Biến những trải nghiệm hằng ngày thành Concept cho Portfolio
Biến những trải nghiệm hằng ngày thành Concept cho Portfolio
Thứ 7
Tháng 6
2012
9

Môn: Concept Development
Biến những trải nghiệm hằng ngày thành Concept cho Portfolio

Một cuộn giấy vệ sinh chưa tháo bao bì. Bạn sẽ hỏi thì sao, đúng không? Nó liên quan thế nào tới Concept Development? Tôi nghĩ nó đủ cho khoảng nửa lớp dùng trong trường hợp chúng ta dùng toilet trong buổi học :). Hay chúng ta có thể dùng để ghi chú và phác thảo. Giải pháp tiết kiệm nhất?

“Có gì đặc biệt ở cuộn giấy vệ sinh này?” câu hỏi của tôi dành cho lớp. Một vài bạn nói rằng hình ở bước 5 khó hiểu. Một vài bạn thì nói hình trong bước 3 hơi phản cảm. Sau một lúc im lặng, một bạn la lên rằng nó có hướng dẫn sử dụng! Vâng, tất nhiên, một cuộn giấy vệ sinh bình thường có kèm theo hướng dẫn sử dụng không nhỉ??? Không.

Sau khi nhận ra điều này, và hơn nữa sau khi tôi chỉ ra rằng body text là dummy text, và logo là tự tạo, một vài học viên đã sực tỉnh . Đây là photoshop 🙂

Vậy mục đích tạo nên cái này với Illustrator và Photoshop là gì? Với tôi, tôi thấy nó tạo cảm hứng. Đặt một tình huống giả định cho vui, đôi khi cho tôi một ý tưởng lớn hơn, hay một concept. Trường hợp này đã giúp ích tôi tìm kiếm ý tưởng như thế nào?

Thử áp dụng tình huống “nếu … thì …” lần nữa. Tôi nghĩ một sản phẩm như thế này mà không có HDSD, thì cũng sẽ có nhiều sản phẩm khác không có. Trong đa số trường hợp, chúng ta có thể hiểu tại sao chúng không có. Nhưng tôi muốn thử nghiệm với những thứ tất nhiên và xem ta làm được gì khi phát triển concept cho portfolio.

Tại sao chúng ta không tập hợp những sản phẩm thông dụng không có HDSD rồi thiết kế HDSD để đi kèm với bao bì SP? Từng SP và bao bì sẽ cho chúng ta những giải pháp khác nhau. Đơn giản là ta ép mình vào tình huống nghiên cứu và giải quyết vấn đề của thiết kế, cùng với suy nghĩ sáng tạo hỗ trợ cho thiết kế đó. Thêm vào đó, chúng ta còn có thể phô diễn kỹ thuật phần mềm của mình.

Nói tóm lại, chỉ từ một ý tưởng thêm HDSD cho bao giấy vệ sinh, ta có thể phát triển một portfolio với concept là “Hướng dẫn sử dụng” với nhiều sản phẩm khác nhau. Và qua những thiết kế này, ta giới thiệu và quảng bá bản thân với tư cách một nhà thiết kế với những tố chất sau:

  1. Kỹ năng quan sát và phá vỡ mental lock, bằng cách tìm kiếm ý tưởng thông qua những vật dụng thường ngày.
  2. Kỹ năng nghiên cứu để hiểu quá trình người sử dụng dùng sản phẩm.
  3. Kỹ năng minh họa và sắp xếp thứ tự để minh họa từng bước.
  4. Các giải pháp layout để có thể đưa HDSD vào thiết kế bao bì sẵn có, hoặc thiết kế bao bì lại chút ít để có thể đưa HDSD vào.
  5. Kỹ năng nhiếp ảnh và sắp đặt bố cục để tạo hình ảnh thu hút.
  6. Kỹ thuật phầm mềm (Photoshop, Illustrator, thậm chí Flash trong trường hợp HDSD là hình ảnh động hay trình chiếu trên màn hình, hay dưới dạng video).
  7. Am hiểu về đồ họa thông tin (infographic).
  8. Am hiểu nhiều dạng thiết kế HDSD.
  9. Thể hiện “tình yêu” và sự trân trọng những vật dụng hằng ngày (Khá quan trong khi tư duy lại những thiết kế hiện hữu xung quanh ta)
  10. Một chút hài hước

Không ai biết được tập hợp những tác phẩm này có thể đưa chúng ta đi đến đâu! Chúng ta có thể sẽ nghiên cứu, tìm hiểu sản phẩm được sử dụng thế nào. Có bao nhiêu cách sử dụng một sản phẩm, ví dụ như vậy. Trong trường hợp giấy vệ sinh, nó có nhiều công dụng, nhiều cách sử dụng, dùng trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta sẽ thiết kế cách người ta sử dụng giấy vệ sinh? Ta có thể thêm vào lịch sử của nó, các loại giấy vệ sinh được sử dụng trên thế giới??? Trong tương lai giấy vệ sinh sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ thiết kế một poster trình bày tất cả những thông tin đó!

Hãy nhớ, tạo một concept khiến bạn luôn vui thích khi làm với nó. Bỏ vào đó những THÁCH THỨC THIẾT KẾ và GIẢI PHÁP SÁNG TẠO. Đừng đi theo lối mòn của “những gì cần có trong portfolio của bạn”. Đừng thiết kế những brochure, catalogue, hay tạp chí nếu chúng không đi được với concept của bạn. Quảng bá bản thân bằng những sản phẩm bạn tin rằng có nhiều giá trị và ý nghĩa nếu chúng được tạo ra. Và quan trọng nhất quảng bá bạn bằng những thứ bạn vui thích tạo ra nó!

Tôi chúc khóa làm portfolio tới thành công.

Thầy JUN