Không có bí mật gì về điều này: cách tốt nhất để gây dựng mạng lưới sáng tạo của bạn là mang tới những giá trị sáng tạo xuất sắc, đúng thời hạn, phù hợp với ngân sách của khách hàng, và với một thái độ làm việc phù hợp. Sự đánh giá cao từ phía người khác có thể coi là “chén thánh” của việc tự quảng cáo, và vượt qua những kì vọng của khách hàng, đồng nghiệp và đối tác của bạn là cách hữu hiệu nhất để đạt tới điều đó.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cách gây dựng mạng lưới sáng tạo đó một khi thiết kế của bạn xuất xưởng. Hãy đọc tiếp để khám phá những mẹo chuyên sâu về cách gây dựng mạng lưới này.
- Cho khách hàng của bạn gì đó để thảo luận/nói về
Người khách hàng hài lòng không chỉ là khách hàng, họ là những người mở ra cánh cửa của cả một mảng thị trường mới với những khách hàng và người cộng tác tiềm năng, vì vậy việc cho khách hàng điều gì để thảo luận mang lại lợi ích cho bạn. Điều này không chỉ có ý nghĩa vượt qua những kì vọng về mặt sáng tạo trong suốt một dự án: điều này cũng là đầu tư vào việc chăm sóc khách hàng.
Bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng của bạn biết khi nào và cách liên lạc với bạn, sắp xếp những cuộc họp cập nhật tình hình, và hãy luôn luôn chủ động với những ý tưởng để cải thiện cho dự án – hoặc thậm chí những mảng kinh doanh rộng hơn của khách hàng.
Cách tốt nhất để khuyến khích khách hàng hoặc người cộng tác nói lên ý kiến đối với dịch vụ của bạn là làm mỗi dự án của bạn tốt nhất có thể. Chỉ cần hỏi Julien Vallee, đồng sáng lập của phòng thu hoạt hình Vallee Duhamel – nơi đã thiết kế ra cả hai dự án được giới thiệu trên đây. Phòng thu của anh ta cũng đã gây dựng được danh tiếng trên toàn thế giới sự chú tâm đáng kinh ngạc của cả nhóm vào những chi tiết nhỏ và sự sẵn sàng thực hiện vượt qua yêu cầu của mỗi mô tả thiết kế.
- Trình diễn thành quả thiết kế của bạn
Một cách tuyệt vời khác để mở rộng tầm với tới giới doanh nghiệp của bạn là tham gia những triển lãm phù hợp – hoặc tự bạn có thể tổ chức những triển lãm như vậy. Tuy nhiên, làm chủ nhà của một triển lãm có thể khiến bạn tăng huyết áp và căng thẳng trước khi nó có thể cải thiện profile của bạn, vì vậy bạn cần phải có tổ chức: biết rõ góc độ của bản thân (bạn sẽ phô diễn những gì và vì sao?), chọn hội trường phù hợp với ngân sách của bạn và chọn ngày tổ chức một cách thật cẩn thận.
Thông báo công khai buổi triển lãm mang tính quyết định, nên hãy thiết lập một trang web, thiết kế một vài tờ rơi bắt mắt và quảng cáo chúng trên mạng xã hội của bạn. Sau đó, vào ngày triển lãm, đừng dấu mình. Hãy tiếp cận những người khách tham quan và hãy sẵn sàng nói chuyện, thảo luận một cách chuyên nghiệp về những thành quả thiết kế của bạn. Đó là một cơ hội tốt nhất để bổ sung vào danh sách liên hệ của bạn, vì vậy đừng lãng phí nó nhé!
Mẹo hay nhất của chúng tôi sao? Hãy để chồng danh thiếp của bạn ở nơi mà người ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng, cùng với những tài liệu marketing đẹp cho người tham quan mang về – ví dụ như postcard, poster – những thứ cho khách hàng hoặc người cộng tác tương lai biết được bạn là ai và bằng cách nào họ có thể liên lạc với bạn.
- Tham gia những sự kiện phù hợp
Không có phương thức giao tiếp nào có thể thay thế việc gặp mặt trực tiếp. Thiết lập mạng lưới quan hệ chỉ vì lợi ích có thể là một hoạt động vô hồn, nhưng cũng có một vài mẹo và thủ thuật để tạo dựng những mối liên hệ giá trị – và tất cả chúng đều bắt đầu với việc chọn đúng sự kiện để tham gia.
Đầu tiên, xác định ai là người mà bạn muốn gặp gỡ và tại sao: bạn có đang tìm kiếm khách hàng, người cộng tác hoặc nhà tuyển dụng triển vọng mới? Những hội thảo mang nặng tính công nghiệp như How Design Live, OFFF và Generate New York vinh danh những tên tuổi lón trong làng thiết kế cũng như mang lại cơ hội kết nối đầy giá trị; trong khi những sự kiện cuối tuần như Georgia’s Creative South là cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ những người cộng tác mới có cùng suy nghĩ.
Có những mối quan hệ tốt ở gần nơi bạn sống cũng là điều vô giá. Có hàng trăm những buổi gặp mặt địa phương, kém trang trọng hơn như Glug và AIGA, cũng như những buổi triển lãm hoặc nhiều hơn – tham dự một hay hai sự kiện như vậy hé lộ cơ hội tạo dựng mạng lưới nhanh chóng gần sát cánh cửa nhà bạn.
- Tạo ấn tượng ban đầu phù hợp
Một khi bạn đã quyết định được sự kiện nào mà bạn sẽ tham dự, hãy làm một vài nghiên cứu nhỏ trước khi bắt đầu. Những diễn giả và người tham dự nào bạn muốn tạo mối liên hệ nhất? Một cách để khiến những cuộc nói chuyện ban đầu đó trở nên dễ dàng hơn là phá băng bầu không khí trước khi sự kiện bắt đầu – có lẽ là với một email hoặc tweet để giới thiệu nhanh, cho họ biết rằng bạn cũng sẽ tham dự và có hứng thú gặp gỡ, trò chuyện.
Trong suốt sự kiện, mục tiêu của bạn là tạo một ấn tượng ban đầu tốt, vì vậy hãy gạt bỏ vỏ bọc thường ngày và tập trung vào việc tạo dựng mối quan hệ. Những kĩ năng giao tiếp cơ bản rất quan trọng trong trường hợp này là: hãy lắng nghe nhiều như việc bạn nói, hỏi những câu hỏi, giữ giao tiếp bằng mắt và luôn nở nụ cười. Và bất cứ việc gì mà bạn làm, đừng quên đem theo danh thiếp của bạn: đó là mục đích mà chúng được tạo ra.
- Làm chủ cơ hội nói trước đám đông
Phát biểu hoặc trình bày tại những sự kiện sáng tạo là một cách thông minh để nâng cao profile của bạn cũng như làm chắc chắn vị trí của bạn như là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Thêm vào đó, việc có khả năng nói chuyện tự tin về công việc của bạn trong bất cứ tình huống nào – cho dù bạn đang trên sân khấu nói chuyện với đám đông người nghe hay bạn đang thuyết trình trước khách hàng của mình – cũng là một kĩ năng tối quan trọng có thể nâng tầm sự nghiệp của bạn một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tham gia thuyết trình ở một sự kiện nào, có lẽ sẽ khó khăn để có được cơ hội đầu tiên. Nhưng cũng có những mẹo để bạn có thể thuyết phục những nhà quản lý sự kiện cho bạn một cơ hội. Đây là những mẹo hay nhất mà chúng tôi đúc rút được:
- Học từ những diễn giả chuyên nghiệp
Hãy phân tích phong cách thuyết trình của những diễn giả mà bạn yêu thích: họ làm tốt những gì? Vì sao phần trình bày của họ lại tốt? Cùng lúc đó, đâu là những phần họ làm chưa tốt và vì sao?
- Viết lên một cốt truyện hiệu quả cho phần trình bày của bạn
Những diễn giả tài năng nhất không chỉ trình diễn portfolio – sau tất cả thì chúng vốn đã có sẵn online cho mọi người chiêm ngưỡng. Để trở thành một diễn giả xuất sắc, bạn cần phải có một câu chuyện tuyệt vời để kể.
- Thấu hiểu khán giả của bạn
Hãy chắc chắn rằng bạn xây dựng phần trình bày của bạn ở mức độ phù hợp. Có một khác biệt không nhỏ giữa nói chuyện với sinh viên và nói chuyện với những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
- Chia sẻ cả những mảng tối
Khán giả không chỉ muốn nghe quảng cáo. Họ cũng muốn được biết về những lỗi hoặc thất bại mà bạn mắc phải – và bạn đã xử lý chúng như thế nào, không chỉ là những hào quang. Hãy làm cuộc trò chuyện của bạn thực tế và liên quan để đem đến một ấn tượng dài lâu.
- Sáng tạo với video
Video là vua. Không chỉ khán giả tương tác tốt với video, những cỗ máy tìm kiếm và những nền tảng mạng xã hội đều ưa chuộng nó – nên nếu bạn muốn trở nên phổ biến hơn, một chiến lược với video nên được bạn ưu tiên hàng đầu.
Điều đó không có nghĩa bạn cần phát triển những kĩ năng chỉnh sửa video phức tạp. Nó có thể chỉ đơn giản như việc tải lên một đoạn video dài 30 giây về thành quả thiết kế của bạn lên Facebook với một dòng caption phù hợp và đường link dẫn tới website của bạn.
Nếu bạn đã cảm thấy tự tin hơn, vì sao không sử dụng Facebook Live để đưa ra nhận xét về portfolio, hoặc sử dụng Instagram video để chia sẻ những đoạn hướng dẫn đơn giản? Chìa khóa để tạo ra những nội dung thu hút người xem, khiến họ muốn chia sẻ – hãy làm những điều mà bạn làm tốt nhất và trở nên sáng tạo.
Cuối cùng, cũng tương tự với việc khiến khách hàng nói ra ý kiến về dịch vụ của bạn: nếu bạn mang tới giá trị cho người nghe, họ sẽ giúp bạn lan tỏa nội dung của bạn.
Và nếu bạn may mắn, bạn còn có thể trở nên nổi tiếng nữa!
Nguồn: creativebloq.com