13 MẸO, THỦ THUẬT VÀ TÍNH NĂNG ẨN KHI SỬ DỤNG ZOOM
Bài viết thực hiện bởi Anh Trâm
Ngày đăng 23/09/2023
Share

Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc học tại nhà qua phần mềm trực tuyến đang là xu hướng TẤT YẾU. Trường gửi các bạn cách sử dụng phần mềm ZOOM hiệu quả qua bài viết sau:

13 MẸO, THỦ THUẬT VÀ TÍNH NĂNG ẨN KHI SỬ DỤNG ZOOM

Hãy học cách thay đổi ảnh nền, các thiết lập âm thanh và video của bạn, và cách chia sẻ màn hình của mình

Ứng dụng chat và họp video trực tuyến Zoom đã trở thành công cụ phổ biến một cách điên cuồng đối với hàng triệu người để làm việc và học tập từ nhà trong suốt thời gian dịch bệnh do virus corona gây ra. Cho dù bạn đã sử dụng Zoom hàng năm trời hay chỉ mới đăng kí sử dụng nó, có khá nhiều thủ thuật hữu ích cũng như những tính năng ẩn vui vẻ bạn có thể dùng để nâng tầm trải nghiệm sử dụng của mình.

Dưới đây là 13 cách để trở thành một bậc thầy sử dụng Zoom.

Đọc thêm: Những thủ thuật đỉnh cao khi sử dụng webcam

  1. Thay đổi ảnh nền

Thay ảnh nền Zoom của bạn thành bất cứ bức ảnh nào bạn muốn

Di chuyển bản thân tới bãi biển, không gian ngoài vũ trụ hay bất cứ nơi nào bạn có thể tưởng tượng ra bằng cách cá nhân hóa ảnh nền của mình trong các cuộc gọi Zoom – ai cũng làm điều này ngày nay. Bạn có thể đọc hướng dẫn thực hiện từng bước để thay hình nền Zoom của chúng tôi đối với phiên bản Zoom trên máy tính và điện thoại, nhưng về cơ bản thì bạn đi tới “Setting > Virtual Background” và lựa chọn hoặc tải lên hình ảnh mà bạn muốn từ đó. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng hệ thống của bạn đáp ứng tất cả những yêu cầu để làm việc đó.

Đọc thêm: 10 video chat video miễn phí có thể sử dụng khi bạn đang cách li xã hội

  1. Tắt âm thanh và camera một cách mặc định

Việc lần mò tìm kiếm nút tắt âm thành và camera ngay khi bắt đầu một cuộc họp trực tuyến đã trở thành một việc lỗi thời. Hãy ngăn không cho đồng nghiệp của bạn nhìn thấy đầu giường của bạn hay nghe tiếng mèo của bạn kêu bằng cách tắt những phần tiếng/hình nay một cách mặc định. Để làm điều này, bạn đi tới “Settings > Audio > Mute microphone when joining a meeting” và sau đó là “Settings > Video > Turn off my video when joining a meeting”.

  1. Bật và tắt tiếng bằng phím cách (Space)

Khi bạn được gọi tới lượt nói, không cần mất công click vào nút microphone. Đơn giản hơn, bạn có thể ấn và giữ phím cách (Space) để bật/tắt nhanh micro của mình, ngay từ bàn phím của bạn.

Đọc thêm: Zoom, Skype, Facetime: 11 thủ thuật cho những ứng dụng chat video của bạn

  1. Bày tỏ cảm xúc với emoji

Nếu bạn tắt tiếng trong một cuộc họp, bạn vẫn có thể để người chủ trì biết những ý nghĩ của mình với những bộ emoji đa dạng. Hãy gửi một biểu tượng Link hoặc emoji vỗ tay để giao tiếp mà không làm gián đoạn cuộc họp (một cách mặc định, những biểu tượng này có tông da vàng, nhưng bạn có thể tùy biến điều này trong ứng dụng phiên bản Desktop).

Để bày tỏ cảm xúc, thái độ trong một cuộc họp, click vào tan “Reactions” ở cuối màn hình cuộc học (nó cùng thanh công cụ với nút tắt âm thanh/hình ảnh, ở bên phải) và chọn biểu tượng bạn muốn gửi. Emoji sẽ biến mất sau 5 giây.

Nếu người tổ chức cuộc họp cho phép tính năng phản hồi cử chỉ, những người tham dự có thể gửi những icon như một cánh tay dơ lên ngay cạnh tên của mình để giao tiếp. Mọi người tham dự sẽ có thể nhìn thấy phản hồi của những người khác.

Coronavirus đang lây lan trên cấp độ toàn cầu

  1. Học những tổ hợp phím tắt hữu ích

Đối với những người không thích click quá nhiều trên màn hình, Zoom có cả đống những tổ hợp phím tắt trên bàn phím giúp bạn điều hướng trong ứng dụng phiên bản desktop mà không cần sử dụng tới chuột. Hãy tìm những lênh để tham gia một cuộc họp, bắt đầu hoặc kết thúc ghi âm, vào chế độ toàn màn hình và chia sẻ màn hình của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Danh sách đầy đủ các phím tắt của Zoom.

  1. Bật chế độ xem toàn cảnh (galaxy view)

Galaxy view cho phép bạn nhìn mọi người trong cuộc họp cùng một lúc, thay vì chỉ được nhìn người đang nói. Để bật tính năng này lên, hãy click vào tab “Galaxy view” ở góc trên bên phải. Nếu cuộc họp gồm 49 người hoặc ít hơn, bạn sẽ thấy tất cả màn hình của họ được hiển thị trong một trang. Nếu có nhiều hơn, bạn sẽ có tùy chọn di chuyển giữa nhiều trang khác nhau. Tắt tính năng này bằng cách click vào “Speaker view” cũng ở vị trí góc trên bên phải.

  1. Ẩn những người tham gia đã tắt camera

Trong một cuộc họp quy mô lớn hơn, màn hình của bạn có thể sẽ trở nên rối rắm với quá nhiều người tham dự, điều gây mất tập trung, đặc biệt nếu một vài người trong đó không bật camera. Ẩn những người dùng đã tắt hình bằng cách đi đến “Settings > Video > Meetings” và tích vào “Hide nonvideo participants”. Giờ thì bạn chỉ bị phân tâm bởi vật nuôi và con cái của những người đồng nghiệp đang bật camera thôi!

  1. Chia sẻ màn hình của bạn

Chia sẻ màn hình của bạn cho một cuộc họp Zoom (hoặc để xem một bộ phim hoặc chơi một trò chơi) với những người tham gia khác bằng click vào icon “Share screen” ở thanh công cụ ở cuối trang cuộc họp. Bạn sẽ có tùy chọn chia sẻ toàn bộ desktop của mình, hoặc chỉ một cửa sổ bạn mở ra. Click vào nút “Stop Share” màu đỏ ở trên đầu màn hình để quay về chế độ bình thường trong cuộc họp.

  1. Bật bộ lọc làm đẹp

Tới thời điểm này, nếu bạn biết những lời khuyên về làm việc từ xa là nên ăn mặc chỉnh tề và trông giống với ngày làm việc bình thường, nhưng vẫn chưa tự tin rằng mình trông tốt nhất, tính năng Touch Up My Appearance của Zoom có thể là câu trả lời bạn tìm kiếm. Bộ lọc này có mục đích làm mịn vẻ ngoài của bạn, khiến bạn trông đẹp hơn và ưa nhìn hơn. Nếu bạn từng sử dụng chế độ làm đẹp trong app camera của điện thoại, bạn biết mình sẽ nhận được điều gì từ bộ lọc này.

Để bật tính năng này, click vào mũi tên lên trên bên cạnh “Start Video”. Click vào “Video Settings” và dưới “Video”, tích vào “Touch Up My Appearance”.

  1. Ghi âm cuộc họp vào máy tính của bạn

Cả hai nhóm người dùng miễn phí và trả phí của Zoom đều có thể ghi âm cuộc họp của mình và lưu vào laptop hoặc máy tính để bàn nếu sử dụng phiên bản desktop của phần mềm (bạn có thể ghi âm trên phiên bản điện thoại chỉ khi bạn là người dùng trả phí). Những tệp ghi âm này sau đó có thể được tải lên một dịch vụ lưu trữ như Google Drive hoặc Dropbox, hoặc một dịch vụ truyền tải video nào đó như Youtube hoặc Vimeo.

Để bật tính năng ghi âm trên thiết bị, đi đến “Settings > Recording” và bật nó lên. Khi bạn đang chủ trì một cuộc họp Zoom, click vào icon “Record” ở thanh công cụ phía dưới.

  1. Ghi âm một cuộc họp và lưu lên đám mây

Nếu bạn có một thuê bao Zoom trả phí (từ $15 mỗi tháng), bạn có thể ghi âm và lưu trực tiếp vào lưu trữ đám mây của mình (hoặc lưu vào máy tính nếu bạn thích). Bấm vào nút ghi âm ở thanh công cụ phía dưới, bạn sẽ có tùy chọn để lưu nó cả ở thiết bị hoặc ở trên bộ nhớ lưu trữ đám mây của mình. Bạn có thể làm điều nay cả trên phiên bản desktop hay di động.

  1. Tổ chức một cuộc họp dài hơn 40 phút

Ở gói miễn phí, cuộc họp nhóm có thời gian tối đa là 40 phút (mặc dù chat giữa 2 người dùng thì không giới hạn). Để được không giới hạn, hãy nâng cấp lên gói thuê bao trả phí.

  1. Tổ chức cuộc họp nhiều hơn 100 người

Nếu bạn có một nhóm thành viên nhiều hơn 100 người để tổ chức họp cho công việc hoặc trường học của mình, bạn có thể nâng cấp lên một tài khoảng trả phí chuyên nghiệp. Nếu bạn nâng cấp lên gói trả phí cao nhất (Enterprise Plus), bạn có thể tổ chức cuộc họp tối đa 1000 người.

Để tìm hiểu nhiều thủ thuật hơn về cách li xã hội và tự cách li, hãy kiểm tra xem liệu bạn có thể sử dụng Zoom hay Skype để làm việc từ xa, cùng đọc hướng dẫn của chúng tôi về mọi thứ bạn cần để giữ gìn sức khỏe và thư giãn trong khi thực hiện cách li xã hội, và tất cả những mẹo thực tế để giúp tránh lây nhiễm coronavirus khi bạn rời nhà.

Nguồn: cnet.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay