SƠ ĐỒ TƯ DUY: MỌI THỨ BẠN CẦN BIẾT ĐỂ TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG CỦA MÌNH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Sơ đồ tư duy hiện tại rất phổ biến vì chúng rất dễ hiểu. Không chỉ để động não cá nhân, sơ đồ tư duy là những sơ đồ bạn có thể sử dụng để thể hiện, trình bày những ý tưởng của mình một cách trực quan với hầu như mọi người – khách hàng, cấp trên, người hâm mộ,…
Minh họa bởi OrangeCrush
Bạn có thể bắt gặp những sơ đồ tư duy được giới thiệu ở nhiều nơi, bao gồm mạng xã hội, bài viết blog, trong những bài thuyết trình và cả những văn bản nội bộ. Chúng cũng rất tuyệt vời cho việc hoạch định kế hoạch dự án hoặc tự họa những quá trình tự tư duy.
Nhưng, có thể khác thách thức để biết cách tạo ra một sơ đồ tư duy có tổ chức và hấp dẫn cũng như hiệu quả một cách đúng nghĩa.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy cách tạo ra những sơ đồ tư duy đẹp mắt, truyền tải một cách hiệu quả ý tưởng của bạn – cho dù bạn muốn giải thích concept, tự tư duy một ý tưởng, lên kế hoạch cho một dự án, thiết kế một quá trình hoặc bất cứ thứ gì khác.
Sơ đồ tư duy là gì?
—
Sơ đồ tư duy này giải thích vì sao tiếp thị nội dung trực quan lại hiệu quả như vậy.
Sơ đồ tư duy là một sơ đồ tổ chức thông tin một cách trực quan bằng cách kết nối những ý tưởng và mở rộng dựa trên những concept trung tâm. Một sơ đồ tư duy thường bắt đầu với một ý tưởng trung tâm và phát triển rộng ra từ đó. Những ý tưởng hỗ trợ kết nối với ý tưởng trung tâm. Những ý tưởng bổ sung có thể bắt nguồn từ những ý tưởng hỗ trợ này….và bạn có được một bức tranh rộng lớn hơn từ đây.
Vậy sơ đồ tư duy khác với infographic như thế nào?
- Một infographic thường là tập hợp của những biểu đồ khác nhau, như biểu đồ tròn và sơ đồ Venn, kèm theo hình ảnh và text để giải thích một concept. Định dạng thường là từ trên xuống dưới.
- Ngược lại, một sơ đồ tư duy luôn luôn bắt đầu với một điểm trung tâm và phát triển hướng ra bên ngoài.
Ví dụ, đây là một kế hoạch khởi chạy một dự án, được định dạng là một sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy này biểu diễn một cách trực quan tất cả những phần chuyển động của quá trình ra mắt sản phẩm.
Trong sơ đồ tư duy này, ý tưởng trung tâm là “ra mắt sản phẩm” với một danh sách “những việc phải làm” như là những điểm thứ cấp. Những gạch đầu dòng giải thích sâu hơn về những điểm thứ cấp. Nên đối với bản thân sản phẩm, bao bì, sự sẵn có và giá cả tất cả cần được giải quyết trước khi ra mắt sản phẩm.
Sơ đồ tư duy rất đa dạng và có sẵn ở nhiều định dạng, từ đơn giản cho tới phức tạp hơn.
Dưới đây là 4 ví dụ (rất khác nhau):
Cách tạo ra một sơ đồ tư duy
—
Bạn có thể tạo ra một sơ đồ tư duy vừa dễ hiểu vừa đẹp mắt nếu bạn tuân theo một vài nguyên lý thiết kế cơ bản – thứ chúng ta sẽ hé lộ dưới đây.
Muốn tiết kiệm thời gian? Bạn thậm chí có thể thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp làm cho bạn mọi thứ.
- Lựa chọn một template
Sử dụng template hoặc công cụ hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy là một cách đơn giản để bắt đầu.
Hãy chọn một thiết kế dựa trên mục đích của sơ đồ tư duy của bạn.
Bạn đang tạo ra sơ đồ tư duy cho mạng xã hội hoặc bài viết blog? Hãy sử dụng một sơ đồ tư duy nhiều màu sắc với nhiều chi tiết trang trí như những hình khối và đường nét kết nối khác nhau.
Trong khí đó, nếu bạn cần dùng để trình bày những phiên tự tư duy hoặc cho những bài thuyết trình nội bộ, hãy tạo ra sơ đồ tư duy đơn giản hơn với những đường nét sạch sẽ, hình khối đơn giản cùng với bảng màu trung tính. Giống như cái này:
Sử dụng một sơ đồ tư duy kế hoạch tiếp thị để xác định những chiến lược khác nhau và những ý tưởng cho từng chiến lược.
Bạn cũng nên lựa chọn thiết kế của mình dựa trên:
- Lượng thông tin bạn muốn trình bày nhiều hay ít
- Khán giả của bạn muốn xem chi tiết ở mức nào
Ví dụ, một người dùng mạng xã hội thường dành ít thời gian nhìn vào một nội dung nào đó, sẽ không muốn tập trung vào sơ đồ tư duy rối rắm và khó hiểu! Nhưng một đội đang lên kế hoạch chi tiết về việc ra mắt sản phẩm sẽ muốn mức độ chi tiết cao nhất!
- Bắt đầu từ ý tưởng trung tâm của bạn và phân nhánh
Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy cứ ném ý tưởng chính của mình vào trung tâm và phát triển sơ đồ tư duy từ đó.
Có lẽ bạn là một nhà huấn luyện hướng nghiệp muốn tạo ra một sơ đồ tư duy để thu hút khán giản của bạn trên mạng xã hội. Chủ đề của bạn là “quản lý thời gian”. Bạn muốn cho những người theo dõi thấy những cách khác nhau để quản lý thời gian.
Hãy liệt kê những thủ thuật quản lý thời gian xung quanh ý tưởng trung tâm và sau đó giải thích những thủ thuật này bằng những gạch đầu dòng:
Thể hiện khả năng lãnh đạo nhận thức với một sơ đồ tư duy phô diễn chuyên môn của bạn trên màn hình.
Kết quả là gì? Một sơ đồ tư duy sạch sẽ và ngăn nắp. Những gạch đầu dòng giúp bạn giải thích những ý tưởng của mình mà không thêm vào quá nhiều nút thắt vào thiết kế – thứ sẽ làm mọi thứ trở nên rối rắm hơn.
Sơ đồ tư duy dành cho thiết kế logo
Ví dụ như bạn muốn thiết kế một logo cho doanh nghiệp nhỏ của mình. Thế thì cần bắt đầu từ đâu? Logo của bạn nên khiến khách hàng cảm nhận theo một cách nhất định. Điều này cũng được biết tới như là “cá tính thương hiệu”. Một hãng luật hẳn là muốn thể hiện “sự đáng tin cậy” trong khi một phòng tập yoga lại ưa thích tinh thần bình thản.
Đây là cách bạn thiết kế sơ đồ tư duy của mình:
- Viết tên doanh nghiệp của mình ở trung tâm – đây chính là ý tưởng trung tâm của bạn
- Trong những nút thắt được kết nối với ý tưởng trung tâm, hãy viết những từ giải thích cách bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận về doanh nghiệp của bạn, ví dụ như: giàu cảm hứng, an toàn, được chấp nhận,…
- Thêm những gạch đầu dòng vào mỗi nút thắt để giải thích cách logo có thể có được mỗi cảm giác đó
- Ví dụ, với cảm giác “an toàn”, bạn có thể viết: sử dụng bảng màu xanh da trời (trong tâm lý học màu sắc, màu xanh da trời được gắn với sự đáng tin cậy).
- Với cảm giác “được chấp nhận”, bạn có thể viết: Sử dụng hình minh họa sự bao dung cho giới tính/chủng tộc.
Việc nghiên cứu phong cách logo này sẽ cho bạn một ý tưởng tốt hơn về định dạng và màu sắc của những logo mà khách hàng tin tưởng, theo từng ngành riêng biệt.
- Chọn một chủ đề
Sơ đồ tư duy dành cho những khách hàng hoặc công chúng có thể hưởng lợi từ những hình ảnh hỗ trợ, giúp giải thích quan điểm của bạn (và mang lại cho chúng sự đáng ngạc nhiên!).
Hãy áp dụng những hình ảnh gốc và lớp nền để minh họa một ý tưởng, như bình minh để biểu tượng cho “hy vọng”.
Hoặc sử dụng một hình ảnh như là nút thắt trung tâm thay vì ngôn từ, như một bóng đèn để biểu tượng cho “ý tưởng”, hoặc logo công ty bạn ở chỗ của tên thương hiệu.
Bạn cũng có thể chọn những biểu tượng theo chủ đề. Ví dụ, những biểu tượng trong sơ đồ tư duy dưới đây chủ yếu biểu tượng cho học tập và sự phát triển:
Sơ đồ tư duy chi tiết này sử dụng các biểu tượng để giúp minh họa những ý tưởng của nó
Bạn cũng nên chú ý tới tâm lý học màu sắc khi lựa chọn bảng màu cho sơ đồ tư duy của mình. Hãy nhìn vào ví dụ trên một lần nữa. Xanh da trời và tím thường đại diện cho “sự thành thạo”, “tham vọng” và “sức mạnh” – tất cả những thuộc tính truyền thống của những nhà phát minh và nhà sáng lập công ty. Hãy cố sử dụng những màu sắc mà khách hàng tin tưởng nhất khi nói tới một ngành nghề cụ thể.
Nghiên cứu này cũng tìm ra rằng những người trả lời thấy màu bảng màu xám và vàng đáng tin cậy nhất khi xuất hiện trong ngành công nghiệp công nghệ cao, nhưng khách hàng lại ưu tiên xanh da trời và đen đối với ngành giáo dục hay xanh da trời và xám cho những công ty luật.
Điều này có lẽ bởi vì xanh da trời là một màu quen thuộc đối với thương hiệu những đơn vị giáo dục hay luật hàng đầu.
Cũng bởi những màu sắc mát khơi gợi những cảm giác tin cậy, trung thành và ổn định – tất cả những đặc tính khách hàng ưu tiên đối với giáo dục và luật.
- Sử dụng màu sắc để tổ chức thông tin
Nói về màu sắc, bạn cũng có thể sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy để thu hút người đọc với những thông tin nhất định.
Thủ thuật này đặc biệt hữu ích nến bạn muốn ông chủ hoặc khách hàng của mình tập trung vào một điểm cụ thể.
Trong thiết kế sơ đồ tư duy dưới đây, nút thắt đen ở trung tâm hút mắt người xem vào concept chính và làm tách biệt nó với những nút thắt hỗ trợ ở xung quanh:
Định dạng đơn giản này là hoàn hảo nếu bạn mới làm quen với sơ đồ tư duy.
Việc sử dụng những ý tưởng hỗ trợ với màu sắc khác nhau khiến người xem dễ dò quét thông tin hơn. Nó cũng giúp chia tách các ý tưởng ra khỏi nhau.
Bạn cũng có thể dùng màu đại diện cho những thể loại ý tưởng khác nhau để giúp bạn tổ chức thông tin tốt hơn. Sơ đồ tư duy dưới đây sử dụng màu sắc để phân loại những chiến lược tiếp thị khác nhau:
Hãy ngăn nắp với một sơ đồ tư duy di chuyển từ trái sang phải.
- Tạo ra thứ bậc hình ảnh
Thứ bậc hình ảnh là một cách nói đặc biệt rằng bạn có thể sử dụng những thành phần thiết kế để tạo điểm nhấn để người đọc tập trung vào những thông tin quan trọng nhất.
Bạn có thể làm điều này bằng việc sử dụng những nút thắt với kích thước khác nhau: những nút thắt lớn hơn cho những ý tưởng quan trọng và những nút thắt nhỏ hơn cho những ý tưởng kém quan trọng hơn.
Hoặc sử dụng những nét kép (hoặc đậm) để kết nối những concept quan trọng nhất và những nét đơn (hoặc nhạt) để kết nối những thông tin bổ sung. Hoặc sử dụng những hình vuông cho ý tưởng quan trọng và hình tròn cho những ý tưởng hỗ trợ.
Trong ví dụ này, những hình tròn lớn hơn thể hiện những ý tưởng cấp độ cao hơn:
Sơ đồ tư duy này có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho một “tinh thần thương hiệu” của một logo.
Điều quan trọng nhất: hãy thiết kế sơ đồ tư duy tùy vào người xem của bạn
—
Khi thiết kế sơ đồ tư duy của mình, bạn hãy luôn luôn nghĩ đến đối tượng người xem mà mình hướng đến. Nó chỉ nên chứa những thông tin mà người đọc cần đến – không bao giờ thừa thãi!
Một sơ đồ tư duy chuyên sâu có thể phù hợp cho một đội nhóm nội bộ – những người cần sự chi tiết rất cao. Nhưng nó có thể không phù hợp với những bài đăng trên mạng xã hội nơi mà người xem của bạn có thể không biết gì về chủ đề đó.
Bạn cũng hãy nghĩ về những cách để khiến sơ đồ tư duy của bạn hấp dẫn người xem hơn. Bạn có thể đạt được điều này bằng việc sử dụng những màu sắc, hình khối, biểu tượng, kích thước,…khác nhau.
Hãy chỉ tận dụng những thủ thuật thiết kế để giải thích ý tưởng của mình, đừng làm nó trở nên phức tạp hơn nhé!
Nguồn: 99designs.com