NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN MỘT BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TUYỆT VỜI


Cũng giống như nhận diện cá nhân là thứ khiến bạn khác biệt, nhận diện thương hiệu là thành phần đặc biệt khiến doanh nghiệp của bạn khác biệt với những cái tên cạnh tranh khác. Và thiết kế nhận diện thương hiệu thì sao? Nó là thứ định hình công ty của bạn.

Vậy chính xác thì nhận diện thương hiệu là gì? Nó phải làm gì với thiết kế? Và bằng cách nào bạn định hình một nhận diện thương hiệu mạnh có thể đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới?

Nội dung chính

  • Nhận diện thương hiệu là gì?
  • Các phát triển một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ
  • Thiết kế: nền tảng của nhận diện thương hiệu
  • Phát triển nhận diện thương hiệu của bạn
  • Kiểu chữ
  • Bảng màu
  • Dạng thức/Hình dạng
  • Thiết kế nhận dạng thương hiệu của bạn
  • Logo
  • Website
  • Bao bì đóng gói sản phẩm
  • Danh thiếp
  • Thiết kế email
  • Tạo ra một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là gì?

 

1
Brand identity design by sheva

Beautiful classic Brand identity design

Brand identity design by Yokaona

Chúng ta sẽ bắt đầu mọi thứ với một định nghĩa. Đây là ý nghĩa của cụm từ “nhận diện thương hiệu”:

(Bộ) Nhận diện thương hiệu là một bộ sưu tập của những chi tiết mà một công ty tạo ra để khắc họa hình ảnh phù hợp với khách hàng của nó. Nhận diện thương hiệu khác với “hình ảnh thương hiệu” và “làm thương hiệu”, cho dù những khái niệm này đôi khi được sử dụng nhầm lẫn nhau.

Khái niệm “làm thương hiệu” dùng để chỉ những hành vi tiếp thị định hình một cách chủ động một thương hiệu khác biệt. Thương hiệu là nhận thức về công ty trong mắt công chúng.

Hãy cùng đi sâu hơn một chút.

Ví dụ, bạn là một học sinh trung học. Như là một người vị thành niên vụng về, bạn muốn người khác nhìn nhận mình là ngầu và được mời ngồi tại bàn vip nhất trong quán café. Nhưng đơn giản là bạn không thể ép buộc người khác có cái nhìn như vậy về bạn. Để phát triển thương hiệu này, bạn cần làm một vài việc.

Bạn cần đảm bảo bạn xem đúng kênh YouTube để bạn luôn luôn cập nhật được những meme mới nhất. Có thể là bạn bắt đầu làm việc một vị trí bán thời gian nào đó. Và nuôi dưỡng một sự ấn tượng của Mr. Archibald, giáo viên dạy môn khoa học của bạn. Những việc này là công sức bạn cần bỏ ra để hương tới hình ảnh mình mong muốn, chúng là việc làm thương hiệu của bạn.

Cuối cùng, bạn cần đảm bảo rằng bạn có vẻ ngoài “cool ngầu”. Bạn tiết kiệm tiền để mua đôi giày Adidas mới mọi người thèm muốn. Bạn có kiểu tóc thời thượng. Bạn thử chơi cùng và tham gia đội bóng rổ.

Những chi tiết hữu hình – đôi giày, kiểu tóc, việc tham gia đội bóng – đó là nhận diện thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu là thứ khiến bạn ngay lập tức được nhận ra bởi khách hàng của mình. Khán giả của bạn sẽ gắn nhận diện thương hiệu của bạn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và nhận diện đó là thứ xây dựng nên kết nối giữa bạn và khách hàng của mình, xây dựng sự trung thành, và xác định cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu của bạn.

Cách phát triển một bộ nhận diện thương hiệu mạnh

3

Thiết kế logo của Gains vaule thực hiện bởi matanomira

Biết bạn là ai

Trước khi bạn biết những chi tiết hữu hình bạn muốn tạo ra cho nhận diện thương hiệu của mình, bạn cần biết những đặc trưng của thương hiệu của mình.

Điều đó bao gồm những yếu tố chính sau đây:

  • Sứ mệnh của thương hiệu (chính là lý do mà doanh nghiệp tồn tại)
  • Những giá trị của thương hiệu (những niềm tin nào dẫn dắt công ty?)
  • Cá tính thương hiệu của bạn (nếu thương hiệu của bạn là một con người, nó sẽ có những cá tính nào?)
  • Định vị khác biệt của bạn (thương hiệu của bạn có gì khác những đối thủ cạnh tranh?)
  • Tiếng nói thương hiệu của bạn (nếu thương hiệu của bạn là một con người, nó sẽ giao tiếp như thế nào?)

Những yếu tố này là thứ định nghĩa nên thương hiệu của bạn, và trước khi bạn bắt đầu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của mình, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu kĩ từng điều trong số chúng.

Nếu bạn gặp rắc rối khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bạn là ai, đừng vội nản lòng. Đôi khi, tất cả những thứ bạn cần là động não nhẹ nhàng để làm rõ những đặc trưng của thương hiệu của mình.

Hãy tự hỏi bản thân:

  • Vì sao chúng ta mở công ty này?
  • Đâu là những niềm tin và giá trị quan trọng đối với công ty?
  • Điều gì chúng ta làm tốt hơn những người khác?
  • Điều gì khiến chúng ta đặc biệt?
  • Nếu chúng ta miêu tả thương hiệu chỉ với ba từ, đó sẽ là ba từ nào?
  • Đâu là ba từ chúng ta muốn khách hàng sử dụng để miêu tả thương hiệu của chúng ta?

Bạn cũng có thể tham khảo cuốn sách hướng dẫn xây dựng thương hiệu tuyệt vời này từ hãng tư vấn PricewaterhouseCoopers. Trong khi cuốn sách này hướng tới xây dựng thương hiệu cá nhận, những chiến lược được đề cập cũng có tác dụng với bất cứ mô hình kinh doanh nào.

Một khi bạn nhìn vào bản chất thương hiệu của mình, đó chính là lúc xây dựng bộ nhận dạng sẽ hiện thực hóa thương hiệu và cho thấy con người thực của bạn với những người quan trọng nhất: khách hàng của bạn.

Thiết kế: nền tảng của nhận diện thương hiệu

Cũng giống như đôi giày Adidas đã xây dựng nên nhận diện thương hiệu của cá tính “ngôi sao điền kinh trung học” của bạn, thiết kế của bạn là thứ sẽ xây dựng nhận diện thương hiệu cho công ty của bạn.

Những tài sản thiết kế của bạn là những chi tiết hữu hình xác định cách thương hiệu của bạn được nhìn nhận. Những thứ đó bao gồm logo, bao bì đóng gói, thiết kế web, những thiết kế đồ họa mạng xã hội, danh thiếp và đồng nghiệp mà nhân viên công ty mặc.

Nói cách khác, thiết kế tốt = nhận diện thương hiệu tốt = kinh doanh tốt; đó là một sự đại diện chính xác cho cá tính thương hiệu của bạn.

Vì thế, bạn sẽ hoàn thiện thiết kế và xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới như thế nào?

Phát triển thiết kế thương hiệu của bạn

Trước khi bạn bắt đầu tạo ra những tài sản thiết kế của mình, bạn cần bắt đầu từ con số 0 và nhìn vào những điều cơ bản của cấu trúc thiết kế của mình: những thành phần hợp thành bộ nhận diện thương hiệu của bạn.

Những hợp phần bạn sẽ muốn xác định trước khi bạn tạo ra những tài sản thiết kế của mình bao gồ:

Kiểu chữ

Kiểu chữ chỉ những kiểu font (mặt chữ) bạn lựa chọn cho những tư liệu thương hiệu của mình. Có 4 loại kiểu chữ chính:

4567

  • Những font dạng serif (giống như Times New Roman hoặc Garamond) có một đuôi nhỏ giống như mỏ neo (giống cái chân nhỏ, đối với một số người) ở cuối mỗi chữ cái. Dạng kiểu chữ cổ điển này là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn thương hiệu của mình có vẻ đáng tin cậy, truyền thống, và hơi cổ điển một chút.
  • Nếu các font dạng serif có phần chân chữ thì các font dạng sans serif lại không có. Những font dạng sans serif (như Helvetica hoặc Franklin Gothic) là những chữ cái có góc cạnh mềm mại và không có phần mỏ neo ở cuối mỗi kí tự. Những kiểu chữ dạng này mang lại cảm giác bóng bẩy, hiện đại cho thương hiệu.
  • Kiểu chữ dạng script bắt chước nét chữ viết tay tốc kí. Những kiểu font dạng này (như Allura hoặc Pacifico) có thể là cách tuyệt vời để bổ sung cảm giác sang trọng hoặc nữ tính vào thương hiệu của bạn.
  • Những font chữ màn hình là một thể loại riêng biệt. Mỗi font màn hình có một chi tiết chuyên biệt, có thể là hình dạng không bình thường của các kí tự, outline, đổ bóng, hoặc một góc cạnh viết tay/mang tính nghệ thuật hơn. Bạn muốn tạo ra một tuyên ngôn táo bạo và một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ người ta khó có thể quên? Một font chữ màn hình là một cách tuyệt vời để làm điều đó.

Kiểu chữ bạn chọn sẽ nói lên nhiều điều về thương hiệu của bạn, vì vậy hãy lựa chọn một cách thông minh.

Bảng màu

8

Thiết kế bởi PDdesigns

Tiếp theo là màu sắc. Con người – bao gồm cả những khách hàng tiềm năng của bạn – có những mối liên hệ về mặt tâm lý với những màu sắc khác nhau, và việc sử dụng màu sắc một cách chiến lược trong bảng màu thương hiệu của bạn có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới cách thương hiệu của bạn được nhìn nhận bởi người tiêu dùng.

Đây là điều những màu trong cầu vồng (thêm một vài màu nữa) có thể làm để hỗ trợ cho bộ nhận diện thương hiệu của bạn:

  • Đỏ: đỏ là màu của đam mê và sự hưng phấn. Nó là lựa chọn hoàn hảo nếu nhận diện thương hiệu của bạn là ồn ào, trẻ trung và thú vị.
  • Cam: cam là một sắc màu giàu năng lượng khác và nó tuyệt vời nếu bạn muốn có vẻ thân thiện và nghịch ngợm. Nó được sử dụng kém phổ biến hơn đỏ, vì vậy sẽ khiến thiết kế của bạn nổi bật hơn.
  • Vàng: màu sắc của ánh nắng, màu của hạnh phúc. Tinh thần vui tươi khiến nó trở thành một lựa chọn tốt nếu bạn muốn một thương hiệu vui vẻ, dễ tiếp cận và phải chăng.
  • Xanh lá: một màu đa dụng đáng ngạc nhiên, màu xanh lá có thể được dùng cho hầu như mọi thương hiệu. Mặc dù vậy về mặt truyền thống, khi người ta nhìn thấy màu xanh lá, họ thường liên tưởng tới hai thứ: tiền hoặc tự nhiên. Nếu thương hiệu của bạn gắn với hai thứ này, xanh lá là một lựa chọn vô cùng phù hợp.
  • Xanh lam: là màu hấp dẫn phổ biến nhất trong dải màu, màu xanh lam có thể giúp thương hiệu của bạn có vẻ ổn định và đáng tin cậy, nên nếu bạn muốn mình hấp dẫn trước số đông người dùng – và khiến họ tin tưởng trong quá trình mua hàng – hãy lựa chọn màu xanh lam.
  • Tím: tím là màu của sự trung thành, nên nếu bạn đang muốn bổ sung cảm giác xa xỉ vào thương hiệu của mình, đây là lựa chọn phù hợp.
  • Hồng: màu hồng thường được gắn với sự nữ tính, nên nếu thương hiệu của bạn nhắm tới nữ giới, màu hồng sẽ vô cùng phù hợp. Nó cũng là màu sắc tuyệt vời cho những thương hiệu mang lại cảm giác mềm mại và xa xỉ.
  • Nâu: màu nâu có lẽ là màu ít được sử dụng cho thương hiệu nhất, nhưng nó thực sự có thể có hiệu quả ở một số trường hợp! Bất cứ khi nào bạn muốn làm điều gì khác biệt, nó cũng giúp bạn nổi bật. Màu nâu cũng có thể giúp người ta nhìn nhận thương hiệu của bạn là thô ráp và cơ bắp.
  • Đen: nếu bạn muốn được coi là hiện đại hoặc tinh tế, không có gì đẳng cấp và hiệu quả như màu đen.

Dạng thức/Hình dạng

Khi nhắc tới những thiết kế của bạn, bạn cũng cần phải cân nhắc về dạng thức và hình dạng. Chi tiết nhỏ nhặt nhưng hiệu quả này có thể được dùng để củng cố thêm phản ứng bạn mong muốn người dùng thực hiện: vì vậy, ví dụ như, một logo chỉ gồm các hình tròn và đường nét mềm mại sẽ thôi thúc những hành động rất khác của người dùng so với một logo vuông vức và sắc cạnh.

Đây là cách các hình dạng có thể định hình nhận diện thương hiệu của bạn:

  • Các dạng đường cong – nhưng tròn, ô van, hình elip – đại diện cho sự ấm áp và mềm mại. Những thương hiệu sử dụng những dạng đường cong này có thể tạo ra cảm giác về cộng đồng, sự đoàn kết và tình yêu thương. Những đường cong cũng được xem là nữ tính.
  • Những hình khối thẳng góc – như hình vuông, tam giác và hình chữ nhật – khiến người ta liên tưởng tới sức mạnh và sự hiệu quả. Những đường nét của chúng tạo ra cảm giác về sự ổn định và đáng tin cậy, những bạn cần phải cẩn thận: nếu hình khối không được cân bằng với thứ gì đó vui vẻ, như những màu sắc sinh động, chúng có thể có cảm giác vô cảm và thất bại trong việc kết nối với khách hàng của bạn.
  • Những đường thẳng cũng có tác dụng của riêng mình: những đường dọc đại diện cho sự cơ bắp và sức mạnh trong khi những đường ngang gợi lên vẻ yên tĩnh và êm dịu.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của bạn

9

Bộ nhận diện thương hiệu của bạn được hợp thành từ nhiều thành phần. Thiết kế nhận diện thương hiệu Gaea được thực hiện bởi Yokaona.

Một khi bạn đã chỉ ra được những hợp phần của thiết kế, đây là lúc để làm việc với một nhà thiết kế để hiện thực hóa nhận diện thương hiệu của bạn và thông dịch cá tính thương hiệu thành những tài sản thiết kế hữu hình bạn có thể sử dụng trong những hoạt động tiếp thị của mình. Nhận diện thương hiệu của bạn có thể được thể hiện bằng một số chi tiết. Phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, một thành phần nào đó có thể ít quan trọng hoặc quan trọng hơn. Ví dụ, một nhà hàng nên chú trọng vào thực đơn và không gian vật lý. Một hãng tiếp thị trực tuyến lại cần tập trung nhiều hơn vào website và các trang mạng xã hội.

Những thành phần thông dụng của nhận dạng thương hiệu bao gồm:

Logo

Thiết kế logo là mấu chốt trong bất cứ bộ nhận diện thương hiệu nào. Dưới đây là một số đặc điểm của một thiết kế logo thành công:

  • Truyền tải rõ ràng bạn là ai và những giá trị của bạn với tư cách là một thương hiệu;
  • Hấp dẫn về mặt hình ảnh: những thiết kế đơn giản, sạch sẽ và có trật tự có thể đi xa hơn;
  • Không lỗi thời: tất nhiên bạn không muốn logo của mình sẽ trở nên lỗi thời chỉ sau vài tháng;
  • Tương đương với tiêu chuẩn của ngành kinh doanh bạn đang hoạt động
  • Tạo ra một ấn tượng lâu dài đối với khán giả của bạn

Bạn cũng cần đảm bảo rằng đối tác thiết kế của mình chuyển giao logo của bạn dưới nhiều định dạng và phiên bản khác nhau (ví dụ như phiên bản đen và trắng hoặc nhiều kích cỡ khác nhau) để đảm bảo bạn luôn luôn có logo mà mình cần – và điều này cũng phù hợp với nhận diện thương hiệu của bạn.

Tìm hiểu thêm về cách thiết kế một logo hoàn hảo.

Website

Website của bạn là một trong những đại diện quan trọng nhất của nhận diện thương hiệu. Đặc biệt nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp trực tuyến hoặc một sản phẩm kĩ thuật số, khách hàng của bạn chắc chắn sẽ kiểm tra website của bạn trước khi quyết định có hợp tác với bạn hay không. Website của bạn là nơi nhận diện thương hiệu của bạn nên phát huy 100% hiệu quả.

Học những hợp phần tạo nên bố cục web hiệu quả ở đây

Bao bì đóng gói sản phẩm

10

Thiết kế chai của Rose Finch thực hiện bởi sikaramel

Nếu thứ bạn cung cấp là một sản phẩm vật lý, thì bao bì đóng gói là yếu tố then chốt khi thu hút nhóm khách hàng bạn nhắm tới. Cho dù bạn đang nghĩ tới chai của một thứ đồ uống lên men lạnh, hoặc thư bạn sẽ gửi tới khách hàng đã mua quần áo từ trang thương mại điện tử của mình, đừng đánh giá thấp giá trị của thiết kế tốt trong việc cải thiện trải nghiệm – và mang lại cả sự trung thành và doanh số cho bạn. Bao bì là một cơ hội tuyệt vời cho thiết kế của bạn tỏa sáng.

Đọc thêm bài viết chi tiết của chúng tôi về bao bì đóng gói sản phẩm ở đây.

Danh thiếp

Nếu bạn đang thực hiện công việc phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần mang sẵn danh thiếp khi gặp khách hàng. Một danh thiếp được thiết kế tốt mang lại cơ hội củng cố quan điểm tích cực về bản thân bạn trong mắt của khách hàng hoặc người tiêu dùng tiềm năng. Khi nhắc tới thiết kế danh thiếp, hãy giữ nó luôn đơn giản: logo công ty bạn ở một mặt thẻ và những chi tiết thông tin liên hệ ở mặt còn lại là đủ.

Tìm hiểu thêm về thiết kế danh thiếp ở đây.

Thiết kế email

Email là một cách tuyệt vời để gắn kết khách hàng và thúc đẩy việc kinh doanh. Nhưng hầu hết mọi người đều đã quá tải ở hộp thư đến, nên nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp thông qua email, bạn cần một chiến lược thiết kế phù hợp để khiến bản thân khác biệt với đám đông. Hãy nghĩ về mục đích của email. Có phải bạn đang cố gắng thiết lập một mối quan hệ riêng tư? Vậy thì hãy giữ nó ngắn gọn, ngọt ngào và đơn giản. Có phải bạn đang cố đào tạo? Vậy thì hãy định dạng nó tốt để nó dễ dàng đọc được, scan được và bổ sung một vài hình ảnh để khiến nó nổi bật hơn. Có phải bạn đang cố cho khách hàng biết về dòng sản phẩm quần áo mới được ra mắt? Hãy đặt một vài hình ảnh sản phẩm vào trọng tâm của email.

Xem qua những thủ thuật email của chúng tôi ở đây

Tạo ra một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu

11

Một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu là điều phải có để duy trì bộ nhận diện thương hiệu của bạn

Một khi bạn đã có những tài sản thiết kế của mình, bạn cần đảm bảo chúng được sử dụng một cách phù hợp, đó là lý do vì sao bạn nhất thiết cần tạo ra một bộ hướng dẫn phong cách thương hiệu. Tài liệu này – thứ phác thảo những tài sản thiết kế, thời điểm và cách để sử dụng chúng, cũng như bất cứ điều thiết kế nên và không nên làm nào đối với thương hiệu của bạn – sẽ đảm bảo rằng bất cứ thiết kế nào trong tương lai cũng tuân thủ tinh thần chung của bộ nhận diện thương hiệu và tạo ra cái nhìn đúng đắn của người xem về doanh nghiệp của bạn.

Tạm kết

Nhận diện thương hiệu là thứ khiến bạn khác biệt giữa đám đông vô tận của những kẻ cạnh tranh và cho người tiêu dùng thấy bạn là ai và điều gì họ có thể kì vọng khi làm việc cùng bạn. Và nếu bạn muốn thương hiệu của mình được nhìn nhận một cách tích cực, điều tối quan trọng là bạn cần làm tốt bộ nhận diện thương hiệu và tạo ra những thiết kế khắc họa một cách chính xác bạn là ai với khách hàng của mình. Và bây giờ bạn đã biết cách để làm tốt một bộ nhận diện thương hiệu, đây là lúc để bắt đầu thiết kế.

Đọc thêm bài viết của chúng tôi về cách thủ thuật thiết kế thương hiệu ở đây.

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay