THIẾT KẾ LOGO: MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Bạn cần một thiết kế logo mới? Chúng tôi sẽ cho bạn biết mọi thứ bạn cần biết trước khi thực sự bắt đầu thực hiện một dự án thiết kế nhận diện.
10 quy tắc vàng về thiết kế logo của David Airey
Khi bạn nghĩ về một con người đã ảnh hưởng tới cuộc đời bạn, gần như chắc chắn bạn có thể khắc họa anh ấy hoặc cô ấy trông như thế nào. Và điều tương tự cũng xảy ra với những thương hiệu mà chúng ta thường xuyên mua. Chúng ta dễ dàng hình dung ra logo của nó đơn giản bằng cách nghĩ về những trải nghiệm với sản phẩm, công ty hoặc dịch vụ.
Nơi từng có chỉ vài công ty hoạt động cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì hiện tại cùng mảng đó đã có hàng trăm, có thể là hàng nghìn công ty cạnh tranh nhau dành sự chú ý, tất cả đều muốn chúng ta nhìn vào sản phẩm của họ trước. Điều này tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng đối với những nhãn hàng để trở nên khác biệt về mặt hình ảnh để họ không bị nhầm lẫn với những đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt này có được thông qua thiết kế nhận dạng thương hiệu – một nhóm những chi tiết thiết kế phối hợp với nhau để tạo ra một bức tranh khắc họa khác biệt trong tâm trí chúng ta. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, bô nhận dạng có thể bao gồm những loại đồng phục, những thiết kế in trên xe cộ, những dạng danh thiếp, thiết kế bao bì sản phẩm, phong cách nhiếp ảnh, bảng quảng cáo, và nhiều thứ khác nữa, cho tới lựa chọn font chữ của website.
“Khi chúng ta nhìn vào thứ gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm không phải là đọc thông tin. Trước khi chúng ta định hình bất cứ thứ gì, chúng ta nhìn thấy màu sắc trước tiên, và nếu điều này là đủ để níu giữ sự chú ý của chúng ta, thì chúng ta sẽ tiếp tục đọc những thông tin dạng text.”
David Airey
Điều quan trọng cần nhớ là khi chúng ta nhìn vào thứ gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm không phải là đọc thông tin. Trước khi chúng ta định hình bất cứ thứ gì, chúng ta nhìn thấy màu sắc trước tiên, và nếu điều này là đủ để níu giữ sự chú ý của chúng ta, thì chúng ta sẽ tiếp tục đọc những thông tin dạng text. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, bất chấp có là doanh nghiệp nào, yếu tố nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong bức tranh thương hiệu chính là logo.
Là những nhà thiết kế, công việc của chúng ta là chắt lọc những tinh hoa của một thương hiệu thành hình khối và màu sắc mà có khả năng lâu bền nhất, bởi sự hiện diện hình ảnh đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng một sự liên kết trong não chúng ta, giữa những gì chúng ta trải nghiệm và người chúng ta trải nghiệm cùng (thương hiệu). Ở nhiều phương diện, logo của một công ty thì giống như chân dung của những người chúng ta yêu thương vậy.
Khi logo tốt đồng bộ với một sản phẩm tuyệt vời, và khi nó được đặt đúng trong một khoảng thời gian phù hợp, cuối cùng nó có thể trở thành một tài sản vô giá của bất cứ công ty nào. Đường cong của Nike, đường vòm vàng của McDonald’s, người đàn ông trong logo Michelin, ngôi sao trong logo Mercedes hay biểu tưởng của Woolmark – hiếm có những ví dụ mang tính kinh điển hơn chúng. Nhưng ngoài bản chất phổ cập của chúng, bằng cách nào bạn mang tới cho một logo khả năng cao nhất trở thành một ví dụ thành công như thế? Có những phẩm chất luôn có mặt trong bất cứ dự án thiết kế logo nào, và chúng tôi đã tóm lược một vài trong số đó trong bài viết này để giúp cải thiện chất lượng thiết kế của bạn.
- Đặt nền móng
Một trong những phần thú vị nhất của nghiệp thiết kế là bạn sẽ phải học những điều mới với mỗi dự án thiết kế mới. Mỗi khách hàng lại khác, và thậm chí trong cùng một nghề, người ta cũng thường làm việc của mình theo nhiều cách khác nhau.
Để dễ dàng đạt được sự đồng thuận hơn về ý tưởng thiết kế, bạn cần phải hỏi khách hàng của mình những câu hỏi phù hợp trước khi thực sự bắt tay vào thiết kế: Vì sao bạn tới đây? Bạn làm gì, và bạn làm nghề của mình như thế nào? Điều gì khiến bạn khác biệt? Bạn đến đây vì ai? Bạn trân trọng gì nhất?
Những câu hỏi đó có vẻ nghe rất thẳng thắn, nhưng chúng có thể khá thách thức để trả lời, và chúng sẽ dẫn bạn tới những câu hỏi xa hơn về việc kinh doanh của khách hàng. Những gì bạn khám phá trong giai đoạn này của dự án sẽ giúp xác định hướng đi phù hợp nhất cho thiết kế.
- Trân trọng bàn phác thảo của bạn
Sử dụng một bàn phác thảo là cơ hội để mắt bạn nghỉ ngơi, không phải nhìn vào những màn hình điện tử – thứ có xu hướng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng quan trọng hơn, việc ghi lại những ý tưởng thiết kế khác nhau có thể trở nên nhanh chóng hơn khi không có một thiết bị điện tử trung gian giữa bàn tay và khối óc của chúng ta. Vì vậy nếu bạn thức dậy giữa đêm với một ý tưởng bạn không muốn bỏ lỡ, giấy và bút để bên cạnh giường là cách lý tưởng để ghi nhớ. Việc phác thảo cũng khiến việc đặt những hình khối vào đúng chỗ bạn muốn dễ dàng hơn – sẽ luôn có thời gian để bạn số hóa phác thảo của mình sau đó.
Khi bạn đang miêu tả những ý tưởng thiết kế với khách hàng, trước khi số hóa một tác phẩm, điều hữu ích là bạn có thể chia sẽ một hoặc hai bản phác thảo, khiến khách hàng dễ dàng hình dung kết quả thiết kế hơn mà không bị nhiễu bởi những yếu tố khách như kiểu chữ hoặc màu sắc. Nhưng cũng không cần chia sẻ quá nhiều, chỉ những ý tưởng tốt nhất là đủ.
- Làm việc màu trắng và đen
Bỏ mặc màu sắc sang một bên cho tới khi gần hoàn thành giúp bạn tập trung sự chú ý của mình vào những thứ cơ bản thuộc về ý tưởng hơn là những thứ dễ thay đổi hơn nhiều. Một ý tưởng nghèo nàn không thể được cứu vãn bằng một bảng màu thú vị, trong khi một ý tưởng tốt vẫn luôn tốt bất chấp màu sắc bạn lựa chọn có như thế nào. Hãy khắc họa một biểu tượng nổi tiếng. Hãy nghĩ về nó bây giờ. Nó chính là dạng thức chúng ta nhớ trước khi nhớ tới bảng màu. Nó là những đường nét, hình khối, ý tưởng, cho dù đó là miếng táo cắn dở, 3 đường thẳng song song, 4 vòng tròn lồng vào nhau hoặc một thứ gì đó khác.
- Luôn đảm bảo thiết kế là phù hợp
Một thiết kế nên phù hợp với những ý tưởng và hoạt động mà nó đại diện cho. Một kiểu chữ tinh tế sẽ phù hợp với một nhà hàng cao cấp hơn là một nhà trẻ. Một bảng màu gồm những màu hồng và vàng huỳnh quang sẽ không giúp thông điệp của bạn nếu người xem là những tù nhân.
Một form hình khối dạng vuông vức sẽ không mang lại hiệu quả cho dù bạn đang thiết kế cho ngành kinh doanh gì. Bạn biết điều này, xu hướng này quá rõ ràng. Nhưng nó là bài học cần chú ý hơn. Lý do càng hợp lý đằng sau một thiết kế cụ thể, thì bạn càng dễ trong việc bán nó cho khách hàng. Và điều này có thể thường xuyên là phần thách thức nhất trong một dự án thiết kế. Những nhà thiết kế không chỉ thiết kế, họ cần bán được thiết kế của mình.
- Nhắm tới sự dễ nhớ
Sự đơn giản hỗ trợ cho khả năng nhận diện, đặc biệt là khi có quá nhiều thương hiệu cạnh tranh để có được sự chú ý. Bạn muốn cho người xem cơ hội nhớ lại một nhãn hiệu chỉ sau một cái nhìn thoáng qua, và điều này không thể thực hiện được với một thiết kế với quá nhiều chi tiết. Một nhãn hiệu thương mại cần phải tập trung vào concept – có một “câu chuyện” duy nhất – và trong hầu hết các trường hợp nên không quá phức tạp ở vẻ ngoài. Điều này là vì nó cần phải xuất hiện dưới nhiều kích cỡ và ở nhiều ứng dụng khác nhau, từ một icon của website cho tới biển hiệu treo trên tường một tòa nhà lớn.
- Phấn đấu có được sự khác biệt
Khi những đối thủ cạnh tranh của khách hàng đều đang sử dụng một phong cách kiểu chữ cụ thể, hoặc cùng một kiểu bảng màu, hoặc việc biểu tượng được đặt bên trái của tên thương hiệu, hãy làm điều gì đó khác đi. Nó cho bạn cơ hội hoàn hảo để khiến khách hàng của mình khác biệt hơn hẳn đám đông vây quanh.
Nhưng quá nhiều sự tương đồng trên thị trường không nhất thiết có nghĩa là công việc thiết kế của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, bởi khách hàng phải rất dũng cảm để phá vỡ xu hướng chung của ngành. Bằng việc phô diễn sự tưởng tượng trong portfolio của mình, bạn đang tiến tới thu hút những loại khách hàng mình muốn.
07. Xem xét nhận diện rộng hơn
Khá hiếm khi bạn nhìn thấy một logo đứng một mình, thường thì chúng phải được đặt trong một hoàn cảnh, vị trí nào đó trong một website, danh thiếp hoặc những tư liệu tương tự. Đó là lý do vì sao một bản trình bày với khách hàng cần bao hàm nhiều hoàn cảnh áp dụng khác nhau khi được nhìn bởi những người mua tiềm năng. Điều này cũng giống việc đôi khi bạn mắc kẹt với điều gì đó, việc cần làm chỉ là tạm lùi lại một bước để có được tầm nhìn rộng hơn, và đâu chính là những vấn đề bạn cần đối mặt.
Trong ngôn ngữ thiết kế, bức tranh lớn hơn là mọi những mục tiềm năng mà logo của khách hàng có thể xuất hiện trên đó. Nhưng luôn luôn xem xét cách bộ nhận diện hoạt động khi thiếu vắng logo, bởi vì trong khi rất quan trọng, biểu tượng (logo) cũng chỉ là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu. Một cách để có được những thiết kế hình ảnh gắn kết với nhau là phác họa những kiểu chữ được thiết kế riêng không chỉ dùng cho thiết kế logo mà còn xuất hiện trong tất cả những tài liệu tiếp thị khác.
- Đừng quá thẳng thắn!
Một thiết kế logo không nhất thiết phải cho thấy công ty hoạt động trong lĩnh vực gì. Thực ra, sẽ tốt hơn nếu nó không bao hàm thông tin đó, bởi nhãn hiệu càng trừu tượng thì nó càng lâu dài. Về mặt lịch sử, bạn sẽ muốn cho thấy hình ảnh nhà mát, hoặc có thể là một huy hiệu nếu nó là một công ty gia đình, nhưng những biểu tượng cho biết bạn làm gì. Thay vào đó, nó khiến nhận diện của bạn trở nên rõ ràng. Ý nghĩa của hình ảnh trong con mắt công chúng được thêm vào sau đó, khi những liên tưởng hình thành giữa điều công ty làm và hình thù và màu sắc của nhãn hiệu.
- Nhớ rằng logo có thể không gồm những biểu tượng!
Thông thường một nhãn hiệu dạng chữ được thiết kế riêng sẽ thực hiện nhiệm vụ của logo, đặc biệt khi tên công ty là độc nhất, như Google, Mobil hoặc Pirelli. Nhưng một phiên bản của logo dành cho những không gian nhỏ hẹp cũng giúp ích khá nhiều. Nó có thể chỉ đơn giản như lấy một chữ cái từ tên doanh nghiệp và sử dụng cùng màu, hoặc nó có thể tích hợp một biểu tượng có thể được sử dụng như là một thành phần thiết kế thứ cấp (logo dạng chữ trước, biểu tượng theo sau) thay vì một logo cố định với cả hai phần được trình bày cạnh nhau.
Đừng bị cuốn vào việc làm quá những hiệu ứng cho phần chữ chỉ đơn giản vì điểm quan trọng nhất là những chữ cái. Tính dễ đọc là then chốt đối với bất cứ logo dạng chữ nào, và phần báo cáo của bạn nên minh họa rằng những thiết kế của bạn dễ nhìn ở bất cứ kích thước nào, lớn hoặc nhỏ.
- Khiến người khác cười
Tiêm nhiễm một vài sự ẩn dụ vào thiết kế sẽ không chỉ khiến tác phẩm của bạn vui vẻ hơn, mà nó còn có thể giúp khách hàng của bạn thành công hơn. Điều này sẽ không phù hợp với mọi ngành nghề, như những nhà sản xuất vũ khí và hãng thuốc lá, nhưng liệu bạn có chọn làm việc với những công ty như vậy là một chuyện khác. Những công ty thuộc ngành luật và tài chính tràn ngập những doanh nghiệp được nhận diện bởi những thương hiệu ngột ngạt và thô cứng, việc bổ sung một ít sự hài hước vào bộ nhận diện cho những khách hàng này là một cách giúp họ trở nên khác biệt.
Dù vậy, cần một sự cân bằng. Khi bạn đưa mọi thứ đi quá xa, bạn sẽ đối mặt với việc mất những khách hàng tiềm năng. Nhưng bất kể doanh nghiệp nào, người ta làm kinh doanh với con người, vì vậy khía cạnh cảm xúc trong thiết kế của bạn sẽ luôn có một mức độ phù hợp nào đó với họ.
Nguồn: creativebloq.com