NHỮNG XU HƯỚNG THIẾT KẾ UI/UX CỦA NĂM 2020
Hãy cùng chúng tôi khám phá 20 xu hướng thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm thế giới đáng chú ý vào năm 2020 sắp tới.
#1. Giá trị có ý nghĩa
Khi công nghệ có những sự tiến bộ và mang tới cho giới thiết kế và lập trình viên những công cụ mạnh mẽ một cách điên rồ, văn hóa công nghệ có bước chuyển mình của sự truyền tải hướng tới những điều ý nghĩa và nhân bản thay vì cảm xúc và xúc cảm.
Thiết kế “Falter Inferno” bởi Wild A. miêu tả địa ngục của cuộc sống hiện tại, thách thức bạn nhìn vào mình trong gương!
Lý thuyết của Gestalt ngụ ý rằng tổng thể thì vĩ đại hơn tổng cộng của các phần tạo nên nó. Khi chúng ta cố gắng giải quyết một vấn đề kinh doanh bằng thiết kế, chúng ta đang cống hiến cho thứ gì đó lớn hơn cả văn hóa của công ty.
Việc gây ảnh hưởng tới mọi người bằng sản phẩm là một trách nhiệm vượt ra khỏi mong muốn lợi nhuận thông thường. Ảnh hưởng xã hội đang nhận được nhiều sự quan tâm và điều nhiều doanh nghiệp đại diện trong khi thực hiện công việc của mình cũng quan trọng như chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Lý do để bạn làm gì đó còn quan trọng hơn hành động mà bạn thực hiện.
#2. Những đoạn hoạt hình đáng kinh ngạc
Có một sự hiểu lầm phổ biến rằng việc tạo ra và trình diễn những đoạn hoạt hình phức tạp phụ thuộc nặng nề vào phần cứng thiết bị và vì thế chả có nghĩa lý gì khi tạo ra chúng trong khi phần lớn công chúng đều xử dụng những bộ vi xử lý chậm chạp.
Ngược lại, có những thiết kế có khả năng vượt trội hơn những tiêu chuẩn công nghiệp được viết cho phần cứng hiện đại mà không phụ thuộc quá nhiều vào những nhà sản xuất phần cứng. GreenSock là một công ty như thế. Họ tạo ra những bộ plugin và những công cụ phát triển cho những đoạn hoạt hình tương tác. Bằng cách nào đó họ tối ưu quá trình thực thi những dự án tương tác để hoạt động trên gần như mọi thiết bị một cách “hiệu quả và mượt mà”.
Corn. Revolution bởi Resn trên GreenSock.
Những chi tiết chuyển động kể chuyện tốt hơn ngôn từ. Với những công nghệ tân tiến hơn như TweenMax và WebGL, nó sẽ chắp cánh hơn nữa cho những thiết kế hoạt hình. Đối với nhiều doanh nghiệp, đây là một lĩnh vực chưa từng được khám phá nhưng việc có thể có được những thiết kế hoạt họa chất lượng với quy mô lớn quả thực là một bước tiến dài. Điều này cuối cùng sẽ dẫn tới sự bão hòa và cuối cùng là suy tàn của chính xu thế đó.
Đây chính là lúc cần thay đổi một cách đúng nghĩa.
#3 Màn hình được chia đôi bất đối xứng
Bố cục dạng khối là một lựa chọn cổ điển. Nó phản ánh một dòng chảy thông tin dễ hấp thụ trong khi những concept đã định ra những giới hạn nhất định. Nó mang lại cảm giác hoàn thiện và chỉ giúp hiểu cấu trúc tốt hơn. Bố cục dạng khối đồng nghĩa với sự đối xứng. Tuy nhiên, có một xu hướng bất đối xứng luôn luôn hiện diện dù nó chưa từng chiếm vị trí chủ lưu. Đặc biệt với những màn hình máy tính để bàn rộng của hiện tại.
Bố cục bất đối xứng của Baas Amsterdam.
Chúng tôi cảm thấy năm sắp tới sẽ là năm sự bất đối xứng trở nên phổ biến trở lại. Trước tiên, mọi người quen với việc xử lý nhiều tác vụ trên cùng một màn hình. Chúng ta cảm thấy thoải mái với thiết đặt chia màn hình, và nguyên tắc này cũng đang dẫn tới những bố cục đơn nền tảng nữa.
Thiết kế bởi Abb-d Choudhury và Sara Scobie.
“Hãy chia màn hình!”
#4. Những hiệu ứng chuyển sắc giản dị
Những xu hướng phát triển của công nghệ thiết kế nói chung xoay quanh sự tự động hóa, trí thông minh nhân tạo, sự tối giản và các thứ liên quan tới chúng. Tuy nhiên, những chi tiết hình ảnh trong những thiết kế thể loại này thì vẫn là những phần mang nặng tính con người và cá nhân.
Một trong những yếu tố như vậy là sự tinh tế trong sử dụng màu sắc, cụ thể hơn là sự giảm thiểu và đơn giản hóa của màu sắc. Ý tưởng là những thứ thông minh và tự động mang lại những gam màu sáng sủa và mộng mơ.
Thiết kế bởi Sebastian Jungbluth
2018 là một năm của những chuyển sắc xanh lục và tím. 2019 cũng sẽ chứng kiến những hiệu ứng tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn đôi chút. Hãy trông đợi để chứng kiến sự pha loãng đó nhiều hơn trong năm 2020.
“Hãy chữa cháy bằng nước.”
#5. Những màu sắc hài hòa
Những màu sắc của năm 2020 “kết hợp sự lạc quan với sự khiêm tốn, một cách không lỗi thời để làm sáng lên mọi thiết kế.”
Cuối cùng, những màu sắc được kì vọng trở thành xu hướng xuyên suốt các ngành công nghiệp khác nhau thì tự nhiên hơn nhiều so với bảng màu của những năm trước đây.
Thiết kế bởi Zhenya Rynzhuk.
Không nhất thiết tất cả màu sắc đều phải bổ sung vào cùng một bảng màu. Một màu sắc sáng sủa đặt sai chỗ đôi khi còn mang lại hiệu quả tốt hơn.
“Hãy làm dịu đi bảng màu của bạn.”
#6. Xây dựng trải nghiệm người dùng lấy người dùng làm trung tâm
Sự phát triển của việc viết UX trong những năm gần đây thiết lập một tiêu chuẩn cao chưa từng có cho những nhà thiết kế UX. Khái niệm “viết UX” bản thân nó sẽ phai nhòa bởi bất cứ việc xây dựng những sản phẩm dành cho con người đều là viết trải nghiệm người dùng.
Text không đi cùng với thiết kế, thực tế nó chính là một phần của thiết kế. Hoàn cảnh thiết kế đóng vai trò quan trọng, tác giả của thiết kế cũng vậy. Text quan trọng ngang với những gì xảy ra đằng sau nó – bức tranh trong tâm trí người đọc và hành động của họ. Xây dựng trải nghiệm người dùng lấy người dùng làm trung tâm cho phép người đọc đánh giá, lựa chọn và liên tưởng bản thân tới sản phẩm.
Thiết kế bởi Maxim Ilyahov.
“Không có từ ngữ nào là thần kì cả.”
#7. Những trải nghiệm hòa trộn
Hình ảnh mạnh mẽ hơn ngôn từ. Việc kết hợp những đoạn video được tải nhanh tích hợp vào bố cục thiết kế là một cách tốt làm bừng lên cảm giác trải nghiệm của người dùng. Nội dung là vua và cách nó được truyền tải đóng vai trò cực kì quan trọng đối với ảnh hưởng nó tạo ra.
Công ty cà phê Allpress Culture.
Hòa trộn nội dung đồng nghĩa với việc xây dựng cả một trải nghiệm mới trên những khái niệm của bạn. Sau đây, chúng ta sẽ nói về việc tùy biến trải nghiệm dựa trên hành vi của người dùng nhưng xu hướng cuối cùng là một website không chỉ bao gồm màn hình, hình minh họa hoặc video. Nó là sự tổ hợp của tất cả!
“Hãy gây dựng trải nghiệm, chứ không phải những bộ phận được lắp ghép với nhau.”
#8. Vẻ đẹp quay trở lại
Không có nhiều điều để nói ở đây. Hãy cảm nhận nó.
Sagmeister & Walsh: Beauty.
“Hãy đảm bảo nó có cảm giác được tạo ra bởi con người, dành cho con người.” — Stefan Sagmeister
#9. Những nhà thiết kế biết lập trình
Lập trình viên luôn là bạn đồng hành cũng những nhà thiết kế. Đôi khi chúng ta thiết kế những thứ không thể thực thi trong một thời hạn hoặc ngân sách cụ thể. Một vài nhà thiết kế học lập trình và trở nên “nguy hiểm” bởi họ biết đủ để tranh luận nhưng không đủ để thực sự thực hiện nó.
Sự mâu thuẫn này cần chấm dứt vào năm 2020 và nhờ có những công cụ như Webflow, tương lai của thiết kế là đây. Về cơ bản, nó là một công cụ trực quan cho phép bạn thiết kế bất cứ thứ gì bạn muốn miễn là nó có thể được thực hiện bằng HTML và CSS. Mọi pixel di chuyển là một sự thay đổi trong mã code, điều khiến cách tiếp cận này là một cách hoàn hảo cho các nhà thiết kế bắt đầu lập trình.
Thiết kế bởi Ryan Morrison.
Khi mọi thứ hướng tới thiết kế dựa vào tương tác, sẽ khó hơn để giải thích cách tương tác nên hoạt động và chúng trông thế nào. Sự quan trọng và nhu cầu về một công cụ trực quan như vậy không thể nào đo đếm được.
“Hãy trở thành một nhà thiết kế “nguy hiểm”. Hãy hòa nhập với code.”
#10. Không gian trống
Khi các chi tiết thiết kế tranh giành sự chú ý, không chi tiết nào đạt được hiệu quả ban đầu bạn mong muốn. Khi có một trọng tâm được đặt đúng vào một chi tiết, nó sẽ nhận được toàn bộ sự chú ý. Phụ thuộc vào thông điệp mà giao diện người dùng truyền tải, điều quan trọng là cho nó đủ không gian và cho phép thông điệp được tự cất lên.
Có những khoảng không gian lớn và nhỏ, xen giữa text và đoạn văn, chúng có thể chủ động hoặc bị động và tất cả chúng đều có ý nghĩa nhất định. Cần xem xét tỷ lệ của không gian trống một cách thực dụng, khi chúng ta có xu hướng xử lý những mẩu thông tin súc tích nhanh chóng hơn và không cần quá nhiều sự tập trung.
Thiết kế trang chủ của Hello Monday với nhiều khoảng không gian trống
Ý tưởng được bao bọc bởi những phần không gian trống là cách để khiến ý tưởng nổi bật hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo những gì nổi bật đó xứng đáng với vị trí của nó.
“Không gì cả cũng có ý nghĩa của nó.”
#11. Phép kết xuất chất lượng cao
Trong khi khó có thể hình dung ra một nhà thiết kế không thường xuyên sử dụng một bộ icon dạng vector và một số khối chi tiết có sẵn tiện lợi, những nhà thiết kế đầu ngành đang quay trở lại với những cách tiếp cận đơn giản và kết xuất chi tiết giả thực.
Phần giới thiệu tuyệt vời của Apple AirPods Pro
Để giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ trong năm 2020, ngày càng nhiều công ty sẽ sử dụng những hình ảnh siêu chi tiết về sản phẩm và người đang dùng sản phẩm đó.
Những phép kết xuất chất lượng cao mô phỏng trải nghiệm gần như được chạm vào sản phẩm và người dùng chỉ cách sản phẩm một bước mua hàng. Mặc dù có thể có một vài vấn đề về thời gian tải trang có thể xảy ra, với những công nghệ phù hợp và trải nghiệm người dùng đúng chỗ, mọi khả năng đều có thể xảy ra.
“Qúa chân thực tới mức tôi có thể ngửi thấy nó.”
#12. Trải nghiệm người dùng thay đổi được
Giống như có nhiều loại tính cách khác nhau, người xem trực tuyến cũng có những loại hành vi khác nhau. Trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã chỉ quen với việc phục vụ một người dùng thông thường trong một hoàn cảnh thông thường với một mức độ lôi cuốn người dùng trung bình.
Chúng ta có thể thay đổi trải nghiệm của vô số người dùng dựa vào cách họ cư xử. Những phân tích hiện đại cho phép chúng ta xác định người mà chúng ta đang phục vụ: một người qua đường vãng lai, một người hỏi thăm hoặc một người có nhu cầu mua hàng thực sự. Phụ thuộc vào lượng thời gian họ dành để nhìn vào màn hình hoặc tốc độ cuộn trang, một website có thể hiện thị theo những cách khác nhau.
Website của Apple trình diễn hoặc cắt hình iPhone 11 Pro dựa trên cách bạn cuộn trang.
Việc sử dụng xu hướng này yêu cầu một lập trường quyết liệt về nghiên cứu người dùng và có thể không phải là một lựa chọn cho dịch vụ thiết kế nhưng những nhà thiết kế của chính thương hiệu sẽ cần trải nghiệm người dùng được thêu dệt một cách độc nhất. Điều này đồng nghĩa với việc thấu hiểu hoàn cảnh, tâm trạng và những hệ quả của những hành vi của người dùng.
“Hãy dạy những thiết kế của bạn cách hiểu hoàn cảnh của nó.”
#13. Duyệt trên thiết bị di động
Sự phát triển của PWA (Progressive Web Apps – Những ứng dụng nền web tiên tiến) đang lấp đầy khoảng cách giữa ứng dụng (Apps) và trang web cho di động. Tính năng đó cũng có thể được truy cập bằng cả hai cách đòi hỏi các nhà thiết kế xây dựng những mô hình UX nhất quán.
Một trong những khác biệt giữa những ứng dụng di động và các website di động là ở việc các website luôn cần tới những trình duyệt web. 2019 là năm mà trình duyệt web dành cho mobile đúng nghĩa Cake đã trở nên phổ biến.
Diễn viên hài Esther Povitsky trình diễn mẫu trình duyệt web di động Cake.
Về mặt kĩ thuật thì nó là một ứng dụng trên AppStore được tạo ra để giải phóng người dùng khỏi những ứng dụng khác. Nhưng việc nó thực sự đang làm là cung cấp một trải nghiệm giống như khi dùng ứng dụng khi sử dụng những cỗ máy tìm kiếm và duyệt qua các website. PWA phát huy ưu điểm ở đây và với sự hỗ trợ của những trình duyệt web thân thiện với thiết bị di động, chúng ta có thể mong chờ nhiều những ứng dụng dạng này xuất hiện trên thị trường.
#14. Kiểu chữ dạng chồng chất
Đây là sự mở rộng của xu hướng kiểu chữ đậm nét. Những tiêu đề chồng chất trên nền poster là một sự thay thế cho âm thanh. Bạn có thể truyền tải một thông điệp với một tông cụ thể bằng xu hướng này kết hợp với thiết kế thu hút về mặt đồ họa.
Tiêu đề trang chủ của Orkestra chồng lên phần hình ảnh bên dưới
Thiết kế của Spatzek studio
Bởi lượng thông tin khổng lồ chúng ta tiếp cận mỗi ngày, chúng ta có xu hướng tập trung vào những đối tượng nổi bật nhất. Trong trường hợp này, việc khiến chúng nổi bật thực sự là một thách thức.
Largo Studio sử dụng những khối text chồng chất để minh họa cho đoạn video quay cảnh họ thực hiện một dự án
“Đặt một từ lên trên thiết kế của bạn.”
#15. Những hình minh họa khác
Cho tới 2020, chúng ta sẽ minh họa mọi thứ tới mức chúng ta sẽ tái định nghĩa lại những phong cách minh họa. Điều này không gì khác chính là việc tái hiện những tác phẩm mỹ thuật trong môi trường kỹ thuật số.
Xu hướng này mở ra những cơ hội cho những nghệ sĩ ghét những mẫu minh họa có sẵn.
Những minh họa Absurd.design đang sử dụng.
Với xu hướng này, vấn đề mấu chốt là ở cách bạn quảng bá cho thiết kế của mình. Absurd.design là một ví dụ tốt về việc tận dụng một cách tiếp cận thuần nghệ thuật để sản xuất nội dung và sử dụng chúng trong môi trường kinh doanh.
Thiết kế minh họa tương tác của Qode Interactive Catalog
“Tiệc tùng ở trước mặt. Công việc ở sau lưng.”
#16. Cách điều hướng tùy chỉnh
Sản phẩm mang đến trải nghiệm tùy chỉnh là xu hướng tận cùng của năm sắp tới. Có những phương pháp chuyển đổi được chứng minh và là điều kiện tiên quyết cho những mục tiêu cụ thể nhưng nếu chúng ta nghĩ tới việc hỗ trợ cho một thương hiệu bằng những thiết kế hình ảnh mạnh mẽ, chúng ta có thể tận dụng tất cả những thứ thuộc về website trong đó điều hướng là một yếu tố quan trọng.
Website của Corphoes đã đảo ngược sự điều hướng khi thôi thúc bạn leo lên những đỉnh núi thay vì đi xuống (cuộn xuống) như thông thường.
Điều hướng có thể đóng góp vào hiệu ứng liệu các nội dung có được liên kết một cách logic vào câu chuyện của bạn. Có hai loại của các thành phần điều hướng: ẩn và hiện. Điều quan trọng là thiết kế điều hướng dựa vào cách dòng thông tin tiến triển.
Cách điều hướng của 2ndstreet lặp lại vị trí của tiêu đề trang.
“Hãy điều hướng hiệu ứng, không phải những phần thừa thãi của nó.”
#17. Những thiết kế hình ảnh toàn màn hình
Gỡ nút thắt việc nội dung có xu hướng được căn giữa màn hình là một thách thức ở nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên, trung tâm màn hình là nơi về bản năng mắt người dùng sẽ nhìn tới đầu tiên. Thứ hai, chúng ta chúng thường chọn giải pháp an toàn là đặt những nội dung quan trọng ở giữa trang, tuy nhiên có những lợi ích nhất định khi tận dụng toàn bộ không gian của trang.
Trang chủ website của Brand Studio là một lỗ nhìn trộm vào một thế giới điên cuồng
Để có thể tạo ra một trải nghiệm theo ý muốn, điều cần làm là cho người dùng thấy rằng phần hiển thị trên màn hình chỉ là một phần của toàn bộ nội dung. Điều này khuyến khích người dùng khám phá xa hơn và tiềm năng có thể giảm thiểu tỉ lệ rời khỏi website.
Thiết kế Shimane Misato đến từ Nhật Bản là một câu chuyện tương tác toàn màn hình về điều gì đó
Chiều sâu của trải nghiệm toàn màn hình phụ thuộc vào và chỉ có thể bị giới hạn bởi hiệu ứng mà bạn đang sử dụng. Nó sẽ hữu ích cho những vấn đề phức tạp và những vấn đề quan trọng của xã hội nơi điều cần thiết là cần đặt một cá nhân vào hoàn cảnh phù hợp.
Website của Fishing Feed sẽ đưa bạn đến chiều sâu của vấn đề của ngành đánh bắt cá
“Đừng dựng lên những bức tường, hãy gỡ chúng xuống.”
#18. Trực quan hóa số liệu
Bởi chúng ta ngày càng dễ tiếp cận với những công nghệ tiên tiến tạo ra những trải nghiệm tương tác, những nhà tiếp thị có thể xây dựng cả một chiến lược xung quanh những bộ số liệu trực quan. Trình diễn thì hiệu quả hơn kể chuyện thông thường, nhưng nếu bạn có thể vừa trình diễn và kể chuyện, đó sẽ là giải pháp tốt nhất.
WebGL và 3D là bộ đôi đầy sức mạnh nếu bạn cần hiển thị những bộ số liệu quan trọng. Mọi thứ thu thập số liệu đều là một nguồn. Tất cả những điều chúng ta cần phải làm là chọn lọc chúng, tìm những công cụ có ảnh hưởng nhất, và thử sử dụng nó.
Đây là một thiết kế trực quan hóa số liệu về tối ưu cách âm cho xe hơi của Autoneum. Nó là một môn khoa học và thiết kế này chắc chắn khiến nó chuyên nghiệp hơn.
Trực quan hóa số liệu không chỉ là các đồ thị và biểu đồ được thiết kế thành những hình ảnh trực quan dễ tiếp thu. Phụ thuộc vào thứ người dùng đánh giá cao, chúng ta hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn nguồn số liệu và trình diễn chúng theo phương pháp đồ họa.
“Hãy trực quan hóa những dữ liệu quan trọng, không phải tất cả những gì bạn có.”
#19. Trải nghiệm người dùng không gián đoạn
Bạn cần một sản phẩm? Hãy kích vào đây và ghé thăm trang này. Bạn cần xem thêm hình ảnh? Kích vào đây và cuộn xuống? Muốn xem thêm đánh giá sản phẩm? Kích vào đây và kiểm tra ở phần dưới cùng của trang. Bạn muốn mua hàng? Kích vào kiểu tượng giỏi hàng, sau đó đi đến trang thanh toán, mang thẻ tín dụng của bạn ra, ồ nhưng hãy đăng kí tài khoản trước khi thanh toán đã, điền 27 thông tin cần thiết, đồng ý thời hạn và điều khoản, nhận một email xác nhận đơn hàng, theo dõi đơn đặt hàng và sản phẩm đã ở đây!
Mỗi bước của quá trình này đang khiến bạn phân vân về ý định mua hàng và có xu hướng rời khỏi website. Động lực cần phải cao như núi nếu muốn vượt qua một quy trình mua hàng trực tuyến truyền thống. Và điều này cần thay đổi, bởi con người hiện tại đã biết cách phải tiếp thị như thế nào.
Và điều gì xảy ra nếu tất cả điều một website cần từ bạn để giao một đơn hàng, là ý định mua hàng của bạn. Một nút bấm kiểm soát tất cả. Các thiết bị di động đang tiến tới điều này bằng cách tích hợp phương thức thanh toán với những thao tác cử chỉ đơn giản và cảm biến nhận dạng khuôn mặt. Phiên bản cho máy tính vẫn chưa ghi nhận sự chuyển mình nhanh chóng này.
Trang lựa chọn cấu hình xe đạp được thực hiện bởi Den Klenkov là một ví dụ tuyệt vời về trải nghiệm mua sắm được rút gọn thành việc khám phá và thử nghiệm sản phẩm.
Công nghệ luôn phải gánh vác trách nhiệm với loài người về việc tôn trọng sự riêng tư của người dùng. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là không nên tránh nhắc tới dữ liệu cá nhân mà nên đặt nó vào sử dụng cho những mục đích tốt đẹp hơn. Một người dùng không cần phải dự đoán xem anh ta có thể tin tưởng giao thông tin cá nhân của mình cho bạn hay không. Nếu bạn yêu cầu dữ liệu cá nhân của người dùng, dữ liệu đó nên được giữ cẩn thận và an toàn. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Công việc của chúng ta là nắm bắt ý định của khách hàng và chuyển chúng thành niềm vui. Chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp để đạt được mục đích này miễn là các hành động đó nằm trong ranh giới của đạo đức, pháp luật cũng như phù hợp với những tiêu chuẩn an ninh hiện tại.
Mạng internet luôn hoạt động với cookies. Không có chúng, internet sẽ như vật bỏ đi. Dữ liệu vị trí cũng thế. Trải nghiệm người dùng không gián đoạn bắt đầu ở nơi những thông tin nhạy cảm.
Đó không chỉ là việc mua sắm. Bất cứ mục tiêu nào của người dùng cũng nên được đối xử với tinh thần đó. Nếu bạn đã thắng trong việc dành sự chú ý, bạn không được phép thua trong việc làm hài lòng khách hàng.
“Đừng ngắt lời người muốn đưa tiền bạn.”
#20. Cùng nhìn lại
Sự tiến triển nhanh chóng về công nghệ dường như đang cuốn tất cả đi theo. Trong khi chạy theo những trào lưu mới xuất hiện và lụi tàn mỗi ngày, chúng ta dần quên đi điều gì đã mang chúng ta tới với ngành thiết kế và những năm tháng học tập, cọ xát, tổn thương và nhiều trải nghiệm khác.
Bằng cách cố bắt kịp thời đại, chúng ta dễ dàng bỏ qua những điều quý báu đó để đuổi theo sự hào nhoáng nhất thời. Những xu hướng là hữu ích nhưng quan điểm của chính bạn còn tốt hơn.
Hãy test nhanh để thấy. Hãy cuộn xuống dưới của portfolio của chính mình, phần thiết kế của chính bạn khoảng một năm trước. Bạn tìm thấy bao nhiêu thiết kế theo các trào lưu của năm trước? Năm nay rất có thể tình hình sẽ không thay đổi nhiều. Nếu sự nhìn lại này khiến bạn e dè, đừng quá lo lắng, đây là hệ quả của sự chuyển biến quá nhanh của làng thiết kế mà thôi. Không có gì sai khi bạn cố gắng thiết kế chiều lòng thị trường để kiếm tiền cả nhưng những nhà thiết kế thường được nhớ tới bởi họ khác biệt. Không có một công thức cố định nào cho sự thành công nhưng bạn sẽ có lợi nếu nhìn nhận sự thật này và luôn cố gắng hướng đến nó.
Tôi sẽ kết thúc bài viết dài với câu nói của Marty Neumeier được trích dẫn từ cuốn sách “The 46 Rules of Genius: An Innovator’s Guide to Creativity”:
“Sự sáng tạo là khả năng bạn sử dụng khi bạn không biết câu trả lời khi bạn đang đi trên những đoạn đường chưa từng đặt chân tới. Trên kiểu hành trình này, khi bạn bước nhầm chính là khi bạn học được điều gì đó. Mọi sai lầm mang bạn đến gần hơn tới giải pháp.”
Nguồn: uxplanet.org