Với năm 2020, các xu hướng thiết kế đồ họa đã chạm tới một cột mốc quan trọng. Nó là một bình minh của một kỉ nguyên mới, và ngành thiết kế đồ họa đã sẵn sàng để đạt được những đỉnh cao mới khi các nhà thiết kế bắt đầu định nghĩa thời kì này. Tôi có một cảm giác rằng mọi thứ đều có thể xảy ra – rằng chúng ta sắp được chứng kiến cuộc cách mạng tiếp theo của ngành thiết kế đồ họa bởi chúng ta biết điều đó.
Mặc dù có thể phải chờ thêm một vài năm để cuộc cách mạng thực sự diễn ra, các nhà thiết kế đã cho chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của những thứ đang đến. Hãy cùng nhau xem qua những xu hướng đáng chú ý của năm 2020 đang bắt đầu khắc họa bức tranh của ngành trong năm sắp tới.
Những xu hướng thiết kế đồ họa đáng chú ý nhất năm 2020 là:
- Những bảng màu viễn tưởng
- Những phong cách nghệ thuật đường phố
- Sự đường nét đối xứng siêu mỏng
- Cắt dán giấy
- Kiểu chữ viết tay với cá tính mạnh mẽ
- Thẩm mỹ phản địa đàng (Dystopian)
- Phong cách hoài cổ
- Những chuỗi hoạt họa nối tiếp không ngừng
- Hiệu ứng vát và đục
- Minh họa dữ liệu sinh động
- Những bảng màu viễn tưởng
Một bìa sách theo phong cách viễn tưởng với những sắc hồng bão hòa, thiết kế bởi CirceCorp
Một thiết kế poster Nhật Bản với gam màu neon sáng, nguồn: Moss và Fog
Một hình minh họa giày dép màu neon sáng sủa, thiết kế bởi Vuk N.
Một hoạt họa VR viễn tưởng 3D, nguồn META trên Behance.
– Ryan Hayward, nhà thiết kế và nhà sáng lập của pitchproof
Đường phố của chúng ta có lẽ tràn ngập những chiếc xe máy điện thay vì ô tô bay, nhưng hãy xem xét máy vi tính đang được tích hợp sâu sắc vào cuộc sống của chúng ta như thế nào, điều này thực sự đem lại cảm giác rằng chúng ta đang sống ở tương lai. Đối với thiết kế đồ họa, những chủ đề tương lai thường được thể hiện với màu sắc – đặc biệt là những sắc độ sáng màu và có độ bão hòa cao mà thường chúng ta không nhìn thấy trong tự nhiên. Những màu sắc này thường gắn liền với xu hướng viễn tưởng, một thể loại khoa học thường miêu tả những thành phố tăm tối, kì dị, với tông màu chủ đạo là neon, như trong bộ phim Blade Runner.
Hãy trông đợi những bảng màu trong năm 2020 sẽ trở nên sinh động và rực rỡ hơn nữa.
Một logo dạng viết tay óng ánh dành cho một thương hiệu mỹ phẩm, thiết kế bởi Huntress TM
Một thiết kế logo nghệ thuật đứt đoạn của PrstiPerje
Một thiết kế bao bì với gam màu neon, thực hiện bởi athenabelle
Một thiết kế bao bì sáng màu, trừu tượng thực hiện bởi Terry Bogard
– Adrianne Mesnard, Giám Đốc Nghệ Thuật tại 99designs
Trên thực tế, những bảng màu viễn tưởng tạo ra trải nghiệm siêu thực cho người xem rằng họ không thể trải nghiệm nó trong đời thực, giống như trong thiết kế Pepper Pack Design dưới đây. Độ sáng của chúng cũng khiến cho thiết kế có cảm giác thân thiện và mời gọi hơn, bất chấp sự thật là chúng đang thu hút sự chú ý của người xem một cách táo bạo và điên cuồng.
Một thiết kế hoa cỏ sôi động, kì dị thực hiện bởi Pepper Pack Design
Một thiết kế bao bì hoa văn, bão hòa màu thực hiện bởi ANAMOLLY
– Ben Vander Veen, Giám Đốc Nghệ Thuật và nhà sáng lập của Moss and Fog
Đối với xu hướng này, những màu neon tạo ra nét chấm phá màu sắc êm dịu tương phản lại không gian đô thị tăm tối, và tương tự như thế, những thiết kế tận dụng những bảng màu như vậy có thể thắp sáng chính bạn, đôi khi là cả thế giới ảm đạm ngoài kia.
- Những phong cách nghệ thuật đường phố
Một thiết kế danh thiếp với hiệu ứng phun sơn thực hiện bởi Mark Ungẻ, nguồn: Behance
Một thiết kế logo với hiệu ứng phun sơn thực hiện bởi John Baiatul
Một thiết kế logo sắc sảo của austinminded
Một thiết kế danh thiếp thực hiện bởi steamdesign
Graffiti và những kĩ thuật nghệ thuật đường phố khác tự bản thân chúng đã mang trong mình sự hấp dẫn hoài cổ nhất định, khi gợi lên những hình ảnh của khung cảnh rách rưới của những năm 70, ánh đèn neon của những năm 80 và sự bụi bặm phong trần của những năm 90. Nhưng vào năm 2020, sự thể hiện của xu hướng này không chỉ là một màn quay lại. Sự trở lại của nghệ thuật đường phố trong thiết kế đồ họa đã trở nên chín muồi hơn bao giờ hết ở thời điểm này.
Một tấm bìa album bụi bặm hòa trộn ảnh chụp và hình minh họa, thực hiện bởi Artrocity
Poster phim theo phong cách nghệ thuật đường phố, thực hiện bởi Mastah Killah 187
Trải qua thập kỉ vừa rồi, việc học thiết kế đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này đồng nghĩa rằng có nhiều gương mặt mới đã tự gây dựng được tên tuổi bản thân, một điểm chung phù hợp với nét văn hóa “tự mình làm nên” của nghệ thuật đường phố.
Một thiết kế linh vật theo phong cách nghệ thuật đường phố, thực hiện bởi byX
Một hình minh họa áo thun với nền phun sơn, thiết kế bởi Johnny Kiotis
Một thiết kế web theo phong cách đường phố cho một hãng sản xuất âm nhạc, thực hiện bởi Anton Siribaddana
Với những sự gắt gỏng vốn có của nó (biết rằng nó gắn liền với sự phá hoại), graffiti cũng là một phong trào của sự tự do và nhiệt huyết, của việc phá vỡ những ràng buộc và những thông lệ có sẵn. Đó là thứ khiến bức ảnh trong thiết kế của Siribaddana có cảm giác như nó đang nhảy ra khỏi màn hình. Sau tất cả, xu hướng nghệ thuật đường phố mang lại vẻ thẩm mỹ hoàn hảo để chúng ta cảm giác như tương lai đang trong tay chính mình!
- Sự đường nét đối xứng siêu mỏng
Một thiết kế trừu tượng với những mẫu hình đối xứng siêu mỏng, thực hiện bởi Ian Douglas
Một hình minh họa áo thun với những nét mảnh tạo thành những hình khối trừu tượng, thực hiện bởi blue spin
Một hình minh họa logo trừu tượng với những nét mảnh tạo ra chiều sâu, thực hiện bởi Aleksandr Kandyba trên Behance
Một thiết kế poster trừu tượng, đối xứng với những màu sắc và hình khối siêu thực, thực hiện bởi Semih Kodarlak trên Dribbble
Như là một chi tiết cơ bản của thiết kế đồ họa, đường nét thể hiện dạng thức và bản chất của một vật thể. Những đường đối xứng minh họa những vật thể công nghệ được tạo ra bởi con người, trong khi những những đường cong thể hiện những dạng thức tự nhiên và hữu cơ hơn. Trong năm 2020, chúng ta sẽ thấy những nhà thiết kế hợp nhất những phong cách đường nét này để tạo ra những hình khối không ngờ tới. Những thiết kế này được dựa trên sự đối xứng khô cứng nhưng chúng vẫn có thể có cảm giác linh động và tinh tế. Chúng trông tựa như kim loại nhưng lại cuốn đi như làn khói.
Một thiết kế logo mềm mại, trừu tượng với những đường nét mảnh, uốn lượn như làn khói, thiết kế bởi Pixeleiderdown
Một hình minh họa hữu cơ, trừu tượng cho một website, thiết kế bởi Vuk N.
Một thiết kế logo dạng đường tròn bao gồm những đường nét mảnh, hữu cơ, thiết kế bởi undrthespellofmars
Một logo trừu tượng với những đường nét cực mỏng đánh lừa thị giác và hầu hết người xem sẽ nghĩ chúng hòa quyện vào nhau, thiết kế bởi Jack Begosian
– Jack Begosian, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Những chi tiết đối xứng siêu mỏng rất bóng bảy, trừu tượng và khó có thể có được nếu không có sự hỗ trợ của máy tính – điều giải thích phần nào lí do vì sao xu hướng này lại phổ biến đối với việc xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp công nghệ và công nghiệp. Phong cách này có vẻ thể hiện tương lai của công nghệ – thứ gì đó khó hình dung và nắm bắt cũng giống như việc chúng ta những năm qua đã mạo hiểm đầu tư vào “điện toán đám mây” – và xu hướng cũng nói lên những khả năng bí ẩn chờ đợi chúng ta ở năm sắp tới.
- Cắt dán giấy
Một thiết kế bìa sách đa lớp theo phong cách cắt dán, thiết kế bởi Meela
Một thiết kế bìa sách với những chi tiết giấy cắt dán, thực hiện bởi Anamaria Stefan
Một thiết kế bìa sách với những mảnh ghép là những hình minh họa, thiết kế bởi hortasar
Một thiết kế bìa sách bởi María Vargas
Các nhà thiết kế luôn luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm nguyên bản nhất cho người xem. Còn cách nào tốt hơn là mang tới người xem những tác phẩm thủ công đúng nghĩa?
Một thiết kế bìa sách với viền xù xì, thiết kế bởi nevergohungry
– Agnesema, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Nhiều thiết kế cắt ghép cố gắng đánh lừa mắt nhìn lầm tưởng về một hình ghép liền lạc trong khi thực tế nó lại được ghép từ nhiều hình khác nhau. Nhưng xu hướng của cắt dán trong năm 2020 là sẽ không cố che dấu và lừa người xem như vậy. Các nhà thiết kế sẽ hòa trộn những hình ảnh rõ ràng không ăn nhập với nhau, ví dụ như cắt ghép giữa những bức ảnh chụp và hình minh họa. Khai thác sự thao tác ảnh liền lạc, họ đang bỏ những hình ảnh lại với những góc cạnh và đường viền trắng đến từ việc cắt và dán nhanh chóng và ngẫu hứng. Hiệu ứng này được dùng để xóa nhòa giới hạn giữa sự tương phản và sự hài hòa, mang đến những chi tiết khác biệt này một loại vẻ đẹp của sự bất đồng bộ.
Một thiết kế bao bì cắt dán tối giản, thiết kế bởi Monostudio
Một hình minh họa cắt dán rực rỡ, thực hiện bởi Agnesema
Một thiết kế siêu thực, khập khiễng dành cho một trang blog, thiết kế bởi OtomPotom
– ON & ON, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Trong khi chúng rất nổi bật về mặt thị giác, hiệu ứng cắt dán vẫn nghiêng nhiều về nghệ thuật, khiến chúng là lựa chọn tuyệt vời cho những thiết kế poster, bìa sách hay các thiết kế ấn bản khác. Ví dụ, trong những bức ảnh cho blog thiết kế bởi OtomPotom trên đây, những chi tiết khập khiễng được đặt cùng nhau theo một phong cách siêu thực để minh họa những chủ đề trừu tượng được đề cập trong nội dung của trang blog.
- Kiểu chữ viết tay với cá tính mạnh mẽ
Một font chữ viết tay lộn xộn cho một thiết kế cốc giấy, thiết kế bởi halorena
Một thiết kế logo với kiểu chữ dạng viết tay, bởi Shkike
Một thiết kế bìa sách với chữ cái viết tay, thực hiện bởi semnitz
Một logo với những chữ cái minh họa, thiết kế bởi reza ernanda
– Terry Bogard, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Kiểu chữ đã luôn luôn là một chi tiết quan trọng của thiết kế đồ họa. Trong kỉ nguyên kĩ thuật số, khi mọi thứ phải ngay lập tức gây ấn tượng cho khách hàng, kiểu chữ đã trở nên trở nên vô cùng hữu ích nhờ sự cần thiết của nó. Những trong những năm gần đây, kiểu chữ ngày càng trở nên lớn hơn, đậm nét hơn, táo bạo hơn và có tính thử nghiệm hơn bằng những cách chúng ta chưa từng chứng kiến như thời đã qua của tạp chí và các mẩu quảng cáo dạng in.
Các nhà thiết kế đang chứng minh rằng thậm chí một tác phẩm thiết kế bị giới hạn bởi không gian và lượng chữ vẫn có thể phiêu lưu với những dạng thức kiểu chữ táo bạo.
– Ryan Hayward, nhà thiết kế và nhà sáng lập của pitchproof
Thiết kế áo thun thực hiện bởi Julia S.
Thiết kế bởi TikaDesign
Một thiết kế logo dạng viết tay độc đáo của finalidea
Một thiết kế logo thực hiện bởi QuattroCreative
– Meella, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Trong năm 2020, xu hướng của những kiểu font kích thước siêu lớn vẫn sẽ tiếp tục, nhưng theo hướng nhân bản hơn. Những chữ cái viết tay tùy biến vốn đã rất phổ biến, và kiểu chữ thương hiệu sẽ theo sau xu hướng này bằng cách trở nên rực rỡ, thiếu chính xác và kì dị.
Một thiết kế logo thực hiện bởi R A H A J O E
Thiết kế bởi Mky
Điều này có thể đạt được với những chữ cái trở nên sống động như những ví dụ trên đây. Các chữ cái có thể nhân hóa chủ thể của nó (như logo của Beast Mode) hoặc khác thường và không giống nhau (như trong thiết kế của Crazy Plant People) để mang lại cảm giác nhân bản đằng sau thương hiệu. Trong năm sắp tới, người tiêu dùng sẽ thèm khát những thiết kế được phác thảo thủ công bởi con người, và nó tùy thuộc vào các nhà thiết kế để mang đến loại hình thiết kế phù hợp để truyền tải thông điệp tới họ.
- Thẩm mỹ phong cách phản địa đàng (Dystopian)
Hình minh họa với phong cách phản địa đàng thực hiện bởi Chaos_Theory tưởng tượng ra tương lai của cây cối sống như những máy móc bị ẩn
Tàn tích và tro tàn thể hiện hình ảnh của một tương lai tăm tối và ảm đạm. Thiết kế bìa album bởi ARMOREDFATE.
Những chi tiết làm nhiễu kết hợp với công nghệ viễn tưởng tạo ra một vẻ ngoài phản địa đàng. Hình minh họa bởi Fiero.
Nhờ vào sự ám ảnh văn hóa của chúng ta với những bộ phim truyền hình như “Black Mirror” và “The Handmaid’s Tale”, phong cách phản địa đàng (Dystopia) đang tìm thấy một tiếng nói nhất định trong làng thiết kế. Dystopia (đối lập với utopia – địa đàng) nói chung thường dùng để nhắc đến những xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Từ quan điểm của giới thiết kế, chủ nghĩa phản địa đàng tìm kiếm sự thể hiện thông qua những bảng màu lạnh lẽo, kiểu chữ thiên hướng cơ khí hóa, những kĩ thuật nghệ thuật đứt đoạn, làm nhiễu, những hình ảnh hợp nhất công nghệ với những vật thể sống hoặc hoàn toàn loại bỏ con người ra khỏi khung cảnh.
Khi công nghệ vũ trụ chạm trán với những thảm họa trong thiết kế poster siêu thực, thiết kế bởi Shwin.
Hình ảnh của việc thay thế con người bằng những cỗ máy không mặt gợi ra một không khí phản địa đàng tăm tối. Thiết kế bìa sách thực hiện bởi CirceCorp.
Robot mèo này thể hiện một tinh thần kì diệu và viễn tưởng một cách lạ lùng. Thiết kế bìa album thực hiện bởi JACK – Fstudio.
Như là một mô típ hình ảnh, những cặp mắt gợi nhớ tới poster của nhân vật Anh cả (Big Brother) nổi tiếng trong tiểu thuyết viễn tưởng mang tên 1984. Thiết kế bởi MANTSA®.
Một vụ nổ bom hạt nhân, một kịch bản tận thế mang tinh thần phản địa đàng nếu bạn cảm nhận được. Thiết kế bởi ARMOREDFATE.
Những hình đa giác trừu tượng gợi lên sự mô hình hóa máy tính – thứ có cảm giác tương lai và phản địa đàng khi gộp lại với gương mặt của một người. Hình minh họa thực hiện bởi adisign09.
Mặc dù thể loại này chủ yếu mô tả về một tương lai tồi tề, mọi thứ không nhất thiết là không có hy vọng như vẻ ngoài của chúng. Dystopia thường sử dụng dạng thức của một câu chuyện nhân quả, cảnh báo chúng ta luôn phải tỉnh táo và cảnh giác. Nói chung xu hướng này xuất hiện chủ yếu trên cách dạng thiết kế minh họa như bìa album hay áo thun. Trong khi chúng có thể là bất ổn, những phong cách này là cách hữu hiệu để khiến người xem dừng lại và đánh giá lại thế giới xung quanh họ.
Phản địa đàng là một phong cách với điều gì đó để nói, và sự phổ biến của nó cho thấy trong năm 2020 các nhà thiết kế sẽ dành lấy microphone!
- Phong cách hoài cổ
Thiết kế logo hiện đại này mang vẻ ngoài của một tấm kính màu cổ điển. Thiết kế được thực hiện bởi Dusan Klepic DMTM
Ngôi sao năm cánh cổ điển và kĩ thuật điêu khắc gỗ có được một sự cập nhật đương đại trong thiết kế logo này, thực hiện bởi Irudh.
Thiết kế logo bởi SeaOx
Thiết kế logo của KisaDesign mang đến một sự cập nhật hiện đại, tối thiểu cho thiết kế bộ bài chơi.
Không có danh sách xu hướng thiết kế đồ họa nào có thể hoàn thiện nếu không đề cập tới việc phong cách hoài cổ đang có dấu hiệu quay trở lại. Tuy nhiên điều khiến năm 2020 độc đáo là ở sự siêu bắt chước: các nhà thiết kế không chỉ hồi sinh một kỉ nguyên cụ thể mà làm sống lại tất cả chúng. Cho dù nó là thời kì Victoria hay thời Trung cổ, Art Deco hay Art Nouveau, các phong cách nghệ thuật trong quá khứ đang hợp nhất với những thiết kế hiện đại trong một sự gán ghép theo niên đại khổng lồ.
– KisaDesign, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Một mặt, những xu hướng thiết kế đồ họa của năm 2020 đang thể hiện sự quay ngược trở về những xu hướng từ xa xưa. Họ đang tìm cách tái định nghĩa vẻ thẩm mỹ kĩ thuật số, và còn gì phù hợp hơn là những trào lưu của quá khứ. Đó là lý do vì sao phong cách thời kì Art Nouveau biến những chữ cái cơ bản dành cho Madeline Jordan Photography thành thứ gì đó đặc biệt.
Những đường nét đơn giản được dùng để tạo thành những chi tiết đối xứng phức tạp gợi nhớ tới art deco. Thiết kế bởi Skilline.
Chi tiết hình xoáy được kết hợp với chữ cái độc đáo thể hiện bộ mặt của nghệ thuật thời kì Art Nouveau. Thiết kế logo thực hiện bởi Akedis Design.
Thiết kế nhãn mác thực hiện bởi merci dsgn.
Mặt khác, các nhà thiết kế đang tận dụng sự tương phản giữa những hình ảnh số và những vẻ đẹp thẩm mỹ trong quá khứ để vãn hồi cho sự hùng vĩ và hoành tráng cổ xưa – thứ thường không được thể hiện trong những thiết kế dạng vector được đơn giản hóa quá mức. Bebop Guitar Series ở dưới đây mang đầy đủ ưu điểm của cả 2 thế giới cũ và mới bằng cách gộp những hình khối dạng vector với sự trừu tượng những năm 1920 của phong cách Harlem Renaissance.
Những hình khối phẳng dạng vector tạo ra những hình dạng trừu tượng gợi nhớ tới phong cách Harlem Renaissance của những năm 1920. Thiết kế logo thực hiện bởi Doris Gray.
Sự tương phản giữa những hình khối uốn cong, nhấn mạnh và những cạnh sắc tạo ra những kí tự gợi nhớ về thời kì art deco. Thiết kế bởi casign.
– Terry Bogard, nhà thiết kế hàng đầu tại 99designs
Sự thách thức của xu hướng hoài cổ là phải khiến những vẻ đẹp thẩm mỹ khác biệt này cống hiến bình đẳng với nhau để tạo thành một tác phẩm liền lạc và gắn kết. Nếu làm tốt, kết quả thu được là có thể xóa nhòa ranh giới giữa thế giới số và thế giới thực tế thông thường.
- Những chuỗi hoạt hình nối tiếp không ngừng
Một đoạn hoạt hình với hiệu ứng chuyển tiếp liền mạch bởi lautzip
Một đoạn hoạt hình thiết kế bởi Konstantin Kostenko
Một thiết kế bởi SB.D
Nguồn: Delta Airlines
Mặc dù nó có thể là một sự đầu tư đáng kể, hiệu ứng hoạt hình là một trong những cách có hiệu quả nhất để mang một thương hiệu ra với đời thực, và nó đã trở nên cực kì phổ biến ở môi trường trực tuyến. Xu hướng này thường xuất hiện ở dạng tương tác vi mô và những chi tiết đồ họa chuyển động có mục đích giải thích, và nếu có một nhóm người muốn phá bỏ những giới hạn hiện có thì nhóm người đó chính là các nhà thiết kế!
Một thiết kế mượt mà của Le Cube
– Adrianne Mesnard, Giám Đốc Nghệ Thuật tại 99designs
Trong năm 2020, những chuỗi hoạt hình nối tiếp cải thiện sự thu hút với những hiệu ứng chuyển tiếp liền lạc mà xây dụng mỗi cảnh trong thời gian thực từ những chi tiết của khung hình hiện tại. Điều này hữu ích cho những thương hiệu muốn đưa người xem đi trên một hành trình, khiến họ cảm thấy như thể họ đang đi qua một thế giới không ngừng biến đổi. Hoạt hình vốn đã rất kì diệu và những hiệu ứng chuyển tiếp linh động như thế mang lại hiệu quả còn bất ngờ hơn.
- Hiệu ứng vát và đục
Một logo chữ lồng với hiệu ứng vát và đổ bóng mạnh mẽ thực hiện bởi Studio Day Job, nguồn: Dribbble
Chữ viết tay với vẻ ngoài được đục đẽo mềm mại, thực hiện bởi Charlez
Chữ viết tay với hiệu ứng chuyển sắc và vẻ ngoài đục đẽo một cách tinh tế, thiết kế của TWENTYEIGHTS
Bằng việc tạo ra những dạng 3D từ những đường nét cứng, xu hướng vát và đục trở lại với sự mâu thuẫn cổ điển giữa skeuomorphism và thiết kế phẳng – ngoại trừ rằng các nhà thiết kế đã đưa ra một giải pháp để thỏa mãn cả hai. Về mặt skeuomorphism, những thiết kế này bắt chước một cách tinh tế những vật thể đời thực, nhưng chúng được tạo bởi những màu sắc dạng phẳng. Kết quả là một hình ảnh theo phong cách phẳng trông giống thực một cách tương đối.
Những nét vát trong logo này tạo ra một hiệu ứng chạm khắc độc đáo. Nguồn: Duel of Doves, Side Hustle podcast
Những lớp phủ trong logo này tạo ra chiều sâu đáng kể cho thiết kế, thực hiện bởi LittleFox
Một biểu tượng ứng dụng với hiệu ứng đục 3D tinh tế, thiết kế bởi Hyuwafi
– Luke Farrugia, Trưởng bộ phận Thiết kế Sản phẩm tại 99designs.
Những kĩ thuật cắt đá 3D cực kì hữu ích trong những thiết kế cho môi trường kĩ thuật số, như biểu tượng và nút chức năng trong ứng dụng. Chúng tạo ra một trải nghiệm xúc giác cho người dùng và làm giảm bớt sự phẳng vô tận đang chiếm ưu thế về thẩm mỹ trên màn hình.
- Trực quan hóa dữ liệu động
Trong năm 2020, những dữ liệu động phức tạp – như những số liệu bảng điều khiển – thậm chí sẽ trở nên có sẵn ngay lập tức hơn nữa, và các nhà thiết kế sẽ cần trình diễn thông tin theo một cách thức thích ứng với những thay đổi và chuyển động một cách linh hoạt. Concept này cũng tương tự với việc trực quan hóa trên những ứng dụng âm nhạc như Windows Media Player khi ứng dụng này diễn tả sóng âm thành những chi tiết đồ họa trừu tượng.
Các biểu đồ và chi tiết đồ họa được làm thành dạng hoạt họa trực tiếp với các màu sắc táo bạo. Nguồn: Algo
Dữ liệu toàn cầu được trực quan hóa trong thế giới ảo. Nguồn: Behance
Thiết kế hoạt hình này phục vụ cho sự trực quan hóa trực tiếp hiển thị trên một màn hình lớn ở một câu lạc bộ đêm. Nguồn: Behance
Nguồn: Behance
– Ben VanderVeen, giám đốc nghệ thuật và nhà sáng lập của Moss and Fog
Từ quan điểm về phong cách, các nhà thiết kế đang đi theo một vẻ thẩm mỹ kĩ thuật số khác biệt với giao diện tối, những sắc xanh lam nặng nề, những hình đa giác trừu tượng và kiểu chữ gợi nhớ về công nghệ VHS. Đó là số liệu thu thập từ một hệ thống máy tính và chúng ta cần nhìn nhận điều đó.
Phong cách này cũng có thể được kết hợp với bất cứ xu hướng nào trong số các xu hướng khác trong bài viết này: những bảng màu neon, sự đối xứng hữu cơ và hiệu ứng hoạt hình động.
Các xu hướng thiết kế đồ họa của năm 2020 mới chỉ đang bắt đầu
2020 sẽ là năm những chi tiết khác biệt kết hợp cùng nhau: quá khứ và hiện tại, các chi tiết đối xứng và hữu cơ, các thành phần thực và nhân tạo. Có lẽ những xu hướng thiết kế đồ họa này chỉ là sự trùng hợp. Có thể chúng lại đang nói lên điều gì đó về tâm trạng mà tất cả chúng ta đang đắm chìm trong đó. Nhưng một điều là chắc chắn: những năm của thập kỉ mới đã có một sự khởi đầu mãnh liệt. Việc đà phát triển này có thể tự duy trì trong suốt những năm tới đây sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới!
Nguồn: 99designs.com