Với rất nhiều thay đổi quy mô lớn trên khắp thế giới trong năm 2020 vừa qua, các thương hiệu đã khó lòng mạo hiểm bản thân bằng những thiết kế mới mẻ. Họ cũng phải làm nhiều hơn với ít sự lựa chọn hơn trong năm tới đây.
Vì thế, tôi tin rằng họ sẽ phải dựa vào những chủ để được yêu thích quen thuộc như những bảng màu câm lặng, những kiểu chữ dạng serif, và những tác phẩm trực quan hóa số liệu để truyền tải thông tin rành mạch hơn.
Và những xu hướng sẽ thể hiện những cảm giác bình an, thấu hiểu, và tích cực trong một thế giới vô cùng hỗn loạn.
Những màu sắc táo bạo, những kiểu chữ lổm chổm và trường phái tiếp thị thô thiển sẽ mất dần vị thế từ nay và cả cho tới tương lai sau này.
Vậy những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ trở nên phổ biến trong năm 2021? Hãy điểm qua danh sách dự đoán của chúng tôi để biết những trào lưu nào xuất sắc sẽ trở nên đáng chú ý năm tới đây.
Nội dung của inforgraphic
- Những bảng màu câm lặng
Những màu sắc câm lặng có độ bão hòa màu thấp (trái ngược với những màu sắc rực rỡ). Những màu sắc câm lặng mang cảm giác an toàn và đảm bảo, thậm chí là hoài niệm. Chúng cũng mang cảm giác tự nhiên và hữu cơ. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu liên quan tới y tế và chăm sóc sức khỏe đã sử dụng phổ biến những bảng màu như thế trong năm nay.
- Dữ liệu trực quan hóa dạng đơn giản
Mục tiêu của bất cứ tác phẩm trực quan hóa nào luôn là biến những bộ số liệu phức tạp trở nên dễ hiểu hơn. Chúng ta đang sống trong thời đại mà một lượng thông tin khổng lồ được lưu hành. Những phép trực quan hóa số liệu đơn giản có thể khiến việc truyền tải thông điệp trở nên hiệu quả hơn nhiều.
- Những hình khối đối xứng xuất hiện khắp nơi
Năm trước, chúng tôi đã chứng kiến các nhà thiết kế sử dụng nhiều hình khối linh động và trừu tượng trong thiết kế của mình. Năm nay, chúng đã được thay thế bởi những hình khối và mẫu hình đối xứng cứng cáp, sắc cạnh. Những đường nét sắc cạnh của một hình khối đối xứng có thể tạo ra một sự tương phản tuyệt vời với những màu sắc câm lặng.
- Những icon và hình minh họa dạng phẳng
Nhiều nhãn hàng đang sử dụng những biểu tượng icon và hình minh họa cho những thiết kế đồ họa, website và nhiều phương tiện khác nữa. Với một biểu tượng đơn giản, bạn có thể truyền đạt nhiều ý nghĩa trong không gian ít hơn ngôn từ. Thêm vào đó, những hình minh họa thực ra sáng tạo hơn nhiều so với những bức ảnh gốc!
- Những font chữ dạng serif cổ điển
Những font chữ dạng serif là một trong những phong cách kiểu chữ cổ xưa nhất vẫn được sử dụng ngày nay. Chúng bắt nguồn từ thế kỉ thứ 15. Bởi vì điều này, những kiểu chữ serif thường được nhìn nhận là cổ điển, lịch lãm và đáng tin cậy. Chúng có thể toát lên một cảm giác hoài niệm. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy nhiều công ty cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng sử dụng font serif trong những tài liệu tiếp thị của họ.
- Slide deck trên mạng xã hội
Nhiều người dần có thói quen chia sẻ những slide deck (một vài slide thuyết trình vắn tắt về một vấn đề gì đó) trên tài khoản Instagram và Linkedin của họ. Đó là một cách trực quan để truyền tải một thông điệp dài hơn là một bài đăng chỉ gồm 1 hình ảnh. Đó là lý do vì sao chúng ta tài khoản của những người hoạt động trong lĩnh vực hành pháp, chính trị và chăm sóc sức khỏe chia sẻ những slide deck như này. Ngoài ra, thuật toán của Instagram và Linkedin có vẻ ưu tiên dạng nội dung này hơn nhiều so với những hình ảnh đơn lẻ thông thường.
- Những video có nhiều nội dung text
Con người có xu hướng tiếp tục phải làm việc từ xa trong năm 2021. Điều này nghĩa là những nội dung quá đột phá có lẽ sẽ khó xảy ra. Những đoạn video tận dụng được nội dung text trên màn hình để truyền đạt những thông điệp là một cách để giải quyết vấn đề đó. Thay vì cần cả một đội ngũ sản xuất để tạo ra một đoạn video, các nhãn hàng có thể tạo ra những đoạn video mang nặng nội dung text trong thời gian siêu ngắn.
Những xu hướng thiết kế đồ họa chính của năm 2021:
- Những bảng màu câm lặng
- Dữ liệu trực quan hóa dạng đơn giản
- Những hình khối đối xứng xuất hiện khắp nơi
- Những icon và hình minh họa dạng phẳng
- Những font chữ dạng serif cổ điển
- Slide deck trên mạng xã hội
- Những video có nhiều nội dung text
- Những bảng màu câm lặng
Những bảng màu câm lặng thực sự đã xâm chiếm thế giới thiết kế đồ họa từ năm ngoái, và không có dấu hiệu gì là chúng sẽ dừng lại.
Tôi cố gắng sử dụng chúng trong thiết kế đồ họa của mình dành cho Venngage nhiều nhất có thể:
Nếu bạn chưa quen với những gam màu tĩnh lặng, về cơ bản thì chúng là những màu sắc sống động được hòa trộn với trắng, đen hoặc một màu bổ sung của chính nó.
Sau nhiều năm bị chìm đắm trong những màu sắc táo bạo, đậm nét và rực rỡ, con người có vẻ muốn điều gì đó có đôi chút thư giãn và dịu dàng hơn.
Đặc biệt là trong hoàn cảnh năm vừa qua khi chúng ta phải tiếp nhận bao nhiêu thông tin, thông điệp tiêu cực, gây bối rối và ồn ào của năm vừa qua.
Những màu câm lặng cho cảm giác an toàn và đảm bảo, thậm chí là hoài niệm.
Một thương hiệu đã sử dụng những gam màu tĩnh lặng cực kì hiệu quả trong năm vừa qua chính là Linkedin và họ đã tiếp tục điều đó.
Tuy nhiên, không giống như năm trước, thông điệp và hình ảnh cần phải điều chỉnh một chút để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Thực sự khó khăn đối với một nền tảng mạng lưới việc làm như Linkedin giữa tình trạng thất nghiệp kỉ lục, với một thời kì phục hồi kinh tế còn dài và mờ mịt phía trước.
May mắn là, những thiết kế đồ họa, trang landing và những tài sản thiết kế khác của họ có cảm giác thành thực và thoải mái nhờ vào những gam màu câm lặng.
Ngoài việc khiến những thiết kế đồ họa trông đáng tin hơn, những gam màu câm lặng cũng cho cảm giác rất tự nhiên và hữu cơ.
Classpass sử dụng những gam màu tĩnh lặng xuyên suốt tất cả những chi tiết hình ảnh của họ và nó hoàn toàn phù hợp với thương hiệu hướng tới sức khỏe của mình:
Tương tự với Well+Good:
Cùng với việc y tế và chăm sóc sức khỏe trở thành mối quan tâm của phần lớn nhân loại, tôi nghĩ rằng những màu sắc câm lặng tự nhiên sẽ được sử dụng bởi nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng cấp tiến.
Cá nhân mà nói, tôi thích sử dụng những bảng màu câm lặng bởi chúng kết hợp khá tốt với nội dung dạng text. Không có vấn đề gì khi bạn sử dụng một font chữ màu nét mảnh như sau:
Hoặc là một font tối màu hơn – nội dung text thực sự nổi bật trên nền màu tĩnh lặng và những thành phần thiết kế khác:
Với template này, thậm chí những đoạn text trắng kích thước nhỏ cũng dễ đọc vì được tôn lên bởi nền màu tĩnh lặng:
Không giống những xu hướng thiết kế đồ họa thay đổi nhanh chóng, tôi nhận thấy rằng những bảng màu tĩnh lặng thường sẽ cần 3 hoặc 4 năm để trở nên phổ biến quá mức và dần bị lãng quên.
Vì thế, đừng lo lắng khi chuyển bảng màu của mình sang thứ gì đó tĩnh lặng hơn như Social Media Examiner đã làm:
Hoặc thận trọng hơn, hãy sử dụng những màu sắc thương hiệu của bạn như là màu chuyển tiếp và tạo một vài bảng màu thứ cấp mà bạn có thể sử dụng trong những nội dung hình ảnh của mình.
- Dữ liệu trực quan hóa dạng đơn giản
Mục tiêu của trực quan hóa dữ liệu luôn là để khiến những bộ dữ liệu trở nên dễ hiểu hơn.
Tôi cũng nghĩ rằng mọi người đọc nên có thể hiểu được những dữ liệu được trực quan hóa mà không cần giải thích thêm quá nhiều. Bạn thực sự không nên phải giải thích những thứ bạn muốn phô diễn.
Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rõ ràng rằng khối lượng tìm kiếm xung quanh chủ đề sức khỏe và tập luyện đã gần như biến mất trong tháng 4 năm vừa qua:
Nhưng một vài nhà thiết kế lại theo đuổi những phong cách hoàn toàn khác lạ để trở nên nổi bật trên Behance hay các trang mạng xã hội.
Hoặc đơn giản là họ chất đống dữ liệu trước mắt người đọc, khiến cho ý tưởng chính của thiết kế bị chìm nghỉm trong đó.
Không tin điều tôi nói ư? Hãy cùng nhìn nhận ví dụ sau:
Có ai biết họ muốn thể hiện điều gì thông qua đồ thị này? Tôi thì không hiểu, và việc đồ thị bị cắt bớt một nửa cũng làm việc hiểu nó trở nên thách thức hơn.
Twitter Marketing đã có thể sử dụng một dạng đồ thị tương tự như vậy để phô diễn sự tăng trưởng của mình, nhưng thay vào đó họ đã sử dụng một biểu đồ tròn rất dễ hiểu:
Họ cũng nhấn mạnh một cách chính xác thứ họ muốn người đọc ghi nhớ từ đồ thị bằng cách tính ra số phần trăm tăng trưởng.
So sánh với ví dụ ngay trước đó, bạn có thể ngay lập tức nhận ra được thông điệp chính từ sự trực quan hóa dữ hiệu này.
Thành thực mà nói, Twitter Marketing đã làm những thiết kế kiểu này khá nhiều gần đây, và tôi nghĩ rằng đây sẽ là một xu thế đáng chú ý trong thời gian tới.
Có rất nhiều thông tin và dữ liệu trong muôn vàn các khía cạnh của cuộc sống. Với tư cách là một nhà thiết kế hay nhà truyền thông, bạn nên biến những dữ liệu của mình bớt đáng sợ hơn và dễ để hiểu hơn.
Gần đây, người dùng phải bắt gặp và xử lý cực kì nhiều dữ liệu, vì thế đừng bắt họ phải động não quá nhiều để có thể hiểu được những dữ liệu được trực quan hóa của bạn. Bởi họ sẽ chả dành thời gian cho việc đó đâu, đơn giản là họ sẽ bỏ qua nó.
Những biểu đồ hình tròn bị hắt hủi bao nhiêu vì sự đơn thuần của nó, thì chính điều đó lại khiến nó lý tưởng cho trực quan hóa dữ liệu bấy nhiêu. Và tôi thì luôn ưa thích sử dụng dạng biểu đồ này!
Bởi hầu hết mọi người đều biết cách đọc một biểu đồ tròn một cách chính xác, nó là lựa chọn lý tưởng cho những chia sẻ hoặc so sánh nhanh trên mạng xã hội.
Với tác phẩm minh họa dữ liệu này, bạn có thể thấy rằng “personal growth” là thành tựu phổ biến nhất:
Nguồn thiết kế gốc:
Biểu đồ bong bóng của là giải pháp hay khi bạn muốn so sánh trực tiếp giữa hai thứ, như trong ví dụ dưới đây:
Những ví dụ này có vẻ cực kì cơ bản, nhưng chúng cũng giúp người đọc hiểu nội dung của số liệu chỉ trong vài giây. Thêm vào đó, mỗi tác phẩm trực quan hóa dữ liệu dạng đơn giản hoạt động thực sự hiệu quả với những xu hướng thiết kế đồ họa khác như những màu tĩnh lặng và icon dạng phẳng.
Nhưng đôi khi bạn thậm chí không cần tạo ra một biểu đồ hoặc đồ thị để trực quan hóa dữ liệu của mình. Chỉ cần tạo ra những chi tiết đồ họa với những điểm số liệu hoặc thống kê thú vị như thiết kế này:
Nó sẽ giúp diễn đạt quan điểm của bạn nhanh hơn và rõ ràng hơn nhiều so với việc cố gắng nhồi nhét và sử dụng hết cả một bộ dữ liệu phức tạp. Và khi bạn chia sẻ những thiết kế của mình trên mạng xã hội, quyết định này sẽ mang lại hiệu quả khác biệt.
Thêm vào đó, người xem sẽ nhớ thông điệp của bạn lâu hơn nhiều nếu nó được diễn đạt theo cách này.
Trong khi bạn làm việc với những bộ dữ liệu cần được minh họa trực quan, hãy cố gắng nghĩ về thứ bạn muốn nói thông qua thiết kế của mình.
Nếu bạn muốn ai đó tập trugn vào một điểm dữ liệu riêng lẻ nào đó, việc minh họa sẽ khác nhiều so với việc bạn muốn so sánh nhiều thứ với nhau.
- Những hình khối đối xứng xuất hiện khắp nơi
Một điều khiến tôi thực sự ngạc nhiên trong năm nay là đã có rất nhiều thương hiệu bắt đầu sử dụng những hình khối đối xứng trong những thiết kế của mình.
Năm ngoái, đã có quá nhiều nhà thiết kế sử dụng những hình khối trừu tượng trong những thiết kế của mình:
Nhưng những hình khối đó nhanh chóng được thay thế bằng những hình khối đối xứng cứng cáp, sắc cạnh.
Tất nhiên tôi không có phàn nàn gì về xu hướng này – thực tế là những hình khối đối xứng có thể được tạo ra và sử dụng dễ dàng hơn nhiều!
Nếu bạn nhìn vào những xu hướng thiết kế đồ họa khác của năm 2021, sự thay đổi thực tế tạo ra một cảm giác hoàn toàn khác.
Khi bạn sử dụng những hình khối đối xứng đó, như ví dụ dưới đây, nó có thể bổ sung thứ tự, sự nhất quán và cấu trúc vào thiết kế hình ảnh của bạn:
Zendesk đã luôn sử dụng những hình khối đối xứng trong tất cả những tài sản thiết kế của mình. Nó hầu như trở thành một đặc điểm nhận dạng đối với thương hiệu của họ.
Trong khi những hình ảnh họ sử dụng có thể không luôn luôn nhất quán với phong cách của họ, bản thân chúng lại nhất quán với nhau bởi được tạo ra từ cùng những hình khối đối xứng giống nhau.
Đây là một ví dụ khác từ Rivet. Họ sử dụng một lô các đường tròn để khiến hình ảnh của mỗi sản phẩm trở nên tương đồng về thị giác.
Đây là một thủ thuật thiết kế đơn giản mà bạn có thể áp dụng vào những thiết kế của chính mình. Với Venngage, bạn có thể sử dụng một khung ảnh để tạo ra cả tấn những bức ảnh khác nhau có cảm giác tương đồng nhau. Như những hình ảnh sau:
Hoặc chỉ cần sử dụng một hình ảnh đơn giản ở lớp nền để tạo ra một bộ sưu tập đa dạng những icon nhất quán như sau:
Tác phẩm đồ họa này cũng phối hợp những hình khối đối xứng với một bảng màu câm lặng.
Bởi vì những hình khối đối xứng là luôn sắc cạnh và chính xác, chúng ta ra sự tương phản đáng kể khi được sử dụng với một bảng màu câm lặng mang tính trung tính hơn:
Độ tương phản vừa đủ, như giữa một bảng màu câm lặng mềm mại và những hình khối đối xứng cứng cáp, có thể khiến một thiết kế đồ họa trở nên bắt mắt hơn.
Tôi nghĩ nếu họ sử dụng một vài hình khối hoặc hoa văn trừu tượng, thiết kế có thể sẽ có cảm giác xuề xòa, dễ dãi. Điều này thực ra có hiệu quả với các thương hiệu hàng tiêu dùng nhưng rõ ràng là Formstack có vẻ đang hướng tới đối tượng người dùng chuyên nghiệp hơn.
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là bạn có thể sử dụng những hình khối đối xứng vào năm 2021 để bổ sung một chút cấu trúc và chiều sâu cho tác phẩm đồ họa của mình:
Hoặc biến chúng thành một phần của phần trọng tâm của thiết kế của bạn:
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những hình khối đối xứng năm nay! Vì thế hãy thỏa sức sáng tạo với chúng nhé!
- Những icon và hình minh họa dạng phẳng
Như tôi nói trước đó, những xu hướng thiết kế đồ họa mang tính chu kì khá cao. Sau một khoảng thời gian, một số xu hướng bị sử dụng quá mức sẽ dần lụi tàn và sau đó lại trở nên nóng hổi.
Sau khi viết về những icon dạng phẳng trong một bài viết khoảng 5 năm trước, tôi nhận thấy xu hướng này lại trở nên phổ biến sau đúng 1 chu kì 5 năm.
Ví dụ, đây là thứ mà Mailchimp đã sử dụng vào năm 2015:
Chúng thực sự không khác biệt quá nhiều về phong cách thiết kế với những thứ của 5 năm sau:
Đây không phải là một điều xấu – tôi chỉ muốn minh họa việc những xu hướng thiết kế đồ họa đến và đi như thế nào.
Hiện tại, nếu bạn đang tạo ra những nội dung hình ảnh với số lượng lớn, những icon dạng phẳng này là lựa chọn lý tưởng bởi chúng có thể được sử dụng cho nhiều loại thiết kế đồ họa khác nhau như những hình ảnh dành cho mạng xã hội, inforgraphic hoặc bài thuyết trình.
Hãy cùng nhìn vào tất cả những icon khác nhau được sử dụng trong những thiết kế đồ họa của Adjust dưới đây. Tất cả chúng đều có cảm giác đến từ cùng một thương hiệu duy nhất:
Những biểu tượng dạng phẳng này cũng được nhận diện nhanh chóng bởi người xem. Ví dụ, bạn có thể đoán nhanh rằng hình ảnh ở góc trên bên trái liên quan tới chủ đề sức khỏe và tập luyện trong khi hình ảnh ở góc dưới bên trái liên quan tới chủ đề thời sự, tin tức.
Cho dù bạn nhìn thấy những chi tiết hình ảnh này mà không có thông tin bối cảnh hoặc text, bạn vẫn có thể hiểu được ý tưởng mà nhà thiết kế muốn thể hiện.
Điều tương tự cũng đúng với template sau:
Icon có thể là một công cụ đầy sức mạnh đối với truyền thông hình ảnh. Với chỉ một vài icon, bạn có thể kể một câu chuyện trực quan ngắn, bổ sung nhiều thông tin bối cảnh cho bài đăng mạng xã hội, bài đăng blog, inforgraphic hoặc video của bạn.
Có một vài cách mà bạn có thể sử dụng những biểu tượng dạng phẳng năm nay để nâng cấp những thiết kế hình ảnh của mình. Một trong những cách dễ nhất là sử dụng một icon đơn lẻ như những hình ảnh truyền thông mạng xã hội đến từ Databox:
Hoặc bạn có thể sử dụng nhiều icon dạng phẳng khác nhau để tạo ra một thiết kế đồ họa phức tạp hơn Sprout Social đã làm dưới đây:
Chúng tôi đôi khi sử dụng cách tiếp cận này khi tạo ra header blog hoặc infographic của chính mình:
Bạn thậm chí có thể truyền thương hiệu và màu thương hiệu của mình vào những tác phẩm inforgraphic với những icon dạng phẳng này. Chỉ cần nhìn vào những thứ Mailshake đã tạo ra gần đây:
Họ cũng sử dụng chúng xuyên suốt những hội thảo trực tuyến và khóa học của họ:
Nếu họ sử dụng một hình ảnh gốc, họ sẽ không thể có một trải nghiệm thương hiệu nhất quán xuyên suốt website và mạng xã hội như vậy.
Nhưng tôi nghĩ rằng phần tuyệt vời của những icon dạng phẳng là bạn có thể dễ dàng thay đổi màu sắc, kích thước và định hướng của chúng. Điều này cũng khiến nó dễ dàng hơn cho những cá nhân không chuyên nghiệp để tạo ra những tác phẩm thiết kế tuyệt vời.
- Những kiểu chữ dạng serif cổ điển
Sau khi làm việc trong ngành thiết kế hơn 5 năm, đôi khi tôi vẫn bị nhầm lẫn giữa những font chữ dạng serif và dạng sans serif.
Nếu bạn giống tôi, tôi nghĩ rằng điều cần nhớ để phân biệt chúng là những kiểu chữ dạng serif có những nét tô điểm ở đầu và chân mỗi chữ cái:
Điều này rõ ràng đồng nghĩa với việc những font chữ dạng sans serif sẽ không có những chi tiết này.
Những kiểu chữ dạng serif là một trong những phong cách font chữ cổ xưa nhất vẫn được dùng ngày nay. Chúng bắt nguồn từ thế kỉ thứ 15 và đã được sử dụng liên tục từ đó tới nay.
Bởi vì thế, những font dạng serif thường được nhìn nhận là cổ điển, thanh lịch và đáng tin cậy. Chúng có thể lột tả một cảm giác hoài niệm về những thời kì xa xôi.
Mailchimp sử dụng khá nhiều loại font dạng serif xuyên suốt thiết kế của họ nhưng tôi nghĩ nó có sức mạnh nhất là ở trang landing của họ:
Mỗi trang landing lại hướng tới một vấn đề đơn thuần mà những người đang sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt. Tôi nghĩ rằng font chữ dạng serif giúp định vị Mailchimp như là một công cụ những khách hàng đó có thể dựa vào để giúp bản thân thành công.
Họ sử dụng một font chữ đơn giản để thiết lập nên tông màu chung của cả website và mặc dù tới giờ họ đã là một công ty khổng lồ, nó vẫn có cảm giác rất chân thật.
Ellevest là một ví dụ tuyệt vời khác về cảm giác chân thật và đáng tin này, với những font serif được sử dụng xuyên suốt website và chia sẻ của họ:
Cụ thể thì họ giúp đỡ nữ giới đầu tư, tiết kiệm và cải thiện tương lai tài chính – thứ thậm chí cũng đáng sợ và bất ổn với bất cứ ai. Tôi biết mình đang khiếp sợ thậm chí khi chỉ nghĩ về việc mua bán chứng khoán.
Nhưng với một kiểu chữ serif thấm sâu và thương hiệu của họ, mỗi bài đăng mạng xã hội và bài đăng blog có vẻ đáng tin cậy hơn. Nó mang về ký ức của những ngân hàng và tổ chức tài chính của quá khứ.
Hãy tưởng tượng họ sử dụng những kiểu chữ cọ táo bạo như sau:
Liệu bạn có đưa tiền cho một công ty như thế hay không? Đặc biệt là trong tình trạng khó khăn hiện tại! Không bao giờ đúng không!
Trường học, bệnh viện và những tổ chức tương tự sẽ sử dụng nhiều những kiểu chữ tương tự cũng là vì lý do đó:
Như tôi đã khẳng định trước đó với những bảng màu tĩnh lặng, các thương hiệu đang cố tỏ ra thành thực và tích cực trong thời gian khắp tới.
Một số thương hiệu thậm chí đang sử dụng những font dạng serif với những bảng màu câm lặng hoặc trung tính để thực sự mang tới hiệu quả khác biệt cho thiết kế của mình.
Một thủ thuật thiết kế khác là sử dụng những font serif cho header hoặc những nội dung text ngắn, như ví dụ trên đây.
Chúng không phải thứ dễ chịu nhất cho mắt, nhưng bạn có thể thấy trong thiết kế đồ họa dưới đây, chúng thực sự tạo ra độ tương phản tuyệt vời với phần thân đoạn bằng font sans.
Nếu bạn không để ý về Hinge, nó là một ứng dụng hẹn hò muốn được xóa sau khi người dùng tìm thấy ai đó. Điều đó nghe có vẻ điên rồi nhưng chúng có vẻ đang thực hiện đúng điều đó.
Đối với những người lần đầu sử dụng ứng dụng, điều này có thể khó tin nhưng một khi bạn nhìn vào cách xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn thương hiệu cũng như ứng dụng của họ, nó có vẻ thực tế hơn nhiều:
Tôi nghĩ đó là bởi vì font dạng serif khiến thông tin và hình ảnh trông có vẻ được xuất phát từ người thực, chứ không phải robot.
Sau tất cả, ứng dựng này có vẻ đáng tin cậy hơn nhiều ứng dụng hẹn hò khác, trong một ngành công nghiệp bị chiếm lĩnh bởi những hành vi vô vị. Chỉ cần nhìn vào cách Tinder xây dựng thương hiệu và những chia sẻ của họ:
Đây là khác biệt đáng kể giữa hai ứng dụng, nhưng thực tế chúng đang cố gắng thu hút cùng một đối tượng người dùng.
Vì thế nên khi bạn muốn dùng một font chữ thương hiệu mới, hãy dành thời gian để nghĩ về việc nó sẽ phù hợp về mặt hình ảnh với thương hiệu của bạn như thế nào.
- Slide deck trên mạng xã hội
Slide deck trên mạng xã hội chính xác là thứ mà cái tên của nó nhắc tới: những slide deck (những slide thuyết trình vắn tắt nhằm thuyết phục 1 đối tượng độc giả nào đó) được tạo ra để chia sẻ trên mạng xã hội.
Những slide deck này chủ yếu được chia sẻ trên Instagram hoặc LinkedIn bởi phương thức những nền tảng này xử lý các thông tin dạng hình ảnh. Chúng có thể hoạt động trên những nền tảng khác nhưng trải nghiệm sẽ không trơn tru như thế.
Thêm vào đó, những thuật toán trên Instagram hoặc LinkedIn có vẻ khuyến khích những nội dung kiểu này hơn nhiều so với những hình ảnh riêng lẻ.
Nếu bạn theo dõi chúng tôi trên LinkedIn, bạn có lẽ đã nhìn thấy những slide deck mạng xã hội của chúng tôi như:
Chúng tôi đã tạo ra chúng năm ngoái và thậm chí tôi đã viết cả một bài viết về cách tạo ra những slide deck mạng xã hội từ đầu tới cuối!
Những slide deck nhận được tương tác gấp khoảng 10 tới 20 lần những hình ảnh hoặc đồ họa riêng lẻ.
Tôi chủ yếu sử dụng những slide deck để tóm tắt một bài viết hoặc sử dụng lại phần nội dung quan trọng nhất từ một bài viết blog. Kiểu như những slide dưới đây:
Nhưng gần đây, tôi chứng kiến rất nhiều thương hiệu làm những điều thú vị với những slide deck này, đặc biệt là trên Instagram!
Zoom đã chia sẻ một vài slide deck hướng dẫn bạn cách sử dụng sản phẩm của họ:
Tôi thực sự thích cách tiếp cận này bởi bạn vẫn có thể kích thích người theo dõi của bạn làm gì đó, mà không cần một đường dẫn link ra bên ngoài. Đây cũng là một cách độc đáo để thông báo một tính năng mới của sản phẩm.
Asana đã sử dụng cách tiếp cận này để thông báo một số dữ liệu mới mà họ đã thu thập được:
Họ cũng sử dụng những dữ liệu trực quan hóa dạng rất đơn giản để khiến thông tin dễ hiểu mà không cần giải thích nhiều!
Những đồng nghiệp thiết kế ở Typetopia cũng tạo ra cả đống những slide deck mang nhiều thông tin hữu ích. Tôi cực kì thích cách tiếp cận của họ bởi về cơ bản chúng chỉ là những inforgraphic được tái sử dụng cho Instagram:
Những thương hiệu như Quickbooks có thể gói gọn cả đống thông tin vào slide deck, mà không cần liệt kê tất cả chúng ra trên từng slide đơn lẻ.
Bạn cũng có thể kết hợp những hình ảnh tĩnh với video và nhiều hơn thế nữa trên Instagram để tạo ra một trải nghiệm cuốn hút hơn cho người xem của mình.
Trong ví dụ đến từ Lululemon này, họ sử dụng slide thứ 2 và thứ 3 để mang lại cho người theo dõi nhiều thông tin hơn về video đơn giản.
Nếu bạn là một người dùng Instagram thường xuyên, bạn có thể đã thấy người ta chia sẻ những slide deck để chia sẻ những thông điệp xung quanh chủ đề pháp luật, bầu cử và sức khỏe tinh thần.
Đó chính là nơi tôi nhận thấy những slide deck thực sự cất cánh. Chủ yếu bởi vì những nội dung này thực sự dễ tạo ra. Chúng có thể cuốn hút người xem theo một cách mới và cực kì dễ chia sẻ.
Thêm vào đó, cơ hội để người dùng đọc toàn bộ slide deck của bạn trên Instagram là khá cao, đặc biệt khi được so sánh với caption.
Nhưng không phải slide deck nào cũng cần phải nghiêm túc – một vài cái có thể vui vẻ để tạo gắn kết với người theo dõi của bạn. Như ví dụ này:
Vì thế cho dù mục tiêu và lĩnh vực của bạn là gì, tôi nghĩ rằng thương hiệu của bạn có thể tận dụng được xu hướng này trong năm 2021.
- Những video có nhiều nội dung text
Bởi con người sẽ tiếp tục tình cảnh phải làm việc từ xa ít nhất là trong năm 2021, những nội dung video đột phá sẽ khó có thể thực hiện hơn.
Bạn không thể thực sự đi tới trường quay và thực hiện nhanh một video với đội ngũ của mình dễ dàng như trước đây. Hoặc thuê một người làm việc tự do cũng chả còn dễ dàng như trước.
Ở một vài khía cạnh, con người đang dần mệt mỏi với việc nhìn một ai đó nói trực tiếp vào màn hình máy tính.
Tôi cũng mệt mỏi vì điều này, đặc biệt là tất cả các cuộc họp của tôi hiện tại đều là như vậy.
Nên tôi thực sự tin rằng nội dung video sẽ trở nên đơn thuần hơn nữa với text và đồ họa chuyển động trong năm nay. Ví dụ như thiết kế sau:
How important is #branding for a company? This Friday, our last session of #ReimagineWithWrike features Dimitrios Papadogonas, VP of Marketing NA at @SolarEdgePV. He’ll share some insightful stories on his experiences as a veteran in the industry. Join us! https://t.co/krAgYhKhpK pic.twitter.com/ev1yTA36FY
— Wrike (@wrike) August 25, 2020
Và thậm chí là những video đầy đủ giải thích về sản phẩm:
Điều tôi thích về những video đơn giản của họ là họ có thể sử dụng những màu sắc, font chữ và tiếng nói thuộc về thương hiệu của họ trong từng video. Điều này giúp họ thể hiện một thương hiệu thống nhất xuyên suốt tất cả những kênh tiếp thị của mình.
Không video nào trong số đó cần máy quay để thực hiện – đồng nghĩa với việc bạn có thể sản xuất chúng nhanh hơn nhiều.
Thay vì cần cả một đội ngũ sản xuất để tạo ra một video, họ có thể chỉ cần một vài người đưa ra một ý tưởng trong một vài ngày.
Đây là một ví dụ tuyệt vời khác của việc sử dụng những video nặng về text từ Quickbooks:
Time is money and QuickBooks Cash keeps both moving for small businesses. With same-day money in and out processing, you can access and move your money faster.
— Intuit QuickBooks (@QuickBooks) August 6, 2020
Tôi thích cách họ đi vào trọng điểm với video này – việc vô cùng quan trọng trên mạng xã hội.
Thêm vào đó, bạn không cần phải bật âm thanh để nhận ra thông điệp của video, nên thậm chí một người xem gián tiếp cũng có thể nhận thấy giá trị của những video như vậy.
Hiện tại, thành thực mà nói không phải thương hiệu nào cũng có đủ nguồn lực và chuyên môn để tạo ra dạng nội dung mới mẻ như vậy.
Nhưng bạn không thực sự cần tạo ra những nội dung mới hoàn toàn cho video của mình năm nay. Chỉ cần tái sử dụng những thứ thú vị từ những dạng khác như podcast hoặc phỏng vấn:
Bạn có thể biến một slide deck, như tôi đã nói tới ở phần trước, trực tiếp trở thành một video hoặc ảnh động GIF như chúng tôi đã từng thực hiện nhiều lần tại Venngage:
Amidst a global pandemic, carbon emissions are dropping but medical waste is rising steeply.
For the 50th anniversary of #EarthDay last month, we put together a study + infographic on the full impact of #coronavirus on the #environment: https://t.co/PXXPgdsYjmpic.twitter.com/aPKO5pBwWE
— Venngage (@Venngage) May 26, 2020
Tôi thích làm việc đó bởi bạn có thể sử dụng những chia sẻ hay ho trên Twitter, LinkedIn và Facebook bằng việc chia sẻ một video thay vì một hình ảnh tĩnh. Thêm vào đó, nó lôi cuốn hơn nhiều so với một hình ảnh gốc.
Bạn thậm chí có thể thuê ngoài và sử dụng nội dung được tạo ra bởi người dùng của mình, để tạo ra một video:
A place to connect, create and communicate. Take a look at how doing business on LinkedIn has helped these marketers succeed.
— LinkedIn Marketing (@LinkedInMktg) July 27, 2020
Bạn thấy đấy, những video đơn giản này có thể giúp bạn tái sử dụng khá nhiều nội dung từ những nền tảng và mạng lưới khác.
Cho dù công ty của bạn đang cắt giảm nguồn lực cho sáng tạo nội dung, bạn có thể thực sự mang đến cho những nội dung cũ một cuộc sống mới với một video hoặc slide deck đơn giản.
Tạm kết
Bạn thấy đấy, trong năm nay những xu hướng thiết kế đồ họa sẽ không thực sự thay đổi nhiều.
Thực ra, chủ nghĩa tối giản và những thiết kế đồ họa đơn giản có lẽ vẫn rất phổ biến khi các nhãn hàng cố gắng hạn chế chi phí thiết kế của mình.
Nếu bạn nghĩ chúng tôi đã bỏ lỡ xu hướng nào đáng chú ý, hãy để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!
Nguồn: venngage.com