẫn, hòa trộn ý tưởng với rất ít phê bình kín đáo.”
Ông cũng lưu ý một vấn đề thường gặp nữa là: “Bạn không thường có biện pháp với việc tập trung sự chú ý.” Trong khi nhiều cuộc họp brainstorm đều theo hướng tự-do, thì Sherwin đề nghị thiết lập hệ thống và các thông số. “Xem sự thúc ép một cách thông minh có thể mang lại nhiều ý tưởng độc đáo hơn là cách brainstorm tự do,” ông chia sẻ. “Bạn có một con mồi thực tế để nhắm bắn.”
Nếu đội ngũ sáng tạo thường tập trung lại để tìm giải pháp hoàn hảo, hãy thử phê bình từng ý tưởng của nhau và mặc kệ những áp lực như doanh số kinh doanh và nhu cầu khách hàng, sau đó chắc chắn sẽ có một hướng đi tốt hơn đến các ý tưởng đột phá. Liệu sẽ brainstorm hiệu quả hơn, vui hơn không? Bạn thử đoán xem.
XÂY DỰNG LẦN BRAINSTORM TỐT HƠN
Các chuyên gia cho rằng việc cải thiện việc tìm ý tưởng bắt đầu từ lên kế hoạch cho buổi họp. Và các phương pháp, chiến lược này có thể áp dụng cả khi làm việc nhóm hoặc theo cá nhân (freelancer, bộ phận sáng tạo chỉ gồm 1 nhân viên).
Tạo ra những mong đợi thống nhất.
Mumaw và Sherwin đều đồng ý rằng công việc của một team leader là bảo đảm cả team thống nhất với nhau về các nguyên tắc trong buổi họp. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề gì? Các ý nghĩa nào cần xem xét? Chúng ta có thể buông ra được tính sở hữu cho mỗi ý tưởng của mình không? Có thể tự do trao đổi không? Sử dụng những tiêu chuẩn nào để đánh giá các ý tưởng khi chuyển sang giai đoạn thảo luận?
Định hình vấn đề
Mumaw lưu ý rằng việc tập trung sai vấn đề – quá rộng hoặc quá hẹp – chiếm 90% nguyên nhân khiến cho buổi brainstorm bị thất bại. Ông chia sẻ: “Với tư cách là một creative director, nhiệm vụ của tôi là tìm ra những vấn đề có khả năng giải quyết được. Để khi khách hàng nói là, ‘Tôi muốn một website mới.’ Thì nhiệm vụ của tôi là lắng nghe và đặt câu hỏi: Tại sao lại là một website? Khó khăn thật sự ở đây là gì? Chúng ta có thể phân tách vấn đề này thành các phân khúc để giải quyết không?”
Nếu design được định nghĩa là “nghệ thuật để giải quyết vấn đề,” thì các chuyên gia sáng tạo như là công ty thực phẩm thiên nhiên . Đội ngũ sáng tạo cần brainstorm nhiều cách visual khác nhau để thể hiện concept “natural”.
Nhưng vấn đề thực sự của khách hàng có thể to hơn nhiều. Có lẽ người khách đó đang khó hiểu với cụm từ “tự nhiên.”
Có thể họ không hiểu được những lợi ích cho sức khỏe từ thực phẩm chưa qua chế biến. Hoặc họ nghĩ những sản phẩm này không tiện lợi, đắt đỏ. Khi nhìn với góc nhìn rộng hơn, nghĩa vụ của team không chỉ là làm xong một logo – mà là truyền tải được sự rõ ràng, lợi ích, giá trị. Mumaw chia sẻ: “Đừng xem thường bất kỳ vấn đề gì. Đừng ngại phân tách, chia nhỏ vấn đề ra, để giải quyết từng chút và sau đó tổng hợp các giải pháp lại thành một kết quả lớn.”
Sherwin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bố cục bài bản một vấn đề, và khuyên rằng, nhất là với các dự án phức tạp, thử thách, thì quy trình này có thể chính là bước đầu tiên cho chính buổi brainstorm. Trong một buổi họp suốt 3 tiếng, Sherwin bỏ ra 90 phút đầu tiên để thảo luận – và thống nhất – về vấn đề cốt lõi hoặc nhóm vấn đề nhỏ hơn. Một bài tập hữu ích là đặt câu hỏi “Chúng ta có thể làm như thế nào?”. Sherwin chia sẻ “đấy là một phần trong cả quy trình kết nối ra vấn đề thực sự. Câu hỏi này như là một tấm thiệp mời. Để lập tức nảy ra các ý tưởng, các giải pháp cảm hứng và cho bạn cảm giác về những khả năng có thể xảy ra.”
Ví dụ như, thay vì hỏi “Biểu tượng nào đại diện cho thực phẩm tự nhiên?”, hãy hỏi là “Chúng ta có thể làm như thế nào để tạo ra sự nhận diện giúp khách hàng cảm nhận được thực phẩm đó là tự nhiên?” Nghiên cứu sơ bộ đóng vai trò to lớn trong việc định dạng vấn đề và ý nghĩa xung quanh nó. Bruce Grover, managing director và strategy lead tại Suka Creative, một agency về chiến lược/nội dung/thiết kế tại thành phố New York, cho biết đội ngũ của ông luôn phải thông qua giai đoạn nghiên cứu và khám phá – những kết quả họ xác minh lại với khách hàng để chắc rằng đang đi đúng hướng – trước khi tập hợp lại để brainstorm. “Một khi kết quả nghiên cứu đều chia sẻ cho tất cả, thì cả team đều phải thống nhất về thông tin đang sử dụng – thế nên sẽ không cần tranh cãi gì về thông tin nữa.”
Mang theo vài công cụ.
Không quá ngạc nhiên, bởi lẽ cả Mumaw và Sherwin đều là tác giả chuỗi các bài tập tăng cường não bộ, họ sử dụng những công cụ này để bắt đầu buổi họp, giúp cả team khởi động; các công cụ này cũng hữu ích cả khi bạn làm việc một mình. “Tôi sẽ dùng một thử thách để làm nóng bầu không khí buổi họp, chút gì đó dẫn dắt mọi người có một mind-set định hướng,” Sherwin chia sẻ. “Tôi gọi đó là “vấn đề hiến tế” – ví dụ như trong 10 phút, nghĩ ra 100 cách dùng một viên gạch. Sự ép buộc, thiếu thời gian và con số ý tưởng lớn như thế, khiến mọi người phải chuyển từ trạng thái thực tế sang siêu thực.”
Loại bỏ sự phán đoán
Bạn đã từng trải nghiệm niềm hạnh phúc của brainstorm – khi ý tưởng tuôn trào như thác nước và cả nhóm của bạn đều vượt qua khỏi vùng an toàn để khám phá những concept mới mẻ? Sự tuôn trào này diễn ra vì mọi người cùng chia sẻ ý tưởng, kể cả những điều điên rồ, mà không sợ hãi sẽ bị chỉ trích hay nghi ngờ – vôn là 2 kẻ thù cho việc brainstorm hiệu quả.
Theo Grover, có 2 quy tắc một-mất-một-còn để loại bỏ phán đoán khỏi quá trình brainstorm. “Một là, bỏ ngay kiểu ‘vâng, nhưng mà…’ trong khi họp. Mỗi ý tưởng đều tốt cả. Bạn phải luôn luôn ‘đúng thế, và …’ Với cách này, mỗi người đều được động viên để cùng nhau đóng góp. Hai là, khi một ý tưởng được chia sẻ rồi, thì nó không thuộc về sở hữu cá nhân nữa; mà là tài sản chung của cả nhóm. Nếu tôi không giữ khư khư ý tưởng của mình, thì mọi người có thể đóng góp và phân tích nó.”
Dè trước những khoảng lặng.
Mumaw xem đường cong chuông là minh họa cho quá trình tạo ý tưởng. “Những ý tưởng dễ tạo ra, thường đến từ những thứ ta đã làm qua hoặc nhìn thấy ở đâu đó – dòng ý tưởng này dẫn biểu đồ tiến cao lên. Sau đó dòng chảy này bắt đầu chớp sáng lên – thường thì có khả năng ai đó sẽ nói ra vài điều ‘ngu ngốc’ (theo hướng tích cực).”
Cách dễ nhất để tìm những điểm sáng này là xoay chuyển quan điểm về vấn đề, để đổi góc nhìn. Ví dụ, bạn có thể xem xét thử món ăn nó sẽ ra sao dưới góc nhìn của một chiếc nĩa. “Đó chính là điều ‘ngu ngốc’, kỹ thuật kéo dãn này cho phép bạn chuyển góc nhìn để phát triển những ý tưởng khác lạ.” Nếu bạn làm việc một mình, thì chính bạn sẽ tự thay đổi quan điểm vấn đề đó.
Bỏ qua chuyện đại diện ghi chép.
Thông thường thì một người trong team sẽ ghi lại các ý tưởng trên bảng, trên tờ giấy lớn hoặc trong sổ tay. Nhưng việc chép qua tay người đó nghĩa là mỗi ý tưởng đều phải thông qua sự thiên vị, nhận định, quan điểm riêng của người đó. Người ấy có thể dùng những từ ngữ khác nhau để nắm bắt ý tưởng của người khác, cũng phảng phất thay đổi ý nghĩa của ý tưởng đó rồi. Thay vì thế, Sherwin khuyên rằng hãy đưa sẵn giấy trắng cho mỗi người, để họ tự viết hoặc phác thảo ý tưởng của mình ra.
Chia tách quá trình và đánh giá.
Cả ba chuyên gia đều ủng hộ việc tạo ra sự dãn cách giữa phần tạo ý tưởng và phân tích – như thay đổi văn phòng, chậm lại ít ngày hoặc đơn giản là nghỉ xả hơi một tí trong buổi brainstorm. Có nhiều cách khác nhau để làm điều đó (và quá trình này có thể tái tạo lại nếu bạn chỉ brainstorm một mình):
Mumaw chia sẻ về quá trình sáng tạo 3 bước của Walt Disney được lan truyền rằng: Đầu tiên, một nhóm tập hợp trong căn phòng lớn với bảng đen, phấn trắng và bàn tròn (nhằm nhấn mạnh sự công bằng) để tự do tạo ý tưởng trong 1 giờ. Điểm nhấn ở đây là mục tiêu tạo ra các khả năng. Tiếp theo, trong một căn phòng nhỏ hơn với những chiếc ghế được sắp thành hình bán nguyệt, một nhóm (gồm một vài người đã tham gia buổi họp 1 và vài người mới) sẽ có nhiệm vụ tách các ý tưởng đã có ra và sắp lại thành danh sách 2 hoặc 3 giải pháp. Cuối cùng, trong một căn phòng nhỏ để chỉ 3 chiếc ghế, Disney và hai cộng sự sẽ phóng phi tiêu vào 3 ý tưởng cuối cùng; ý tưởng nào sống sót qua “Kill Room” này sẽ được phát triển lên. Tại Suka, quy trình đánh giá này diễn ra suốt nhiều ngày. Sau buổi họp, mỗi người tham gia có hai ngày để lọc lại hai hoặc ba ý tưởng tốt nhất. Với tư cách là creative lead, Grover sẽ tập hợp tất cả ý tưởng trên và chọn lọc lại, lấy ra bốn đến sáu ý tưởng mạnh mẽ nhất. Trong lần gặp tiếp theo, cả nhóm xem xét lại và thu hẹp lại còn khoảng 3 ý tưởng. Mấu chốt của quá trình Suka này là chỗ họ chia sẻ các ý tưởng với khách hàng – hơn là trình bày định hướng của 3 thiết kế. Bước dẫn nhập này cho phép khách hàng cảm giác họ được tham gia vào quy trình. Suka chia sẻ các ý tưởng chỉ bằng từ ngữ – không có hình ảnh gì cả – và yêu cầu khách hàng duyệt một ý tưởng. Sau đó, đội ngũ thiết kế sẽ bắt đầu làm việc.
Grover cũng chia sẻ, quy trình thông thường tại agency là khách hàng gửi công ty một file, công ty viết ra một brief, khách đồng ý – rồi công ty sẽ biến mất đâu đó khoảng vài tuần, để khi xuất hiện sẽ trình bày hai hướng thiết kế. Suốt khoảng thời gian im lặng đó, khách hàng sẽ cảm thấy không được lắng nghe, và công ty cũng không muốn nghe họ. Chúng ta nghĩ là ‘Ta phải thông minh hơn thế. Sao ta phải biến mất? Sao lại không thêm vào vài bước nhắc lại?”
Khi Sherwin giảng giải các kỹ thuật brainstorm cho đồng nghiệp, cho các designer đàn em hay học viên tại Cal Arts, ông luôn chia buổi brainstorm thành nhiều phần. Trong khoảng 8-10 phút, cả nhóm sẽ thông qua trình tự brainstorm từng cá nhân (phác thảo và viết ra giấy), sau đó chia sẻ từng ý tưởng, và sau đó bầu chọn bí mật để tìm ra những ý tưởng mạnh nhất. Nhóm xem xét là cả chục ý tưởng, thảo luận giá trị thực sự của chúng và tìm kiếm những điểm tốt giống nhau trong các ý tưởng bị loại bỏ. Sau đó, họ chọn ra một định hướng. Sherwin chia sẻ: “Với tư cách một nhóm, họ có một khung tham chiếu về ý tưởng tuyệt nhất. Và họ đã khám phá ý tưởng đủ để nhận ra pham vi tiềm năng.”
Tập trung đúng người
Cuối cùng, Mumaw nhận định, xem xét cách tạo ra một nhóm – hoặc cách chấp nhận phương thức suy nghĩ đúng đắn nên bạn làm việc một mình, là rất quan trọng. Có sự bao quát về cả trải nghiệm và chuyên môn. Hãy mở rộng lối suy nghĩ. Hãy ngớ ngẩn một chút và cho phép tất cả đều có sự tự do chia sẻ hết thảy ý tưởng dở hơi của mình. Theo Mumaw, khoảng 5 đến 7 người là ý tưởng: “Mấu chốt là họ phải chịu nói ra những thứ ‘ngu ngốc’. Nếu không như thế, bạn sẽ khó mà phát triển rõ ràng được. Nếu mọi người thấy đủ thoải mái trong môi trường như thế, mỗi người đều dám nói ra những thứ ngớ ngẩn, thì họ cũng sẽ có thể chia sẻ những ý tưởng mới mẻ và phân tích cho lẫn nhau.
Nguồn: howdesign.com