Dưới đây là chỉ dẫn chi tiết và toàn diện cho bố cục trang web hoàn hảo của bạn.
Khi thiết kế một bố cục website, có nhiều lỗi phổ biến thường phát sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua những bước bạn cần thực hiện để có được bố cục website với mức độ hoàn hảo cao nhất. Chúng tôi sẽ liệt kê những điều mà mọi nhà thiết kế website làm việc trong một hang thiết kế chuyên nghiệm nên biết và nên làm trước khi bắt đầu một dự án mới, và điều họ nên chú ý trong suốt quá trình thiết kế để tránh mắc lại những lỗi phổ biến này.
Những bước này sẽ không chỉ bao gồm những khía cạnh về thiết kế mà còn là những thủ thuật làm việc nói chung giúp hoàn thành công việc một cách trơn tru. Đầu tiên, chúng ta sẽ khám phá cách bắt đầu và những bước mấu chốt trong lưu trình thiết kế, và sau đó, bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên tổng quát về cách tiếp cận thiết kế bố cục website, và những thủ thuật để hoàn tất một dự án. Hãy tham khảo lời khuyên này và bạn sẽ sớm đi trên con đường đúng dẫn tới những bố cục website chuyên nghiệp nhất.
Bắt đầu
- Định nghĩa bố cục thành công là như thế nào
Hãy biết rõ mục đích gốc rễ của thiết kế của bạn
Trước khi bắt đầu công việc, bạn cần biết thứ bạn sẽ thiết kế là cái gì. Bên cạnh bản miêu tả của trang web, bạn cần biết những kì vọng mà khách hàng đặt vào thiết kế của bạn. Hãy lấy ví dụ là một trang web tin tức. Mục tiêu của trang web đó sẽ là gì? Mục tiêu của trang web là cung cấp trải nghiệm đọc tin tức tuyệt vời hay đơn giản là thu được nhiều doanh thu quảng cáo? Hiệu quả của những mục tiêu đó sẽ được đo đếm như thế nào?
Những tác phẩm tái thiết kế tốt không nhất thiết là những thiết kế hào nhoáng nhất, mà là những thiết kế có hiệu quả thực tế được cải thiện qua thời gian. Việc trao đổi thẳng thắn với khách hàng trước khi bạn thực sự bắt đầu thiết kế của mình là điểm mấu chốt cho những câu hỏi phía trên. Bạn cần lắng nghe, tìm hiểu những mối bận tâm và mục tiêu của khách hàng vượt ra khỏi bản mô tả thiết kế mà họ đưa cho bạn.
- Hiểu được xuất phát điểm của bạn
Thường thì sự tham gia của một nhà thiết kế trong một dự án nào đó là không nhất thiết là từ khi dự án mới bắt đầu. Khách hàng không phải khi nào cũng cần bạn để hoàn thành một thiết kế bắt đầu từ một con số không tròn trĩnh. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải hiểu trạng thái hiện tại của hệ thống, và nếu dự án của bạn phải hoàn thành nó, hãy tìm cơ hội cải thiện nó, hoặc đơn giản là cứ để nó như vậy.
Những tùy chọn để lựa chọn luôn là vô giới hạn. Việc thấu hiểu thứ gì đã ở đúng chỗ của nó từ cách nhìn của một nhà thiết kế là mấu chốt nếu bạn muốn đi nhanh và ghi nhận những cơ hội đổi mới ở đâu, trái ngược với việc cần phải thách thức những thứ đã được thiết lập và bước ra như là một kẻ không thể hiểu yêu cầu công việc.
- Sớm chia sẻ thiết kế với khách hàng
Khi đưa ra một concept tương tác hoặc một thiết kế về vẻ ngoài và cảm nhận, bạn cần đảm bảo bạn và khách hàng của mình cả hai cùng có trong tay cùng một trang ý tưởng thiết kế càng sớm càng tốt. Hãy tránh việc dành quá nhiều thời gian cho một concept trước chia sẻ ý tưởng thú vị đó với khách hàng của mình.
Một khi concept ban đầu được khách hàng phê duyệt thông quan, bạn có thể thư giãn một chút và bắt tay vào việc triển khai ý tưởng. Nhưng sau khi giới thiệu concept đầu tiên, nếu khách hàng không hài lòng về nó, bạn nên thu thập đủ thông tin phản hồi để mang tới cho khách hàng một concept thứ hai phù hợp hơn.
Quy trình thiết kế
- Đầu tiên, hãy thiết lập bố cục!
Điều này có thể nghe khá hiển nhiên, nhưng chúng tôi nhận thấy trong nhiều trường hợp các nhà thiết kế nhảy thẳng tới phần thiết kế trước khi bận tâm nghĩ tới vấn đề mà họ cố gắng giải quyết. Vấn đề của thiết kế là ở giải quyết vấn đề, và những vấn đề đó không thể được giải quyết thông qua những chi tiết thiết kế như hiệu ứng chuyển sắc hay đổ bóng, mà thường thông qua việc thiết lập những bố cục và tầng lớp tốt, rõ ràng.
Hãy nghĩ về nội dung, bố cục và chức năng của thiết kế trước khi bắt đầu thực hiện những hiệu ứng như đổ bóng. Hãy chắc chắn rằng những ý nghĩ đó phù hợp với mục tiêu của khách hàng và hãy thoải mái chia sẻ những suy nghĩ này với họ.
- Bắt đầu phác thảo bộ khung ở cấp cao nhất
Một khung lưới cơ bản sẽ giúp bạn lên cấu trúc của bố cục
Khi tôi được yêu cầu tạo ra vẻ ngoài và cảm nhận cho một bố cục trang web, điều đầu tiên mà tôi làm là đưa ra một bộ khung ở cấp độ cao nhất nhằm giải quyết tất cả những vấn đề thiết kế. Bộ khung (framework) là thành phần giao diện người dùng xung quanh phần nội dung và giúp người dùng thực hiện những hành động và điều hướng xuyên suốt trang web. Nó bao gồm phần điều hướng và những thành phần như thanh sidebar chẳng hạn.
Nếu bạn tiếp cận thiết kế của mình từ quan điểm này, bạn sẽ có một hiểu biết rõ ràng về những thứ bộ cục thiết kế của bạn cần khi thiết kế những phần khác của website ngoài trang chủ.
- Thêm một khung lưới
Một ví dụ về khung lưới 978 với một đường nền rộng 10 px
Điều này khá dễ hiểu. Trước khi bắt đầu thiết kế bất cứ thứ gì bạn cần có một khung lưới phù hợp. Không có một lời bào chữa nào cho việc bắt đầu thiết kế mà không có khung lưới – nếu bạn không có, tôi có thể đảm bảo rằng với bạn rằng, thiết kế sẽ không đẹp như kì vọng. Một khung lưới sẽ giúp bạn lên cấu trúc bố cục của những khu vực khác nhau; nó sẽ hướng dẫn bạn qua yêu cầu của những kích cỡ màn hình cụ thể, và giúp bạn tạo ra những template có khả năng thích ứng cao, cũng như giúp bạn nhất quán về sử dụng khoảng cách cũng như tránh được nhiều phiền phức khác khi thiết kế.
Để tìm ra cách thực hiện điều này, hãy xem qua hướng dẫn sau đây về cách tạo ra một khung lưới thích ứng với tất cả các kích thước màn hình.
- Chọn kiểu chữ cho thiết kế
Một quy tắc thuộc lòng là không nên sử dụng quá 2 kiểu font chữ trong một bố cục trang web.
Việc khám phá những bộ font chữ và màu sắc khác nhau là một phần của giai đoạn khám phá của một dự án. Nói chung, tôi sẽ khuyến khích việc sử dụng không quá 2 kiểu chữ khác nhau trong cùng website, mặc dù việc này có thể phụ thuộc vào bản chất của trang web. Hãy chọn một font chữ dễ đọc cho khối text lớn, và hãy nghịch ngợm hơn với những tiêu đề hay dòng text khơi gợi hành động của người xem. Bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng? Hãy tìm đọc bài viết tuyển tập những cặp font của chúng tôi. Đừng sợ việc sử dụng những font chữ lớn, và hãy sáng tạo và nhất quán khi sử dụng kiểu chữ cho thiết kế của bạn.
- Lựa chọn màu sắc chủ đề của bạn
Những công cụ như Color Hunt được tạo ra để giúp bạn lựa chọn bảng màu cho mình
Trong suốt quá trình lựa chọn một bộ font chữ, bạn nên bắt đầu khám phá những màu sắc nào bạn sẽ sử dụng trong giao diện, nền và text. Tôi đề xuất việc sử dụng một bộ màu sắc giới hạn cho giao diện người dùng nói chung.
Điều quan trọng là áp dụng những chi tiết trên một cách nhất quán xuyên suốt cả bố cục website, phụ thuộc vào chức năng của mỗi chi tiết. Hãy nghĩ về bố cục của những trang web như Facebook, Twitter, Quora và Vimeo. Bên cạnh giao diện người dùng, không hề có bất cứ giới hạn nào về việc sử dụng màu sắc cho hình minh họa hay những chi tiết đồ họa, miễn là chúng không gây nhiễu với chức năng của những thành phần thiết kế khác.
Nếu bạn mắc kẹt, hãy xem qua danh sách những công cụ màu sắc tốt nhất dành cho nhà thiết kế của chúng tôi.
- Đơn giản hóa bố cục
Những bố cục đơn giản có xu hướng dễ điều hướng hơn
Cấu trúc của trang web càng đơn giản thì người dùng càng dễ điều hướng khi sử dụng nó. Mỗi phần cần kể một câu chuyện riêng; điều này cần một lý do và một kết quả cuối cùng đối với người dùng. Bố cục nên giúp cho nội dung làm nổi bật điều gì là quan trọng nhất của câu chuyện đó.
Trên thực tế, không nên có quá nhiều nội dung khơi gợi hành động của người dùng trên cùng một trang nội dung – mọi thứ nên hướng tới kết quả cuối cùng “Tôi có thể làm gì ở đây?”
Hãy nghĩ về bố cục đơn giản nhất bạn có thể tưởng tượng dành cho một mục đích đơn giản, và bắt đầu thêm những thành phần thiết kế cần thiết vào. Cuối cùng thì bạn sẽ ngạc nhiên rằng việc giữ thiết kế đơn giản là khó thực hiện như thế nào.
- Trau chuốt, gọt dũa từng thành phần thiết kế
Claudio Guglieri đã làm việc với thiết kế giao diện người dùng tại Microsoft Music
Đối xử với mọi chi tiết thiết kế như thể bạn đang chuẩn bị tác phẩm cho một cuộc thi thiết kế vậy. Nếu bạn chú tâm tới mọi chi tiết, thiết kế tổng thể sẽ mang lại hiệu quả tổng hợp tốt hơn nhiều những thành phần riêng lẻ mang lại. Tôi phải thừa nhận rằng lời khuyên này không phải đến từ kinh nghiệm của tôi. Tôi đã nghe điều này ở nơi làm việc trước kia và tôi đã thực sự sốc bởi sự thực này rõ ràng và đúng như thế nào.
- Đưa khách hàng của bạn qua những giải pháp
Luôn cập nhật những bước tiến của dự án với khách hàng của bạn. Đừng khiến khách hàng giật mình với thiết kế sau thời gian dài họ không cập nhật về nó. Một trong những mục đích của việc trao đổi thường xuyên là để những “ngạc nhiên” của khách hàng khi tiết lộ thành quả thiết kế của bạn. Những lần khi tôi trình bày tiến độ dự án của mình, tôi nhận ra rằng sẽ hữu ích hơn khi đưa khách hàng qua một hành trình thiết kế và cho thấy nơi tôi đã bắt đầu, những lựa chọn tôi phải cân nhắc khi thực hiện dự án hoặc những thách thức và những thành quả tôi đã đạt tới, thay vì chỉ phô diễn thành quả của dự án mà không nhắc gì tới quá trình thiết kế.
Bằng việc làm điều này bạn sẽ nhận ra rằng họ đồng tình với những kết luận của bạn, đồng thời còn có thể giúp góp ý cho bạn một số biến thể hoặc ý tưởng mà bạn chưa từng cân nhắc. Trong cả hai trường hợp nói trên, bạn sẽ có những trao đổi giá trị với khách hàng và hơn nữa khách hàng của bạn sẽ cảm nhận dự án của bạn được đầu tư kĩ lưỡng hơn vì bản thân họ cũng đóng góp một phần vào cả quá trình thiết kế.
- Tư duy với hiệu ứng chuyển động
Hiệu ứng chuyển động là thiết yếu khi thiết kế những trải nghiệm tương tác
Hiệu ứng chuyển động là thiết yếu khi thiết kế những trải nghiệm tương tác. Không thiết kế nào còn có thể được đánh giá đơn thuần dựa trên chính nó hoặc như là một thực thể tĩnh nữa; mọi thành phần được định nghĩa bởi mối quan hệ của nó với hệ thống, và mối quan hệ đó cần những hiệu ứng chuyển động để thể hiện một cách chính xác. Hiệu ứng chuyển động có thể minh họa những hiệu ứng linh động về nội dung hoặc những trạng thái tương tác trong cùng một bố cục. Đối với mục đích thứ hai nói trên, tôi khuyến nghị việc hoàn thiện thiết kế thêm chút nữa để trở thành một prototype.
- Prototype, prototype, prototype
Hoàn thiện prototype là cách tốt nhất để kiểm tra những tương tác
Hoàn thiện prototype (nguyên mẫu) là cách tốt nhất để kiểm tra những tương tác và công nghệ. Có khá nhiều công cụ prototype để giúp bạn thực hiện nguyên mẫu dễ dàng hơn, và bạn không cần phải là một chuyên gia lập trình để tạo ra những nguyên mẫu hiệu quả. Hoàn thiện và trình bày prototype là một cách hay khác để bạn có thể làm khách hàng của mình hứng thú và nắm bắt được những concept và ý tưởng đằng sau thiết kế của bạn – những điều có thể mất nhiều công giải thích nếu bạn không có một prototype hiệu quả.
Tiếp cận thiết kế
- Tư duy lại những gì đã được thiết lập
Những nút tìm kiếm có trở nên lỗi thời?
Liệu chúng ta có thực sự cần tới nút tìm kiếm nữa hay không? Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời là không. Với tư cách là những nhà thiết kế, chúng ta định hình cách người dùng duyệt qua internet, nó tùy thuộc vào chúng ta khi quyết định bao nhiêu bước cần thiết cho một hành động đơn giản và trang web của chúng ta sẽ hiệu quả như thế nào.
Một số quy ước được sử dụng phổ biến bởi chúng hiệu quả nhưng cũng có một số vẫn được sử dụng bởi chưa ai dành đủ thời gian đánh giá lại chúng. Điều quan trọng là cần tư duy lại những mô hình tương tác đã được thiết lập của tất cả những thành phần đề thấy chúng ta có thể cải thiện chúng như thế nào.
- Thách thức bản thân bạn
Tôi khuyến khích mọi nhà thiết kế hãy thách thức bản thân họ trong mỗi dự án họ thực hiện. Sự đổi mới không hẳn là yêu cầu của mọi dự án, vì vậy việc chúng ta có đưa ra thứ gì đó mới mẻ hay không là tùy thuộc vào chính chúng ta. Những đổi mới có thể là sử dụng một hệ thống khung lưới mới, tạo ra một thành phần mới, hoặc thậm chí những thách thức nhỏ như tránh sử dụng hỗn hợp nhiều chế độ hoặc sử dụng một màu sắc cụ thể cho trước.
- Chú ý tới từng chi tiết
Công việc đang thực hiện: cái nhìn chi tiết
Quan điểm này đã và đang được sử dụng quá mức gần đây nhưng nó không phải khi nào cũng hiển nhiên trong sản phẩm cuối cùng. Tùy thuộc vào concept đằng sau dự án, việc “chú ý tới những chi tiết” có thể có những hàm nghĩa khác nhau.
Nó có thể là một tương tác nhỏ, một hiệu ứng hoạt cảnh không mong đợi hoặc một chút chấm phá về thẩm mỹ như tích hợp chuyển sắc vào một nút hoặc những nét tinh tế xung quanh một chiếc hộp trong lớp nền. Nhưng sau tất cả, những chi tiết nhỏ này là thiết yếu – và nó sẽ tới một cách tự nhiên nếu bạn thực sự tận hưởng dự án của mình.
- Thiết kế ở kịch bản lý tưởng nhất, chuẩn bị sẵn cho trường hợp tồi tệ nhất
Đừng cho rằng người dùng sẽ chỉ truy cập trang web với những điều kiện tối ưu nhất
Hãy luôn nhớ cách bố cục website của bạn sẽ hoạt động xuyên suốt những thiết bị và kích thước màn hình khác nhau. Là những nhà thiết kế, công việc của chúng ta là giải quyết những vấn đề vượt qua những giới hạn, hạn chế khác nhau. Với thiết kế web, những rào cản này trải rộng từ những vấn đề về concept và kĩ thuật cho tới những rắc rối liên quan tới nội dung.
Chúng ta cần phải xây dựng một website có thể hoạt động tốt không chỉ trong những hoàn cảnh lý tưởng, mà còn cần hoạt động được trong những trường hợp tồi tệ nhất. Ví dụ, một người dùng có thể đang sử dụng một màn hình với kích cỡ thực sự nhỏ và gần như không thể đọc được nội dung gì trong website và khi đó website không khác gì bị hỏng.
Tuy nhiên để đảm bảo mục đích trình diễn thiết kế của bạn, tôi thực sự khuyên bạn hãy xây dựng một kịch bản tốt nhất cho nó (hoàn cảnh phổ biến nhất đối với hầu hết người dùng). Bạn sẽ muốn hiển thị lượng tối ưu của text và cho thấy website ở trong một kích thước trình duyệt lý tưởng.
- Đừng quá bị bó buộc vào những ý tưởng của bạn
Chỉ có một ranh giới mỏng manh giữa việc biết khi nào nên ủng hộ những ý tưởng của bạn và học cách công nhận khi đồng đội hoặc khách hàng của bạn không xem những ý tưởng của bạn là phương hướng đúng. Là một nhà thiết kế, bạn cần tin tưởng một cách chắc chắn vào điều bản thân làm, nhưng bạn cũng nên có tư duy cởi mở để nhanh chóng lật lại bất cứ ý tưởng của mình và đưa ra những ý tưởng thú vị khác. Đừng quên rằng sẽ luôn có nhiều hơn một giải pháp cho một vấn đề hiện hữu.
- Đắm chìm trong thiết kế tới khi bạn ghét nó
Thiết kế của Claudio Guglieri dành cho Yomes
Nếu bạn có niềm đam mê thiết kế, tôi khá chắc rằng đây là điều bạn đã và đang làm với những dự án của mình. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án mà tôi cảm thấy tự hào, tôi có xu hướng biến thiết kế đó thành một phần của cuộc sống của tôi. Tôi chụp ảnh màn hình về nó, xem nó trên những thiết bị khác nhau, lấy nó làm hình nền và thậm chí in nó ra và treo trên tường!
Sau những việc làm này, cuối cùng tôi tìm thấy một điểm nào đó khiến tôi ghét thiết kế của mình. Tôi bắt đầu thấy mọi thứ đều “sai sai” và cuối cùng thay đổi nó. Việc ghét những dự án trước đây của bạn là một dấu hiệu của sự trưởng thành, và nó có nghĩa bạn cuối cùng cũng học được điều gì đó từ chính sai lầm của mình.
- Hãy làm bạn tốt với nhà phát triển web của bạn
Những nhà phát triển (lập trình viên) là những con người sáng tạo và họ cũng yêu công việc của họ như bạn vậy. Nhưng không phải lúc nào họ cũng được mời vào dự án từ những bước đầu tiên, và thường thì chỉ tham gia dự án khi concept đã được định đoạt và vai trò sáng tạo của họ bị phớt lờ.
Qúa trình như vậy là sai; một vài trong số những ý tưởng tốt nhất đến từ đội lập trình, nên hãy chắc chắn rằng bạn phối hợp tốt với họ từ những giai đoạn đầu tiên của dự án. Việc chia sẻ concept và những hứng thú với họ sẽ dẫn tới những ý tưởng tốt hơn và cuối cùng là dự án sẽ được thực thi tốt hơn.
- Giao tiếp quá mức
Hãy giao tiếp, trao đổi ngay khi cảm thấy một thứ gì đó trở nên mơ hồ
Tôi sẽ không bao giờ hối hận về việc đã giao tiếp quá thường xuyên với những khách hàng của mình. Đừng ngại ngùng cho họ biết ngay khi cảm thấy một thứ gì đó trở nên mơ hồ và không rõ ràng hoặc bạn cảm thấy bị ngăn cản. Hãy nhớ rằng mối quan tâm nhất của khách hàng chính là bạn và họ sử dụng thời gian một cách hiệu quả cùng nhau để hoàn thành dự án mỹ mãn nhất. Tôi có xu hướng trao đổi với khách hàng của mình khá thường xuyên ở giai đoạn đầu của mỗi dự án, cho tới khi cả hai bên cảm thấy thoải mái với chu trình công việc và thấu hiểu những kì vọng của đối phương.
- Trình bày mọi thứ càng rõ ràng càng tốt
Việc trình bày thành quả của bạn một cách rõ ràng cũng quan trọng như quá trình bạn tạo ra nó. Thiết kế tốt nhất của bạn có thể bị phớt lờ hoặc vứt vào sọt rác nếu bạn không trình diễn nó đúng cách. Khi nhắc tới việc trình bày thiết kế, bạn sẽ muốn giải thích tác phẩm của mình như thể bạn đang phô diễn trước một đứa trẻ bốn tuổi. Luôn luôn nhớ rằng những thứ hoàn toàn rõ ràng với bạn có thể không dễ hiểu như vậy đối với những người lần đầu tiên nhìn vào thiết kế.
Hoàn thiện thiết kế
- Gọt dũa thiết kế của bạn
Để tránh những điểm ảnh bị mờ, hãy cố gắng thiết lập độ tương phản phù hợp giữa nét chữ và lớp nền hoặc màu sắc của lớp nền. Bên cạnh bất cứ sự cân nhắc về thẩm mỹ nào, luôn có những thứ chung phải được tránh để tạo ra một thiết kế sạch và phù hợp.
Một số điều bạn cần lưu ý khi gọt dũa thiết kế của mình bao gồm những hiệu ứng chuyển sắc, những cạnh được làm mờ, những tùy chọn dựng font (một số font chữ, tùy thuộc vào kích thước mà chúng được hiển thị tốt nhất trên những chế độ dựng text cụ thể), và những đường nét hòa nhập một cách tồi tệ với lớp nền.
Đây chỉ là một số ví dụ cơ bản về những vấn đề cần rà soát, nhưng trong thực tế danh sách những thứ cần trau chuốt là vô hạn. Hãy luôn nhìn vào thiết kế của bạn một cách tổng thể để xem liệu mọi thức hoạt động tốt và sau đó phân tích từng thành phần một cách riêng biệt cẩn thận hơn.
- Dọn dẹp những tệp thiết kế của bạn
Điều này (cùng với việc sử dụng một bộ khung lưới) là một trong những lời khuyên quan trọng nhất, bất chấp việc bạn đang sử dụng công cụ thiết kế nào. Bất kể kích cỡ của dự án và số nhà thiết kế cùng tham gia, bạn nên giữ những tệp thiết kế của mình gọn gàng. Điều này giúp việc xuất những phần của dự án dễ dàng hơn, để cả quá trình thiết kế nhanh chóng hơn và để hợp tác hiệu quả hơn với những nhà thiết kế khác.
- Theo sát thiết kế của bạn trong quá trình phát triển (lập trình)
Việc nên làm là kiểm tra xem thiết kế của bạn được tiến triển như thế nào trong tay của đội ngũ lập trình
Nếu bạn làm việc trong một hãng thiết kế chuyên nghiệp, có lẽ bạn sẽ thường xuyên trải nghiệm cảm giác dự án cũ còn chưa phát triển (lập trình) xong mà bạn đã phải bắt tay thực hiện một dự án mới khác. Đối lập với quan niệm thông thường, công việc của bạn với một dự án không chấm dứt khi đã chuyển giao tệp PSD và mô tả phong cách thiết kế.
Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc liệu những thiết kế và ý tưởng tương tác của mình có được thực thi tốt hay không, hãy thường xuyên hỏi han người bạn lập trình của mình, và giúp họ cũng nhiều như cách họ cần để đảm bảo từng điểm ảnh là hoàn hảo.
- Cho người khác thấy quá trình làm việc của bạn
Là một phần của cộng đồng nhà thiết kế, tất cả chúng ta đều yêu thích chứng kiến không chỉ những kết quả cuối cùng mà còn là quá trình tạo dựng nên chúng. Đôi khi phần tuyệt nhất của một dự án bị bỏ qua một bên và lạc mất trong những thư mục lưu trữ của bạn. Hãy chia sẻ quá trình phát triển dự án của bạn để cho người xem biết những diễn biến đằng sau cũng như cách bạn đạt tới bố cục website cuối cùng.
- Quảng bá cho thành quả của bạn
Có nhiều nơi để bạn chia sẻ dự án của mình, bao gồm Behance
Bây giờ thì bạn đã hoàn thành dự án của mình, đây chính là lúc bạn mang nó ra giới thiệu với thế giới. Việc phô diễn thành quả của bạn là cách tốt nhất để thu hút những khách hàng mới và sự thu hút cho tác phẩm. Trong một vài trường hợp, tôi phối hợp với khách hàng để chuẩn bị những tài liệu được yêu cầu để quảng bá tác phẩm chúng tôi hoàn thiện cùng nhau như là một phần của dự án. Công bố kết quả cuối cùng dự án đạt được cũng sẽ giúp thu hút sự chú ý cho khách hàng. Vì vậy hãy tích cực quảng bá thành quả của mình nhé!
Nguồn: creativebloq.com