Dưới đây là cách tạo ra 1 portfolio bản in hoặc trực tuyến xuất sắc, và để giúp bạn có có được một công việc thiết kế mơ ước.
Cho dù là dạng bản in hay trực tuyến, portfolio chính là tấm vé sự nghiệp của bạn, vậy nó đã thể hiện những thiết kế đẹp nhất của bạn hay chưa? Hãy đọc bài viết này để tìm ra vài gợi ý cho một portfolio tuyệt vời cho dù đó là bản in hay bản trực tuyến nhé.
Đối với sự nghiệp của bạn, không có gì quan trọng hơn là trình diễn những gì tốt nhất bạn làm được trong một portfolio cuốn hút, chuyên nghiệp và dễ tiếp cận.
Vì thế để chuẩn bị cho bài viết này, chúng tôi đã trao đổi với những nhà thiết kế, nhà trình diễn và nhà sáng tạo hàng đầu và tổng hợp lại một bộ sưu tập gồm những mẹo chuyên nghiệp và lời khuyên để làm sáng tỏ quá trình thiết kế, làm chúng tốt nhất có thể và giúp bạn có được công việc mơ ước.
Trong bài viết này, chúng tôi chia các mẹo thành các mẹo dành cho portfolio bản in và dạng online – hãy bắt đầu với portfolio dạng bản in.
Portfolio dạng bản in
Portfolio dạng bản in là những sản phẩm sáng tạo một lần, vì vậy chúng có thể được tùy biến để phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Ngoại trừ vấn đề thời gian thì không có lý do gì mà bạn không thể tạo ra nhiều portfolio khác nhau được thực hiện riêng cho mỗi vị trí ứng tuyển hoặc công ty khác nhau.

Không có quy tắc nào nói bạn không thể có những portfolio khác nhau cho những vị trí công việc khác nhau
- Có một phạm vi thiết kế phù hợp
Một portfolio tốt nên bao gồm bao nhiêu nội dung? Đây là một câu hỏi mẹo, tuy nhiên bạn nên đặt mục tiêu 20 trang nội dung cho một portfolio bản in hoặc tối thiểu 30 nguyên mẫu thiết kế cho một portfolio bản online.
Bạn cần cho thấy một phạm vi làm việc thú vị với các ứng dụng đa dạng, nên cho dù bạn lựa chọn nhiều ví dụ từ chỉ một dự án duy nhất, bạn hãy chắc chắn rằng bạn chăm chút cẩn thận cho từng cái một.
- Bao gồm những ví dụ phù hợp
Ý tưởng của bạn thông qua portfolio chỉ có thể thực hiện với những ví dụ phù hợp. Ví dụ như, một vị trí giám đốc sáng tạo không đòi hỏi quá nhiều tính nghệ thuật, vì vậy những thành quả thể hiện khả năng quan sát theo dõi và căn chỉnh là không phù hợp

“Hãy nghĩ về mục tiêu của portfolio của bạn”, Jared Nickerson – nhà minh họa từ Seattle khuyên
- Cho biết thiết kế của bạn được ra đời trong hoàn cảnh nào
Những nhà thiết kế và nhà minh họa không chỉ được thuê vì phong cách của họ mà còn vì sự rõ ràng khi họ trình bày một bản mô tả công việc. Vì thế, nếu bạn đưa ra những ví dụ mà không đặt chúng trong một hoàn cảnh cụ thể, việc đánh giá là không thể!
Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng chú thích và ghi chú để nói về việc thiết kế của bạn được tạo ra như thế nào và vì lý do gì. Hãy chỉ ra thành quả của bạn đã đáp ứng những yêu cầu đặt ra như thế nào và trình bảy bạn đã hoàn thành nó như thế nào.
- Bao gồm cả những nội dung không-công-việc
Portfolio của bạn không cần thiết phải bị giới hạn với chỉ những nội dung công việc. Những dự án tự được khởi động vì ý thích của bạn là chấp nhận được trong trong những hồ sơ ứng tuyển toàn thời gian và điều đó được khuyến nghị cho những công việc tự do (freelance work) – đặc biệt là những người vẽ minh họa.
Hãy đọc bài báo của chúng tôi về dành thời gian cho những dự án sáng tạo phụ để tìm ra bản chất về lợi ích của những dự án cá nhân thông qua chia sẻ của những nhà thiết kế chuyên nghiệp.

“Bạn cần phải kể một câu chuyện và sắp xếp các dự án của bạn sao cho chúng trơn tru và bổ sung cho nhau.”, Malika Favre nói
- Thường xuyên làm mới portfolio của bạn
Hãy cưỡng lại việc điền đầy portfolio của bạn với toàn những thiết kế cũ kĩ hoặc không phù hợp bằng việc rà soát và loại bỏ thường xuyên. Và đừng làm chuyện đó quá muộn – khi không thể tránh được. Việc thiết kế portfolio luôn cần sự để tâm – bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ được gọi để trình bày thành quả của mình với giám đốc sáng tạo của Saatchi đâu.
- Có những nghiên cứu tình huống
Đừng nghĩ tới portfolio của bạn chỉ đơn giản như là một bộ sưu tập nghệ thuật và thiết kế của bạn. Những gợi ý và những tình huống thực tế luôn giúp bạn biết được năng lực chuyên môn của bạn tới đâu. Hãy hỏi khách hàng gần nhất hoặc sếp của bạn những gợi ý và viết lên một nghiên cứu tình huống để hoàn tất một dự án.
- Nhìn lại
Hãy thử dừng lại và nhìn thiết kế của bạn dưới con mắt của người khác. Những nhà tuyển dụng, quản lý dự án hoặc môi giới giàu kinh nghiệm thường đối chiếu CV và portfolio của bạn và có thể chỉ ra những điểm mạnh hay điểm yếu của bạn.
Vì vậy, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những điều mà portfolio phản ánh về bạn. Nó có quá nghiêm túc? Qúa lúng túng? Hãy tạo ra một portfolio cân bằng mà bạn tin sẽ phô diễn năng lực của bạn một cách tốt nhất.
- Cho thấy kinh nghiệm toàn diện của bạn
Bạn có phải chỉ giỏi trong minh họa hoặc bố trí biên tập? Tất nhiên không phải thế: bạn đồng thời cũng giỏi giao tiếp và hiểu sâu sắc về ngân sách có được và thời hạn thực hiện cũng như sự quan trọng của những cuộc họp và sự cập nhật tiến độ. Đó đều là những kĩ năng chuyên nghiệp.
Hãy chắc chắn portfolio của bạn phô diễn một cách rõ ràng những kĩ năng của bạn, cho dù bạn chỉ liệt kê chúng như là những ghi chú đi kèm.
- “Bán” bản thân bạn
Hãy nghĩ về những tài năng sáng tạo khác mà bạn có. Ví dụ như, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư hoặc thành thạo lập trình, vì sao không liệt kê vài ví dụ về ảnh bạn chụp được hoặc những trang web bạn đã thiết kế? Chúng đều là những sợi dây kết nối tới năng lực sáng tạo của bạn mà.
- Lập mục lục cho portfolio của bạn
Bạn thường làm gì khi bạn tìm thấy một trang web, tạp chí hoặc sách cực kì thú vị? Bạn đánh dấu trang, gập mép trang hoặc viết số trang lên bất cứ nơi nào đúng không?
Những ai xem portfolio của bạn cũng muốn làm điều tương tự vì vậy số trang và tiêu đề dự án sẽ giúp người đọc dễ theo dõi portfolio của bạn hơn.
Portfolio trực tuyến
Ngày nay, nếu bạn tìm kiếm công việc thiết kế dù là công việc toàn thời gian hay làm việc tự do, bạn nên có cả portfolio bản in cũng như bản điện tử trực tuyến.

Portfolio trực tuyến của Moran Brown là một trong những ví dụ được giới thiệu bởi Big Black Bag
Một portfolio điện tử giống như một cửa hàng sáng tạo của riêng bạn. Nó luôn luôn mở – 24 giờ 1 ngày, 7 ngày trong tuần và 365 ngày xuyên suốt cả năm – nó luôn hoạt động để phô diễn bạn là ai và bạn có thể làm gì.
Nhưng cỗ máy im lặng đó làm việc đủ chăm chỉ? Bạn đã cài đặt nó chính xác chưa? Bạn có đang trưng bày những gì tốt nhất của mình? Nó có đang thu hút đủ sự chú ý? Nếu bạn nghĩ portfolio của bạn đang thể hiện kém, hãy giải quyết nhanh, với những mẹo sau đây…
- Lựa chọn nền tảng trực tuyến cho portfolio của bạn
Bạn sẽ thiết lập cho portfolio trực tuyến của bạn như thế nào? Tin tốt là bạn có một số lựa chọn.
Nếu bạn yêu và am hiểu công nghệ, hãy mua một mua tên miền tùy chỉnh, đầu tư vào một số máy chủ và thiết đặt 1 trang web WordPress. WordPress là một dịch vụ dễ sử dụng, cực kì linh động và nhận được sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng. Thực ra, chúng tôi cũng sẽ đề xuất bạn thử dịch vụ này cho dù bạn không nghĩ bản thân am hiểu công nghệ cho lắm.
Tuy nhiên nếu bạn không thực sự có nhiều thời gian, bạn có thể thuê ai đó làm cho bạn toàn bộ những việc nói trên.

Squarespace là một nền tảng tốt để xây dựng 1 portfolio trực tuyến
Một cách tiếp cận khác là, xem xét sử dụng nền tảng web được thiết kế sẵn. Bạn có thể thiết lập một blog tại WordPress sử dụng một trong những chủ đề (theme) tốt nhất từ dịch vụ chỉ trong vòng vài phút. Hoặc là, bạn có thể tạo ra một số thức hơi tiên tiến hơn nhờ tính năng kéo và thả của Squarespace.
Thay vào đó, bạn còn có thể sử dụng một nền tảng portfolio thửa riêng như Behance, Carbonmade, Portfoliobox hay Big Black Bag. Nói cách khác, sẽ không thiếu lựa chọn cho bạn, nên sẽ không có lý do gì mà không tự tạo cho mình một portfolio trực tuyến!

Big Black Bag là nền tảng “thửa riêng” cho các portfolio trực tuyến
- Cân nhắc mục tiêu của bạn
Trước khi bạn bắt tay vào xây dựng cho mình một trang portfolio trực tuyến, hãy nghĩ về lý do mà bạn làm điều này. Nhiều nhà thiết kế nghĩ việc có một portfolio trực tuyến là kết thúc nhưng nếu bạn không biết bạn đang cố gắng có được điều gì với portfolio của bạn, bạn sẽ không biết liệu nó có thể thành công hay không.

Nickerson hé lộ về quá trình thiết kế đi kèm với những nguyên mẫu thiết kế
“Hãy nghĩ về mục tiêu của portfolio của bạn”, Jared Nickerson, một nhà minh họa ở Sattle khuyên. Nhà chuyên môn này cũng nói: “Lúc đầu thì tôi chỉ mong muốn những phản hồi mang tính xây dựng nên chỉ đăng một hình ảnh trong số những dự án chính. Ngày nay tôi cố gắng trình diễn việc sử dụng khác nhau của những thiết kế trên sản phẩm và đưa ra một số bản chất của quá trình.”
- Hãy chọn lọc
Cũng như đối với portfolio bản in, đừng mắc phải sai lầm khoe khoang quá nhiều những thành quả của bạn. Những khách hàng tiềm năng không cần phải thấy mọi thứ của bạn. Thay vào đó, hãy trở nên có chọn lọc hơn. Tập trung trình bày những dự án tốt nhất của bạn và những dự án mà bạn làm cho những khách hàng quan trọng.
Khi phô diễn thành quả làm việc của bạn, cân nhắc những kiểu mô tả công việc mà bạn thích xử lý trong tương lai, Trình diễn những loại dự án mà bạn muốn làm nhiều hơn và những dự án thể hiện đầy đủ nhất kĩ năng và khả năng của bạn.

Portfolio của Knowles rất rõ ràng và dễ điều hướng
“Thành quả công việc mà bạn muốn trình bày nên thuộc loại mà bạn muốn được thuê để làm”, Sasha Prood – một nhà thiết kế chuyên nghiệp ở New York lý giải.
“Hãy chọn lọc, và chỉ trình bày những dự án mà bạn thực sự hoàn thành. Một cách tuyệt vời để phát triển portfolio của bạn xa hơn là qua những dự án mà bạn tự khởi động.”
- Theo sát portfolio của bạn cẩn thận

Các tác phẩm đa dạng của Tim Lahan được theo sát một cách hoàn hảo trên portfolio của anh ấy
Có một khía cạnh khác về tác phẩm sáng tạo của bạn mà bạn cần xem xét: chúng kết hợp và phát huy hiệu quả như thế nào?
“Theo sát những nội dung bạn đăng lên một cách cẩn thận,” Malika Favre – một nhà thiết kế ở London cũng bổ sung. “Portfolio trực tuyến cũng cần một nhịp điệu như portfolio bản in: bạn cần phải kể một câu chuyện, và sắp xếp những dự án của bạn sao cho chúng thực sự trơn tru và bổ sung cho nhau. Nếu một dự án cũ cần phải bị loại bỏ để phù hợp với câu chuyện chung của portfolio, hãy làm điều đó!”
- Hãy trình diễn, đừng chỉ kể chuyện
Trang web mà bạn xây dựng có thể cho người xem biết nhiều điều về bạn chỉ trong vài giây nếu bạn thiết kế nó một cách hợp lý. Nói cách khác, bạn cho người xem thấy bạn có thể làm gì thậm chí trước khi bạn tiếp cận và kể cho họ nghe.
Vì vậy, ví dụ nếu bạn là một nhà thiết kế web, hãy có một portfolio trực tuyến đẹp, load nhanh mà sẽ chứng minh tài năng thiết kế và lập trình của bạn. Nếu bạn là một nhà minh họa, hãy tích hợp tác phẩm nghệ thuật thành một phần của thiết kế. Nếu bạn là một nhà thiết kế đồ họa, hãy gây ấn tượng với người ghé thăm trang web với những kiểu chữ ấn tượng, một logo tùy biến và bố cục dễ nhìn.
Những điều nhỏ nhặt này có thể gây dựng hoặc phá hủy bất kì kết nối nào đối với người truy cập trang web của bạn. Gần đây chúng tôi đã tìm ra một đại lý marketing chuyên xây dựng những trang web được tối ưu cho thiết bị di động nhưng trang web của chính họ lại chưa được tối ưu cho những thiết bị này.
- Luôn bổ sung những thiết kế mới

Laura Barnard bổ sung những dự án mới vào portfolio trực tuyến thường xuyên, luôn giữ chúng tươi mới
“Nói chung điều quan trọng nhất với tôi là tôi cố gắng đăng tải những nội dung mới ở đó”, Laura Barnard – một người dùng nền tảng Squarespace phản ánh. “Bạn có thể đang sở hữu trang web bóng bẩy nhất thế giới nhưng nếu nó được cập nhật nội dung lần cuối là 5 năm trước thì nó có vẻ hơi lười.”
Nhà thiết kế và minh họa đến từ Mexico – Christopher Mooij đồng ý rằng cập nhật thường xuyên là tối quan trọng – và không chỉ thiết kế đã hoàn thành:
“Hãy để người ta biết bạn đang làm việc với những thiết kế nào hoặc những thứ bạn mới hoàn thành trong vài tuần gần đây,” ông nói. “Rõ ràng là những bài đăng đó không nên đi kèm với nhật kí cá nhân hàng ngày của bạn: hãy làm nó một cách thông minh.”
- Hợp nhất những cập nhật
Lời khuyên có thể dễ hình dung nhưng không dễ để thực hiện trong thực tế. Hãy nói chuyện với những nhà thiết kế hàng đầu và bạn sẽ nghe họ than thở rằng portfolio trực tuyến của họ cần được cập nhật nhưng họ quá bận và không có thời gian làm việc đó.
“Những dự án đã hoàn thành tụ tập lại và nảy sinh ra việc phải sắp xếp vào danh mục đã phân loại của bạn”, Jeff Knowles nói.
Giải pháp của anh ấy là lập một khuôn mẫu linh động và chính xác để đặt tên và miêu tả các dự án của bạn: “Sau khi kết thúc một dự án, chỉ cần lựa chọn hình ảnh đẹp nhất là nhân rộng khuôn mẫu.”
- Chụp ảnh những tác phẩm dạng bản in
“Một trong những thách thức lớn nhất là chỉ ra những tác phẩm dạng bản in sẽ được hiển thị như thế nào trên màn hình,” Derek Chan – một nhà thiết kế đến từ New York chỉ ra.

Portfolio trực tuyến của Sasha Prood tận dụng tốt việc chụp ảnh để phô diễn các tác phẩm dạng in
“Trong khi phiên bản điện tử của thiết kế của bạn hữu ích, chụp ảnh lại những thiết kế dạng bản in là cách tốt nhất để phô diễn nó trên portfolio điện tử. Nó cho người xem biết tác phẩm của bạn được tạo ra trong hoàn cảnh nào và cho họ thấy đúng hiện trạng mà bạn muốn người xem thấy được.”
“Nếu bạn chụp lại thành quả của bạn, hãy đầu tư thời gian và công sức vào việc làm hình ảnh được chụp có chất lượng càng cao càng tốt,” Emmi Salonen – giám đốc sáng tạo tại Studio EMMI bổ sung.
“Cũng giống như việc đánh vần sai, những hình ảnh không có độ tương phản, lệch tiêu cự và tương tự làm người đọc chú ý đến những sai sót đó hơn là chú ý vào nội dung của thiết kế của bạn.”
- Gắn nhãn cho những thiết kế của bạn
Như chúng tôi đề cập trước đó về việc tạo một mục lục cho portfolio dạng bản in, đó cũng là một ý tưởng hay khi gắn nhãn cụ thể và rõ ràng đối với mỗi thiết kế trong portfolio trực tuyến của bạn. Điều này sẽ cho phép khách hàng của bạn có thể chỉ ra đúng nguyên mẫu họ chú ý tới khi thảo luận với bạn.
- Cho người xem biết sâu hơn về quá trình bạn thiết kế
Thay vì chỉ trình diễn những thiết kế đã hoàn thành, hãy cho người xem biết quá trình bạn hoàn thành tác phẩm của mình như thế nào. Hãy thêm vào một đoạn tóm tắt ngắn của mô tả thiết kế và cách mà bạn đã trình bày nó như thế nào để làm hài lòng khách hàng.

Portfolio của Olly Gibbs tại địa chỉ www.ollygibbs.com cung cấp những giải thích cụ thể cho từng tác phẩm của anh ấy
- Tránh những đoạn giới thiệu dài
Bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với những người ghé thăm portfolio trực tuyến của mình. Vì vậy, đừng lãng phí nó cho những đoạn giới thiệu mất thời giờ hoặc một trang chủ không phô bày ngay lập tức thiết kế của bạn và sự khác biệt của chúng với tất cả những nghệ sĩ, nhà thiết kế khác.

“Hình ảnh là rất quan trọng”, Emmi Salonen nói
Nếu bạn làm việc chuyên về Flash hay hiệu ứng động, hãy tạo ra thứ gì đó từ những công nghệ này mà có thể trình diễn những điều bạn có thể làm và nó có thể trở thành một phần của portfolio trực tuyến của bạn. Nếu bạn không chuyên về các hiệu ứng, vì sao bạn cần một đoạn giới thiệu dài ngay ở vị trí đầu tiên?
- Cân nhắc chuyển portfolio của bạn thành dạng file PDF
Để tiếp cận tốt hơn với những khách hàng tiềm năng, hãy cân nhắc việc gửi portfolio của bạn dưới dạng file PDF có thể tải xuống, bên cạnh việc duy trì dưới dạng một trang web.
- Khuyến khích hành động của người xem
Những trang web tốt thường được thiết kế để dẫn dắt người xem tới những phần nội dung nhất định và mời họ có những hành động tương tác với phần nội dung đó. Điều đó có thể là điền vào những biểu mẫu liên hệ hoặc gửi thư cho tác giả là bạn. Mục đích có thể là để mua một phần trong những tác phẩm của bạn.
Hãy nghĩ về việc liệu portfolio hiện tại của bạn có thể trả lời những câu hỏi chính mà khách hàng tìm kiếm câu trả lời:
- Người này là ai?
- Họ ở đâu?
- Họ đã từng làm gì?
- Có những thiết kế mẫu của họ tôi có thể tham khảo hay không?
- Họ có còn làm việc cho ai nữa không?
- Tôi có thể liên lạc với họ bằng cách nào?
- Họ tính phí những gì?
Hãy chắc chắn rằng portfolio trực tuyến của bạn dễ điều hướng và có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi trang nội dung.
- Làm portfolio của bạn dễ điều hướng hơn

Người xem luôn tìm thấy những gì họ tìm kiếm ở portfolio trực tuyến của Malika Favre
Sự chú ý của người xem là khá ngắn ngủi. Portfolio trực tuyến của bạn vì vậy cần phải nhanh và dễ để duyệt. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự không như vậy. Bạn cần phải:
- Luôn giữ thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận, tiện dụng và xuất sắc
- Sử dụng logo bắt mắt để khiến trang web của bạn nổi bật
- Thử sử dụng khẩu hiệu để thể hiện một cách ngắn gọn điều mà bạn đang làm
- Hiển thị thông tin liên hệ chi tiết để người xem không có thắc mắc gì về cách liên hệ với bạn hay theo dõi bạn trên Twitter hoặc Facebook.
- Luôn chắc chắn rằng bạn muốn được tuyển dụng (đừng cho rằng nhà tuyển dụng có thể đọc được ý nghĩ của bạn).
- Công bố những đánh giá tốt của khách hàng
Nếu mua sắm trên Amazon dạy cho chúng ta rằng người ta luôn muốn biết những điều người khác nghĩ. Lấy những phản hồi từ những khách hàng hài lòng là cách tốt để chứng minh những nội dung bạn có thể mang tới mà portfolio của bạn hứa hẹn.
- Phục vụ những thị hiếu khác nhau
“Khá hài hước khi một trong những bản in bán chạy nhất của tôi lại là cái mà tôi ít thích thú nhất,” Stan Chow – một người bán tác phẩm trực tuyến thông qua Big Cartel thừa nhận.
“Những khách hàng hay người mua tiềm năng thường tìm kiếm những điều khác nhau và đôi khi bạn phải đưa lên những hình ảnh mà bạn không thực sự thích nhưng có thể ai đó sẽ thích.
- Quảng cáo portfolio của bạn
Không có nghĩa lý gì nếu bạn có một portfolio trực tuyến tuyệt vời nhưng không có ai ghé thăm cả. Hãy hoạt động nhiều trên Facebook, Twitter hay Google +, đăng tải những phần nhỏ của portfolio trực tuyến trên Behance, Flickr, Dribbble and deviantART.
Quay phim lúc làm việc của bạn và đăng tải trên Youtube. Tóm lược thành một tờ rơi dạng PDF và tải lên trên Scribd. Bạn giới thiệu và quảng bá thiết kế của mình ở càng nhiều nơi thì bạn càng thu hút càng nhiều người để ý tới bạn và tác phẩm của bạn.
- Thêm vào 1 blog
Đối với Jonathan Edwards, một trang blog được cập nhật thường xuyên có thể giữ chân người xem: “Đặt ra cho mình một nhiệm vụ, như là cập nhật blog của bạn hàng ngày trong vòng 100 ngày.”, anh đề xuất.
“Có vẻ khó để luôn có được điều gì đó mới mẻ để đăng mỗi ngày nhưng về lâu dài thì bạn phải cảm ơn điều này.”
- Luôn cập nhật blog của bạn
Google thích những blog được tổ chức tốt và thường xuyên cập nhật với những nội dung chất lượng cao – và cách dễ nhất để cung cấp nội dung mới là luôn giữ cho blog của bạn được cập nhật.
Bạn có thể viết về những dự án mà bạn đã thực hiện, chia sẽ suy nghĩ của bạn về việc sáng tác nghệ thuật, xu hướng thiết kế và bật mí những công cụ thiết kế yêu thích của mình.
Về cơ bản, những thứ làm người xem hứng thú là những thứ làm Google quan tâm. Tuy nhiên, một sự cân bằng thì luôn luôn quan trọng.
- Đừng bỏ qua SEO
Khá dễ để bị ám ảnh ở việc tối ưu kết quả tìm kiếm (SEO) – nghệ thuật giúp trang web của bạn có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. Thực ra, bạn có thể mất quá nhiều thời gian vào những từ khóa trong nội dung trang web trong khi bạn nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào nội dung của trang web.
Những portfolio trực tuyến thì thường không có nhiều từ/chữ nên những phương pháp SEO truyền thống thường không có hiệu quả. Nhưng có lẽ bạn sẽ có được kết quả tốt hơn bằng việc quảng cáo bản thân (và cả portfolio trực tuyến của bạn) thông qua những hệ thống trang web khác.
Nguồn: creativebloq.com