Thứ 4
Tháng 3
2017
1

10 mẹo nhỏ để trở thành một Designer giỏi hơn

Tôi không cho rằng có bất kì designer nào nghĩ rằng anh ấy hoặc cô ấy không thể làm tốt hơn nữa. Bạn ở tương lai sẽ tốt hơn bạn của ngày hôm nay. Thiết kế và nhà thiết kế thay đổi, phát triển và biến hóa không ngừng. Một vài trong số đó là công nghệ, một số lại là xu hướng; nhưng tất cả đổi thay đều xảy ra bằng sự lựa chọn.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn, bạn phải làm một chút gì đó. Cho dù là học hỏi kiến thức mới, thử làm một dạng dự án khác biệt, hay suy ngẫm về những ý kiến phản hồi hoặc phê bình. Thế nên hãy cùng bắt đầu trở nên tốt hơn, ngay hôm nay!

1. Học một kỹ thuật hay kĩ năng mới

indever

Phát triển dưới tư cách một nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc học tập không ngừng nghỉ. Cho dù là chính quy hay tự học, vẫn có vô số phương thức để học một kĩ năng mới hay làm mới một kĩ thuật mà bạn thành thạo.

Dưới đây à một vài cách để bắt đầu:

  • Tham dự một lớp học ở trường học địa phương hoặc trực tuyến.
  • Nhờ đồng nghiệp chỉ bạn cách làm một thứ mà anh ấy hay cô ấy làm rất tốt.
  • Tham dự sự kiện hoặc hội nghị huấn luyện chuyên môn.
  • Sử dụng các video trực tuyến, hoặc các bài hướng dẫn. (Creative Market sở hữu một danh sách tuyệt vời dẫn đến các địa chỉ giúp bạn mở rộng bộ kĩ năng)
  • Tải một bộ UI chất lượng và phân tích từng chi tiết nhỏ.

2. Đảm nhận một dự án vui nhộn hoặc mang tính cá nhân

wovin

Có đôi khi mạng lưới công việc hàng ngày không cho phép bạn phát triển theo cách bạn muốn. (Có thể bạn luôn chờ mong được thử sức với phong cách tối giản, nhưng sếp bạn lại chẳng có chút hứng thú nào với loại hình này.) Thế nên hãy thực hiện ý tưởng đó dưới tư cách một dự án cá nhân.

Làm mới hay cập nhật portfolio của bạn bằng cách sử dụng một phong cách hay kỹ thuật mới, hay giúp đỡ dự án nhỏ của bạn mình. Một số dự án nhỏ, ngoài lề này chính là cách thức rất tốt để thử nghiệm các ý tưởng và kỹ thuật mà bạn muốn trải nghiệm trong một môi trường không chính thức.

3. Đọc, viết hay theo đuổi những thử nghiệm sáng tạo khác

charallen

Để giữ luồng sáng tạo luôn tuôn chảy, hãy tham gia các hoạt động sáng tạo khác. Hầu hết chuyên viên thiết kế đồng ý rằng sự sáng tạo đến tương đối tự nhiên. Bộ phận này của não bộ cũng rất cần được nuôi dưỡng trong môi trường ngoài công việc.

  • Đọc một quyển sách
  • Chụp ảnh
  • Tham quan bảo tàng
  • Viết hoặc vẽ nhật ký
  • Nghe hoặc làm nhạc
  • Hòa mình cùng thiên nhiên

4. Cộng tác

byanise

Khi bạn làm việc cùng chuyên viên thiết kế hoặc đồng nghiệp khác, hãy cố gắng cộng tác càng nhiều càng tốt. Đôi khi chúng ta cũng sẽ mắc kẹt trên bàn làm việc với những phần việc cá nhân của chính mình và quên lãng phải quan sát mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

Hãy tham dự nhiều hơn vào mỗi khía cạnh trong dự án. Học hỏi xem mọi người làm gì để đóng góp vào dự án và cách thức họ thực hiện. Bạn sẽ có hiểu biết tổng thể tốt hơn về quá trình tiến hành hoàn chỉnh, hãy dành sự tôn trọng cho công việc của đồng nghiệp và có lẽ bạn sẽ tự học hỏi nhiều hơn cho bản thân. Cũng giống như cách chúng ta được dạy ở trường tiểu học: Không hề có câu hỏi nào là ngu xuẩn cả.

5. Giữ ngăn nắp

elvcambodia

Nghe có vẻ quá mức đơn giản: Hãy giữ ngăn nắp.

Sự ngăn nắp mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và thoải mái hơn trong không gian làm việc, đồng thời cũng giúp bạn làm việc trôi chảy và hiệu quả hơn. Điều này mang lại thời gian dư ra để suy nghĩ về các dự án, làm việc tỉ mỉ và tập trung vào công việc hơn ( mà không phải là về nơi lưu giữ tài liệu)

Nếu bàn làm việc hay máy tính của bạn quá lộn xộn, bạn sẽ thấy có chút nản chí. Nhưng bạn có thể sắp xếp từng chút một mỗi tuần bằng cách tạo ba loại tệp dữ liệu (trên giấy hoặc kĩ thuật số) – hiện tại, đã hoàn thành (hoặc lưu trữ) và sản phẩm loại bỏ. Để truy cập dễ dàng, hãy tạo một hệ thống để lưu giữ tư liệu trong các tệp này (nhóm theo dự án).

6. Đặt mục tiêu để thử thách bản thân

comovee

Nếu bạn không có thói quen đặt ra các mục tiêu thiết kế cho bản thân, thì hãy bắt đầu ngay đi. Ở nơi bạn làm việc, điều này thường diễn ra tự nhiên trong quá trình duyệt lại hàng năm, còn nếu không thì bạn nên tự làm cho bản thân, bởi lẽ đây là việc rất quan trọng.

Các mục tiêu nên là những điều có thể thực hiện được nhưng phải mang tính thử thách. Hãy đặt hạn chót cho các mục tiêu và thậm chí là một phần thưởng cho bản thân khi hoàn thành mục tiêu đó. (Tôi lưu những lời nhắc mục tiêu nhỏ trên máy tính dưới dạng các ghi chú cho hoạt động đơn lẻ. Tôi luôn thấy rất tuyệt khi gỡ xuống một tờ ghi chú và vứt đi, bởi lẽ khi ấy tôi đã hoàn thành chiến công đó rồi!)

7. Làm một “Cover” thiết kế tượng hình

supremo

Đôi khi bạn không hề nhận ra là bạn không biết một thứ gì đó, đúng không? Thế nên mẹo vui nhộn này ra đời. Hãy tạo một thiết kế “cover” về một thứ tượng hình. Thử khôi phục lại – thêm vào sự tinh tế của bản thân, dĩ nhiên, một thứ gì đó mọi người đều nhận biết.

Trước khi bạn chán nản với ý tưởng này, hãy xem thử nó giúp ích gì cho bạn:

  • Khiến bạn phải thiết kế những yếu tố mà có thể bạn không thường dùng.
  • Giúp bạn trau chuốt kĩ năng nhận dạng và phối hợp phông chữ và màu sắc.
  • Giúp bạn suy ngẫm và khôi phục một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.
  • Giúp bạn khám phá mảng công việc thiết kế bạn đang đảm nhiệm và không đảm nhiệm.
  • Giúp bạn nhận ra các xu hướng và kỹ thuật áp dụng vào các giai đoạn cụ thể và chúng đã thay đổi qua thời gian ra sao, cũng như có ảnh hưởng gì đến cộng việc của bạn hiện tại.

Một lưu ý nhỏ là: Đây là một bài tập thiết kế để bạn mở rộng suy nghĩ sáng tạo. Đừng tái tạo lại thiết kế cho một dự án nào đó hoặc sao chép tác phẩm của nhà thiết kế khác.

8. Tập trung vào câu chuyện

cmakeup

Các thiết kế tốt nhất đến từ những dự án mà nhóm thực hiện thực sự hiểu rõ câu chuyện đằng sau sản phẩm cuối cùng. Khi bạn suy nghĩ về thiết kế, hãy đắm chìm vào câu chuyện của nhãn hàng hay thông điệp của dự án đó. Học hỏi càng nhiều càng tốt về điều đó trước khi bắt đầu phác thảo đề cương.

Và sau đó kể lại câu chuyện thông qua thiết kế. (Mỗi dự án có một câu chuyện riêng; bạn chỉ cần tìm ra nó.)

9. Tìm kiếm ý kiến phản hồi và phê bình mang tính xây dựng

bizgrens

Hãy yêu cầu giúp đỡ và ý kiến phản hồi thường xuyên. Ở một số môi trường, điều này là hiển nhiên. Nhưng có thể sẽ không có nếu bạn làm việc tự do hay trong văn phòng nhỏ.

Lời phê bình mang tính xây dựng và ý kiến phản hồi thường đến từ nhiều nguồn đa dạng:

  • Nhân viên hoặc quản lý (nếu bạn có)
  • Khách hàng
  • Người cộng tác
  • Bạn bè và đồng nghiệp
  • Cộng đồng thiết kế

Có thể bạn cần phải tìm kiếm những ý kiến phản hồi này. Có rất nhiều nguồn trực tuyến có thể giúp bạn; hãy bắt đầu bằng việc tải portfolio của bạn lên và chia sẻ đường đẫn. Những đánh giá trên Behance và đóng góp từ Dribbble chính là cách thức rất tốt để nhìn thấy những gì mọi người suy nghĩ về từng dự án riêng lẻ của bạn.

10. Giữ đơn giản

comingplug

Cũng tương tự như với một thiết kế, hãy giữ sự đơn giản khi suy nghĩ về cách thức mở rộng giới hạn của bạn. Bạn không cần phải nghỉ việc và trở lại trường học thiết kế để làm việc tốt hơn. Hãy bước từng bước nhỏ mỗi ngày để trau chuốt kĩ năng thiết kế của bạn tốt hơn.

Khi bạn đọc bài viết như thế này cũng đồng nghĩa bạn đã thực hiện một bước đi đúng hướng. Đọc về thiết kế và xem xét mọi người đang làm và nói gì về thiết kế sẽ khiến bạn suy nghĩ về những việc bạn đang làm và mối liên hệ của nó. Đôi khi chính những điều nhỏ nhặt này sẽ tạo nên sức ảnh hưởng lớn nhất.

Kết luận

Bạn đã làm được gì trong khóa học chuyên nghiệp để phát triển kĩ năng thiết kế? Bạn có dự định gì tiếp theo để phát triển con đường thiết kế? Đây là những câu hỏi mà mỗi chuyên viên thiết kế nên thường xuyên tự hỏi.

Cũng giống như thiết kế luôn thay đổi, các công cụ và kỹ thuật cũng phải biến đổi để tạo ra thiết kế mới. Học tập và trải nghiệm không ngừng nghỉ sẽ giúp các kĩ năng của bạn luôn mới mẻ và năng lực luôn đạt yêu cầu.

Nguồn: designshack.net