5 KỸ THUẬT RÈN LUYỆN TRÍ SÁNG TẠO CỦA BẠN
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 19/09/2023
Share

20170627185303-GettyImages-521811119

Khoa học não bộ đã cho thấy trí tuệ vừa giống như một món quà mà tạo hóa tặng bạn, vừa giống như một kĩ năng mà bạn có thể tự phát triển cho bản thân mình.

Cho dù là một nhà phát minh đại tài, một nhà khởi nghiệp đầy hiểu biết, một nhà khoa học sáng tạo hay một tay viết giàu trí tưởng tượng…bất kể lĩnh vực chuyên môn của bạn có là gì, tất cả chúng ta đều hướng tới và mong muốn trở nên sáng tạo và đổi mới hơn. Tất cả chúng ta đều muốn bản thân mình là người tiên phong!

Nhiều người trong số chúng ta coi trí sáng tạo như là một món quà tuyệt diệu nhất mà một số người bẩm sinh đã có được. Nhưng bởi sự sáng tạo có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, nó cũng có thể được học tập và mài giũa như bất cứ kĩ năng nào khác.

Trong thế giới hiện đại, sẽ không có chỗ cho sự buồn tẻ và nhàm chán. Một tư duy sáng tạo và khéo léo mở ra cánh cửa của thành công. Dưới đây là 5 cách hiệu quả bạn có thể tham khảo để tự bồi dưỡng sự sáng tạo và đổi mới của mình.

  1. Cố gắng sử dụng cả hai bên não

Đừng bị lừa bởi quan điểm rằng những người thiên về não phải thì sáng tạo hơn trong khi thiên về não trái thì có khả năng phân tích tốt hơn. Sự sáng tạo đích thực đến từ việc bạn có thể sử dụng nhuần nhuyễn cả hai bên não của mình.

Những ý tưởng mơ mộng, bay bổng nhất cũng cần có tính logic và khôn ngoan để có thể trở thành những ý tưởng hiệu quả. Những cách khoa học và khôn ngoan nhất cũng vẫn cần phải độc nhất, thấu đáo và tinh tế.

Nghiên cứu của Roger Sperry về giả thuyết phân chia bộ não ông đưa ra vào những năm 1960 đã cho thấy những hoạt động như tư duy lý luận không gian và sự cảm thụ vẻ đẹp có thể kích thích bán cầu phải của não trong khi những bài tập tư duy phân tích và ngôn ngữ kích thích bán cầu não trái.

Nhưng sự phát triển của trí tuệ sáng tạo lại yêu cầu bạn sử dụng cả hai bán cầu não bởi nó đòi hỏi cách tư duy đổi mới – nghĩ về mọi việc quen thuộc bằng những cách mới mẻ. Khi chúng ta “nghĩ khác đi”, chúng ta đặt ra những cách tiếp cận mới với việc giải quyết vấn đề và cũng phải đối mặt với thách thức hoàn toàn mới.

Hãy làm việc để rèn luyện cả hai bên não của bạn. Hãy thử học chơi trò tung hứng hoặc học gấp giấy origami hoặc đơn giản là thực hiện những hoạt động hàng ngày giống như viết tên bạn hoặc đánh răng bằng tay không thuận của bạn.

Hãy bắt đầu nhìn nhận mọi thứ khác đi – theo những cách mới mẻ – ví dụ như lộn ngược màn hình điện thoại của bạn. Hãy thử viết ngược lại: điều này thực sự hiệu quả trong trường hợp của Leonardo da Vinci – người đã viết những ghi chú của mình qua gương.

  1. Luôn khao khát học hỏi

Một sự khao khát học tập trọn đời sẽ cung cấp năng lượng cho sự sáng tạo của chính bạn. Một khối óc thông minh và sáng tạo luôn đòi hỏi một dòng chảy bất tận của thông tin cung cấp cho nó. Bằng việc không ngừng học tập và trưởng thành, bạn nuôi dưỡng trí óc của mình bằng những ý tưởng và mở rộng tư duy của mình. Hãy cố gắng thông hiểu rộng và trở nên cởi mở hơn với những khái niệm và cách tiếp cận mới.

Điều này bao gồm việc sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng khác nhau và đơn giản là không bỏ qua những quan điểm bạn không thích hoặc không đồng tình. Sự giao tiếp, trao đổi không phải là một con đường một chiều. Nó đồng nghĩa với việc sẵn sàng đặt câu hỏi với mọi thứ, để giữ cho bạn luôn có được động lực và tò mò về thế giới xung quanh mình.

Hãy cố gắng để phát triển vốn kiến thức của mình theo cả chiều sâu – về một vấn đề và chủ đề cụ thể, và chiều rộng, đồng nghĩa với một lượng kiến thức vững vàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việc có một phạm vi kiến thức rộng trong những lĩnh vực khác nhau sẽ cho bạn nền tảng để có được nhiều ý tưởng thú vị mới. Trong khi đó, việc thông thuộc một cách chuyên sâu về một ngành nào đó sẽ cho bạn hiểu biết về bản chất cần thiết để cải tiến nó.

  1. Giải thích mọi thứ lại cho chính mình

Trở nên sáng tạo cũng đòi hỏi bạn hiểu rõ những thông tin mà bạn có được. Ví dụ như đọc một cuốn sách và học một môn học là một mặt, nhưng việc có thể giải thích nó cho một người khác (hoặc chính bạn) lại là một vấn đề khác. Việc có thể giải thích những kiến thức mới cho thấy bạn đã xử lý và nhập tâm những thông tin ở một mức độ cao hơn.

Nếu bạn có thể giải thích điều gì đó ngược lại cho bản thân mình, bạn cũng có thể mở rộng nó, tái định hình nó với cái nhìn độc nhất của bạn hoặc tích hợp nó vào những ý tưởng của bạn. Bạn có thể theo đuổi những dòng ý tưởng có sẵn và tạo ra những concept mới.

Để trở thành một người giải thích giỏi đòi hỏi bạn phải là một người biết lắng nghe. Sau tất cả, bạn không thể hấp thụ và nhập tâm tất cả thông tin nếu bạn chưa từng lắng nghe những điều được nói.

Hãy tự tạo thói quen giải thích mọi việc cho chính bản thân mình để củng cố kiến thức. Qúa trình này cũng có thể giúp bạn nghĩ về những lĩnh vực có thể được cải thiện – thứ sẽ tăng tốc khả năng động não và xây dựng concept của bạn.

  1. Nghỉ ngơi hợp lý để “kích hoạt” khía cạnh sáng tạo của bạn

Bạn có từng phải chịu áp lực rất lớn giải quyết những công việc yêu cầu giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn, và cuối cùng chỉ nhận ra rằng những ý tưởng của mình là chán ngắn và thừa thãi?

Theo Harvard Business Review, thiên hướng của con người chúng ta là vẫn tiếp tục làm việc để giải quyết một vấn đề cho dù chúng ta đã đi sai hướng. Khi làm việc với một ý tưởng yêu cầu sự sáng tạo, chúng ta thường đi tới ngõ cụt mà chả hề nhận ra điều đó. Nghiên cứu cho thấy điều quan trọng là nên nghỉ ngơi hợp lý một cách thường xuyên để cho tâm trí bạn cơ hội tự làm mới.

Hãy cài một đồng hồ bấm giờ, khi nó hết giờ, hãy chuyển sang tác vụ khác. Hãy làm việc gì đó khác một lúc, và sau đó quay lại việc ban đầu. Làm việc này sẽ giúp bạn kích hoạt sự sáng tạo của mình và giữ cho những giải pháp của bản thân luôn sáng tạo và có hiệu quả cao.

Nếu bạn đang gặp rắc rối, hãy thử tiếp cận một vấn đề từ một quan điểm khác. Nó có thể giúp ích khi bạn thử làm việc theo trình tự ngược lại, bắt đầu từ kết quả chẳng hạn, hoặc quay ngược lại vấn đề ban đầu hoặc giải quyết theo cách tiếp cận khác.

  1. Để cho sự tưởng tượng của bạn tự do

Một trong những điều tuyệt nhất bạn có thể làm để nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình là chạm tới sự tưởng tượng và khéo léo tự nhiên bạn từng có khi còn là một đứa trẻ. Chúng ta đã từng yêu thích chơi đùa và giả bộ khi còn bé. Chúng ta đã học cách tạo ra những thế giới tưởng tượng nơi mọi thứ có thể xảy ra. Chúng ta thích thách thức bản thân với những trò chơi và bài test những kĩ năng.

Hãy cho bản thân bạn thời gian để giải phóng cho trí não, để khám phá, để mơ giữa ban ngày, và sau đó sử dụng những ý tưởng đó như là một phần của quá trình động não. Hãy thách thức bản thân với những bài tập sáng tạo, ví dụ như vẽ nguệch ngoạch vào một cuốn vở hoặc viết những mẩu chuyện viễn tưởng ngắn.

Hãy lưu giữ lại hành trình của những ý tưởng của bạn, cho dù chúng có thể màu nhiệm và phi thực tế như thế nào.  Việc cho tâm trí thời gian mơ tưởng và giải quyết vấn đề là một cách tuyệt vời để xây dựng trí tuệ sáng tạo cho bạn.

Nếu bạn nuôi dưỡng một tâm hồn mơ mộng, bay bổng, luôn cởi mở với tất cả những khả năng có thể xảy ra, cân bằng, luôn tràn đầy kiến thức và được làm mới thường xuyên, chúng tôi tin chắc sự sáng tạo của bạn sẽ bắt đầu đơm hoa kết trái sớm thôi!

Nguồn: entrepreneur.com 

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay