Những chuyển dịch, thay đổi trong hành vi thương hiệu này sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới làng thiết kế.
Cho dù bạn lựa chọn chạy theo những xu hướng thiết kế mới nhất hay không, một số thay đổi là quá lớn và chúng ta không thể lờ đi – và chúng sẽ ảnh hưởng tới toàn ngành công nghiệp ở quy mô lớn. Có thể không cần thiết phải bắt chước lại những gì xảy ra trước mắt bạn và phát triển ra những phong cách y hệt – thường thì những giá trị thẩm mỹ hình ảnh chỉ là vỏ bọc cho những thay đổi về mặt thị hiếu xã hội đã gây ra những trào lưu đó.
Vì thế, những xu hướng thiết kế quan trọng nhất thường không xuất hiện và biến mất sau chỉ một vài tháng – chúng tiến hóa, phát triển và mở rộng khi những nhà thiết kế khác nhau trình bày sự chuyển dịch xã hội đằng sau xu hướng đó bằng những cách của riêng họ. Trong một vài trường hợp, những xu hướng cũng bị pha loãng bởi những người không thực sự hiểu và diễn đạt đúng trào lưu hay đơn giản là không hiểu rõ ngọn nguồn, nguyên do của xu hướng: cuối cùng thì chúng ta rồi sẽ đều có thể gọi tên những sự hưởng ứng xu hướng theo phong trào như thế.
Những sự kiện xã hội, chính trị và môi trường lớn có thể khuyến khích, kích thích những nhà thiết kế và những thương hiệu mà họ đang làm việc cho suy nghĩ, tư duy khác đi. Trong một vài trường hợp, những thương hiệu suy nghĩ cấp tiến là chính là những ví dụ rằng hành vi và tư duy của họ trở thành vạch ra những con đường cho người khác theo sau.
Trong số những xu hướng thiết kế của năm 2018 chúng tôi đã xác định ở thời điểm đầu năm là những cách tiếp cận mới với màu sắc, thiên hướng nghệ thuật, kiểu chữ và thậm chí cách những ý tưởng được thể hiện – nhưng năm 2018 cũng đã chứng kiến những sự phát triển toàn diện hơn ở cả phương pháp và hệ tư tưởng – những yếu tố có những ảnh hưởng lâu dài vượt xa cả những hiệu quả thẩm mỹ mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy.
Hãy đọc danh sách 4 xu hướng chính trong hành vi thương hiệu mà chúng tôi nhận thấy trong năm 2018 và được dự đoán sẽ còn tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn trong năm 2019…
- Các thương hiệu cư xử một cách bền vững
Có lẽ bạn sẽ không cần trở thành một nhà chính trị hay nhà hoạt động môi trường để nhận ra rằng khả năng phát triển bền vững đang nhanh chóng được ưu tiên thực thi trên phạm vi toàn thế giới. Các thương hiệu toàn cầu cũng đang bắt đầu đổ tiền vào những chiến dịch truyền thông của mình. Nếu một sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu được tái chế, những thành phần được khai thác một cách có trách nhiệm, được sản xuất một cách có đạo đức và cố gắng giảm lượng phát thải carbon, nó không chỉ là một hưởng ứng phong trào của các doanh nghiệp – nó là một lợi thế truyền thông khi doanh nghiệp muốn tiếp cận những khách hàng khó tính dành nhiều sự quan tâm cho môi trường.
Sự giảm thiểu sử dụng nhựa là mối quan tâm chính đối với nhiều nhãn hàng. Vào tháng 4 năm 2018, không ít hơn 10 giải D&AD Pencils được trao cho chiến dịch của AMVBBDO’s Trash Isles dành cho LADBible và Plastic Oceans – chiến dịch thúc đẩy Liên hợp quốc công nhận sự hiện diện của những “đảo” rác nhựa trôi nổi trên Đại Tây Dương như là một quốc gia, để thế giới cùng chia sẻ một trách nhiệm phải can thiệp vào thực trạng này.
Hai nhãn hàng đồ gia dụng Đan Mạch cũng những bước hưởng ứng phong trào này trong những tháng gần đây. LEGO đã công bố những loại gạch thân thiện với môi trường đầu tiên của mình, được sản xuất từ nhựa có nguồn gốc thực vật trong khi Carlsberg vén màn nhiều cải tiến dẫn đầu thị trường của họ nhân dịp tái thiết kế thương hiệu toàn cầu của hãng được thực hiện bởi Taxi Studio. Đáng chú ý nhất, Snap Pack là một phương thức mới để gắn keo nhiều chai lọ với nhau, thông qua đó có thể giảm thiểu lượng nhựa tới 76%.
Sự phát triển bền vững cũng là một phần chiến lược trong mô tả của hãng thiết kế Taxi, và hãng thiết kế đến từ Briston này đã phác thảo một hệ thống thương hiệu Đan Mạch đặc biệt, không bao giờ lỗi thời – thứ được thiết kế cho chiều dài thời gian hơn là bị phai nhòa dần chỉ sau một vài năm. Chúng tôi dự đoán sẽ có thêm nhiều thương hiệu, nhãn hàng sẽ đặt sự phát triển bền vững thành sự ưu tiên số một và quan trọng nhất trong năm 2019.
- Các nhãn hàng thể hiện cá tính của họ bằng những cách mới
Một cá tính khác biệt là yếu tố quyết định cho những nhãn hàng để nổi bật lên trên đám đông những đối thủ cạnh tranh giữa một thị trường chật chội – và cách thể hiện cá tính đó đóng một vai trò then chốt. Đã một thập kỉ trôi qua và Innocent được biết đến như là một ví dụ hàng đầu về điều này. Hàng tá những kẻ bắt chước đã theo đuôi hãng, tuyệt vọng để đạt được cùng một cách tiếp cận khiến khách hàng đơn giản là nở một nụ cười khi uống một ly đồ uống. Gần đây hơn, một phong cách “thủ công” đã tạo ra nhiều sự thu hút với người tiêu dùng và phong cách này luôn gắn với những tính từ như “thủ công” và “nguyên gốc”.
Việc theo sau những trào lưu sẽ không đưa bạn đến đâu nếu tính tới khía cạnh làm thương hiệu của bạn nổi bật, và thực tế là những thương hiệu trên thị trường đang tìm những cách mới để thể hiện cá tính của mình cả bằng hình ảnh cũng như bằng ngôn từ. Một phong cách minh họa khác biệt có thể mang tới cho thương hiệu một cá tính riêng cũng hiệu quả như cách thể hiện cá tính đó, và những nhãn hàng mới được ra mắt năm nay như Anna của NB Studio sẽ kết hợp cả hai hiệu ứng đó.
Một ví dụ xuất sắc khác là hệ thống thương hiệu được thiết kế lại cho BBC Two thực hiện bởi Superunion – thứ khiến chúng ta nhìn nhận lại vai trò của nhận diện kênh khi thể hiện một cá tính cấp tiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Bằng việc đặt chương trình nguyên bản, gây kích thích ở lõi của nhận diện thương hiệu của BBC Two, hãng thiết kế đã biến toàn bộ mớ hỗn độn của các chương trình truyền hình thành một sự nhận diện mở rộng, sử dụng đa dạng các hình động tuyệt vời để thể hiện tâm trạng mà một mẩu nội dung gợi lên, hơn là chỉ thông tin thể loại của nó.
Thay vì xây dựng thương hiệu cho nhận diện một cách công khai, chính nội dung truyền đạt ngôn ngữ – thông điệp đó, với chỉ một hình mẫu đường cong tinh tế – gợi mở tới bố cục của “2” – để khơi gợi cho tên của kênh truyền hình. Nó là một cách đậm nét để thể hiện cá tính của một thương hiệu đột phá, xô đổ những lối mòn và định kiến, và chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều hơn những thương hiệu cấp tiến sẽ làm điều này trong năm 2019.
- Các nhãn hàng trỗi dậy
Từ năm 2016 – một trong những năm có sự chia rẽ lớn nhất trong lịch sử phương Tây trong giai đoạn gần đây, với cuộc bầu cử gây gốc của Donald Trump theo sau sự kiện Brexit đầy kịch tính – nhiều thương hiệu đã đưa ra những chiến dịch gây tranh cãi. Nhiều chiến dịch đầy chia rẽ được tung ra thu hút sự yêu thích cũng nhiều như sự ghét bỏ dành cho chúng.
Vào năm 2018, một ví dụ nổi bật là lập trường gây khiêu khích của Nike khi ủng hộ cho Colin Kaepernick – một cầu thủ người Mỹ bị cấm thi đấu – trong mẩu quảng cáo kỉ niệm 30 năm cho dòng sản phẩm nổi tiếng thế giới của hãng. Trong khi nhiều người tung hô hãng vì sự dũng cảm và chính trực, nhiều người khác phá hủy đồ dùng mang thương hiệu Nike và đã đe dọa tẩy chay thương hiệu này trong tương lai. Với thế giới bị chia rẽ chưa từng có vì những vấn đề ăn sâu vào tiềm thức, những vấn đề về hệ tư tưởng, chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2019.
- Các thương hiệu chú trọng vào trải nghiệm người dùng
https://vimeo.com/266278089
Khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi và những thương hiệu như Amazon, Uber, Netflix và Airbnb gây ra sự sụp đổ lan rộng cho những ngành công nghiệp tương ứng, những công ty cấp tiến ngày càng chú trọng những sản phẩm kĩ thuật số và dịch vụ như là mảng kinh doanh cốt lõi của mình, hơn là chỉ coi truyền thông số như là một kênh tiếp thị phụ.
Thiết kế logo dần dần trở thành một phương pháp kém quan trọng hơn đối với những thương hiệu khi thể hiện bản thân chúng một cách khác biệt, khi so sánh với giá trị của trải nghiệm người dùng đa nền tảng mạch lạc và trực quan – điều có thể truyền tải những giá trị của thương hiệu thông qua từng khoảnh khắc tiếp xúc với người dùng.
Sự tái thiết kế thương hiệu thông qua nhiều kênh của BBC Sport thực hiện bởi Studio Output – thiết kế được trao giải Brand Impact Award vào tháng 9 năm 2018 là một ví dụ điển hình về xu hướng này. Trước khi được thiết kế lại thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu của BBC Sport được xây dựng cho việc truyền dẫn phát sóng truyền thống – và khi nó mở rộng xuyên suốt nhiều nền tảng kĩ thuật số, nó mất đi sự mạch lạc vốn có đối với trải nghiệm người dùng.
Giải pháp được đưa ra là truyền tải những giá trị thương hiệu thông qua màu sắc, kiểu chữ, và những nguyên lý chuyển động rồi dịch chúng một cách liền mạch xuyên suốt tất cả những thiết bị và nền tảng – logo trở thành thứ yếu trong hệ thống nhận dạng thương hiệu. Khi những sản phẩm và dịch vụ kĩ thuật số trở nên tích hợp hơn bao giờ hết vào “DNA” của thương hiệu xuyên suốt tất cả những ngành công nghiệp, chúng ta sẽ chỉ thấy xu hướng này ngày càng phổ biến trong năm 2019.
Nguồn: creativebloq.com