Có một tin tốt cho những nhà thiết kế đồ họa muốn chuyển sang làm thiết kế trải nghiệm người dùng: Bạn đã có trong tay những kĩ năng cốt lõi cần thiết để bắt đầu. Khi người ta có sự thích thú đối với quá trình thiết kế và khả năng giải quyết vấn đề tốt, việc thay đổi không phải là ở ngoài tầm với.
Và cũng có thêm những điều hấp dẫn khác khi chuyển sang thiết kế trải nghiệm người dùng. The Interaction Design Foundation báo cáo rằng những nhà thiết kế trải nghiệm người dùng thường có thu nhập hàng năm cao hơn nhiều so với đồng nghiệp của họ thiết kế đồ họa thông thường (74000 USD/năm so với 41000 USD/năm).
Vậy bạn đã sẵn sàng để chuyển sang thiết kế trải nghiệm người dùng chưa? Đây là 7 cách để quá trình chuyển đổi đó có thể xảy ra nhanh hơn.
- Mở rộng những kĩ năng của bạn
Trong khi thiết kế đồ họa chủ yếu tập trung giải quyết những phần phương tiện hình ảnh của thiết kế như màu sắc, kiểu chữ hay căn chỉnh thì thiết kế trải nghiệm người dùng chú trọng vào cả phương tiện hình ảnh cũng như tương tác với người dùng. Nó nhiều hơn là tạo ra một sản phẩm trong khi thiết kế đồ họa chỉ là tạo ra vỏ bọc cho sản phẩm.
Bạn không thể học những kĩ năng thiếu hụt do sự khác biệt đó trong một sớm một chiều. Cần chú ý rằng, kĩ năng thiết kế phương tiện hình ảnh của bạn là nền tảng cơ bản, nhưng bạn phải mở rộng nó đồng thời học thêm những kĩ năng mới nữa.
Thiết kế trải nghiệm người dùng là trung tâm của những lĩnh vực khác nhau và bạn sẽ cần phải học nhiều nhất có thể về tâm lý học, thiết kế tương tác và kiến trúc thông tin. Việc này cũng giúp bạn hiểu phương pháp nghiên cứu người dùng, phản hồi từ khách hàng như thế nào và chiến lược nội dung. (Vâng, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như thế đó!)
Và tất nhiên những điều đó không thể có được trong một sớm một chiều. Hãy bắt tay với những kĩ năng dễ chịu nhất đối với bạn và luôn mở rộng kiến thức của bạn.
Hãy nói chuyện với những nhà thiết kế đã từng chuyển đổi sang thiết kế trải nghiệm người dùng từ thiết kế đồ họa và tìm ra cách mà họ có thể thực hiện sự chuyển đổi đó. Đối với tôi, quá trình suy nghĩ vấn đề và tạo ra những giải pháp là một sự xuất phát tự nhiên. Thực ra cũng còn nhiều giải pháp khác nữa!
- Hãy quên đi những điểm ảnh
Một trong những việc khó khăn nhất khi chuyển đổi sang thiết kế trải nghiệm người dùng là việc thay đổi tư duy khi thiết kế. Thay vì chú trọng vào những chi tiết nhỏ như khung lưới hay điểm ảnh, hãy chú trọng vào người dùng.
Qúa trình thiết kế trải nghiệm người dùng thường bắt đầu bằng việc thiết kế một thứ gì đó sẽ hoạt động như thế nào và khía cạnh hình ảnh thường sẽ đến sau khá lâu. Hãy tập trung vào những tính năng và cách mà người dùng tương tác và muốn tương tác với thiết kế.
Sản phẩm cần phải giải quyết vấn đề hoặc mang tới sự thoải mái cho người dùng để khuyến khích họ tương tác với nó. Một khi điểm mấu chốt này được thông qua thì bạn có thể tiếp tục nghĩ tới việc nó sẽ có bề ngoài như thế nào.
- Hãy học cách đánh giá những phản hồi từ người dùng
Đôi khi việc thiết kế đồ họa dường như một nghệ thuật mà bạn tạo lập và ném thiết kế của mình vào thị trường mà không hề nhìn lại sản phẩm của mình. Bạn không thường xuyên biết rằng người dùng phản hồi như thế nào, họ nghĩ như thế nào về thiết kế của mình hay liệu nó có hoạt động như dự định của nhà thiết kế. Thường thì không có một phương pháp rõ ràng nào để thu thập và đánh giá những phản hồi từ phía khách hàng.
Đối với thiết kế trải nghiệm người dùng, phản hồi từ khách hàng chiếm vị trí quan trọng nhất.
Có khá nhiều phương pháp, sự truyền tải và công cụ khác nhau để giúp bạn hoàn thành quá trình nghiên cứu khách hàng. Thực ra, đây có thể là một trong những giai đoạn đau đớn và mất thời gian nhất đối với những nhà thiết kế trải nghiệm người dùng vì có số liệu thu thập ở khắp mọi nơi.
UX Booth có một hướng dẫn khá chi tiết cho những nhà thiết kế trong việc nghiên cứu ban đầu. Chúng tôi thành thực khuyên bạn nên thử xem qua công cụ này và nó sẽ giúp bạn chỉ ra chính xác những thứ bạn phải thực hiện cho giai đoạn này.
Nghiên cứ thiết kế trải nghiệm người dùng cũng bao gồm những phương pháp điều tra để thêm bản chất và hoàn cảnh cho quá trình thiết kế. Những người thực hiện thiết kế trải nghiệm người dùng thực ra đã vay mượn khá nhiều thủ thuật, phương pháp từ những nhà học thuật, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những dạng nghiên cứu khá đặc trung cho thế giới thiết kế trải nghiệm người dùng.
- Tìm hiểu sâu hơn về lập trình
Không cần biết bạn sẽ thiết kế cho lĩnh vực nào, bạn vẫn cần có một nền tảng kiến thức và hiểu biết tốt về lập trình.
Lập trình đã trở thành một phần được tích hợp như thế khi chỉ ra quy trình thiết kế và trao đổi giữa các nhà thiết kế khác nhau về dự án thiết kế. Trong khi bạn không cần thiết phải trở thành một bậc thầy về lập trình, bạn vẫn cần phải hiểu nó từ những điều cơ bản nhất.
Bạn nên có khả năng nghĩ về và chắp nối để biết liệu điều gì đó của dự án UX của bạn là khả thi hoặc biết đủ để trao đổi về những tùy chọn với khách hàng của mình. Sự thiết hiểu biết về lập trình có thể dẫn tới một sự lạc hướng nhanh chóng và mất kết nối với những thành viên khác trong nhóm của bạn.
- Mở rộng một dự án của bạn
Hãy nghĩ vượt khỏi những yếu tố thiết kế của những dự án thiết kế mà bạn từng làm. Hãy tham gia những cuộc trò chuyện về những bộ phận khác của dự án thiết kế và đưa ra những ý tưởng về việc thiết kế nên hoạt động như thế nào. Đó là một yếu tố then chốt khi tư duy như một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng.
Điều này có thể hơi thách thức đối với những nhà thiết kế làm việc tự do hoặc làm việc từ nhà. Nếu bạn làm việc một mình, hãy xem xét về việc bạn có thể mở rộng dự án thiết kế bao gồm những yếu tố của thiết kế trải nghiệm người dùng như thế nào. Bạn sẽ dự liệu trước những những vấn đề có thể xảy ra như thế nào?
Bạn cũng có thể tham gia những cuộc nói chuyện về những dự án đang diễn ra nếu đối tác của bạn cũng đang làm việc với những nhà thiết kế khác hoặc bên thứ ba trong những dự án nhất định.
- Xây dựng một mạng lưới mối quan hệ mới
Nếu bạn đang khó khăn trong việc tham gia những cuộc hội thoại về thiết kế trải nghiệm người dùng, hay thậm chí khi bạn thấy bản thân cần nói chuyện với những chuyên gia bạn không quen biết, đây là lúc mở rộng những mối quan hệ của bạn. Những mối quan hệ nghề nghiệp có thể giúp cho bạn nhiều điều để phát triển những kĩ năng của bạn, tìm cách tương tác với những nhà thiết kế khác hoặc có thể tìm một người hướng dẫn cho chính bạn.
Những mạng lưới kiểu này có thể là mạng xã hội trực tuyến hoặc gặp gỡ trực tiếp trong cùng thành phố mà bạn đang sinh sống. Đối với hầu hết những nhà thiết kế, họ thường tận dụng cả hai hình thức này.
Hãy bắt đầu phát triển những mối quan hệ online của bạn bằng cách theo dõi những nhà thiết kế trải nghiệm người dùng sau đây trên mạng xã hội:
- Jesse James Garrett
- Don Norman
- Sarah Chaussee
- Luke Wroblewski
- Bride Trozelli
- Steve Krug
- Sabina Idler
- David Holifield
- Justin Mifsud
- Hãy bắt đầu việc thiết kế trải nghiệm người dùng
Cách tốt nhất để chuyển sang thiết kế trải nghiệm người dùng là hãy bắt tay ngay thực hiện nó.
Sẽ cần một chút niềm tin và sự kiên nhẫn của bạn khi bắt đầu một việc hoàn toàn mới, nhưng nếu bạn muốn bắt đầu làm việc trong ngành thiết kế trải nghiệm người dùng, bạn cần phải thử. Hãy bắt đầu với những dự án phụ của chính bạn, thử xây dựng một vài portfolio, hợp tác với cộng sự nếu bạn có thể và hãy thực hiện nó!
Biến nó thành một trò chơi nên bạn thích. Daily UI có những dự án hàng ngày để giúp bạn tư duy và được truyền cảm hứng bởi thiết kế. Hãy thách thức bản thân bạn xa hơn với những dự án này để tạo ra những trải nghiệm cuối cùng, không chỉ là một giao diện đẹp.
Một lựa chọn khác là tham gia những phiên làm việc sáng tạo (ví dụ như các buổi gặp mặt) hoặc đảm nhận những dự án trong một tổ chức mà bạn là thành viên trong khu vực của bạn. (Bạn nên đảm bảo rằng bạn được vây quanh bởi những người bạn cần để thành công và muốn chia sẽ ý tưởng với).
Kết luận
Ngành thiết kế trải nghiệm người dùng đang phát triển mạnh mẽ từng ngày và bản thân nó phù hợp với số đông nhà thiết kế đồ họa. Nếu con đường sự nghiệp này hấp dẫn đối với bạn, hãy chuyển sang từ thiết kế đồ họa thông thường. Và hãy nhớ, bạn vốn đã sẵn sàng phía trước cơ hội chuyển đổi nhờ có những kĩ năng thiết kế của bạn.
Với bất cứ thứ gì mới, sẽ cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm và kĩ năng cho thế giới trải nghiệm người dùng và tìm kiếm chỗ đứng cho chính bạn. Trong thời gian chờ đợi, hãy nắm lấy cơ hội học những điều mới và sử dụng những kĩ năng thiết kế trải nghiệm người dùng mới trong khi bạn chuyển đổi.
Nguồn: designhack.net