MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ THIẾT KẾ LOGO


Bạn cần một thiết kế logo mới? Chúng tôi sẽ cho bạn biết mọi thứ bạn cần biết trước khi thực sự bắt đầu thực hiện một dự án thiết kế nhận diện thương hiệu.

Logo design

Khi đến lúc cần làm mới một thiết kế logo, có lẽ bạn sẽ khám phá tất cả các tùy chọn của mình. Liệu bạn sẽ thiết kế một logo hoàn toàn mới hay chỉ chỉnh sửa lại logo có sẵn? Cho dù bạn lựa chọn con đường nào, bạn có thể sẽ tự hỏi: điều gì tạo nên một thiết kế logo tuyệt vời? Bạn tạo ra một logo để lột tả những đặc trưng của sản phẩm, con người hay thương hiệu của bạn như thế nào?

Chúng tôi có câu trả lời cho tất cả những câu hỏi cấp bách về thiết kế logo trong bài viết này. Bạn chỉ cần chọn ra phần tương ứng với hứng thú của mình.

Nhân tiện, nếu bạn cần một vài ý tưởng, hãy xem bài viết của chúng tôi về cảm hứng thiết kế logo hoặc những logo tuyệt vời nhất từng được tạo ra. Thêm nữa, nếu bạn đang tìm kiếm những thiết kế logo tuyệt vời xuyên suốt nhiều thiết bị khác nhau, bạn cũng nên xem qua danh mục 5 ứng dụng tạo thiết kế logo tốt nhất của chúng tôi tổng hợp.

Vì sao thiết kế logo quan trọng như vậy?

Logo là chi tiết đầu tiên của doanh nghiệp của bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nếu người dùng kết nối với quá trình xây dựng thương hiệu của bạn, nhiều khả năng họ sẽ cởi mở hơn với bất kì thứ gì nó cung cấp cho họ. Thiết kế logo tuyệt vời yêu cầu ở nhà thiết kế không chỉ những kỹ năng thiết kế mà còn là sự áp dụng uyển chuyển cùng với sự sáng tạo khi thực hiện.

Bất cứ nhà thiết kế nào cũng có thể tạo ra những thiết kế logo “phù hợp” với mục đích của nó, nhưng để làm chủ toàn bộ những khía cạnh của logo một cách đúng nghĩa cần rất nhiều thời gian. Tất nhiên, thiết kế logo chỉ là một phần nhỏ khi xây dựng thương hiệu, nhưng logo vẫn luôn có vị trí trung tâm trong bất cứ chiến lược xây dựng thương hiệu nào. Và tất cả chúng ta đều biết rằng nó thường là phần nhận diện được công chúng nhìn vào nhiều nhất.

Nếu bạn muốn thấy nó được thực hiện như thế nào, sao không xem qua tuyển tập những logo tuyệt vời nhất của chúng tôi lựa chọn?

10 quy tắc vàng về thiết kế logo của David Airey

Khi bạn nghĩ về một con người đã ảnh hưởng tới cuộc đời bạn, gần như chắc chắn bạn có thể khắc họa anh ấy hoặc cô ấy trông như thế nào. Và điều tương tự cũng xảy ra với những thương hiệu mà chúng ta thường xuyên mua. Chúng ta dễ dàng hình dung ra logo của nó đơn giản bằng cách nghĩ về những trải nghiệm với sản phẩm, công ty hoặc dịch vụ.

Nơi từng có chỉ vài công ty hoạt động cung cấp một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì hiện tại cùng mảng đó đã có hàng trăm, có thể là hàng nghìn công ty cạnh tranh nhau dành sự chú ý, tất cả đều muốn chúng ta nhìn vào sản phẩm của họ trước. Điều này tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng đối với những nhãn hàng để trở nên khác biệt về mặt hình ảnh để họ không bị nhầm lẫn với những đối thủ cạnh tranh.

Sự khác biệt này có được thông qua thiết kế nhận dạng thương hiệu – một nhóm những chi tiết thiết kế phối hợp với nhau để tạo ra một bức tranh khắc họa khác biệt trong tâm trí chúng ta. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, bô nhận dạng có thể bao gồm những loại đồng phục, những thiết kế in trên xe cộ, những dạng danh thiếp, thiết kế bao bì sản phẩm, phong cách nhiếp ảnh, bảng quảng cáo, và nhiều thứ khác nữa, cho tới lựa chọn font chữ của website.

“Khi chúng ta nhìn vào thứ gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm không phải là đọc thông tin. Trước khi chúng ta định hình bất cứ thứ gì, chúng ta nhìn thấy màu sắc trước tiên, và nếu điều này là đủ để níu giữ sự chú ý của chúng ta, thì chúng ta sẽ tiếp tục đọc những thông tin dạng text.”

David Airey

Điều quan trọng cần nhớ là khi chúng ta nhìn vào thứ gì đó, điều đầu tiên chúng ta làm không phải là đọc thông tin. Trước khi chúng ta định hình bất cứ thứ gì, chúng ta nhìn thấy màu sắc trước tiên, và nếu điều này là đủ để níu giữ sự chú ý của chúng ta, thì chúng ta sẽ tiếp tục đọc những thông tin dạng text. Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, bất chấp có là doanh nghiệp nào, yếu tố nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong bức tranh thương hiệu chính là logo.

Là những nhà thiết kế, công việc của chúng ta là chắt lọc những tinh hoa của một thương hiệu thành hình khối và màu sắc mà có khả năng lâu bền nhất, bởi sự hiện diện hình ảnh đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng một sự liên kết trong não chúng ta, giữa những gì chúng ta trải nghiệm và người chúng ta trải nghiệm cùng (thương hiệu). Ở nhiều phương diện, logo của một công ty thì giống như chân dung của những người chúng ta yêu thương vậy.

Khi logo tốt đồng bộ với một sản phẩm tuyệt vời, và khi nó được đặt đúng trong một khoảng thời gian phù hợp, cuối cùng nó có thể trở thành một tài sản vô giá của bất cứ công ty nào. Đường cong của Nike, đường vòm vàng của McDonald’s, người đàn ông trong logo Michelin, ngôi sao trong logo Mercedes hay biểu tưởng của Woolmark – hiếm có những ví dụ mang tính kinh điển hơn chúng. Nhưng ngoài bản chất phổ cập của chúng, bằng cách nào bạn mang tới cho một logo khả năng cao nhất trở thành một ví dụ thành công như thế? Có những phẩm chất luôn có mặt trong bất cứ dự án thiết kế logo nào, và chúng tôi đã tóm lược một vài trong số đó trong bài viết này để giúp cải thiện chất lượng thiết kế của bạn.

  1. Đặt nền móng

Những logo như của Mercedes và Woolmark đã trở thành tài sản vô giá cho doanh nghiệp tương ứng.

Một trong những phần thú vị nhất của nghiệp thiết kế là bạn sẽ phải học những điều mới với mỗi dự án thiết kế mới. Mỗi khách hàng lại khác, và thậm chí trong cùng một nghề, người ta cũng thường làm việc của mình theo nhiều cách khác nhau.

Để dễ dàng đạt được sự đồng thuận hơn về ý tưởng thiết kế, bạn cần phải hỏi khách hàng của mình những câu hỏi phù hợp trước khi thực sự bắt tay vào thiết kế: Vì sao bạn tới đây? Bạn làm gì, và bạn làm nghề của mình như thế nào? Điều gì khiến bạn khác biệt? Bạn đến đây vì ai? Bạn trân trọng gì nhất?

Những câu hỏi đó có vẻ nghe rất thẳng thắn, nhưng chúng có thể khá thách thức để trả lời, và chúng sẽ dẫn bạn tới những câu hỏi xa hơn về việc kinh doanh của khách hàng. Những gì bạn khám phá trong giai đoạn này của dự án sẽ giúp xác định hướng đi phù hợp nhất cho thiết kế.

  1. Trân trọng bàn phác thảo của bạn

Những phác thảo về linh vật của Firefox được thực hiện bởi Martijn Rijven – người đã được thuê bởi Wolff Olins

Sử dụng một bàn phác thảo là cơ hội để mắt bạn nghỉ ngơi, không phải nhìn vào những màn hình điện tử – thứ có xu hướng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng quan trọng hơn, việc ghi lại những ý tưởng thiết kế khác nhau có thể trở nên nhanh chóng hơn khi không có một thiết bị điện tử trung gian giữa bàn tay và khối óc của chúng ta. Vì vậy nếu bạn thức dậy giữa đêm với một ý tưởng bạn không muốn bỏ lỡ, giấy và bút để bên cạnh giường là cách lý tưởng để ghi nhớ. Việc phác thảo cũng khiến việc đặt những hình khối vào đúng chỗ bạn muốn dễ dàng hơn – sẽ luôn có thời gian để bạn số hóa phác thảo của mình sau đó.

Khi bạn đang miêu tả những ý tưởng thiết kế với khách hàng, trước khi số hóa một tác phẩm, điều hữu ích là bạn có thể chia sẽ một hoặc hai bản phác thảo, khiến khách hàng dễ dàng hình dung kết quả thiết kế hơn mà không bị nhiễu bởi những yếu tố khách như kiểu chữ hoặc màu sắc. Nhưng cũng không cần chia sẻ quá nhiều, chỉ những ý tưởng tốt nhất là đủ.

  1. Làm việc với màu trắng và đen

Những chi tiết bên trong của logo Apple đã thay đổi theo thời gian, nhưng hình bóng của nó không thay đổi

Bỏ mặc màu sắc sang một bên cho tới khi gần hoàn thành giúp bạn tập trung sự chú ý của mình vào những thứ cơ bản thuộc về ý tưởng hơn là những thứ dễ thay đổi hơn nhiều. Một ý tưởng nghèo nàn không thể được cứu vãn bằng một bảng màu thú vị, trong khi một ý tưởng tốt vẫn luôn tốt bất chấp màu sắc bạn lựa chọn có như thế nào. Hãy khắc họa một biểu tượng nổi tiếng. Hãy nghĩ về nó bây giờ. Nó chính là dạng thức chúng ta nhớ trước khi nhớ tới bảng màu. Nó là những đường nét, hình khối, ý tưởng, cho dù đó là miếng táo cắn dở, 3 đường thẳng song song, 4 vòng tròn lồng vào nhau hoặc một thứ gì đó khác.

  1. Luôn đảm bảo thiết kế là phù hợp

Nhà sáng lập Pentagram Alan Fletcher đã tạo ra logo V&A vào năm 1989 (Nguồn: V&A)

Một thiết kế nên phù hợp với những ý tưởng và hoạt động mà nó đại diện cho. Một kiểu chữ tinh tế sẽ phù hợp với một nhà hàng cao cấp hơn là một nhà trẻ. Một bảng màu gồm những màu hồng và vàng huỳnh quang sẽ không giúp thông điệp của bạn nếu người xem là những tù nhân.

Một form hình khối dạng vuông vức sẽ không mang lại hiệu quả cho dù bạn đang thiết kế cho ngành kinh doanh gì. Bạn biết điều này, xu hướng này quá rõ ràng. Nhưng nó là bài học cần chú ý hơn. Lý do càng hợp lý đằng sau một thiết kế cụ thể, thì bạn càng dễ trong việc bán nó cho khách hàng. Và điều này có thể thường xuyên là phần thách thức nhất trong một dự án thiết kế. Những nhà thiết kế không chỉ thiết kế, họ cần bán được thiết kế của mình.

  1. Nhắm tới sự dễ nhớ

Logo của Deutsche Bank vào năm 1974, thực hiện bởi Anton Stankowshi (Nguồn: Deutsche Bank)

Sự đơn giản hỗ trợ cho khả năng nhận diện, đặc biệt là khi có quá nhiều thương hiệu cạnh tranh để có được sự chú ý. Bạn muốn cho người xem cơ hội nhớ lại một nhãn hiệu chỉ sau một cái nhìn thoáng qua, và điều này không thể thực hiện được với một thiết kế với quá nhiều chi tiết. Một nhãn hiệu thương mại cần phải tập trung vào concept – có một “câu chuyện” duy nhất – và trong hầu hết các trường hợp nên không quá phức tạp ở vẻ ngoài. Điều này là vì nó cần phải xuất hiện dưới nhiều kích cỡ và ở nhiều ứng dụng khác nhau, từ một icon của website cho tới biển hiệu treo trên tường một tòa nhà lớn.

  1. Phấn đấu có được sự khác biệt

Logo năm 1999 của Tate thực hiện bởi Wolff Olins đã hợp nhất 4 phòng trưng bày của Tate khắp nước Anh

Khi những đối thủ cạnh tranh của khách hàng đều đang sử dụng một phong cách kiểu chữ cụ thể, hoặc cùng một kiểu bảng màu, hoặc việc biểu tượng được đặt bên trái của tên thương hiệu, hãy làm điều gì đó khác đi. Nó cho bạn cơ hội hoàn hảo để khiến khách hàng của mình khác biệt hơn hẳn đám đông vây quanh.

Nhưng quá nhiều sự tương đồng trên thị trường không nhất thiết có nghĩa là công việc thiết kế của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, bởi khách hàng phải rất dũng cảm để phá vỡ xu hướng chung của ngành. Bằng việc phô diễn sự tưởng tượng trong portfolio của mình, bạn đang tiến tới thu hút những loại khách hàng mình muốn.

  1. Xem xét nhận diện rộng hơn

Wolff Olins đã tạo ra một kiểu chữ mới cho chiến dịch chống ung thư của Macmillan vào năm 2016, một phần của một sự tái định vị

Khá hiếm khi bạn nhìn thấy một logo đứng một mình, thường thì chúng phải được đặt trong một hoàn cảnh, vị trí nào đó trong một website, danh thiếp hoặc những tư liệu tương tự. Đó là lý do vì sao một bản trình bày với khách hàng cần bao hàm nhiều hoàn cảnh áp dụng khác nhau khi được nhìn bởi những người mua tiềm năng. Điều này cũng giống việc đôi khi bạn mắc kẹt với điều gì đó, việc cần làm chỉ là tạm lùi lại một bước để có được tầm nhìn rộng hơn, và đâu chính là những vấn đề bạn cần đối mặt.

Trong ngôn ngữ thiết kế, bức tranh lớn hơn là mọi những mục tiềm năng mà logo của khách hàng có thể xuất hiện trên đó. Nhưng luôn luôn xem xét cách bộ nhận diện hoạt động khi thiếu vắng logo, bởi vì trong khi rất quan trọng, biểu tượng (logo) cũng chỉ là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu. Một cách để có được những thiết kế hình ảnh gắn kết với nhau là phác họa những kiểu chữ được thiết kế riêng không chỉ dùng cho thiết kế logo mà còn xuất hiện trong tất cả những tài liệu tiếp thị khác.

  1. Đừng quá thẳng thắn!

Những logo của Penguin và Shell không hề cho biết manh mối gì về loại hình doanh nghiệp mà nó đại diện

Một thiết kế logo không nhất thiết phải cho thấy công ty hoạt động trong lĩnh vực gì. Thực ra, sẽ tốt hơn nếu nó không bao hàm thông tin đó, bởi nhãn hiệu càng trừu tượng thì nó càng lâu dài. Về mặt lịch sử, bạn sẽ muốn cho thấy hình ảnh nhà mát, hoặc có thể là một huy hiệu nếu nó là một công ty gia đình, nhưng những biểu tượng cho biết bạn làm gì. Thay vào đó, nó khiến nhận diện của bạn trở nên rõ ràng. Ý nghĩa của hình ảnh trong con mắt công chúng được thêm vào sau đó, khi những liên tưởng hình thành giữa điều công ty làm và hình thù và màu sắc của nhãn hiệu.

  1. Nhớ rằng logo có thể không gồm những biểu tượng!

Thiết kế logo dạng chữ năm 2004 của Johnson Banks – khi chữ “h” được cánh điệu giống như một mái nhà – giúp tái định vị tổ chức từ thiện nhà ở

Thông thường một nhãn hiệu dạng chữ được thiết kế riêng sẽ thực hiện nhiệm vụ của logo, đặc biệt khi tên công ty là độc nhất, như Google, Mobil hoặc Pirelli. Nhưng một phiên bản của logo dành cho những không gian nhỏ hẹp cũng giúp ích khá nhiều. Nó có thể chỉ đơn giản như lấy một chữ cái từ tên doanh nghiệp và sử dụng cùng màu, hoặc nó có thể tích hợp một biểu tượng có thể được sử dụng như là một thành phần thiết kế thứ cấp (logo dạng chữ trước, biểu tượng theo sau) thay vì một logo cố định với cả hai phần được trình bày cạnh nhau.

Đừng bị cuốn vào việc làm quá những hiệu ứng cho phần chữ chỉ đơn giản vì điểm quan trọng nhất là những chữ cái. Tính dễ đọc là then chốt đối với bất cứ logo dạng chữ nào, và phần báo cáo của bạn nên minh họa rằng những thiết kế của bạn dễ nhìn ở bất cứ kích thước nào, lớn hoặc nhỏ.

  1. Khiến người khác cười

Được thiết kế vào năm 2000, logo dạng chữ của Amazon do Duckworth thực hiện thể hiện một sự thông minh với một nụ cười được ẩn dụ, đi từ A tới Z.

Tiêm nhiễm một vài sự ẩn dụ vào thiết kế sẽ không chỉ khiến tác phẩm của bạn vui vẻ hơn, mà nó còn có thể giúp khách hàng của bạn thành công hơn. Điều này sẽ không phù hợp với mọi ngành nghề, như những nhà sản xuất vũ khí và hãng thuốc lá, nhưng liệu bạn có chọn làm việc với những công ty như vậy là một chuyện khác. Những công ty thuộc ngành luật và tài chính tràn ngập những doanh nghiệp được nhận diện bởi những thương hiệu ngột ngạt và thô cứng, việc bổ sung một ít sự hài hước vào bộ nhận diện cho những khách hàng này là một cách giúp họ trở nên khác biệt.

Dù vậy, cần một sự cân bằng. Khi bạn đưa mọi thứ đi quá xa, bạn sẽ đối mặt với việc mất những khách hàng tiềm năng. Nhưng bất kể doanh nghiệp nào, người ta làm kinh doanh với con người, vì vậy khía cạnh cảm xúc trong thiết kế của bạn sẽ luôn có một mức độ phù hợp nào đó với họ.

Nghiên cứu và chiến lược thiết kế logo

Trước khi đặt bút thiết kế bất cứ dự án logo nào, việc nghiên cứu thấu đáo là rất cần thiết. Đây là 5 mẹo thiết kế logo cho giai đoạn nghiên cứu này.

  1. Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn

Apple đã có những khởi đầu thuận lợi trong ngành sản xuất máy tính những vào những năm 80 và từ đó đã phát triển thành một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.

Trước khi bạn bắt đầu đưa ra một concept logo của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường bạn nhắm đến. Khách hàng của bạn nên cung cấp một số thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ để giúp bạn bắt đầu.

Hãy so sánh tất cả những logo trong cuộc cạnh tranh của thương hiệu. Sự nghiên cứu này có thể hé lộ nhiều quy ước xây dựng thương hiệu trong ngành kinh doanh đó và điều này đôi khi giúp bạn bắt đầu nhanh hơn thông qua việc làm quen với những liên kết hình ảnh quen thuộc.

Nhưng luôn nhớ rằng, nhiều thiết kế trong số những logo nổi tiếng nhất nổi bật bởi lẽ chúng từ chối những xu hướng đại trà và tư duy một cách khác biệt.

  1. Hỏi đúng câu hỏi

Thiết kế của Wolff Olins danh cho Trung tâm Ung thư Macmillan, được trích dẫn trong sách của Johnson, được xây dựng xung quan một chuỗi những câu bắt đầu bằng từ “We…” giúp trả lời những câu hỏi thương hiệu chính

Chiến lược đang trở nên ngày càng quan trọng đối với quá trình xây dựng thương hiệu. Trong thực tế, ý nghĩa của điều này phụ thuộc vào quy mô của dự án, nhưng tất cả bắt đầu với việc đặt những câu hỏi phù hợp.

Cuốn sách của Michael Johnson mang tên “Branding: In Five and a Half Steps” dành riêng cho quá trình sáng tạo của Johnson Bank, có nội dung nói về những thách thức phức tạp như tạo nên những chiến lược thương hiệu chi tiết hơn nhiều so với điều chúng ta có thể kì vọng.

Trong đó, Johnson ủng hộ việc hỏi những câu hỏi sau đây về thương hiệu bạn đang làm việc cùng như là điểm khởi đầu:

  • Vì sao chúng ta ở đây?
  • Chúng ta làm gì và chúng ta làm việc đó như thế nào?
  • Điều gì khiến chúng ta khác biệt?
  • Chúng ta ở đây vì ai?
  • Chúng ta coi trọng điều gì nhất?
  • Cá tính của chúng ta là gì?
  1. Luôn linh động, mềm dẻo trong suốt quá trình

Branding: In Five and a Half Steps là cuốn sách bạn nên đọc để làm quen với tất cả các giai đoạn quan trọng khi xây dựng thương hiệu và những vùng tối giữa chúng.

Một khi bạn đã nhào nặn được một chiến lược, bạn không cần thiết phải gắn chặt với nó. Có một lý do khiến quá trình sáng tạo của Johnson Banks có một “half step” thêm vào: vế thứ hai “cách chúng ta thực hiện điều đó” đại diện cho vùng tối giữa chiến lược và thiết kế.

 Theo Johnson, nó là con đường hai chiều. Một vài ý tưởng chiến lược, mang tính concept rất hay về lý thuyết nhưng có thể thất bại ở thực tế khi được hiện thực hóa, ngược lại một giải pháp thiết kế đẹp mắt phát sinh trong quá trình thiết kế có thể giúp cải thiện chiến lược được đưa ra ban đầu.

  1. Tôn trọng di sản của thương hiệu

Tái thiết kế thương hiệu của Co-op dành giải thưởng Brand Impact Award. Thiết kế đánh thức sự ảnh hưởng nhiều người tiêu dùng đã bỏ quên.

Phong trào với tên gọi “retro branding” đã được khởi động bởi North với thiết kế lại logo của Co-op, thứ được hồi sinh từ biểu tượng ban đầu của những năm 1960 và họ đã dành được giải thưởng danh giá Brand Impact Awards năm 2016 của Computer Arts.

NatWest và Kodak đã theo sau chỉ sau vài tháng, và chúng tôi đã chứng kiến vô số những ví dụ tương tự từ thời điểm đó. Các thương hiệu cần cảnh giác khi đi theo phong trào tái thiết kế này chỉ vì thành công của những ví dụ đi trước, mà khi di sản nguyên gốc và những tiềm năng chưa được chạm tới tồn tại ở thiết kế logo, hãy tránh việc thiết kế lại logo từ đầu – hãy cân nhắc cải tạo nó để nhấn mạnh những giá trị to lớn chưa được đánh thức. Bạn có thể cân nhắc lời khuyên của tôi về cách đánh thức những di sản của một thương hiệu.

“Điều quan trọng là để cái tôi của bạn sang một bên và không phớt lờ những thiết kế của các nhà thiết kế khác – và trong khi làm việc đó hãy cân nhắc việc thừa hưởng những giá trị đã có và thiết kế một tác phẩm hoàn toàn mới,” đồng sáng lập North Stephen Gilmore nói trong một bài viết trên Computer Arts.

  1. Nhớ rằng: logo chỉ là một thành phần (của thương hiệu)

Khi những giám khảo của Brand Impact Awards là Bruce Duckworth và Mark Bonner thảo luận video được quay vào năm 2016 này, thiết kế logo chỉ là một phần nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu hiện đại.

Khi Bonner nhận xét rằng, kim tự tháp đã đảo ngược: giờ đây người dùng tiếp xúc với thương hiệu thông qua rất nhiều điểm tiếp xúc khác nhau và logo không phải lúc nào cũng là điểm tiếp xúc đầu tiên của thương hiệu với khách hàng.

Hãy luôn nhớ điều này khi bạn phát triển thiết kế logo của mình: luôn giữ mọi thứ linh động và mềm dẻo và cân nhắc cách logo tương tác với những phần khác của trải nghiệm thương hiệu, từ thiết kế bao bì cho tới tông giọng nói thương hiệu.

Kiểu chữ trong thiết kế logo

Việc lựa chọn kiểu chữ phù hợp là vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế logo – thực ra, khá nhiều trong số những logo xuất sắc nhất thế giới là logo dạng chữ, dựa hoàn toàn vào kiểu chữ để thể hiện thông điệp của mình.

Dưới đây là những thủ thuật sử dụng kiểu chữ cho thiết kế logo bạn có thể tham khảo.

  1. Lựa chọn font chữ của bạn một cách cẩn thận

Như là một sự xem xét lại về nhận diện thương hiệu, Google đã ngừng sử dụng logo dạng chữ với font serif khác biệt đã tồn tại hơn 16 năm của hãng để sử dụng một font dạng sans serif hiện đại và sạch sẽ hơn.

Những font dạng sans serif vẫn đang chiếm ưu thế trong thiết kế logo vài năm gần đây khi nó thường được sử dụng trong những thiết kế theo xu hướng tối giản – những ví dụ có thể kể đến bao gồm sự tái thiết kế logo của Windows, MasterCard và Đại học Nghệ thuật London.

Vào năm 2014, Google đã có một quyết định gây ngạc nhiên khi bỏ đi logo dạng chữ serif huyền thoại để sử dụng một font dạng sans serif thân thiện và thời thượng hơn hẳn. Nhưng đừng để những xu hướng che mờ sự đánh giá của chính bạn: một font dạng serif vẫn có thể là lựa chọn đúng đắn cho dự án gần nhất của bạn, cụ thể là khi bạn cần một cảm giác sang trọng hoặc truyền thống hoặc chuyên nghiệp, vì vậy hãy dành thời gian để nghiên cứu những lựa chọn của mình.

  1. Tinh chỉnh và gọt dũa để bổ sung cá tính

Thiết kế của Company Folder sử dụng một kiểu chữ được tinh chỉnh để tạo nên một cái khung xe cách điệu

Nếu bạn sử dụng một kiểu chữ có sẵn trong một logo dạng chữ, đặc biệt là những font gần như phổ cập như Helvetica, thường sẽ có những áp lực khác dồn lên những chi tiết khác như hình ảnh, bảng màu, tông giọng nói thương hiệu,… để phát triển và nâng cao cá tính của thương hiệu.

Những kĩ năng tinh chỉnh thành thục là thiết yếu khi thiết lập một logo dạng chữ đơn giản với một kiểu chữ quen thuộc. Kiểu chữ dãn rộng thường cho cảm giác tinh tế và quả quyết, trong khi kiểu chữ với khoảng cách chữ cái gần hơn có thể giúp khóa những chữ cái riêng lẻ với nhau như là một khối.

Thiết kế bởi Alan Fletcher dành cho V&A

Một khi ở dạng logo chữ, việc tinh chỉnh và thay đổi mặt chữ cũng mang lại những liên kết mềm mại giữa các chữ cái, hoặc bổ sung một lợi thế độc đáo để phù hợp với giọng nói của thương hiệu – một ví dụ là cắt bỏ phần đuôi các chữ cái ở những góc giao nhau để cho một cảm giác sắc cạnh, cấp tiến.

  1. Xem xét những kiểu chữ minh họa, hoàn toàn được “thửa riêng”

Với chỉ một vài sự thay đổi nhẹ nhàng trong suốt hơn một thế kỉ, Coca-Cola là minh chứng cho việc kiểu chữ minh họa có thể vượt qua sự thử thách của thời gian như thế nào.

Đôi khi một kiểu chữ có sẵn không thể đáp ứng những gì bạn kì vọng, và một font chữ thửa riêng dạng viết tay có vẻ là lựa chọn không thể tốt hơn cho thương hiệu của bạn. Có lẽ ví dụ mang tính biểu tượng nhất là logo dạng chữ của Coca-Cola – thứ chỉ tiến hóa dần dần từng chút một qua thời gian.

So sánh với đối thủ đắng cay của hãng là Pepsi với logo đã kinh qua ít nhất 7 lần thay đổi lớn, logo của Coca-Cola vẫn khá giống với phiên bản đầu tiên của nó vào những năm 1800. Nếu hãng cũng bỏ đi font chữ sôi động náo nhiệt này để sử dụng một font dạng sans serif giống như Pepsi đã làm vào những năm 1960, sẽ có nhiều ồn ào xung quanh nó.

Điểm mấu chốt thì đơn giản: hãy đưa lên sàn diễn một kiểu chữ minh họa độc đáo một cách đúng nghĩa và bạn sẽ có được sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ với khả năng tồn tại lâu dài. (Mặc dù tất cả các đối thủ thất bại, những font chữ dạng viết tay này vẫn luôn là những lựa chọn tuyệt vời).

  1. Khám phá những tổ hợp chữ cái tình cờ

Thiết kế độc đáo của Yves St Laurent

Chữ lồng không nhất thiết chỉ được dùng cho các thiết kế thiệp cưới, và khi được xử lý một cách phù hợp, các chữ cái đầu tên công ty có thể tạo thành một tác phẩm chữ lồng đóng vai trò một biểu tượng đơn giản nhưng hiệu quả cho thương hiệu.

Điều này đặc biệt đúng trong ngành thời trang – những chữ C cài vào nhau trong logo của Coco Chanel và biểu tượng của Yves St Laurent là những ví dụ kinh điển.

Thiết kế đơn giản như hiệu quả của logo FedEx, thực hiện bởi Landor.

Đôi khi thậm chí những sự sắp đặt đơn giản nhất cũng có thể thể hiện sự tình cờ rằng khi được phát triển đúng cách có thể dẫn tới những thiết kế thiên tài. Một ví dụ tiêu biểu là logo dạng chữ của FedEx do Landor thực hiện, mũi tên được ẩn giữa chữ “E” và chữ “X” khiến một logo dạng chữ với font sans serif đơn giản trở thành tác phẩm tâm đắc của giới phê bình thiết kế toàn cầu.

Hãy thử viết tên thương hiệu bằng nhiều kiểu font khác nhau và có lẽ một “tai nạn” tình cờ thú vị có thể xảy ra khi bạn làm việc.

  1. Sở hữu hoàn toàn một kiểu chữ

Font chữ dành giải thưởng của Fontsmith dành cho ITV được mở rộng sử dụng cho toàn bộ thương hiệu, để đảm bảo sự nhất quán xuyên suốt mọi ứng dụng cũng như kênh truyền thông.

Nếu khách hàng của bạn có thể chi trả, việc hợp tác với một hãng chuyên thiết kế kiểu chữ dành riêng như Dalton Maag hoặc Fontsmith để phát triển một gia đình font thương hiệu đầy đủ có thể nâng cao vai trò của kiểu chữ trong thiết kế và nhấn mạnh cá tính của thương hiệu, nâng tầm của logo dạng chữ và thẩm thấu vào toàn bộ những hoạt động truyền thông thương hiệu.

Giữa những khách hàng lớn, hai hãng thiết kế font nói trên đã làm việc cho nhiều thương hiệu đình đám bao gồm Nokia, Lush, Rio 2016, Sainsbury’s, ITV và Lloyds. “Kiểu chữ định nghĩa tông giọng nói của thương hiệu bằng những đặc điểm cảm xúc của nó,” nhà sáng lập Dalton Maag Bruno Maag trả lời tạp chí Computer Arts trong một đoạn video phỏng vấn dưới đây.

“Một kiểu chữ kỳ cục ví dụ như Univers, Arial hoặc Helvetica có cảm giác cơ bắp, máy móc và kỹ thuật, lạnh lẽo hơn kiểu chữ như Frutiger – một font rất nhân văn với tông cởi mở, ấm áp, thân thiện và dễ tiếp cận. Trong khi một kiểu chữ serif có thể hơi cũ kĩ, văn vở.”

Hình khối và biểu tượng trong thiết kế logo

Một vài trong số những thương hiệu mang tính biểu tượng nhất thế giới dễ nhận diện hơn khi chúng ta bỏ tên thương hiệu ra khỏi logo. Một nhóm thậm chí còn đăng kí độc quyền một hình khối cụ thể và nó thậm chí không cần phải hiện thực hóa thành dạng một logo để có thể gắn thương hiệu với hình khối đó một cách tiềm thức.

Đây là 5 thủ thuật giúp bạn làm chủ hình khối và biểu tượng khi thiết kế logo

  1. Về với những đường nét cơ bản

Là một sinh viên ở thời điểm đó, ban đầu Carole Davidson chỉ được trả 35 đô la để thiết kế swoosh cho Nike: một hình khối đơn giản một cách diệu kì có thể được phác họa với chỉ vài nét bút.

Có một vài quy tắc vàng mà những tác phẩm logo kinh điển đều tuân theo. Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: sự đơn giản.

Hãy biến ý tưởng thành concept, nhưng đừng thực thi quá phức tạp, hoặc tô điểm quá đà chỉ vì muốn đạt được concept của bạn. Bạn muốn logo dễ nhận diện cũng như sự đa năng ở khía cạnh ứng dụng và quy mô. Hãy nghĩ rằng: liệu nó có dễ nhìn khi được sử dụng ở kích thước nó ở phần chân trạng của một website, liệu nó có mờ nhạt ở kích thước đó?

Một cách tuyệt vời để kiểm tra sự đơn giản của concept là luôn cố gắng bỏ bớt những chi tiết có thể bỏ cho tới khi bạn có được dạng thiết kế đơn giản nhất. Liệu nó có thể nhận diện nếu bạn vẽ nhanh chóng với chỉ vài nét thô ráp? Đâu là những đặc điểm độc đáo nhất? Nói chung, logo được thiết kế càng đơn giản sẽ càng dễ nhớ và đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

  1. Hiểu tâm lý học về hình dạng

Hình tam giác màu vàng, hình vuông màu đỏ và hình tròn màu xanh lam đã trở thành biểu tượng hình ảnh của Bauhaus School of Design – và chứa đựng một nguyên lý có thể áp dụng vào thiết kế logo, như được thể hiện bởi Marco Ugolini trong bài viết với tiêu đề Bauhaus Revisited.

Tâm lý học về hình khối vượt ngoài những điều chúng ta thấy được. Thường được dùng như biểu tượng của ngôi trường Bauhaus School of Design danh tiếng là hình tam giác vàng, hình vuông đỏ và hình tròn xanh lam – sản phẩm của nghiên cứu thực hiện bởi Wassily Kandinsky, người khẳng định rằng hình khối và màu sắc có thể vượt qua những rào cản văn hóa và ngôn ngữ.

Kandinsky cho rằng màu vàng sáng sủa, tươi tắn bổ sung cho sự sắc sảo, góc cạnh của tam giác; màu lam mát mẻ ghép cặp hoàn hảo với hình tròn, trong khi một sắc đỏ mạnh mẽ phối hợp ăn ý với hình tròn. Chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về lý thuyết màu sắc sau.

  1. Làm chủ khung lưới và cấu trúc

Việc hé lộ những chi tiết cụ thể về cấu trúc đối xứng của một thiết kế logo cho công chúng ngày càng phổ biến hơn, và tái thiết kế của Deliverooo thực hiện bởi DesignStudio không phải ngoại lệ.

Ngày càng phổ biến việc một hãng thiết kế công bố một phần phác thảo đang thực hiện của họ với công chúng, cho dù ở dạng online như Behance hoăc Dribble, hoặc như là một phần của case studies trên website của chính họ, hoặc công bố ở các buổi họp báo.

Biểu tượng icon gần nhất của Twitter được xây dựng dựa trên một chuỗi hình tròn chồng lên nhau, theo sơ đồ này, tuân thủ “tỷ lệ vàng” 1:1.618

Những chia sẻ này thường bao gồm những khía cạnh kĩ thuật của thiết kế, hé lộ và thảo luận về khung lưới nền tảng của việc xây dựng thiết kế và cũng đường cong và góc cạnh cụ thể định nghĩa nên hình khối.

Những dự án như vậy có thể là điểm tham khảo vô giá để thông báo công việc của chính bạn, và có thể giúp tạo ra những nguyên lý thiết kế như tỷ lệ vàng khi ứng dụng vào các dự án thực tế.

  1. Sử dụng không gian âm

Thậm chí việc sử dụng không gian âm ở mức độ tối thiểu nhất cũng mang lại hiệu quả khó tin. Đối với NBC, nó chỉ cần một nét khía đơn giản để khiến 6 giọt màu cầu vồng trở thành hình một chú công.

Việc sử dụng những không gian âm một cách thông minh trong một thiết kế logo có thể mang tới nụ cười, là một thủ thuật để tăng tính nhận diện của thương hiệu. Như đã thảo luận, FedEx là một ví dụ của việc không gian âm được sử dụng khéo léo trong một logo dạng chữ đơn thuần, tất nhiên có nhiều những ví dụ tận dụng cách tiếp cận này.

Khi được dùng một cách phù hợp và khéo léo, không gian âm cũng có thể giúp truyền đạt những ý nghĩa khác cho thiết kế logo, củng cố lý thuyết rằng sự đơn giản thông qua sự trừu tượng có thể dẫn đến một biểu tượng thương hiệu đáng nhớ hơn.

  1. Sử dụng các thủ thuật và sự hài hước

Logo của Amazon do Duckworth thực hiện là một ví dụ hay được nhắc tới về việc sử dụng những thủ thuật táo bạo trong xây dựng thương hiệu.

Không gian âm chỉ là một cách để gợi lên nụ cười khi nhìn vào logo. Alan Fletcher – thành viên sáng lập của Pentagram là một trong những chuyên gia tiên phong trong việc sử dụng những thủ thuật đơn giản trong thiết kế đồ họa, một hành động tạo ra vẻ đẹp cho chính thiết kế logo nói riêng.

Ban đầu được viết bởi Beryl McAlhone và David Stuart, rồi được chỉnh sửa và bổ sung bởi Nick Asbury và Greg Quinton ở The Partners (giờ là Superunion), cuốn sách tinh túy mang tên “A Smile In The Mind: Witty Thinking in Graphic Design” là một tài liệu tham khảo lý tưởng nếu bạn muốn tích hợp những thủ thuật và vẻ đẹp vào dự án của mình, kèm theo những ví dụ truyền cảm hứng từ những chuyên gia hàng đầu thế giới, bao gồm Fletcher.

Như Quinton và Asbury nói trong phần giới thiệu của phiên bản năm 2016: “Thủ thuật có vai trò lớn, then chốt với sự thành công của những gã khổng lồ như Google, Apple và Coca-Cola….nó là nhà giả kim kiếm những chiếc va li thành những phương tiện thám hiểm, biến máy hút bụi thành những người bạn trong nhà.”

Lý thuyết màu sắc trong thiết kế logo

Tâm lý học màu sắc là phần tuyệt diệu đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng nhận thức của công chúng về thương hiệu, cho dù bạn đang tạo ra một logo dạng chữ hay dạng biểu tượng.

Đây là 5 thủ thuật giúp bạn sử dụng được lý thuyết màu sắc vào thiết kế logo của mình

  1. Hiểu rõ bánh xe màu

Cốt lõi của thuyết màu sắc chính là bánh xe màu – một công cụ thiết yếu để tổ hợp màu sắc theo những cách khác nhau vốn được phát minh bởi ngài Isaac Newton vào năm 1666. Phiên bản phổ biến nhất gồm 12 màu, dựa trên mô hình mày “RYB”.

Ở đây, các màu sơ cấp là đỏ, vàng và xanh lam, với ba màu thứ cấp (xanh lá, cam và tím) được tạo nên khi hòa trộn hai màu sơ cấp với nhau. Cuối cùng, 6 màu cấp ba được tạo ra khi kết hợp giữa màu sơ cấp và màu thứ cấp.

Giải thích bánh xe màu sắc cơ bản

Có 6 kĩ thuật để tạo ra những tổ hợp màu sắc hài hòa dễ chịu bằng cách dùng bánh xe màu. Những màu bổ sung nằm đối diện với nhau trên bánh xe màu (ví dụ như đỏ và xanh lá trong logo Heineken, xanh lam và vàng như IKEA đã tinh chỉnh nhẹ thiết kế logo của mình vào năm 2019); các màu tương tự nằm cạnh nhau trên bánh xe; và màu bộ ba là ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu.

Bảng màu bổ sung của IKEA khiến nó được nhận diện nhanh chóng, và tạo nên một thiết kế logo bắt mắt, tương phản cao. Nguồn: IKEA.

Những sự kết hợp khác bao gồm phối màu chia bổ sung (sử dụng hai màu sắc liền kề với màu sắc bổ sung của màu thứ ba); phối màu hình chữ nhật sử dụng bảng bốn màu dựa trên hai cặp màu bổ sung; và cuối cùng là phối màu hình vuông với bảng bốn màu trong đó cả bốn màu cách đều nhau trên bánh xe màu.

  1. Quản lý bảng màu một cách cẩn thận

Nhiều trong số những sự kết hợp màu sắc trên đây đòi hỏi sự kiểm soát cẩn thận để có thể thành công trong một thiết kế logo, và các màu sắc thường không nên được dùng với số lượng bằng nhau.

Những màu sắc bổ sung có thể quá đậm và chói mắt nếu dùng một cách thừa thãi trong khi các màu sắc tương tự lại có vấn đề ngược lại: chúng quá nhẹ và dịu mắt mà thiếu đi sự tương phản – và bạn nên lựa chọn một màu sắc chính, sử dụng các màu sắc còn lại như là màu phụ trợ và màu nền.

Thiết kế lại thương hiệu BP do Landor thực hiện thu hút khá nhiều sự tranh cãi bởi việc gắn màu xanh lá thiên nhiên với một tập đoàn dầu lửa như vậy, nhưng chắc chắn rằng: đây là một ví dụ tuyệt vời của việc sử dụng bảng màu gồm các màu sắc tương tự.

Những bảng màu bộ ba thì rực rỡ hơn nhiều, nhưng một lần nữa bạn nên chọn một màu chính trong số 3 màu đó. Đối với những người mới vào nghề, an toàn nhất là sử dụng một bảng màu chia bổ sung bởi nó có một sự cân bằng tự nhiên tốt giữa sự tương phản và hài hòa.

Cả bảng màu hình chữ nhật và hình vuông đều khá đa năng khi có thêm một màu để các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo nhưng luôn nhớ rằng hãy để 1 màu duy nhất là màu chính – bạn nên chú ý đặc biệt tới sự cân bằng giữa những màu ấm và lạnh.

  1. Sử dụng màu sắc để kiểm soát tâm trạng

Giống như BO, McDonald là một ví dụ sử dụng bảng màu tương tự – nhưng ở phía gam màu ấm của phổ màu, để thể hiện cảm giác hạnh phúc và vui vẻ.

Lựa chọn bảng màu của bạn có thể khiến một thiết kế thành công hoặc thất bại, một phần bởi lý do thẩm mỹ, mà còn bởi sự liên hệ về tâm lý học đằng sau các màu sắc được chọn – thứ chúng ta đã học được như một phần của lý thuyết Bauhaus ở phần trên của bài viết.

Ở mức độ đơn giản, các gam màu ấm – như đỏ và vàng – thì táo bạo, khích lệ và đầy năng lượng, trong khi những màu mát mẻ hơn như xanh lục và xanh lam lột tả sự bình lặng và yên tĩnh hơn.

Điều này đặc biệt phù hợp khi nhắc tới xây dựng thương hiệu: ở cấp độ cảm xúc, về cách người tiêu dùng cảm nhận khi họ nhìn thấy chúng; về mức độ thực tế, nó là để sản phẩm nổi bật giữa thị trường.

Bạn hãy đọc thêm bài viết này của chúng tôi để biết thêm những lời khuyên khi sử dụng màu sắc để xây dựng thương hiệu.

  1. Nghiên cứu những màu sắc thường dùng trong cùng ngành

Đôi khi việc sở hữu một màu sắc trở thành một vấn đề pháp lý, như là cuộc chiến pháp lý của Cadbury với Nestle để bảo việc việc sử dụng gam màu tím khác biệt của nó.

Một thương hiệu “sở hữu” một màu sắc trong ngành của mình có thể nắm giữ lợi thế cạnh tranh khổng lồ, có được sự nhận diện nhanh chóng – và trong một vài trường hợp thậm chí không cần cả logo hoặc nhắc tới tên doanh nghiệp.

Tất nhiên, việc sở hữu toàn bộ một màu sắc không dễ dàng gì, và nó hoàn toàn vượt khỏi việc thiết kế logo: lập kế hoạch và thực thi một cách khéo léo xuyên suốt mọi thành phần của thương hiệu và quảng cáo của nó.

Phụ thuộc vào sự phổ biến và mức độ bão hòa thị trường của một màu sắc cụ thể, chúng ta có thể nói đến nó cụ thể như là một sắc độ Pantone được đăng kí chính thức (như Cadbury 2685C) hoặc chung chung như là thương hiệu duy nhất được sử dụng màu sắc này.

Để có được sự nổi bật về màu sắc trong bất cứ ngành nghề nào, bước đầu tiên là biết đâu là xu hướng thịnh hành của ngành nghề đó – ví dụ, màu xanh lam thường được dùng trong ngành tài chính, trong khi màu xanh lá thường được tìm thấy ở các tổ chức môi trường. Đôi khi rất đáng để cân nhắc những điều nhãn tiền này.

  1. Đừng quên màu đen và trắng

Được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa người Ý Francesco Saroglia, logo của Woolmark là mốc son của thiết kế đơn sắc, và được ca ngợi như một trong những logo tuyệt vời nhất mọi thời đại

Sau phần thảo luận về màu sắc này, dễ để quên rằng một vài trong số những thiết kế logo xuất sắc nhất đơn thuần chỉ là đơn sắc, và tận dụng được sự tương phản rõ ràng mà bảng màu này mang lại.

Tất nhiên, cho dù thiết kế logo chính của bạn có màu sắc đẹp đẽ tráng lệ, nó vẫn cần phải hòa hợp trong những điều kiện ứng dụng chỉ có màu đen và trắng.

Nếu thiết kế logo của bạn sử dụng màu sắc để hé lộ ý nghĩa nào đó, hãy nghĩ về cách bạn có thể phản ánh ý ngĩa đó khi logo được hiển thị dưới dạng đen trắng. Đôi khi điều này có nghĩa thay đổi sự tương phản giữa những chi tiết khác nhau của thiết kế để chúng vẫn có thể gợi nên ý nghĩa cần thiết khi được hiển thị ở dạng đơn sắc.

Sử dụng thiết kế logo của bạn

Logo không đứng một mình: chúng cần được áp dụng vào hoàn cảnh nào đó. Một khi bạn đã hoàn thiện thiết kế logo của mình, bước cuối cùng là cho nó một mảnh đất để dụng võ, hãy để nó trở thành một phần của chiến lược thương hiệu của bạn.

Dưới đây là 5 thủ thuật để hoàn tất giai đoạn cuối cùng quan trọng này:

  1. Luôn có một quan điểm thứ 2

Logo của Viện Nghiên cứu Phương Đông Brazil.

Đừng đánh giá thấp giá trị của những cặp mắt người ngoài khi đánh giá hoặc phát hiện ra những điều bạn bỏ lỡ trong suốt quá trình thiết kế. Một khi bạn đã hoàn tất concept logo của mình, luôn dành thời gian để kiểm chứng liệu nó có tiềm ẩn những sự hiểu lầm về mặt văn hóa, lời nói bóng gió, những hình dạng không may hoặc những từ ngữ – ý nghĩa ẩn chưa được lường trước hay không.

Nhiều hãng thiết kế ủng hộ việc ghim những dự án đang dang dở trên tường để cho phép việc nhận xét công khai, ngang hàng được thực hiện luôn luôn, nhưng nếu bạn là một nhà thiết kế làm việc tự do thì hãy cố gắng tìm một người đáng tin cậy, có chuyên môn để đánh giá thành quả của bạn – và cho bạn biết cách họ nghĩ về thiết kế.

  1. Phát triển những thành phần còn lại của thương hiệu

Một thiết kế logo chỉ là một phần nhỏ trong bản kế hoạch xây dựng thương hiệu – và nên được phát triển đồng thời với những chi tiết khác để hoàn thành cái gọi là “thế giới thương hiệu”.

Khái niệm này là đặc trưng cho quá trình xây dựng thương hiệu tại hãng thiết kế SomeOne đến từ London. Và như đồng sáng lập của Simon Manchipp chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Computer Arts, sẽ tốt hơn nhiều nếu có được sự mạch lạc giữa các thành phần của thương hiệu bên cạnh sự nhất quán.

“Sự nhất quán là sự giam cầm hiu quạnh – cùng một thứ được lặp đi lặp lại mỗi ngày,” anh than thở. “Sự mạch lạc thì khác: nó là một cách thông minh và linh động hơn để làm mọi thứ.”

  1. Xem xét cách áp dụng logo

Trong thị trường thiết kế hiện đại, một logo dạng tĩnh nằm tĩnh lặng ở một góc của một thiết kế hoàn thành là chưa đủ. Hãy cân nhắc cách thiết kế logo của bạn có thể áp dụng trong những hiệu ứng chuyển động cho các ứng dụng kỹ thuật số, và kết hợp với những chuyên gia hoạt hình hoặc đồ họa chuyển động nếu cần thiết để khám phá tiềm năng của nó.

Đây là một vài ví dụ về việc logo được áp dụng sống động như thế nào thông qua các hiệu ứng chuyển động: đầu tiên là Function Engineering thực hiện bởi Sagmeister & Walsh. Thiết kế đã bổ sung hiệu ứng xoay nghịch ngợm cho logo dạng chữ. Chú ý rằng Sagmeister & Walsh đã đổi tên thành &Walsh.

Thứ hai, University of the Arts Helsinki thực hiện bởi Bond với việc sử dụng phép bẻ cong, xoắn và biến dạng để cải thiện cảm giác hiện đại, năng động của logo.

Khi xu hướng VR (thực tế ảo) tiếp tục phát triển, nhiều trải nghiệm thương hiệu đắm chìm sẽ dễ tiếp cận hơn với công chúng, và trong những năm gần đây những hãng thiết kế thương hiệu cũng đã khám phá ra tiềm năng của thiết kế generative và sự tham gia của người dùng để giới thiệu một thành phần linh động và khó đoán hơn nhiều cho thiết kế logo.

Điều này tất nhiên không phải luôn luôn thực hiện được, nhưng hãy luôn cởi mở và thử nghiệm với những kĩ thuật mới khi bạn có thể.

  1. Hỗ trợ khách hàng của họ sử dụng thiết kế logo

Chỉ dẫn sử dụng thương hiệu một cách toàn diện nên bao gồm mọi thứ từ tùy chọn màu sắc cho tới kích thước tối thiểu, tối đa mà logo có thể được sử dụng, những quy tắc định vị, sắp xếp, khoảng cách, bao gồm những vùng không nên có những chi tiết thiết kế khác – và bất cứ những giới hạn không nên làm, như kéo dãn hay làm biến dạng. Bạn có thể xem thêm bài viết này của chúng tôi về cách điều này được thực hiện.

Một vài hãng thiết kế cam kết đảm bảo quá trình bàn giao suôn sẻ, nhất quán cho đội thiết kế nội bộ của khách hàng, một vài hãng khác cảm thấy họ có thể hạn chế và quy định quá mức.

  1. Đối phó với sự chỉ trích từ công chúng

Cũng giống như Airbnb vào năm trước đó, việc tái thiết kế thương hiệu của Premier League thực hiện bởi DesignStudio đã thu hút cả đống sự chỉ trích từ những người hâm mộ bóng đá truyền thống.

Những năm gần đây, mạng xã hội đã trở thành điều thiết yếu hàng ngày và ai cũng có thể đưa ra quan điểm của riêng mình về thiết kế. Theo đó, điều này cũng nảy sinh sự rắc rối không nhỏ đối với bất cứ thương hiệu đình đám nào muốn thực hiện tái thiết kế thương hiệu của mình.

Như đã nói ở trên, xây dựng thương hiệu thành công thì cần nhiều hơn chỉ một thiết kế logo, nhưng trên những nền tảng như Twitter, khi một dự án mới được công bố thường được bao bọc bởi những hình ảnh đơn giản, đây thường là những thứ đầu tiên và duy nhất công chúng có thể tiếp cận được.

Hãng thiết kế đến từ London DesignStudio đã trải phản ứng dữ dội như vậy không ít lần trong chỉ vài năm gần đây, lần đầu là với Airbnb và gần đây nhất là Premier League – nó giải thích cách họ đối phó với những sự chỉ trích trên mạng xã hội trong clip trên đây.

Johnson Banks ấp ủ hứng thú ngày càng lớn cho thiết kế và đã khai thác điều này trong suốt quá trình thiết kế với một dự án tái thiết kế thương hiệu Mozilla tham vọng, hoàn toàn nguồn mở – kêu gọi sự tham gia của công chúng ở những giai đoạn quan trọng của quá trình và cho phép họ chỉ đạo những con đường sáng tạo được lựa chọn. Firefox cũng làm điều tương tự vào năm 2018 và đã hỏi ý kiến cộng đồng mạng khi lựa chọn logo mới của mình.

Hãy “mặt dày” một chút: hãy tận dụng những phản hồi tích cực, mang tính xây dựng nhưng bạn không cần quá buồn vì những đánh giá tiêu cực nhé!

Nguồn: 99designs.com

Tham khảo khoá học sắp khai giảng và ưu đãi mới nhất! Lịch học Đăng ký ngay