Thiết kế vốn là một ngành nghệ thuật sáng tạo, thế nên nếu bạn là một nhà thiết kế, thì bạn hẳn đã sở hữu một tâm hồn sáng tạo. Giờ thì vấn đề là, đôi khi vào giai đoạn chạy nước rút, việc sáng tạo sẽ phải nhường bước một chút và sử dụng các thiết kế đầy cảm hứng lại giúp bạn dễ dàng thỏa mãn “khẩu vị” của khách hàng. Thiết kế đồ họa là nơi bạn sẽ tìm thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và sáng tạo. Thế nên, một số bạn sẽ mắc kẹt trong việc nghiên cứu công nghệ. Nhưng nếu thật sự mong muốn trở thành một trong những nhà thiết kế đồ họa sáng tạo giỏi nhất, thì bạn cần phải trải qua quá trình thực tập chính thức, và vấn đề giáo dục là rất quan trọng. Không có các kiến thức nhất định, bạn sẽ không thể nào nâng cao khả năng sáng tạo được.
Chính xác thì chuyên viên thiết kế đồ họa sẽ làm gì?
Chuyên viên thiết kế đồ họa chịu trách nhiệm nghĩ ra ý tưởng và thiết kế brochure, quảng cáo cũng như các tài liệu cho marketing. Họ không phải là bộ mặt của ngành quảng cáo, thay vào đó, họ làm việc ở hậu phương, trước màn hình máy tính và đồng thời cũng có quyền hạn sử dụng các công cụ hỗ trợ.Bạn sẽ thấy một số chuyên viên thiết kế đồ họa tự làm việc kinh doanh riêng, nhưng cũng có những người làm việc tại các công ty lớn, với tư cách là một phần của đội ngũ chịu trách nhiệm mảng thiết kế đồ họa. Dưới đây là danh sách công việc thường đi liền với thiết kế đồ họa, đó là thiết kế sách, logo, thiết kế web, thiết kế chữ typography, quảng cáo, bao bì, v.v.. Mục tiêu chính của người thiết kế đồ họa chính là truyền tải thông điệp đến khách hàng, khi thiết kế bất cứ thứ gì họ đều phải ghi nhớ điều này.
Các kĩ năng thiết yếu để trở thành một nhà thiết kế đồ họa:
Kĩ năng phân tích và sáng tạo là hai kĩ năng được yêu cầu với bất kì nhà thiết kế đồ họa nào. Nhiều bạn designer thấy thoải mái hơn khi vạch ra bản phác thảo thô trên giấy, để họ có thể đưa ra ý tưởng về quá trình suy nghĩ và một khi khách hàng chốt lại, họ sẽ bắt đầu thực hiện bản phác thảo cuối trên máy tính. Đây là cách thực hành thông dụng của nhiều bạn thiết kế đồ họa. Một điều quan trọng nữa trong giới thiết kế đồ họa chính là quản lý thời gian. Họ phải làm nhiều công việc cùng lúc, thế nên, nếu không quản lý thời gian tốt, thì sẽ có nguy cơ bị trễ hạn giao thiết kế.
Giao tiếp cũng là một kĩ năng giúp nhà thiết kế đồ họa rất nhiều trong công việc, vì họ sẽ phải giao tiếp với khách hàng về những điều khách hàng mong đợi và liệu thiết kế đã đi đúng hướng chưa. Công việc của nhà thiết kế đồ họa là phải bảo đảm rằng tác phẩm thiết kế đồ họa sáng tạo đã truyền tải chính xác cảm xúc và đáp án cho tất cả câu hỏi bằng hình ảnh. Tóm lại, hiển thị hình ảnh mà nhà thiết kế tạo ra phải tạo được ấn tượng với tâm trí của khách hàng. Chất lượng tốt nhất mà mà nhà thiết kế có thể thể hiện chính là chất lượng của một người tư duy trực quan có khả năng diễn tả hiệu quả và sáng tạo tất cả suy nghĩ của người đó trên bức tranh vẽ.
Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế đồ họa sáng tạo?
Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế đồ họa sáng tạo, thì bạn sẽ phải đạt được các kĩ năng, và bạn chỉ có thể thành công khi bạn sở hữu kiến thức nhất định về vấn đề cần giải quyết. Các kĩ thuật công nghệ trong thiết kế đồ họa luôn thay đổi không ngừng và để bắt kịp xu hướng, bạn phải luôn săn lùng kiến thức mới.
1. Góp nhặt từng chút cảm hứng:
Dù đang ở vị trí nào, bạn vẫn phải giữ tỉnh táo để tìm nguồn cảm hứng và nếu có thứ gì đó truyền cảm hứng cho bạn, thì hãy lưu giữ lại ngay. Tạo bộ sưu tập đủ loại khác nhau và lưu vào thư mục để có thể xem xét khi bạn muốn. Trong trường hợp bạn bí ý tưởng, thì hãy tham khảo tất cả bộ sưu tập này và bạn sẽ thấy có biết bao ý tưởng tuyệt vời và sáng tạo bạn nhận được từ đó. Internet cũng là một nơi để bạn khám phá tùy ý thích và bạn có thể lưu lại các nguồn cảm hứng vào một nơi trên hệ thống.
2. Blog là một nguồn to lớn:
Hiện nay người người nhà nhà đều viết blog và đây chắc chắn là một điều tốt, vì khi bạn có một anh bạn thiết kế đồ họa viết blog về cuộc sống và hoạt động sáng tạo của anh ấy, thì khi đọc kỹ blog đó, bạn sẽ nhận được nhiều cảm hứng. Bạn cũng có thể học hỏi nhiều từ blog của họ, những trải nghiệm đó ắt hẳn sẽ bổ ích cho bạn.
3. Xem ảnh:
Hãy xem các bức ảnh đẹp và lưu lại để tham khảo sau. Nhiếp ảnh là một phương thức tốt để bạn thực tập phần ánh sáng, màu sắc và bố cục chính xác. Nếu bạn nắm bắt được, đây chính là một nguồn động lực to lớn cho hoạt động sáng tạo của bạn. Nhưng khi sử dụng hình ảnh làm nguồn cảm hứng, hãy luôn nhớ tôn trọng vấn đề bản quyền.
4. Tạo các bản mẫu miễn phí:
Khi bạn đang muốn nâng cao kĩ năng sáng tạo thì điều quan trọng nhất là thu thập dữ liệu và làm việc để tái tạo ra một số nhãn hiệu hoặc tiêu đề, logo, mock website hoặc thậm chí là danh thiếp. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng tất cả thiết kế này, khi bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng, thì catalogue đầy sáng tạo này sẽ giúp bạn giành được sự tin tưởng từ họ. Họ sẽ biết được bạn luôn nói đi đôi với làm.
5. Trao đổi với các bạn designer khác:
Có rất nhiều sự kiện nơi các ý tưởng lớn có thể gặp nhau. Nếu bạn có thể tham dự loại sự kiện này, đó chính là cơ hội tuyệt vời để nâng cao các kĩ năng của bạn. Bạn có thể tìm thấy những nhà thiết kế đầy tài năng và kinh nghiệm nữa.
6. Khám phá thực tế:
Với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa, bạn có thể được truyền cảm hứng từ bộ phim Avatar, nhưng cho ra đời một thứ hùng vĩ như thế thì quá xa vời với một bạn thiết kế đồ họa. Không phải là do nhà thiết kế đồ họa chưa đủ sáng tạo, mà vấn đề thực tế là dưới tư cách một người thiết kế đồ họa, bạn không có quá nhiều ngân sách và công nghệ để tạo ra một thứ quá ám ảnh như vậy. Nếu bạn muốn người xem để mắt đến sự sáng tạo của bạn, thì phải nhặt ra một mảng thực tế và khiến chúng trở nên tuyệt diệu, khiến chúng trở nên gần gũi nhưng không ai nhìn chúng như cách bạn đã làm. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh được tiềm năng của mình với tư cách một nhà thiết kế đồ họa sáng tạo.
7. Hãy để ngôn từ tự giãi bày ý nghĩa của nó:
Nếu bạn muốn khám phá sức sáng tạo, hãy để ngôn từ tự minh họa chúng. Đôi lúc bạn sẽ thấy logo phim miêu tả thể loại của phim đó, nên nếu đó là phim hài, thì tên phim sẽ được viết theo cách mang đến cảm giác hài hước. Do đó, là một nhà thiết kế đồ họa sáng tạo, nếu bạn nhận được một từ, thì hãy khám phá cảm giác của từ đó và khắc họa nó theo chính cách đó.
8. Phức tạp cũng có thể thú vị:
Có một câu nói “Đơn giản là nhất”, nhưng bạn có thể khám phá khả năng sáng tạo của mình bằng cách kết hợp thật nhiều thứ vào một logo mà không khiến mọi thứ lộn xộn lên. Không dễ dàng gì để làm việc với hàng loạt ý tưởng trong một logo và cho ra đời một thứ thú vị, bởi lẽ phần lớn thì bạn sẽ thấy thành quả cuối cùng trông như một cây thông Noel.
9. Khiến phần nhìn thật hấp dẫn:
Thử thách lớn nhất là làm cho một bài báo cáo thú vị được hiển thị hấp dẫn tương đương . Điều này chỉ có thể thực thi bởi một nhà thiết kế đồ họa đủ sáng tạo để cho ra đời những ý tưởng phù hợp với báo cáo đó.
10. Các video hướng dẫn có mặt đúng lúc:
Nếu bạn là lính mới hoặc bạn đang khám phá con đường mới vốn không phải là thế mạnh của bạn, thì các video hướng dẫn chính là cách tốt nhất để học thêm các mánh khóe mới. Hãy làm việc với các video này để làm quen với phương pháp mới và tiếp tục làm cho đến khi bạn giỏi về việc đó. Phát triển kĩ năng của bạn và các video hướng dẫn sẽ giúp bạn làm điều này thật dễ dàng.
11. Tái thiết kế lại tác phẩm của người khác:
Nếu bạn có lướt qua vài thiết kế có tính sáng tạo cao, thì bạn có thể tái thiết kế lại chúng và xem thử bạn có thể vượt qua cái bóng của tác phẩm đó không. Nếu bạn làm được, bạn sẽ có thể tìm ra lỗi của nhà thiết kế đó và điều đó chắc chắn giúp bạn phát triển các kĩ năng của bạn.
12. Có một chứng chỉ:
Trong trường hợp bạn không sở hữu bất kì bằng cấp chính quy nào về thiết kế đồ họa, thì có trong tay chứng chỉ chính là điều thực tế đầu tiên bạn phải làm, vì nó sẽ giúp bạn hiểu rõ chuyên ngành hơn. Không chỉ thế, bạn cũng sẽ nắm được các kĩ thuật sử dụng để tạo ra các tác phẩm thiết kế sáng tạo tuyệt vời.
13. Du lịch cũng là một nguồn cảm hứng:
Khả năng sáng tạo có thể nâng cao khi bạn du lịch nhiều, vì khi bạn di chuyển từ nước này sang nước khác hoặc thậm chí đi từ nơi này sang nơi khác, điều đó sẽ giúp bạn chứng kiến các thay đổi văn hóa vốn là một phần của xã hội. Hơn nữa, ta đều biết rằng thay đổi văn hóa là một nguồn cảm hứng to lớn, thế nên khi bạn làm trong lĩnh vực sáng tạo cao, thì du lịch chắc chắn giúp bạn khám phá sắc thái từng nền văn hóa và cuối cùng bạn sẽ thu thập được rất nhiều trải nhiệm đủ để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo chói sáng.
14. Có công mài sắt có ngày nên kim:
Đừng bao giờ từ bỏ việc phác thảo, bạn chỉ có thể cho ra đời những thứ sáng tạo khi bạn thực hành thật nhiều trên thiết kế và nắm vững mỹ thuật. Khi bạn tự tin về điều bạn làm, bạn sẽ trải nghiệm càng nhiều hơn và theo cách nào đó, sáng tạo liên quan mật thiết đến việc trải nghiệm. Bạn phải bước đi trên con đường mà bạn chưa từng biết đến và quan sát kết quả. Bạn phải phác thảo thật nhiều vì chỉ như vậy mới giúp bạn cho ra đời những ý tưởng vững chắc.
15. Rắc rối chính là giải pháp:
Các vấn đề nan giải và việc thiết kế luôn song hành cùng nhau, nhưng vấn đề chính là hầu hết bài toán khó đều khá nhàm chán. Bạn phải tìm cách áp sự sáng tạo vào đó và khiến mọi thứ trở nên thú vị với người xem hơn. Sự sáng tạo của bạn chính là điều khiến thứ nhàm chán trở nên thú vị. Phần lớn thời gian bạn sẽ có các vị khách mang đến những ý tưởng mơ hồ và không chỉ thế, họ còn muốn bạn tạo ra những điều vĩ đại với ngân sách siêu thấp. Khi đó thử thách của bạn là phải biết chấp nhận và cho ra đời những ý tưởng tuyệt diệu, gây ấn tượng với khách hàng.
Nguồn: www.linkedin.com