GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO CÁCH SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
“Sự sáng tạo” và “giải quyết vấn đề” thường không được tìm thấy trong cùng một hoàn cảnh và chúng cũng thường không được xếp gần nhau. Nhưng thực tế, sự sáng tạo và giải quyết vấn đề có khá nhiều điểm tương đồng, và những điểm tương đồng này chính là môi trường lý tưởng để những logo và nhận diện thương hiệu xuất sắc nhất được sản sinh.
Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo là khoa học của việc nhìn nhận rõ ràng nội dung mà một doanh nghiệp muốn truyền tải là gì, truyền tải tới ai và cách nó muốn truyền tải nội dung đó và căn chỉnh một cách sáng tạo những thành phần đó tạo thành một giải pháp đẹp mắt, có cấu trúc – một bộ nhận diện thương hiệu sắc nét, đa chiều hoạt động với mọi mức độ.
Sự sáng tạo thường được gắn với những anh chàng nghệ sĩ nằm dài trên ghế sofa của anh ta, chờ đợi một nguồn cảm hứng nào đó để cố gắng một cách thần kì, trong khi giải quyết vấn đề gợi lên một người bạn học dẫn dắt nhóm bằng một phương pháp rõ ràng trong mỗi bài tập nhóm. Nhưng bất chấp việc bạn thuộc vào nhóm nào, chìa khóa của thành công nằm ở chỗ bạn nên tránh việc làm theo một trong hai trường phái, thay vào đó hãy kết hợp chúng với nhau.
“Tôi nghĩ đam mê chuyên môn tôi dành cho giải quyết vấn đề còn nhiều hơn dành cho thiết kế đồ họa. Tôi nghĩ một nhóm cá nhân mê mẩn những vấn đề hiện hữu và không thể ngồi yên cho tới khi nó được giải quyết một cách thỏa mãn là những nhà thiết kế nhận diện doanh nghiệp bẩm sinh. Đó chính là tôi.”
– Sagi Haviv, nhà thiết kế đồ họa danh tiếng từng thiết kế logo cho Armani Exchange, Harvard University Press và nhiều tên tuổi khác, đã nói trong một buổi phỏng vấn của Logo Design Love.
Vậy giải quyết vấn đề một cách sáng tạo bắt đầu ở đâu?
Nó bắt đầu với một bản mô tả thiết kế
—
Một nhà thiết kế đồ họa chỉ có thể thực hiện những chi tiết liên quan tới nhận diện doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó tóm lược một cách rõ ràng tầm nhìn và mục tiêu của nó – và điều đó thường được đúc rút dưới dạng một cản mô tả thiết kế. Từ đó, nhà thiết kế đồ họa có thể nhận lấy những ý tưởng chung chung này và hiểu được ý đồ đằng sau thiết kế. Một bản mô tả tốt là điểm khởi đầu của một cuộc đối thoại giữa nhà thiết kế và doanh nghiệp, với mỗi sự trao đổi lại giải quyết càng nhiều hơn những vấn đề cho tới khi đạt được một bộ nhận diện không lỗi lầm gì.
Nó tiếp tục trên một trang giấy
—
Sau khi đọc bản mô tả thiết kế, bước tiếp theo là bắt đầu ghi lại bất cứ thứ gì xuất hiện trong đầu bạn. Trong suốt giai đoạn này, sẽ tốt cho trí óc bạn khi lang thang và đi vào một trạng thái trôi chảy với những ý tưởng.
“Máy tính sẽ không giúp bạn xâu chuỗi những ý tưởng rời rạc nhưng một chiếc bút chì có thể làm điều đó.”
– Sagi Haviv
Hãy giải phóng bản thân cùng với giấy bút truyền thống và thử tìm cảm hứng từ tất cả những thông tin bạn có về doanh nghiệp: đặc trưng của công ty, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, câu chuyện của doanh nghiệp, văn hóa của nó, cảm nhận về công ty, những sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp, những vấn đề mà công ty đang giải quyết, cách nó giải quyết vấn đề, nó giải quyết những vấn đề đó cho ai, triển vọng về người dùng đích, phong cách sống, những giấc mơ và bất cứ thứ gì khác bạn có thể biết về doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp.
Bước này cũng tương tự với lúc một nhà thám tử hỏi một nhân chứng trong một vụ án về bất cứ chi tiết nào anh ta hoặc cô ta có thể nhớ được về vụ án cho dù họ không nghĩ chi tiết đó liên quan. Bạn sẽ không bao giờ biết điều bất ngờ gì có thể mang lại ý tưởng độc đáo của mình. Khi nói tới logo, giản tiện thậm chí mang lại nhiều hiệu quả hơn, nhưng trong suốt giai đoạn này, nếu bạn giảm thiểu những thao tác khơi gợi sự sáng tạo này, bạn có thể không thu được thành quả gì. Thậm chí việc đơn thuần viết gì đó xuống giấy cũng giúp bạn bắt đầu định hình những hình ảnh trong trí óc của bản thân.
Kiểm soát sự lộn xộn
—
Việc giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo không nhất thiết đi kèm với sự bề bộn. Một khi bạn có được một cảm nhận về thương hiệu, bạn có thể bắt đầu trở nên chọn lọc hơn và có hệ thống hơn khi bạn động não. Bạn chỉ nên lưu ý những chi tiết đáng chú ý nhất.
Hãy đưa ra một mô hình hoạt động hiệu quả đối với hạn. Ví dụ, bạn có thể chia một tờ giấy thành 4 phần – trên phần đầu tiên hãy liệt kê những tính năng định nghĩa nên đặc trưng của doanh nghiệp, trên phần thứ hai hãy tóm tắt những vấn đề doanh nghiệp giải quyết xuyên suốt quá trình hoạt động của nó, và trên phần thứ ba hãy liệt kê những điều dễ lay động cảm xúc người tiêu dùng tiềm năng nhất.
Ngoài ba phần nói trên, hãy ghi chú lại những đặc trưng bắt buộc mà logo phải có cũng như những giới hạn được đặt ra bởi khách hàng. Bằng cách này, những hình ảnh hiện ra trong tâm trí bạn sẽ bắt đầu liên kết với với tất cả những chỉ dẫn của khách hàng một cách từ từ và liền mạch cho tới khi dự án của bạn giải quyết xong tất cả những vấn đề.
Một cái nhìn trực quan về quá trình tạo ra logo
—
Như bạn có thể hình dung, khi bạn sử dụng bút chì cùng với tờ giấy càng lớn kết quả thu được càng khả quan. Một chiếc bảng trắng lớn thường là một phương án tuyệt vời để tiếp cận phương pháp này. Sự diễn tả sáng tạo và nghệ thuật có thể cung cấp một cái nhìn tổng thể từ đó những điều phức tạp trở nên đơn giản hơn – chính là điều mà một logo làm cho một doanh nghiệp – đó là điểm tinh túy của thương hiệu, một giao điểm nơi tất cả những vấn đề về nhận diện cùng tìm thấy một giải pháp chung. Để có thể nhìn thấy giao điểm này, bạn cần thứ gì đó có thể chứa đựng tất cả những vấn đề lớn và những con đường giải quyết khả thi của chúng.
Những logo dạng “một mũi tên trúng hai đích”
—
Bạn hãy xem qua logo trong ví dụ trên đây của chúng tôi. Nó được tạo ra cho một hãng kiến trúc phong cảnh có mong muốn thể hiện vô số những ý tưởng: họ muốn một logo gợi tả thiên nhiên vì công việc của họ liên quan tới phong cảnh nhưng vẫn phải thật khác biệt với những công ty bảo trì kiến trúc và những nhà thầu phong cảnh khác. Họ cũng muốn một thứ gì đó trông cao cấp nhưng cũng có thể hấp dẫn với những khách hàng nhỏ hơn, và họ muốn logo phải ám chỉ tới chi nhánh thứ hai của họ cũng như sự hợp lực giữa hai chi nhánh – tất cả nội dung được thể hiện thông qua một thiết kế tối giản sạch với nét chấm phá táo bạo.
Đó chính là điều bạn gọi là một vấn đề! Thậm chí bản thân doanh nghiệp thừa nhận điều đó trong mô tả thiết kế. Điều những nhà thiết kế thường bỏ qua với những mô tả “bất khả thi” của khách hàng, Milos Subotic xem như là mảnh đất màu mỡ để giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo có thể phát triển. Logo của anh ấy có hai chiếc lá trừu tượng, phức tạp chồng lên nhau tạo ra một hình khối đối xứng đẹp mắt gợi tả sự tinh khiết và giản đơn. Nếu một vấn đề phức tạp như ví dụ vừa rồi có thể được rút gọn thành một giải pháp “đơn giản” như thế, bất cứ nhận diện thương hiệu nào cũng có thể bóc tách thành những chi tiết cốt lõi phản ánh tất cả những sắc thái của nó.
Giải quyết vấn đề sáng tạo thì không hề dễ dàng, khi được làm đúng, nó giống như một miếng bánh – hoặc logo trên đây. Tác phẩm này được thiết kế dành cho một hãng thiết kế đảm nhiệm tất cả những công việc sáng tạo liên quan tới hình ảnh như thiết kế đồ họa máy tính, quảng cáo cho thương hiệu, cũng như những buổi triển lãm tương tác bảo tàng cũng như các dự án thiết kế khác. Trong bản mô tả thiết kế, họ định nghĩa bản thân như là một công ty “vay mượn” một chút từ cả giới doanh nghiệp chuyên nghiệp và thế giới thiết kế tự do, với một văn hóa sáng tạo và chủ nghĩa chuyên nghiệp cùng với chút gì đó thân thiện và mang dấu ấn cá nhân. Cụ thể thì họ muốn một logo theo chủ nghĩa tối giản, với một điểm nhấn khiến họ khác biệt với những xu hướng thiết kế thương hiệu mà những đối thủ cạnh tranh của họ đang sử dụng, và họ yêu cầu rằng “Artman” vẫn là một từ toàn vẹn trong logo mà không bị thay đổi gì.
Nhà thiết kế đồ họa đã nắm bắt một cách thành công tinh thần của khách hàng – họ muốn tìm kiếm sự đoàn kết giữa hai phần của chúng, một thứ gì đó giao thoa một cách liền mạch giữa sự phức tạp và sự sáng tạo, giống như tên của hãng là “Artman”. Logo đó là kết quả của sự giản lược đầy sáng tạo nhưng đầy chuyên nghiệp: một xô đầy sơn với một thủ thuật nhỏ hoàn hảo để tích hợp vào đó hình ảnh biểu tượng của một quý ông lịch lãm.
Bây giờ hãy cùng xem qua 3 logo trên đây. Tất cả chúng đều xoay quanh những mọt sách và kẻ thích vọc vạch, nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau, và được thiết kế để giải quyết những vấn đề nhận diện thương hiệu khác nhau.
Hai logo đầu tiên có một vài điểm tương đồng. Cả hai công ty đều tìm kiếm những giá trị đơn giản nhưng vẫn có một khác biệt quan trọng giữa hai logo này. Logo đầu tiên thể hiện sự hiện đại, trong khi logo thứ hai có mục đích thể hiện sự trẻ trung.
Logo đầu tiên được thực hiện dành cho một công ty trang trí xe hơi mong muốn một hình ảnh thật thông minh nhưng không quá “mọt sách”, và hình ảnh một chàng trai đeo kính cận với mái tóc gọn gàng là hiện thân hoàn hảo cho tầm nhìn này. Thêm vào đó, nét cách điệu nhỏ ở mắt kính bên phải để trở thành chữ cái “G” ám chỉ một cách tinh tế ý tưởng của những chi tiết được nhắc tới trong tên của hãng. Mặt khác, CityGeek là một ứng dụng di động giúp người dùng tìm những chương trình giảm giá, khuyến mãi tại các nhà hàng dành cho giới trẻ, và chàng trai hơi gầy gò cười nhếch mép với mái tóc giống với hình ảnh của những tòa nhà trọc trời hoàn toàn phù hợp yêu cầu hình ảnh đưa ra. Hai logo này thực ra khá khác biệt về cả phong cách thiết kế và mục đích ban đầu của doanh nghiệp.
Logo thứ ba lại có thể tự nói lên tất cả mà không cần một ngôn từ nào. Nó được thiết kế dành cho một công ty phát triển trò chơi trên các thiết bị di động, và cái tên “Two Nerds (hai cậu mọt sách)” được dịch một cách đầy tưởng tượng thành hai nhân vật giống trẻ em, đắm chìm vào màn hình điện thoại của chính mình và hình ảnh hai cậu bé cuối cùng lại khiến người xem liên tưởng tới hình ảnh của một bộ tai nghe. Người ta có thể nhìn vào logo đầy nghịch ngợm này và dễ hiểu được công ty này làm gì, nhưng thiết kế không có gì đặc sắc hơn việc nó quá thẳng thắn và đơn thuần.
Đảo ngược quá trình: viết một bản mô tả thiết kế dựa trên logo đã có
—
Một trong những kĩ thuật giải quyết vấn đề sáng tạo là đảo ngược quá trình sáng tạo và kiểm tra logo của bạn thực sự thành công như thế nào. Hãy cố quên rằng logo của doanh nghiệp có nội dung gì đó và viết một bản mô tả thiết kế mới dựa trên tác phẩm của bạn. Nhưng tốt hơn hết, hãy yêu ai đó hoàn toàn không biết về dự án của bạn viết mô tả và xem mô tả thiết kế do họ viết có giống với mô tả thiết kế ban đầu bạn nhận từ phía khách hàng hay không.
Logo trên đây dành cho một công ty khởi nghiệp chuyên giúp đỡ các dự án khởi nghiệp khác nhận ra mục tiêu của mình bằng việc phân tích những ý tưởng của họ và vẽ ra đường đi chiến lược nhất hướng tới việc đạt tới những mục tiêu này. Công ty muốn một hình ảnh nhận dạng phức tạp, hiện đại và bộc trực nhưng sáng tạo. Kết quả, logo trên đây như được tạo ra để thỏa mãn chữ “nhưng” của bản mô tả thiết kế. Bạn có thể sẽ không thể đoán một cách chính xác công việc mà công ty đang làm chỉ bằng việc nhìn vào logo, nhưng bản chất của công việc của công ty thì không sai đi đâu được.
Logo này là một sự minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn của doanh nghiệp – logo minh họa hai thành phần trong tên doanh nghiệp theo nghĩa đen.
Mỗi logo trong số các ví dụ nêu trên đều là những tác phẩm xuất sắc, giữa chúng có nhiều điểm khác biệt: chúng khác nhau về phong cách thiết kế, sử dụng màu sắc, cảm nhận, sự phức tạp và trên tất cả, chúng giải quyết những vấn đề hoàn toàn khác nhau cho những công ty hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, xuyên suốt chúng, có một tinh thần chung nhất và đó chính là cốt lõi của giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo – sự định vị chính xác, đẹp mắt. Không hề có một chi tiết nào thừa thãi trong số chúng. Mọi chi tiết đều phục vụ cho một mục đích cụ thể. Đó là khi giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo được áp dụng cụ thể vào thiết kế logo.
Sự cộng sinh cuối cùng: sự sáng tạo và việc giải quyết vấn đề
—
Sự sáng tọa và việc giải quyết vấn đề là hai dòng suy nghĩ cùng chảy theo một hướng. Khi nó được sử dụng trong thiết kế, hợp nhất chúng thành một, một dòng suy nghĩ ổn định có thể thể dẫn dắt một thiết kế nhận diện thương hiệu từ kém hiệu quả thành một tác phẩm xuất sắc, phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Sự sáng tạo thuộc về những thứ bạn được ban tặng một cách bẩm sinh, tuy nhiên giải quyết vấn đề có thể được trau dồi, rèn luyện, tăng cường thậm chí đối với cả những người vô tổ chức, bừa bộn và lộn xộn nhất. Thực ra, kĩ năng giải quyết vấn đề có thể bổ sung cho sự sáng tạo cũng giống như cách sự luyện tập có thể bổ sung cho tài năng. Và tất cả chúng ta đều biết tài năng có thể làm được gì nếu không luyện tập chăm chỉ. Vì thế, bạn còn đợi gì nữa? Hãy bước tiếp và giải quyết một vài vấn đề cụ thể nào!
Nguồn: 99designs.com