Thứ 5
Tháng 10
2017
12

7 BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ THIẾT KẾ UI/UX – 7 STEPS TO BECOME A UI/UX DESIGNER

NHỮNG MẸO & NGUỒN TÀI LIỆU GIÚP BẠN BẮT ĐẦU

1

Gần đây tôi nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự nhau:

  • Tôi nên làm thế nào để hiểu hơn về UX/UI?
  • Tôi là một lập trình viên/ quản lý marketing/ nhà hoạch định chiến lược truyền thông đại chúng và tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về thiết kế. Vậy tôi nên bắt đầu từ đâu?
  • Làm cách nào mà bạn biết được một mẫu thiết kế là đẹp hay xấu?
  • Để trở thành nhà thiết kế thì cần có những tố chất gì?

“Tôi nên bắt đầu như thế nào”

Câu hỏi này làm tôi hồi tưởng lại mình lúc mới vào nghề. 7 năm trước, vào ngày tôi bắt đầu công việc thiết kế đầu tiên của mình, ngồi trước màn hình iMac với file Photoshop trống và cố gắng hiểu hết những thông tin mà sếp vừa mới tóm tắt (trước đó tôi vốn quen dùng Windows). Nhưng tôi vẫn chưa có ý tưởng gì để bắt tay vào làm. Hoàn toàn trống rỗng.

2

Trước khi nhận công việc này, tôi chỉ mới tốt nghiệp đại học ngành Truyền thông đa phương tiện. Vì vậy, tại sao lúc đó tôi chẳng biết chút gì về thiết kế?

Là do trường đại học không dạy chúng tôi thực hành thiết kế. Chúng tôi chỉ được học lý thuyết, thỉnh thoảng thì học sử dụng các công cụ thiết kế như AdobeSuite. Nhưng thế thôi thì vẫn chưa đủ.

Thực hành và tự học hỏi là cách duy nhất để bạn trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn.

Sau 7 năm tự nghiên cứu học hỏi, hiện tại tôi là một Giáo viên thiết kế và là một Diễn giả cho các hội thảo quốc tế.

Điều đầu tiên bạn cần biết là:

Không phải từ lúc bạn sinh ra là đã có khả năng này.

Chúng ta không phải là sinh vật đặc biệt như kỳ lân, chẳng phải sinh ra là để trở thành nhà thiết kế. Muốn làm thiết kế thì phải học.

Thiết kế là học về kỹ năng giải quyết vấn đề – là quá trình nhận ra vấn đề ngay lập tức và đưa ra giải pháp thích hợp.

Có nhiều lĩnh vực thiết kế như: thiết kế UX/UI, thiết kế sản phẩm, thiết kế đồ họa, thiết kế tương tác, cấu trúc thông tin trong UX Design,etc… Hãy bắt đầu bằng việc tìm ra chuyên môn nào bạn hứng thú nhiều hơn.

Còn bây giờ, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu loại phổ biến nhất: lĩnh vực kết hợp giữa tương tác và trải nghiệm người dùng: nhà thiết kế UI/UX.

1. Làm quen với những nguyên tắc trong UI

3

Trước khi thực hành thiết kế, đầu tiên bạn cần phải học những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế. Từ đó, bạn sẽ có khả năng bước vào thế giới thiết kế và bắt đầu tư duy “sáng tạo”. Bạn sẽ học về các khía cạnh tâm lý học trong thiết kế: tại sao tác phẩm này thì tốt nhưng tác phẩm kia lại không đạt tiêu chuẩn.

Sau đây là vài nguyên tắc cơ bản bạn nên biết.

1.1 Màu sắc

Từ vựng về màu sắc, các nguyên tắc cơ bản và tâm lý học trong phối màu.

Các nguyên tắc trong thiết kế:Màu sắc 

1.2 Cân bằng

Cân bằng đối xứng và Cân bằng bất đối xứng.

Các nguyên tắc trong thiết kế: Cân bằng  

1.3 Tương phản

Tương phản được dùng để phân cấp và tổ chức thông tin, tạo thứ tự cấp bậc và thu hút sự chú ý của người xem.

Các nguyên tắc trong thiết kế: Tương phản 

1.4 Thiết kế chữ

Chọn kiểu chữ và tạo văn bản dễ đọc trên web.

10 nguyên tắc tạo văn bản dễ đọc và typography cho website 

1.5 Tính nhất quán

Là nguyên tắc quan trọng nhất, tạo ra được các thiết kế trực giác và khả dụng đều nhờ vào yếu tố này.

Nguyên tắc thiết kế: Tính nhất quán

Đây là một vài điều nên và không nên làm để tạo thiết kế UI tốt.

2. Học quy trình thiết kế UX sáng tạo.

Việc tiếp theo là bạn cần phải hiểu quy trình sáng tạo. Thiết kế UI/UX là một quy trình gồm những giai đoạn đặc biệt mà mỗi nhà thiết kế sáng tạo phải trải qua.

4

Quy trình sáng tạo

Nó được chia làm 4 giai đoạn riêng biệt – Khám phá, Định hình, Phát triển và Chuyển giao – Double Diamond là mô hình trực quan mô tả qui trình thiết kế.

Khám phá

Đây là giai đoạn đầu của mỗi dự án. Nhà thiết kế bắt đầu nghiên cứu, tìm nguồn cảm hứng và thu thập ý tưởng.

Định hình

Đây là giai đoạn mà nhà thiết kế xác định ý tưởng rút ra từ giai đoạn Khám phá. Từ đó, tạo ra một bản brief sáng tạo và rõ ràng.

Phát triển

Ở giai đoạn này, những giải pháp hoặc concept sẽ được tạo ra, thử nghiệm, kiểm tra và lặp lại như vậy. Quá trình thử nghiệm và sai lầm sẽ giúp nhà thiết kế cải thiện và trau chuốt các ý tưởng của mình.

Chuyển giao

Cuối cùng là giai đoạn Chuyển giao, giải pháp cho dự án cuối cùng sẽ được chốt lại, tạo thành phẩm và triển khai sử dụng.

Ngoài ra, hãy xem thêm bài viết của tôi về 5 bước thiết kế một website thành công.

3. Mở rộng tầm nhìn trong thiết kế

Biết các nguyên tắc trong thiết kế là rất tốt, nhưng đôi khi vậy thôi vẫn chưa đủ, bạn cũng phải rèn luyện tầm nhìn của mình để nhận ra đâu là mẫu thiết kế đẹp hay xấu, và xác định điểm mạnh, yếu của thiết kế.

Thông qua nguồn cảm hứng là cách hiệu quả nhất để rèn luyện tầm nhìn. Trước khi quyết định mở bản vẽ trắng rồi sau đó cứ nhìn chằm chằm nó hết nửa tiếng, bạn nên biết rằng cách duy nhất để sáng tạo là thông qua nghiên cứu. Đôi khi trí óc không thể tự nó tạo ra các ý tưởng, mà trước hết bạn phải xem qua thiết kế của người khác rồi mới bắt đầu tạo nên thiết kế của chính bạn, đặc biệt khi bạn là người mới bắt đầu.

5

Xem các website portfolio

Vì vậy bạn nên tham khảo tác phẩm của các nhà thiết kế trên trang Dribbble, mỗi khi bạn lướt thấy những thiết kế đẹp hoặc là liên quan đến dự án đang tiến hành, hãy lưu lại và liệt kê những điều mà bạn thích về tác phẩm đó. Với cách này, bạn sẽ có một bộ sưu tập như nguồn cảm hứng thiết kế cho mình, rồi từ đó khởi nghiệp thiết kế.

Đây là một vài trang web yêu thích của tôi để tìm niềm cảm hứng;

  •  onepagelove.comwebsite One Page để tìm niềm cảm hứng
  •  awwwards.com: là trang web công nhận những tài năng trong thiết kế
  •  dribbble.com:  là nơi cộng đồng các nhà thiết kế chia sẻ tác phẩm
  •  pttrns.com: Bộ sưu tập những mẫu thiết kế di động
  •  uimovement.com: là nguồn cảm hứng thiết kế UI tốt nhất, mỗi ngày

4. Đọc các bài báo về thiết kế hàng ngày

Cách hay nhất để tự làm quen với việc thiết kế chính là mỗi ngày đọc 1 vài bài báo về thiết kế.

Hãy tập thói quen mỗi ngày đọc tin tức và xem các trang blog về thiết kế. Trên mạng có sẵn hàng triệu bài báo để khám phá những xu hướng thiết kế mới, cũng như các giáo trình hướng dẫn mới. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tìm chúng, bởi không gì hay hơn việc học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.

6

Tập thói quen đọc tin tức mỗi ngày

Vậy hãy khởi đầu ngày mới với một tách cà phê cùng một vài bài báo trên tạp chí Medium hoặc Smashing. Tiếp thu những điều mới mẻ vào buổi sáng sẽ giúp trí óc bạn mở mang và có nhiều năng lượng sáng tạo cho cả ngày dài.

Kể từ bây giờ cho đến những ngày tiếp theo, hãy dành thời gian thư giãn để đọc nhiều hơn.  Nghỉ ngơi vô cùng quan trọng đối với khả năng sáng tạo, đặc biệt khi bạn bị bí ý tưởng và chẳng suy nghĩ được gì. Bạn nên đánh dấu trang web bạn yêu thích thành web mặc định hoặc đăng ký dài hạn nhận tin mới về thiết kế.

Sau đây là vài blog và trang web tin tức yêu thích của tôi dành cho thiết kế:

5. Thiết kế các dự án giả định

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Chúng ta đều biết không có kinh nghiệm thì khó mà kiếm được khách hàng hay tìm việc. Tuy nhiên, nếu không có công việc hay được giao một dự án thì làm thế nào chúng ta có cơ hội thực hành. Đúng không nào?

Nhưng chúng ta có thể phá bỏ cái quy củ trên bằng cách tự tập thực hành với các dự án giả định, tự tạo ra chỉ để cho vui! Bạn có thể thấy rất nhiều dự án như vậy trên Dribbble.

7

Facebook Material Design by Kevin McCarthy

Dành thời gian tìm và chọn 1 trang web hoặc app mà bạn đã sử dụng qua và rồi thiết kế lại nó theo bất kì một ý tưởng khác miễn là bạn thấy nó tốt hơn. Bạn cũng có thể thiết kế app theo ý tưởng của riêng mình.

Theo cách trên, bạn vừa xây dựng lên portfolio thiết kế của mình, mà vừa thực hành thiết kế nữa.

6. Học sử dụng những công cụ thiết kế Web mới nhất

Ngoài thị trường có cả tấn các công cụ thiết kế, nhưng không cần thiết phải biết sử dụng hết tất cả. Hãy tìm hiểu những công cụ tốt nhất, chọn cái nào mà bạn thích, và hãy luôn sẵn sàng cập nhật những tính năng và xu hướng thiết kế mới nhất.

Sau đây là những công cụ mới nhất mà tôi sử dụng trong quá trình thiết kế:

  • Sketch – cho thiết kế UI
  • Figma – dành cho cộng tác thiết kế UI
  • Balsamiq – cho wireframes có độ chuẩn xác thấp
  • Adobe XD – dành cho thiết kế UI và dựng prototype
  • Marvel App – dùng để tạo tương tác cho các mockups
  • Invision App – phần mềm dựng prototype và collaboration

7. Cố vấn và được cố vấn

Một cách khác rất hay để học thiết kế là tìm cho mình một cố vấn thiết kế hoặc một người bạn chuyên làm thiết kế luôn sẵn sàng giúp bạn. Họ sẽ giúp bạn đẩy nhanh  quá trình học tập.

Nhà thiết kế đó sẽ xem xét tác phẩm của bạn và có thể đưa ra nhận xét bất cứ khi nào có thể – giống như một “lối tắt”. Họ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên và mánh khóe mà họ đúc kết từ những kinh nghiệm của mình. Vậy nên, bạn hãy mạnh dạn gửi email cho một nhà thiết kế về những thắc mắc và thảo luận những vấn đề mà bạn quan tâm.

8

Ngoài ra, trong vài năm mà tôi giảng dạy thiết kế và front-end, tôi nhận ra rằng mình học được nhiều hơn những gì mình đã dạy. Khi sẵn sàng để bắt đầu nói với người khác về thiết kế, đồng nghĩa là bạn có khả năng cố vấn và giảng dạy thiết kế. Bạn sẽ học nhìn nó theo một khía cạnh khác và nhận được các ý kiến phản hồi và thắc mắc mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Mỗi khi trò chuyện với ai đó về thiết kế, trí óc của bạn sẽ luôn ở trạng thái “động não” và nhận ra rằng chính bản thân mình ngày càng yêu thích thiết kế.

9

On point by Pixelo

Bạn cần danh sách đầy đủ các nguồn thiết kế của tôi

Vui lòng xem qua kho lưu trữ Github của tôi – ‘Awesome Web Design, danh sách các nguồn tài nguyên chọc lọc dành cho các nhà thiết kế Web.

Nguồn: blog.prototypr.io