KHÍA CẠNH TÂM LÝ HỌC CỦA THƯƠNG HIỆU
Mọi thứ xung quanh chúng ta đều nhiều ít được thiết kế và xây dựng dựa trên tâm lý học. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng ánh đèn trong văn phòng tỏa ra ánh sáng màu lạnh bởi những ánh sáng màu lạnh được chứng minh là khiến con người chú ý tập trung hơn. Nếu bức tường và những thành phần khác cũng có màu xanh lam, đó có thể không đơn giản là một lựa chọn thẩm mỹ – màu xanh lam được gắn với sự tưởng tượng. Nên có thể không ngạc nhiên rằng những thương hiệu bạn tương tác hàng ngày cũng được thiết kế dựa trên hiểu biết về tâm lý học. Việc làm này được biết đến như là khía cạnh tâm lý học của thương hiệu.
Áp dụng tâm lý học khi xây dựng thương hiệu giúp bạn kết nối với người xem ở mức độ cá nhân. Thiết kế bởi OrangeCrush.
Khi bạn tận dụng tâm lý học khi xây dựng thương hiệu, bạn kết nối với khán giả của bạn ở mức độ cá nhân. Bạn đang minh chứng rằng bạn hiểu họ là ai, họ coi trọng thứ gì, họ tin tưởng vào điều gì và quan trọng nhất: họ cần gì từ những thương hiệu họ coi trọng. Xây dựng thương hiệu là một công cụ mạnh mẽ và việc thấu hiểu tâm lý trung thành thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với bất cứ thương hiệu nào muốn thành công – và thực ra, có ai mà không muốn thành công chứ?
Cần làm gì với tâm lý học khi xây dựng thương hiệu?
—
Xây dựng thương hiệu là một động từ.
Hãy luôn nhớ rằng bạn đang tìm hiểu tâm lý học cho việc xây dựng thương hiệu cũng như những quá trình liên quan tới việc xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu không phải là việc chỉ làm một lần, làm xong là xong; nó là một quá trình chủ động, liên tục đòi hỏi bạn luôn làm việc và luôn sáng tạo không ngừng.
Thiết kế bởi ludibes
Thương hiệu là cách công ty của bạn kết nối với khách hàng. Nó là cách bạn truyền tải những giá trị thương hiệu với khách hàng bằng cách định vị bản thân như là một bạn thân quen hoặc thứ gì đó được khao khát.
Nó hiệu quả bởi khách hàng không nhìn nhận thương hiệu như những công ty dấu mặt – họ nhìn nhận như những con người thực sự. Vì thế hãy nghĩ về việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của bạn và tuân thủ điều đó, thương hiệu của bạn giống như bạn đang thiết kế một avatar cho trò chơi điện tử? Nhân vật trong trò chơi thích gì? Họ không thích gì? Họ đại diện cho điều gì? Họ thể hiện bản thân như thế nào?
Xây dựng thương hiệu sẽ truyền tải những đặc tính đó và đổi lại sẽ cho người xem những thông tin họ cần để định hình nên quan điểm về thương hiệu của bạn. Tất cả điều này được định hình bởi tâm lý học, nên nó chính là kết nối quan trọng bạn nên để ý khi xây dựng thương hiệu của mình.
Khoa học đằng sau tâm lý học
—
Tâm lý học thương hiệu không chỉ là một khái niệm tiếp thị gây chú ý – nó bắt nguồn từ khoa học. Cụ thể, nó tập trung vào cách thương hiệu sử dụng những nguyên lý nhận diện tâm lý học để kết nối với đối tượng họ nhắm đến. Những nguyên lý này bao gồm:
- Tâm lý học màu sắc
- Nhận dạng mô hình
- Cảm giác được thuộc về
- 5 chân dung thương hiệu
Tâm lý học màu sắc
Chúng tôi đã viết khá chi tiết về tâm lý học màu sắc trong những bài viết của mình. Về cơ bản, những màu sắc khác nhau khiến bạn có những cảm xúc khác nhau khi bạn nhìn chúng. Một vài trong những cảm giác này có ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, trong khi những cảm xúc khác dường như mang tính bẩm sinh. Hãy nghĩ về cách màu đỏ gợi lên sức nóng, sự giận dữ trong khi màu xanh lá gắn liền với cây cối và thế giới tự nhiên. Đó là biểu hiện thực tế của tâm lý học. Các thương hiệu sử dụng màu sắc để truyền tải giá trị của họ, khoảng giá của họ cũng như đối tượng khách hàng họ nhắm đến.
Thiết kế bởi GOOSEBUMPS
Thiết kế bởi green in blue
Thiết kế bởi Stephen.
Bạn không chắc màu sắc nào phù hợp với thương hiệu của mình? Hãy thử công cụ lựa chọn màu sắc thương hiệu miễn phí của chúng tôi. Với nó, bạn nhập vào những đặc trưng của thương hiệu, như bạn thích trang trọng hay thoải mái, sang trọng hay bình dân, và công cụ sẽ đưa chọn bạn những màu sắc thương hiệu dựa trên cá tính thương hiệu đã cho.
Sự nhất quán và nhận dạng mô hình
Con người được lập trình để nhận dạng những mô hình. Đối với tâm lý học thương hiệu, điều này có nghĩa một thương hiệu nhất quán là một thương hiệu mạnh. Khi thương hiệu của bạn mang đến cũng trải nghiệm như nhau với mọi tương tác, điều này cùng một tông giọng, cùng một bảng màu, logo và hình ảnh, cùng một trải nghiệm người dùng thì người ta sẽ tin tưởng bạn. Và sự tin tưởng là thành phần quan trọng nhất của sự trung thành.
Thiết kế bởi agnes design
Thiết kế bởi RadenMasT
Điều gì xảy ra nếu bạn không khiến người dùng cảm nhận được sự nhất quán? Họ sẽ không gắn bó với thương hiệu của bạn. Thậm chí khi bạn có dùng bao nhiêu tiền bạc và công sức tạo nên những chiến dịch truyền thông tốn kém nhưng cuối cùng khách hàng cũng sẽ rời xa bạn…đơn giản bởi vì bạn không có sự nhất quán về trải nghiệm cho khách hàng.
Cảm giác được thuộc về
Về mặt tâm lý, chúng ta cần cảm giác được thuộc về thứ gì đó. Cho dù đó là một gia đình, một phong trào, một quốc gia hay một nhóm cộng đồng trong quốc gia, việc có cảm giác được thuộc về là vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần. Chúng ta cần được là một phần của một cộng đồng nào đó.
Vậy ai có trong cộng đồng đó? Về cơ bản, cộng đồng nhỏ này là bất cứ một nhóm người nào chia sẻ một sở thích hoặc một đặc điểm chung. Có thể là 6 sinh viên người nước ngoài cùng lớp 200, 4 người phụ nữ trong một văn phòng toàn là đàn ông, những đứa trẻ có cùng sở thích hoặc những người ưa thích mặc những loại quần áo đặc biệt. Con người muốn thuộc về tự nhiên và cố gắng trở thành một phần của cộng đồng.
Điều này có nghĩa gì với tâm lý học thương hiệu? Đó là thương hiệu của bạn cần làm rõ bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì. Nếu sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn được gắn với một cộng đồng cụ thể, nó nên cộng hưởng với bất cứ ai thuộc cộng đồng đó.
Nguồn: CNN
Một trong những ví dụ tốt nhất về khía cạnh tâm lý học này là Nike. Có những người thích đi giày sneaker và một cách thân thương họ gọi nhau là những Sneakerheads. Sneakerheads là cộng đồng những người sưu tập, trao đổi và tất nhiên là đi những mẫu giày sneaker cụ thể như Nike Air Jordans và Adidas Yeezys. Nike nhận ra vai trò của họ trong cộng đồng này và đã tạo ra những chiến lược thương hiệu và tiếp thị để tiếp cận với những người thuộc nhóm Sneakerheads.
Ở ví dụ đầu tiên dưới đây, bạn có thể thấy sự cộng tác giữa Nike và Supreme, một thương hiệu trang phục đường phố mà nhiều Sneakheads mặc. Dưới đây, người mẫu mặc bộ trang phục mang phong cách đường phố phổ biến và không giống những quảng cáo Nike dành cho những phong cách sneaker khác, cô ấy không tập luyện hay chơi thể thao. Thay vào đó, cô ấy được định vị giống một người mẫu truyền thống hơn, thể hiện sneaker như là điểm tiêu cự của mẩu quảng cáo. Điểm mấu chốt của bán hàng ở đây là phong cách và thời trang, chứ không phải hiệu suất.
Nguồn: Ugolini
Nguồn: Input
Hãy hướng tới trở thành một phần của cộng đồng người tiêu dùng thông qua việc xây dựng thương hiệu khôn ngoan. Làm việc này một cách hiệu quả việc này không chỉ có nghĩa là rêu rao “Tôi là một trong số các bạn” mà cần thực sự minh chứng nó bằng việc truyền tải những giá trị thương hiệu, nói lên bằng ngôn ngữ đặc trưng của cộng đồng người dùng, thấu hiểu họ một cách sâu sắc cũng như đáp ứng những nhu cầu thực tế của họ. Đó không phải là đặt người ta vào một cái hộp mà là nhận diện những điều có thể mang đến giá trị cho người dùng và bản thân nhóm cộng đồng của họ.
5 chân dung thương hiệu
Thành phần cuối cùng của tâm lý học thương hiệu được biết đến với cái tên 5 cá tính thương hiệu. Theo lý thuyết này, chỉ cần 5 mẫu hình chân dung chính để khắc họa một thương hiệu và mỗi cá tính này giao tiếp với khách hàng thông qua những đặc điểm khác nhau. Chúng là:
- Chân thành: những thương hiệu này tử tế, sâu sắc và hướng đến gia đình. Band-Aid là một thương hiệu chân thành, tự định vị như là thứ không thể thiếu trong những tủ thuốc gia đình.
- Phấn khích. Những thương hiệu mang trong mình cá tính phấn khích có xu hướng thể hiện bản thân một cách vô tư, trẻ trung và phóng khoáng. Red Bull là một thương hiệu phấn khích, nhấn mạnh vào những việc không bị cấm đoán họ có thể làm khi uống Red Bull.
- Chắc chắn. Với cá tính chắc chắn, một thương hiệu có mục tiêu truyền cảm hứng cho khách hàng thông qua sự bền bỉ, dẻo dai và cảm giác cứng cáp. Jack Daniel là một thương hiệu chắc chắn, thể hiện điều này thông qua nhãn màu đen và định vị như là một tinh thần nam tính cổ điển.
- Năng lực. Những thương hiệu này nhấn mạnh khả năng lãnh đạo và ấp ủ sự ảnh hưởng và hình tượng đáng khao khát. Chase Bank là một thương liệu năng lực, thể hiện điều này thông qua logo đối xứng đáng tin cậy và cách tiếp cận không chộp giật khi tương tác với khách hàng.
- Tinh tế. Những thương hiệu này không hề che dấu sự sang trọng và danh tiếng của mình. Grey Goose là một thương hiệu tinh tế, sử dụng những chai lọ đông cứng và màu xanh lam êm dịu trên nhãn mác.
Điều này không có nghĩa mọi thương hiệu tinh tế nào cũng giống nhau hoàn toàn hoặc chỉ có một cách duy nhất để thể hiện sự chắc chắn. Hãy nghĩ về những cá tính này như là hình mẫu, không phải con đường lối mòn duy nhất. Mục tiêu là kết nối với một cộng đồng người dùng bởi con người thích được tương tác với thương hiệu có cùng những giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi.
Sự phấn khích. Nguồn: Meijer
Sự chân thành. Nguồn: Food Business News
Sự tinh tế. Nguồn: Box Game Fun
Năng lực. Nguồn: Logo Download
Sự chắc chắn. Nguồn: rei.com
Vậy bằng cách nào bạn có thể áp dụng những nguyên lý này vào chiến lược xây dựng thương hiệu của mình?
Một khi bạn đã xác định được cá tính thương hiệu của mình (nếu bạn đang coi thương hiệu như một nhân vật, thì đây là cá tính của một nhân vật), hãy khám phá những màu sắc, hình dạng, font chữ, hình ảnh và những thành phần khác của thương hiệu có thể truyền tải cá tính đó. Ví dụ, nếu bạn quyết định rằng sự phấn khích là cá tính cốt lõi, bạn có thể thử sử dụng một bảng màu sáng với những sắc vàng sáng, một font sans serif trẻ trung và một trang web vui vẻ với những hiệu ứng chuyển động sinh động trong những phần nội dung của nó.
Sử dụng tâm lý học thương hiệu để tối ưu những mối quan hệ của bạn
—
Bằng việc tối ưu những mối quan hệ với khách hàng, bạn có thể tăng cường sự nhận diện thương hiệu và thúc đẩy công ty phát triển. Đầu tiên, nó có vẻ phản trực giác khi nhắm đến chỉ một đối tượng người mua trực tiếp, hơn là mọi khách hàng tiềm năng, nhưng điều thực sự đang làm là nuôi dưỡng mối quan hệ với những người sẽ trở thành những fan hâm mộ trung thành nhất của mình. Những khách hàng này sau đó sẽ gắn kết với thương hiệu của bạn, giới thiệu nó với bạn bè và tiếp tục mua hàng từ bạn – tất cả bởi vì bạn có thể tạo ra một mối liên hệ cá nhân với họ.
Dưới đây là 5 chiến lược bạn có thể sử dụng để tận dụng tối đa tâm lý học thương hiệu:
Hãy luôn rõ ràng và nhất quán
Như chúng tôi đã nói trên đây, khán giả của bạn kì vọng thương hiệu của bạn mang lại trải nghiệm nhất quán. Nếu bạn không nhất quán, họ sẽ nhanh chóng hiểu được rằng không thể kì vọng điều gì ý nghĩa từ bạn và điều này khiến thương hiệu của bạn trở thành thứ đáng quên.
Thiết kế bởi ananana14
Điều này không có nghĩa rằng thương hiệu của bạn không bao giờ được phép thay đổi. Thực ra, khi bạn phát triển và đánh chiếm những thị trường mới và mở rộng những hạng mục hàng hóa dịch vụ cung cấp, bạn có thể cảm thấy cá tính thương hiệu ban đầu có chút ngột ngạt. Nhưng thay đổi là một quá trình chậm chạp và đòi hỏi những sự truyền thông liên tục không ngừng với đối tượng khách hàng của bạn.
Hãy giới thiệu thương hiệu mới của bạn thông qua một thông điệp trên website hoặc/và một bài đăng trên mạng xã hội. Nếu bạn có một danh sách thư điện tử, hãy cho mọi người biết về những thay đổi sẽ xảy ra. Sau đó, thực hiện thay đổi thương hiệu một cách dần dần. Bằng cách này, bạn sẽ không mạo hiểm với tệp khách hàng của mình hoặc không bị công chúng hiểu lầm rằng thương hiệu của bạn đã biến mất!
Truyền thông – đừng bắt khách hàng phải giả định hoặc đoán điều gì
Hãy luôn có chủ đích khi xây dựng thương hiệu của bạn. Đừng bỏ lại thứ gì trong tưởng tượng của khách hàng vì điều này sẽ khiến họ phải suy đoán. Thay vào đó, hãy thẳng thắn với những đặc điểm của chính bạn: nếu bạn táo bạo, hãy thể hiện nó. Nếu bạn quan tâm, hãy nói ra để người khác biết. Nếu bạn hoa mỹ, hãy để người khác thấy. Và khi thương hiệu của bạn có một thông điệp cụ thể, hãy mạnh dạn thể hiện nó.
Thiết kế bởi mjcleverich
Thiết kế bởi EWMDesigns
Thiết kế bởi curtis creations
Đôi khi, điều này thực sự có nghĩa rằng hãy thẳng thắn khi xây dựng thương hiệu, như nói những thứ kiểu “cửa hàng linh kiện máy tính duy nhất dành cho những người không sành” hoặc miêu tả rõ ràng loại hình dịch vụ bạn cung cấp trong logo của mình. Bằng cách này, một người mua ngại phải chọn mua những linh kiện máy tính biết bạn là một nhà cung cấp an toàn để có thể đến mua hàng.
Sử dụng những quy luật về hình dạng, kiểu chữ và màu sắc được thiết lập
Tâm lý học của con người đã được nghiên cứu hàng nghìn năm nay. Bạn không thể thay đổi những quy luật này. Thay vào việc thuyết phục khách hàng tin vào những điều ngược lại với quan điểm thông thường, hãy làm việc với những quy luật đã được thiết lập và chấp nhận rộng rãi về hình dạng, kiểu chữ và màu sắc.
Thiết kế bởi: Gwydion”
Nguồn: Logos World
Các thương hiệu sử dụng những lựa chọn thiết kế vì chúng hiệu quả. Hãy nhớ tằng, tâm lý học của thương hiệu thì nghiêng về khoa học hơn là nghệ thuật – và những kết luận tâm lý học này đến từ nghiên cứu và thu thập lượng dữ liệu khổng lồ.
Thấu hiểu cách con người suy nghĩ và nhìn nhận
Một phần quan trọng để làm chủ tâm lý học thương hiệu là giữ bản thân luôn cập nhật những phát hiện mới trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học và những lĩnh vực liên quan. Một vài nơi uy tín để tìm những nghiên cứu mới nhất là tạp chí Psychology Today và News Medical. Bạn cũng có thể duyệt qua những tạp chí học thuật (mặc dù đây là việc khá thách thức nếu bạn không chuyên nghiên cứu khoa học xã hội) và tìm những bài viết chất lượng trên những nền tảng như LinkedIn.
Thiết kế bởi Terry Bogard
Khi số liệu mới được công bố, hãy tìm hiểu chúng. Hãy đọc và xác định liệu bạn có thể áp dụng kiến thức của nó để định hình thương hiệu của mình hay không. Ví dụ, bài viết này thảo luậ một hiện tượng có tên “braying (bạo dạn)”, và cách những điều cấm kỵ khiến chúng ta cho phép nhau được phép bạo dạn!
Hiểu cách sử dụng những bí quyết sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung quảng bá thương hiệu hiệu quả hơn và nắm được những điều cấm kỵ dẫn đến cách chúng ta phản ứng trong những tình huống cụ thể có thể giúp bạn xây dựng cá tính thương hiệu tốt hơn.
Đừng tự mãn – xây dựng thương hiệu hiệu quả là một quá trình theo đuổi trọn đời. Việc thấu hiểu hành vi con người là chìa khóa để khiến thương hiệu của bạn có cá tính hơn, chứ không phải thực thể vô hồn. Nó là thứ cho phép thương hiệu của bạn cư xử như một con người thực sự, chứ không phải là một người máy giả làm người.
Cá nhân hóa những mối quan hệ của bạn
Thậm chí khi đối tượng khách hàng của bạn có những điểm chung nào đó, về tổng thể họ vẫn chia thành những nhóm nhỏ hơn. Việc phân chia này được gọi là chia phân khúc khách hàng. Bằng việc chia phân khúc khách hàng, bạn có thể mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa cao độ hơn cho từng người trong số họ.
Ví dụ bạn là một chủ quán cà phê. Người mua hàng của bạn đều liên quan bởi họ đều mua cà phê từ bạn. Nhưng ví dụ bạn hoạt động bán lẻ và bán buôn. Bán lẻ đối với những khách hàng thông thường số lượng nhỏ và bán sỉ đối với doanh nghiệp và tổ chức. Đối với những khách hàng đến với quán cà phê của bạn và mua những cốc riêng lẻ, điều quan trọng nhất về thương hiệu có thể là bạn mở cửa muộn hơn những đối thủ cạnh tranh nên bạn nắm bắt được những người dùng hay thức khuya muốn tìm sự tỉnh táo và bạn cung cấp nhiều hương vị hơn nên mọi người có thể tìm thấy thứ họ thích. Đó là một phân khúc.
Một cách để cá nhân hóa thương hiệu của bạn là có nhiều phiên bản logo khác nhau dành cho những mảng kinh doanh của công ty bạn. Nguồn: Logaster.
Một phân khúc khác của người mua có thể là những người chủ nhà hàng – những người sẽ mua những gói cà phê nhân cỡ lớn. Đối với họ, không quan trọng bạn mở cửa muộn đến lúc nào – mà họ quan tâm đến việc bạn liệu có đường dây chăm sóc khách hàng 24/7 hay không và họ thích đường dây đó có người phục vụ hơn là tổng đài tự động. Chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn cho phân khúc này có thể chủ yếu tập trung vào khả năng tiếp cận, trong khi việc xây dựng thương hiệu nhắm đến người dùng bán lẻ có thể tập trung vào việc mở cửa muộn, sử dụng những hình ảnh trang trí như những con cú và ánh trăng.
Việc có một mối quan hệ được cá nhân hóa với thương hiệu khiến người mua hàng cảm giác họ là những người bạn chứ không phải khách hàng của công ty.
Kết nối với khán giả thông qua thiết kế được tối ưu
—
Khi mục tiêu của bạn là kết nối với khán giả của mình thông qua một cách hữu hiệu và có cơ sở khoa học, bạn cần làm việc với một nhà thiết kế giàu kinh nghiệm – người hiểu về tâm lý học thương hiệu. Tâm lý học khi xây dựng thương hiệu không chỉ là lựa chọn một bảng màu hay điều chỉnh thương hiệu của bạn phù hợp với những giá trị nhất định; điều cần làm là đào sâu vào thứ khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng và thể hiện những thứ đó một cách hiệu quả. Trên hết, đó là quá trình khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn được làm ra là dành riêng cho họ.
Nguồn: 99designs.com