Thứ 6
Tháng 8
2017
25

7 BÍ KÍP CHỦ CHỐT TRONG THIẾT KẾ LOGO

201405062elogotype.eb68a

Một logo tuyệt vời kể được một câu chuyện về thương hiệu của bạn, sứ mệnh của bạn và nguyên tắc ứng xử của bạn.

Thiết kế logo khá đơn giản, phải vậy không? Hãy suy nghĩ lại. Để tạo ra hình ảnh nhận dạng cho một thương hiệu sẽ phức tạp hơn chỉ là đặt một cái tên vào một ô vuông và bảo đó là kết quả một ngày làm việc. Các nhà thiết kế logo có nhu cầu cao, điều này có lý do hẳn hoi – bởi logo thường là ấn tượng đầu tiên về một công ty, điều có thể ảnh hưởng đến nhận thức thương hiệu của khách hàng, quyết định mua hàng và thái độ chung đối với sản phẩm.

Chúng ta đang sống trong cộng đồng mà đâu đâu cũng thấy logo thương hiệu. Ngay đến những đứa trẻ chỉ mới biết đi nhưng chưa thể tự buộc dây giày cũng nhận ra nhiều logo hoặc có khả năng hiểu được sản phẩm mà một công ty sẽ bán chỉ nhờ việc nhìn vào nhãn hiệu của công ty ấy.

Đối với những người sắp bắt tay vào một hành trình thiết kế thương hiệu, hay nghĩ rằng đã đến lúc biểu tượng hình ảnh của công ty họ phải trải qua một công cuộc nâng cấp diện mạo, Mashable đã yêu cầu các chuyên gia thiết kế chia sẻ các mẹo để tạo ra một logo tuyệt đỉnh.

1. Độc nhất và khéo léo

Logo là cái giúp phân biệt một thương hiệu với cá đối thủ khác, vì thế rất quan trọng khi hình ảnh này nổi bật so với những hình ảnh khác – điều mà nhiều thương hiệu đang phải tranh đấu để giành lấy.

Trong nhiều trường hợp, bắt chước là cách tốt nhất để cạnh tranh – nhưng trong thiết kế logo, đây không phải là giải pháp.

David Airey nhà thiết kế đồ họa và người sáng lập website Logo Design Love nói rằng “Điều quan trọng là tạo ra được cái mà bạn tin rằng khác với những cái đã có sẵn ngoài kia”. Ông cũng cho rằng “Nó quả thực là một việc không tưởng (hay có thể nói là không thể xảy ra) để cái mà bạn tạo ra là độc nhất, nhưng nên xem nó là mục tiêu”

Deborah Harkins, giám đốc sáng tạo của website 99designs, một lần nữa nhắc lại nguy cơ đạo văn. “Một khi thứ gì đó xuất hiện online, thì đơn giản là không có cách nào để đảm bảo nó sẽ không được sử dụng dưới một hình dạng hay hình thức nào đó khác trong một diễn đàn khác”. Khi nhà thiết kế không chắc về tính độc nhất của sản phẩm họ đã thiết kế, họ hoàn toàn có thể kiểm tra đạo văn trên các trang web Logo Thief.

Việc tạo được một thiết kế độc đáo không phải tất cả nằm ở vấn đề tránh giả mạo, mà còn phải thiết kế một cái gì đó out-of-the-box. Thật đơn giản nếu chỉ cần ném một biểu tưởng của ngành công nghiệp đó lên trang giấy, nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ sáng tạo. “Logo Mercedes không phải là một chiếc xe hơi. Logo  Virgin Atlantic không phải là một chiếc máy bay. Logo Apple không phải là một cái máy vi tính”, Airey đã ghi ngay trong cuốn sách của ông.

2. Hiểu thương hiệu

Vâng, logo là một hình ảnh, nhưng nó cũng là lời giới thiệu cho một thương hiệu. Logo đó phải nhắm đến một đối tượng khán giả cụ thể và khi thiết kế, bạn phải ghi nhớ điều này trong đầu. Hãy viết ra cái bạn nghĩ được về thương thiệu đó, thậm chí có lẽ bạn cần làm một tấm bảng tâm trạng về những gì tưởng tượng được, nó sẽ nhắc nhở bạn về lý tưởng của thương hiệu – hãy vào các website như Niice để có nhiều cảm hứng hơn cho việc này. Nhưng phải cẩn thận nếu bạn chỉ cảm hứng chỉ bởi tính thẩm mỹ hơn là ý nghĩa sâu xa của nó. Harkin đã nói rằng “Nghiên cứu các hình ảnh thương hiệu khác có thể hữu ích, nhưng nhà thiết kế cần thận trọng để không bị cảm hứng theo nghĩa đen”. Và “bất cứ công việc thiết kế nào cũng cần phải độc đáo và trực tiếp hướng tới tính chất thương hiệu đặc trưng của khách hàng”.

Liệu thương hiệu có định hướng nhất quán về mục đích hay đang tập trung hơn đến việc khơi gợi cảm xúc người xem? Liệu nó có thực tế hay có nhiều ẩn ý? Khách hàng quan tâm đến điều gì và thương hiệu đó mong muốn như thế nào? Mặc dù cần phải luôn cập nhật về xu hướng thiết kế, điều quan trọng hơn là phải giữ đúng tính cách thương hiệu. Đây là cách đánh giá thương hiệu nhanh chóng có thể giúp bạn trong quá trình thiết kế.

Quan trọng hơn cả, bạn phải biết logo có ý nghĩa gì. Mỗi logo mang một câu chuyện lịch sử riêng, gắn liền với ý nghĩa và mục đích riêng. Lấy ví dụ của Apple – quả táo thiếu một “miếng cắn”. Hay Wikipedia, một quả địa cầu được chưa bao phủ toàn diện bởi những mảnh ghép có khắc các hệ thống chữ viết khác nhau. Hai logo đơn giản, nhưng đều xoay quanh lý tưởng của thương hiệu.

http-mashable.comwp-contentuploads201404applewiki

Harkins thể hiện tầm quan trong trọng hiểu thương hiệu như sau. “Vì logo là chìa khóa hình ảnh của thương hiệu – biểu hiện ngắn gọn nhất cho tính cách của thương hiệu ấy – nên kết quả một logo thành công nhất thiết phải tạo được sự tiếp cận trung thực đến DNA của thương hiệu.

3. Màu sắc chính là chìa khóa

http-mashable.comwp-contentuploads201404colors-image

Khi xem xét tính cách của thương hiệu, bạn phải nghĩ đến mọi khía cạnh của hình ảnh. Màu tươi sáng và đậm có thể dễ dàng thu hút sự chú ý, nhưng cũng có vẻ cứng giòn dễ gãy; tone màu nhẹ nhàng lại khá tinh tế, nhưng có thể mờ nhạt không mấy thu hút. Mỗi màu truyền tải một ẩn ý khác nhau và có thể mang lại sắc thái cho thông điệp của bạn – nhưng đừng để bị rơi vào cái bẫy truyền tải thông điệp sai chỉ vì một đường viền cọ đơn giản. Công Ty Logo có bài báo “Khoa học phía sau màu sắc” và infographic nói về “Tâm Lý Màu Sắc Trong Thiết Kế Logo”. Dưới đây là tóm lượt các ý chính:

  • Màu đỏ: năng lượng, sexy, cứng cáp
  • Màu cam: sáng tạo, thân thiện, tuổi trẻ
  • Màu vàng: ánh nắng, sáng chế, lạc quan
  • Màu xanh lá: phát triển, hữa cơ, hướng dẫn
  • Màu xanh dương: chuyên nghiệp, y học, tĩnh tại, tin cậy
  • Màu tím: tinh thần, khôn ngoan, khơi nguồn
  • Màu đen: đáng tin, sức mạnh
  • Màu trắng: đơn giản, sạch sẽ, tinh khiết
  • Màu hồng: vui vẻ, tán tỉnh
  • Màu nâu: dân dã, lịch sử, cố định

4. Một cái tên sẽ chứa những gì?

Theo Airey, một logo bao gồm 2 yếu tố: chữ và biểu tượng. Trước đây một công ty có thể chỉ cần thể hiện thông qua một biểu tượng, và bài quảng cáo tuyệt vời cho nó cũng chỉ cần thực hiện có vậy (hãy nhớ lại các logo Starbucks hay Mercedes). Một số công ty chọn gắn liền với Logotype mà thôi, như Ray-Ban, Coca-ColaIBM.

http-mashable.comwp-contentuploads201404logos-1

Thương hiệu của bạn có thể chỉ sử dụng mỗi Logotype hay không phụ thuộc vào tên của thương hiệu đó là gì. “Nếu công ty của bạn mang một cái tên độc đáo, bạn có thể chỉ cần logotype. Nhưng nếu là một cái tên phổ biến, khi ấy phải cần thứ gì đó khác để nhận diện công ty, có thể bằng cách sử dụng logo mark.” Blogger thiết kế logo Jacob Cass đã chia sẻ điều này với Mashable trong bài báo trước. . Và khi cân nhắc đến typefaces của chữ, hãy chắc chắn tránh các font cường điệu, tận dụng negative space và có thể cách điệu một font chữ có sẵn – các website như Font Squirrel hay HypeForType sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp. Thậm chí có những logo trở nên dễ nhận diện nhờ font chữ tự tạo. Coca-Cola bắt đầu với font chữ nghiêng và giờ đây có nhiều công ty trong ngành đang cố gắng cạnh tranh với họ.

Khi tất cả các font khác thất bại, hãy tìm về với font chữ quen thuộc Helvetica, một font chứ đơn giản được rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng tin dùng, như Nars, Target, Crate & Barrel, American Apparel  và  JCPenney.

5. Đơn giản và linh hoạt

Tạo được sự cân bằng hài hòa giữa đơn giản và phức tạp là cần thiết – bạn muốn logo của mình thú vị, nhưng lại không muốn ai đó phải ngồi xuống, chăm chú quan sát và phân tích nó. Ví dụ rất điển hình trong trường hợp này chính là logo FedEx, một Logotype đơn giản lại nhưng có điểm đặt biệt. Hình ảnh logo đã tận dụng được negative space để tạo ra một mũi tên hàm ý chỉ tốc độ, chính xác và phương hướng. Ngoài ra, logo còn thay đổi màu sắc chữ “Ex” để nhấn mạnh hoạt động giao hàng. Tương tự như vậy, logo Amazon cũng chỉ sử dụng tên của công ty, nhưng hàm ý rất nhiều loại hàng hóa nhờ một mũi tên nhỏ chỉ từ a -> z.

http-mashable.comwp-contentuploads201404logo-2

Trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà logo sẽ xuất hiện trên rất nhiều thiết bị khác nhau và thông qua phương tiện truyền thông, bản thiết kế của bạn không chỉ nằm trên giấy. Nó phải hiển thị tốt trên nhiều background khác nhau, cả cho apps, icons, avatars và in ấn. Ví dụ như Adidas, một thương hiệu kết hợp chặt chẽ giữa ba thanh màu song song trong thiết kế của nó. Những thay đổi nhỏ về mặt hình ảnh phụ thuộc vào nơi nó được trình bày, nhưng luôn đảm bảo những yếu tố cấu thành như nhau.

http-mashable.comwp-contentuploads201404adidas2

CEO của Trademarkia, ông Raj Abhyanker đã phát biểu “Tìm kiếm một logo sau nhiều năm, thậm chí chỉ nhiều tháng mà vẫn hoạt động tốt (hoặc không bị lỗi thời), ngay cả khi chúng ta còn chưa chắc trong khoảng thời gian đó trang web sẽ như thế nào, có vẻ cũng là một thử thách không nhỏ”

Bạn muốn thiết kế được tác phẩm nào đó sẽ trường tồn theo thời gian, nhưng bạn phải sẵn sàng cho những thay đổi nhỏ trong suốt quá trình ấy. Hầu hết các trường hợp, nhưng không phải tất cả, các thương hiệu sẽ cũng cấp style guide về lay-out chính xác mà công ty nên trình bày trên trang web – đây là một số ví dụ về những guidelines hướng dẫn thiết kế cực hay.

6. Đừng hi vọng thành công tức khắc

Nike; Puma; Audi — tất cả những iconic logos, cũng giống như bất cứ thành công nào khác, cần có thời gian để chúng trở nên phổ biến. Logo sẽ không trở thành iconic tức thì được, cho dù bạn đã thiết kế hoàn hảo nhất sự kết hợp của các vector. Nó phụ thuộc vào thành công của sản phảm và thị trường đương thời. Airey đã phát biểu rằng “cái mà bạn nghĩ là thiết kế tốt nhất mà bạn có thể sẽ rất thích hợp cho một của hàng mỹ nghệ ở địa phương mà chỉ những người sống vùng lân cận thấy được. Khi ấy thiết kế đó sẽ không được phân loại như một iconic bởi vì nó không đủ tầm kinh doanh đa quốc gia”

“Cuối cùng, một sản phẩm thiết kế iconic cũng chỉ đạt được khi khách hàng khai thác và hiện thực hóa tiềm năng của họ”

Nhưng điều gì khiến iconic logo tuyệt diệu như vậy? Nếu bạn tìm hiểu chúng được khơi nguồn như thế nào, bạn sẽ thấy chúng xuất phát từ sự am hiểu tường tận về nguyên tắc của thương hiệu. Nhà thiết kế Nike Carolyn Davidson đã được yêu cầu phải tạo ra cái gì đó thể hiện được chuyển động và khi gắn nó lên một chiếc giày trông phải đẹp – vì thế, một dấu ngoắc phẩy; Audi thì thể hiện bốn dấu tròn kết nối nhau tượng trương cho bốn công ty của nó; Puma, một hình ảnh đơn giản đại diện cho cái tên, kèm theo là một con báo sư tử đnag nhảy chồm lên.

Một điều quan trọng nữa là ban phải kiên nhẫn và không được vội vàng thay đổi thiết kế của mình chỉ vì bạn không đạt được những kỳ vọng đặt ra lúc đầu. Harkin nói rằng “Đừng thay đổi logo của bạn chỉ vì bạn đã mệt mỏi với nó hay xuất hiện các đối thủ cạnh tranh”. Và “nếu thời gian làm thay đổi logo của bạn, hãy tìm kiếm những yếu tố nào có thể thực hiện cho lâu dài”.

7. Sử dụng nguồn và công cụ online

Mênh mông một biển thông tin online có sẵn cho những ai cần cảm hứng, hợp tác và hỗ trợ khi thiết kế logo công ty.

Trang mạng 99designs cung cấp kho logo độc đáo, được chỉnh sửa kỹ càng cho những người có ngân sách giới hạn lại đang tìm kiếm các ý tưởng có sẵn, đồng thời trang này cũng tạo ra cơ hội về các cuộc thi mang tính cá nhân của khách hàng hơn, khi mà ngay từ đầu họ đã được tính vào kết quả cuộc thi. Website này cũng giúp khách hàng đưa ra những quyết định khó khăn, rằng họ sẽ tải logo nào lên. Harkin chia sẻ “Khách hàng của 99designs có thể tạo một cuộc bầu chọn cho những logo mà họ đăng lên, chia sẻ link qua các trang mạng xã hội và gửi email mời mọi người tham gia bình chọn”. Ông cũng cho biết: “Thường thì khách hàng sẽ ngạc nhiên khi thiết kế mà họ tâm đắc hơn lại không nằm vào hàng top! Nhưng cuối cùng, họ cần đưa ra quyết định cho chính mình.”

Với những ai muốn thiết kế logo theo cách riêng của mình, các trang như LogomakerLogoYes cũng là một sự lựa chọn với những giao diện thiết kế logo dễ sử dụng và miễn phí – tuy nhiên, sẽ có một khoản phí để download các phiên bản chất lượng cao hơn dùng cho in ấn.

Nguồn: mashable.com