20 BÍ QUYẾT SỬ DỤNG MÀU ĐỘC ĐÁO KHI LÀM THƯƠNG HIỆU
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 27/09/2023
Share

‘Sở hữu’ được một màu sắc không phải là chuyện nhỏ. Dưới đây là cách một số thương hiệu hàng đầu đã khẳng định chủ quyền đối với màu sắc của họ.

 

Lý thuyết về màu sắc dù là một lĩnh vực trọng tâm nhưng lại thường bị bỏ qua trong thiết kế. Ở cấp độ đơn giản, những màu nóng trên phổ màu – chẳng hạn như đỏ và vàng – thì nổi bật, rạng rỡ và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, các màu lạnh như lam và lục thì tạo cảm giác điềm tĩnh và chan hòa.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc nhận diện thương hiệu, cả trên phương diện cảm xúc, tức cảm nhận của người dùng; lẫn trên phương diện kinh doanh, nếu một thương hiệu muốn trở nên nổi bật.

Nếu công ty có thể thực sự sở hữu một màu sắc cho riêng mình, thì đó sẽ là một thế mạnh rất lớn trong thị trường. Nó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ nhận diện được công ty ngay lập tức, trong nhiều trường hợp, ngay cả khi chưa nhìn thấy logo hoặc nghe tên thương hiệu. Đó là sức mạnh của màu sắc.

Tất nhiên, việc hoàn toàn làm chủ một màu sắc không phải là điều dễ dàng, và điều này là chuyện lớn hơn nhiều so với thiết kế logo. Doanh nghiệp cần khéo léo trong việc lập kế hoạch và nhất quán trong việc thực thi trên mọi khía cạnh của thương hiệu và quảng cáo bán hàng.

Tùy thuộc vào mức độ phổ biến và độ bão hòa thị trường của một màu cụ thể, chúng ta có thể nói cụ thể như màu Pantone đâ được đăng ký chính thức (Cadbury 2685C), hoặc nói chung chung là một thương hiệu duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh được sử dụng màu này.

Trên cơ sở này, chúng tôi đã khám phá cách các thương hiệu khác nhau trên khắp thế giới đã khẳng định một cách thành công chủ quyền của mình đối với 10 màu sắc.

Đỏ

Rất khó để sở hữu màu này dù bạn đang trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là dạng nguyên thủy nhất của màu sắc ấy. Đây là màu sắc thể hiện sự phẫn nộ và nguy hiểm, nhưng cũng là màu của sự ấm áp và đam mê. Khoa học đã chứng minh rằng màu này có thể làm bạn tăng nhịp tim và huyết áp. Chính vì vậy, việc sử dụng màu này một cách rộng rãi thật sự là một quyết định táo bạo.

  1. Coca-Cola

Coca-Cola đã dùng màu đỏ làm màu đặc trưng

Hai thương hiệu ‘đỏ’ đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực của họ – mặc dù thương hiệu đầu tiên có lẽ là thương hiệu được cả thế giới nhận ra ngay lập tức. Màu đỏ gắn bó chặt chẽ với Coca-Cola đến nỗi người ta đồn rằng Coca-Cola đã đổi cả màu đỏ của ông già Noel cho phù hợp (đáng buồn thay, đây chỉ là lời đồn đại). Gần đây, bao bì và quảng cáo tối giản hơn đã quay trở lại với màu đỏ nguyên thủy, cùng với sự nở rộ truyền thống của màu trắng.

  1. Target

Target đã sử dụng màu đỏ để đánh lại thương hiệu màu xanh của đối thủ cạnh tranh Walmart.

Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng của America đã dùng một dải màu đỏ trên khắp các cửa hàng, logo, thậm chí hơn nữa để cạnh tranh màu xanh lam chủ chốt của đối thủ Walmart. Các chuỗi cửa hàng tạp hóa có ý định muốn dùng màu này thì nên cẩn thận vì Target đã đăng ký màu đỏ là nhãn hiệu riêng của mình.

  1. Vodafone

Màu logo của Vodafone được thiết kế để biểu thị sự giao tiếp và tinh tế

Được Saatchi & Saatchi thiết kế vào năm 1997, Vodafone đã từng sử dụng logo có hình dấu nháy, là biểu tượng đặc trưng của việc giao tiếp hay các bài phát biểu, trong khi màu đỏ tượng trưng cho âm thanh, việc diễn thuyết và niềm đam mê. Màu này được đặt trên nền màu bạc thể hiện sự tinh tế và hoàn hảo.

Năm 2017, Brand Union đã cập nhật lại hình ảnh thương hiệu bằng cách tập trung nhiều hơn vào dấu nháy, vẫn giữ lại màu đỏ, nhưng bỏ đi phông nền màu bạc.

Cam

Màu cam tươi sáng, vui vẻ và thân thiện có sức hấp dẫn vui tươi như trẻ thơ và hai thương hiệu hoàn toàn khác biệt đã tuyên bố quyền sở hữu màu này trong các lĩnh vực của họ.

  1. The Home Depot

Home depot sử dụng màu cam cho tất cả các sản phẩm

Ở Mỹ, một chuỗi bán lẻ đã bắt đầu sử dụng một màu duy nhất cho tất cả các cửa hàng: Home Depot đã đăng ký màu cam làm nhãn hiệu để sử dụng cho quảng cáo, viết chữ hoặc các bảng hiệu trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Điều này làm cho mọi thứ khá gọn gàng. Ở Anh, B&Q được cho là cũng làm như vậy.

  1. EasyJet group

 

EasyJet dùng màu cam ở khắp mọi nơi

 

Kế tiếp là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giá rẻ được rất nhiều người ưa chuộng, easyGroup – một biển màu cam khác, xuất hiện trên tất cả các dịch vụ từ dịch vụ chính ban đầu là hàng không giá rẻ, đến cho thuê xe hơi, tài chính, khách sạn và nhiều dịch vụ khác.

Vàng

Là màu của sự tích cực, ánh nắng và sự lạc quan, màu vàng luôn tràn đầy năng lượng và bắt mắt – và đặc biệt hiệu quả cho việc truyền thông điệp tại các điểm bán hàng, vì nó đã được chứng minh là bắt mắt người nhìn nhanh hơn bất kỳ màu nào khác.

  1. Veuve Clicquot

 

Thương hiệu rượu sâm panh Veuve Clicquot dùng màu vàng để bao bì trở nên ấn tượng hơn.

Màu vàng tạo nên sự nổi bật cho thương hiệu rượu sâm panh cao cấp Veuve Clicquot – một sắc vàng tươi cắt ngang qua một biển màu xanh, vàng và kem.

  1. Caterpillar

 

Nhờ vào màu sắc đặc trưng mà các chiếc xe của hãng Caterpillar rất dễ nhận biết.

Trong khi đó, trong một lĩnh vực không thể khác hơn, nhà sản xuất thiết bị xây dựng Caterpillar đã đăng ký một màu vàng rất đặc biệt làm nhãn hiệu riêng, kết nối với thương hiệu của mình – màu vàng đặc trưng trong hình tam giác trên logo của hãng và cả trên các chiếc xe của hãng. Vì trên các công trường xây dựng, thời tiết liên tục làm phai màu vàng trên các chiếc xe nên rất khó để tìm thấy sự giống nhau hoàn toàn giữa màu vàng trên logo và màu vàng trên xe.

  1. JCB

Rất dễ dàng để nhận ra các chiếc xe của JCB.

Tất nhiên, màu vàng là một màu bắt mắt đối với máy móc hạng nặng có khả năng gây nguy hiểm, vì vậy việc J.C. Bamford của Anh, hay còn được gọi là JCB cũng dùng màu này thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Xanh lá cây

Màu xanh lá cây là một màu thể hiện cảm xúc tích cực, sự phát triển cũng như sự tái sinh và rõ ràng là một màu của thiên nhiên. Nó tượng trưng cho sự ổn định và bền bỉ, đồng thời cũng là sự thịnh vượng và dồi dào, và ở một đầu thái cực, màu này cũng là màu sắc của sự giàu có và sang trọng. Rõ ràng, đây là một tập hợp những ý nghĩa khác nhau.

  1. John Deere

Deere đã thành công trong việc sử dụng màu xanh để thiết lập chỗ đứng trên thị trường.

Tham gia cùng Caterpillar và JCB trong góc xe quy mô lớn là công ty máy móc nông trại John Deere. Công ty có những chiếc máy kéo sơn màu xanh lá cây tươi sáng mang tính biểu tượng (pha lẫn một chút màu vàng) có thể nhận ra ngay lập tức – đặc biệt là khi bạn bị kẹt sau một chiếc xe tương tự trên một làn đường nông thôn.

  1. Harrods

 

 

 

Harrods đã chọn màu xanh đậm để thể hiện sự giàu có và đặc quyền

Ở đầu bên kia của thị trường, màu xanh lá cây đậm và lộng lẫy thường gắn liền với sự giàu có và uy tín – vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi cửa hàng bách hóa sang trọng Harrods đã xem màu này như một phần quan trọng trong kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình. Từ túi xách và các biển hiệu quảng cáo đến tất cả các sản phẩm mang thương hiệu riêng, sắc màu này quả thật toát lên sự đẳng cấp và tinh tế.

  1. Starbucks

Màu xanh trong logo của Starbucks logo được tham khảo từ Đại học San Francisco

Ra đời vào năm 1972, Starbucks bắt đầu với một logo màu nâu, và điều này hoàn toàn thích hợp khi lúc đầu hãng chỉ bán hạt cà phê, thay vì đưa ra những ý tưởng say mê về việc mang lại những tách cà phê cho khách hàng.  – sau đó vào năm 1987, biểu tượng nàng tiên cá đã được đổi thành màu xanh lá cây. Nguyên nhân của việc thay đổi là gì? Câu trả lời hẳn có liên quan đến Đại học San Francisco, nơi đào tạo cả ba người sáng lập của thương hiệu nổi tiếng này.

Xanh lam

Màu xanh lam là một màu mát mẻ, trong sáng, mang lại cảm giác đáng tin cậy và thường là màu sắc được các tổ chức tài chính lựa chọn – đặc biệt là Barclays.

  1. NHS

Dịch vụ y tế quốc gia ở Anh đã sử dụng màu vàng để tạo cảm giác yên tâm và thu hút người dùng.

Tại Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia đã đặc biệt tận dụng các đặc tính mát mẻ, khả năng mang lại cảm giác yên tâm và an toàn của màu xanh lam khi sử dụng màu này.

  1. Tiffany & Co

Tiffany đã đăng ký thành công màu xanh “trứng chim cổ đỏ Bắc Mỹ” cho thương hiệu của mình

Tất nhiên, tương tự như màu đỏ, màu xanh lam được sử dụng rất rộng rãi trong hàng loạt các thương hiệu khác nhau nên rất khó để khẳng định tính nổi bật của màu này trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể: Thương hiệu Tiffany đã giải quyết vấn đề này bằng màu xanh ‘trứng chim cổ đỏ Bắc Mỹ’ đặc trưng, được đăng ký nhãn hiệu là Tiffany Blue và màu này được dùng rộng rãi từ hộp đựng trang sức, túi xách mua sắm đến các quảng cáo.

  1. Facebook

Facebook vẫn giữ màu xanh lam dù hãng có thay đổi logo

Từ năm 2006, kể từ khi Hội đồng Cuba đưa ra thiết kế logo Facebook đầu tiên, logo này đã được tinh chỉnh trong nhiều năm qua. Trong đó, đáng kể nhất là những thay đổi đối với logo Messenger. Tuy nhiên, logo ban đầu của Facebook vẫn giữ nguyên màu xanh lam mà Mark Zuckerberg đã chọn do chứng mù màu của ông ấy.

Tím

Hoa oải hương nhạt mang lại cảm giác hoài cổ, đa cảm, trong khi màu tím đậm hơn, lộng lẫy hơn lại có một giai điệu tinh tế thường liên quan đến hoàng gia.

  1. Cadbury’s

Màu tím Pantone 2685C đã gắn liền với thương hiệu Cadbury

Nhìn vào sô cô la của Cadbury, chúng ta sẽ nhận ra sự liên kết giữa màu sắc và thương hiệu: Mã màu Pantone 2685C đã trở thành màu chính thức của Cadbury.

Màu tím và thương hiệu Cadbury đã làm bạn đồng hành kể từ năm 1914, và điều này trở thành nổi khốn khổ cho bất kỳ thương hiệu nào cố gắng dành quyền khẳng định màu sắc đó: Nestlé đã cố gắng và thất bại, còn hãng Cadbury đã giành được quyền sử dụng độc quyền cho bao bì đồ uống và sản phẩm sô cô la dạng thanh của mình. Sự liên kết đã ăn sâu đến mức họ đủ tự tin không nhắc đến thương hiệu trong các quảng cáo của mình, như trong đoạn chú khỉ Gorilla đoạt giải Black Pencil của Fallon.

Nâu

Gắn liền với đất, gợi lên sự trung thực và đơn giản, màu nâu (cũng như màu xanh lá cây) thường được các công ty hữu cơ sử dụng để nhấn mạnh mối liên hệ của với đất – mặc dù ngoài lĩnh vực này, các thương hiệu tránh việc sử dụng màu này do những ý niệm tiêu cực liên quan với ‘ bụi bẩn ‘, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào sắc thái màu nào được chọn. Việc màu nâu che giấu bụi bẩn có thể trở thành một lợi thế của công ty – đây là một lý do mà các xe lửa chở hàng khách Pullman đã phát triển một sắc nâu riêng biệt của họ.

  1. UPS

Màu sắc đã trở thành các gọi tên ngắn gọn của công ty  (‘What can Brown do for you?’)

Và Bưu điện Hoa Kỳ đã chọn màu Pullman Brown vào năm 1916, vì sự kết hợp của nhiều lý do thực tế đồng thời cùng một lý do khác là màu này được coi là “chuẩn mực của sự sang trọng” vào thời đó. Điều này trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của UPS, thậm chí khi nhắc đến công ty, chỉ cần nhắc đến màu nâu là mọi người đã hiểu, như trong một khẩu hiệu trước đây: ‘What can Brown do for you?’

Màu sắc đã trở thành biểu tượng đặc trưng khi nhắc đến công ty (‘What can Brown do for you?)

Hồng

Mức độ đậm nhạt mà màu hồng được sử dụng tạo ra sự khác biệt lớn đối với tác động của nó. Các sắc thái nhẹ nhàng thường mang ‘nữ tính’, trong khi màu hồng bụi lại mang giai điệu tình cảm – cả hai cách sử dụng đều tương đối rập khuôn và được áp dụng ở mọi nơi. Chính vì vậy việc đứng nổi bật với mục tiêu đó là điều gần như không thể.

  1. T-Mobile

T-Mobile sử dụng màu hồng để thu hút sự chú ý

Màu hồng rực rỡ, nóng bỏng mang một năng lượng trẻ trung và cảm giác vui vẻ, thường lại phù hợp với các sản phẩm hợp thời trang, và không quá đắt đỏ cho các phụ nữ trẻ – nhưng càng ngày, các lĩnh vực kinh doanh cần những màu sắc tươi sáng cũng bắt đầu sử dụng các sắc màu này nhiều hơn.  T-Mobile đã đăng ký màu đỏ tía bắt mắt (Magenta) từ năm 2000 và sử dụng màu này cho khắp các cửa hàng và thương hiệu của mình. Lastminute.com cũng sử dụng một sắc màu tương tự.

Đen

Hầu hết các thương hiệu đều sử dụng màu đen trong việc xây dựng thương hiệu của họ ở một mức độ nào đó. Nhưng một khi được sử dụng làm màu thương hiệu chính, thì màu này mang lại hiệu ứng đậm, mạnh mẽ, cổ điển tạo cảm giác tự tin và tinh tế, phù hợp với các sản phẩm đắt tiền hơn.

  1. Hotel Chocolat

Hotel Chocolat dùng màu đen cho các cửa hàng, bao bì và thương hiệu.

Một ví dụ điển hình là công ty bánh kẹo cao cấp của Anh, Hotel Chocolat. Công ty đã dùng màu đen cho toàn bộ các cửa hàng, bao bì cũng như nhãn hiệu của mình, tương tự như màu sẫm nhất của sô cô la đen.

  1. Guinness

Guinness đã tạo cho màu đen của thức uống một vị trí tuyệt vời khi làm thương hiệu

Tất nhiên, khi màu sắc là một trong những điểm đặc trưng nhất của sản phẩm, thì việc nhấn mạnh về màu sắc trong khi quảng cáo về thương hiệu là hoàn toàn hợp lý. Điều này thể hiện rất rõ trong trường hợp của The Black Stuff. Biểu tượng Ireland này đã sử dụng màu đen và trắng một cách phóng khoáng trong các quảng cáo từng đoạt nhiều giải thưởng, bao gồm cả quảng cáo người lướt sóng rất đặc trưng của nó.

Trắng

Trong việc làm thương hiệu, màu trắng gắn liền với sự đơn giản và tinh khiết. Khi được sử dụng trong các bảng hiệu, độ sáng của nó ngay lập tức bắt mắt người nhìn. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và dùng cho trẻ em thường xuyên tận dụng màu này. Và kết quả là, muốn màu này nổi bật là một điều rất khó khăn.

  1. Apple

Apple dùng màu trắng để gợi lên cảm giác tinh khiết và hoàn hảo

Các lĩnh vực công nghệ và máy tính thường không sử dụng màu trắng: ở đây, Cupertino đã giải quyết được tất cả những mối bận tâm này. Cho dù đó là sự đơn giản nhẹ nhàng của bao bì hay sự tinh khiết đơn thuần của logo (vốn đã bỏ sọc cầu vồng từ lâu), Apple đã sử dụng màu trắng theo một cách rất độc đáo. Các quảng cáo giới thiệu AirPods Pro màu trắng đã nói lên tất cả.

Nguồn: creativebloq.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay