CÁCH PHÁT TRIỂN NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ĐỘC NHẤT VÀ ĐÁNG NHỚ TRONG NĂM 2020
Những khái niệm “logo” và “thương hiệu” thường được sử dụng lẫn lộn nhau. Nhưng mặc dù một logo có thể là biểu tượng của một doanh nghiệp, nó không phải toàn bộ nhận diện của một thương hiệu. Thực ra, việc tạo ra một thiết kế logo chỉ là một bước nhỏ hướng tới phát triển một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Với hàng triệu, không nói tới hàng tỉ doanh nghiệp mong muốn tạo nên tên tuổi cho chính họ, việc có một thương hiệu mạnh trở nên vô cùng quan trọng đối với các công ty để tạo nên sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn đang làm việc để phát triển bộ nhận diện thương hiệu đầu tiên của mình cho một khách hàng, hoặc bạn đang làm việc đó cho chính công ty của mình, điều quan trọng đầu tiên là cần thấu hiểu thương hiệu là gì và cần những gì để tạo ra một thương hiệu. Không may là điều này không dễ dàng như việc đặt tên cho công ty và in cái tên đó lên mọi thứ mà bạn có.
Đọc thêm bài viết của chúng tôi: Hướng dẫn xây dựng thương hiệu miễn phí tại đây.
Đầu tiên, khái niệm “thương hiệu” từng được dùng để chỉ những dấu hiệu mà những chủ trại gia súc đánh dấu lên gia súc của mình, ý tưởng sơ khai của thương hiệu đã tiến hóa để chứa đựng nhiều hơn chỉ một cái tên hay biểu tượng.
Thương hiệu của bạn, phần thiết yếu của bộ nhận diện thương hiệu, được định nghĩa như là một cái tên hoặc một một loại sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp cụ thể.
Nhận diện thương hiệu là gì?
Một bộ nhận diện thương hiệu được tạo thành bởi những gì thương hiệu của bạn nói lên, những giá trị của bạn là gì, cách bạn quảng bá sản phẩm của mình và bạn muốn công chúng cảm nhận như thế nào khi tương tác với nó. Dễ thấy rằng nhận diện thương hiệu của bạn chính là cá tính của doanh nghiệp và đồng thời là lời hứa của công ty trước khách hàng.
Như Jeff Bezos nói, “Thương hiệu là thứ người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó.”
Sản phẩm của bạn để lại một ấn tượng nào đó trong lòng người khách hàng khá lâu sau khi bạn bán được sản phẩm cho họ. Nhận diện thương hiệu chính là quá trình định hình nên ấn tượng đó.
Một ví dụ về nhận diện thương hiệu
Khi bạn nghe cái tên Coca-Cola, có lẽ thứ bạn hình dung ra là logo nổi tiếng của nó, như hình dưới đây:
Nguồn: Logopedia
Nhưng bạn cũng có thể đang nghĩ tới về một con gấu Bắc cực, màu đỏ, chiến dịch “Share a Coke” của công ty, hoặc những hình ảnh, kiểu chữ cổ điển dạng ruy-băng trên lon sản phẩm. Đây là hai thứ được bao gồm trong nhận diện thương hiệu của Coca-Cola:
- Nhận diện thương hiệu của Coca-Cola bắt đầu với một logo màu đỏ với text dạng script. Màu đỏ khơi gợi sự tự tin trong con người khách hàng uống đồ uống của họ, trong khi kiểu chữ dạng script thể hiện sự tận hưởng. Ví dụ như cà phê là một đồ uống bạn thưởng thức trước khi làm việc vào buối sáng. Coca-Cola lại là một đồ uống bạn thưởng thức khi bạn đã xong việc vào buổi chiều. Đó chính là “bộ mặt” của thương hiệu.
- Coca-Cola in logo của nó trên chai lọ có hình dạng độc nhất (điều này là đúng, không có hãng đồ uống nào có chai lọ giống Coca-Cola hoàn toàn). Điều này cho khách hàng biết rằng họ không nhận được sản phẩm sao chép hay làm nhái nào – đây chính là hàng thật. Thương hiệu đã phát triển sự tin cậy và niềm tin bằng cách này.
Đó là thứ tạo nên thương hiệu Coca-Cola, không chỉ là logo của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về những phẩm chất này ở phần dưới của bài viết.
Vì sao nhận diện thương hiệu lại quan trọng như vậy?
Như hiện thân của mọi thứ thuộc về doanh nghiệp, theo Purely Branded, một thương hiệu “sống và lớn lên trong tiềm thức và trái tim” của người tiêu dùng. Vì thế, nhận diện của nó là tối quan trọng đối với tương lai của công ty.
Vì thế, nếu thương hiệu của bạn có nhiều hơn là một logo, bằng cách nào bạn có thể sao chép những gì những thương hiệu lớn như Coca-Cola đã làm và áp dụng những chi tiết khác của nhận diện thương hiệu của bạn? Dưới đây là 6 thành phần chính của một nhận diện thương hiệu được phát triển chu toàn, và lý do vì sao những thành phần này quan trọng tới mức bạn cần phát triển chúng.
“Bộ mặt” của doanh nghiệp
Đối với tất cả dự định và mục đích, logo của thương hiệu chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Nhưng bộ mặt đó có thể làm nhiều điều hơn là việc chỉ đơn thuần là thứ đẹp mắt trên những tư liệu quảng cáo – sự đóng góp của logo đối với nhận diện thương hiệu là giúp gợi nhớ. Nó cho công chúng biết rằng hình ảnh này [Logo] đồng nghĩa với [tên công ty của bạn].
Sự tin cậy và tín nhiệm
Việc có một bộ nhận diện thương hiệu không chỉ khiến cho sản phẩm của bạn được ghi nhớ tốt hơn, nó còn khiến nhãn hàng của bạn có ưu thế hơn trên thị trường. Một thương hiệu thiết lập một bộ mặt, và duy trình hình ảnh đó một cách nhất quán qua thời gian, có thể có được sự tin cậy của đối tác và sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
Những ấn tượng quảng cáo
Nhận diện thương hiệu là một bộ khuôn cho mọi thứ bạn nên bao gồm trong các mẩu quảng cáo cho doanh nghiệp của mình – cho dù đó là một mẩu quảng cáo dạng in, trên trang web, hoặc banner quảng cáo trên Youtube. Một thương hiệu với hình ảnh tốt và uy tín trong ngành được chuẩn bị tốt để quảng bá cho mình và tạo dựng những ấn tượng mạnh mẽ cho những người mua hàng tiềm năng.
Sứ mệnh của doanh nghiệp
Khi bạn tạo ra một bộ nhận diện cho thương hiệu của mình, bạn sẽ cho nó thứ gì để đại diện cho. Ngược lại, nó cho công ty của bạn một mục đích để tồn tại. Tất cả chúng ta đều biết các công ty thường có tuyên ngôn sứ mệnh, đúng không? Đúng thế, bạn không thể có một tuyên ngôn sứ mệnh mà không tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu trước.
Thu hút thêm khách hàng mới và làm hài lòng những khách hàng hiện có
Một bộ nhận diện thương hiệu – với một “bộ mặt”, sự tin cậy và một sứ mệnh – thu hút những người tán thành với những thứ thương hiệu của bạn mang lại. Nhưng một khi những người này trở thành những khách hàng, vẫn bộ nhận diện thương hiệu đó lại mang tới cho họ một cảm giác thân thuộc. Một sản phẩm tốt thu hút được nhiều khách hàng, nhưng một thương hiệu tốt tạo dựng được sự ủng hộ từ người dùng.
Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình trở thành một cái tên nổi tiếng và được yêu quý, bạn sẽ cần đầu tư thời gian và công sức nhiều vào nó. Những bước sau đây sẽ giúp bạn gây dựng một bộ nhận diện thương hiệu. Chúng là những bước đơn giản, tuy nhiên để thực hiện chúng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Cách tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng của bạn, đề xuất các giá trị và xem xét các đối thủ cạnh tranh
- Thiết kế logo và template cho nó
- Tích hợp ngôn ngữ bạn có thể dùng để kết nối, quảng cáo và đem áp dụng vào những phương tiện mạng xã hội
- Biết những thứ cần tránh
- Theo dõi sát sao thương hiệu của mình để duy trì nhận diện thương hiệu của nó
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng của bạn, giá trị bạn mang lại và xem xét kĩ các đối thủ cạnh tranh
Cũng như bất cứ khía cạnh nào khác khi bắt đầu một doanh nghiệp, bước đầu tiên trong việc tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu là hoàn thành một cuộc nghiên cứu thị trường. Bạn nên làm rõ và thấu hiểu 5 thứ sau đây:
Đối tượng công chúng bạn nhắm tới
Không có gì ngạc nhiên khi những người khác nhau mong muốn những điều khác biệt nhau. Thường thì bạn không thể nhắm tới việc bán một sản phẩm cho trẻ em giống với cách bạn bán nó cho những sinh viên đại học. Việc học hỏi những nhu cầu, mong muốn của đối tượng khách hàng nhắm tới là thiết yếu để tạo ra một thương hiệu khách hàng sẽ yêu quý.
Giá trị bạn mang lại và xem xét các đối thủ cạnh tranh
Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn độc đáo trong ngành bạn đang kinh doanh? Bạn có thể cung cấp cho người tiêu dùng điều gì mà nhà cung cấp khác không thể? Việc biết rõ sự khác biệt giữa bạn và đối thủ là bắt buộc để phát triển một thương hiệu thành công. Việc để mắt đến các đối thủ cạnh tranh cũng trang bị kiến thức cho bạn về những kĩ thuật xây dựng thương hiệu nào là hiệu quả và những chiến lược nào không hiệu quả.
Sứ mệnh
Bạn biết những gì doanh nghiệp của mình có thể cung cấp, nhưng hãy chắc chắn rằng mình có một tuyên ngôn sứ mệnh rõ ràng và trực tiếp miêu tả tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, hãy biết rõ mục đích tồn tại của công ty mình – bạn không thể tạo ra cá tính cho doanh nghiệp một cách phù hợp nếu bạn không biết doanh nghiệp hoạt động vì cái gì.
Cá tính
Mặc dù bạn không nhất thiết là đang xây dựng thương hiệu cho một cá nhân, điều này không có nghĩa rằng thương hiệu của bạn không thể được nhân hóa và có nhân cách riêng. Hãy sử dụng kiểu chữ, các màu sắc và hình ảnh của bạn để đại diện cho chính cá tính của thương hiệu. Sau đó hãy cải thiện sự đại diện thị giác đó với nhịp điệu của chính mình: bạn có tự tin về doanh nghiệp một cách thái quá không? Hoặc có phải bạn là người chuyên nghiệp và phong cách, như Givenchy? Cho dù là gì, hãy chắc chắn phát triển thương hiệu như là một cách để đại diện cho doanh nghiệp của bạn.
Việc nghiên cứu có thể khá nhàm chán, nhưng bạn càng biết nhiều hơn về doanh nghiệp của mình, bộ nhận diện thương hiệu của bạn sẽ càng mạnh mẽ và hiệu quả.
Phân tích SWOT
Cuối cùng, việc hoàn thành một bài phân tích SWOT có thể hữu ích để hiểu rõ hơn về thương hiệu của bạn. Việc xem xét những đặc trưng của thương hiệu sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách bạn muốn khắc họa trong thương hiệu. SWOT viết tắt cho:
- Strengths – Điểm mạnh: Những đặc trưng tích cực của doanh nghiệp mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trên thị trường.
- Weaknesses – Điểm yếu: Những đặc điểm bất lợi cho doanh nghiệp.
- Opportunities – Cơ hội: Những thay đổi và xu hướng trong ngành mang lại cơ hội cho doanh nghiệp của bạn.
- Threats – Nguy cơ: Những yếu tố từ môi trường bên ngoài hoặc bản thân lĩnh vực kinh doanh gây ra những vấn đề cho doanh nghiệp của bạn
- Thiết kế logo và template cho nó
Một khi bạn biết rõ về doanh nghiệp về cả bên trong và bên ngoài, đây là lúc để hiện thực hóa thương hiệu của mình. Nói theo cách của nhà thiết kế đồ họa Paul Rand, “Thiết kế là đại sứ thầm lặng của thương hiệu của bạn.” Dưới đây là những gì bạn cần biết:
Logo
Mặc dù logo không phải toàn bộ của nhận diện thương hiệu, nó là một thành phần thiết yếu trong quá trình xây dựng thương hiệu – nó là phần dễ nhận ra nhất của thương hiệu. Nó được xuất hiện trên mọi thứ, từ website của doanh nghiệp cho tới danh thiếp hay các banner quảng cáo trực tuyến. Với thiết kế logo xuất hiện trên tất cả những chi tiết nói trên, thương hiệu của bạn nên trông gắn kết như ví dụ này:
Nguồn: Creative Commons
Những dạng thức thú vị
Cũng thiết yếu như logo đối với xây dựng thương hiệu, nó không phải chi tiết duy nhất khiến nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và hiệu quả. Những sản phẩm của bạn, bao bì của bạn, hoặc cách bạn trình bày những dịch vụ của mình đều có vai trò không nhỏ đối với nhận diện thương hiệu. Việc thể hiện doanh nghiệp bằng hình ảnh trong mọi việc bạn làm sẽ tạo ra sự nhất quán và quen thuộc đối với người tiêu dùng. Hãy lấy chữ “M” của McDonald’s là một ví dụ. Họ đã sử dụng một chi tiết đồ họa thú vị để tạo ra chữ cái “M” mang tính biểu tượng – thứ hiện nay được nhận diện trên toàn thế giới.
Màu sắc và kiểu chữ
Tạo ra một bảng màu riêng là một cách để cải thiện mức độ nhận diện. Nó mang đến cho bạn sự đa dạng để bạn có thể tạo ra những thiết kế độc nhất cho doanh nghiệp của mình trong khi vẫn duy trì được sự trung thành với nhận diện thương hiệu.
Kiểu chữ cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không được sử dụng một cách hợp lý. Mặc dù những thiết kế kiểu chữ kiểu “trộn lẫn và ghép cặp” đã trở thành một xu hướng đáng chú ý gần đây, điều này không có nghĩa cứ hòa trộn sử dụng vài ba font chữ là có thể mang lại cho bạn thiết kế thành công. Trong logo, website của bạn, và trên bất cứ tài liệu nào doanh nghiệp của bạn tạo ra (dạng in hoặc dạng số), nên có sự nhất quán về sử dụng kiểu chữ. Nếu bạn nhìn qua website và các quảng cáo của Nike, doanh nghiệp này sử dụng cùng một kiểu chữ và phong cách chữ xuyên suốt tất cả các loại tư liệu của nó – và điều này mang lại một hiệu quả đáng kinh ngạc.
Template
Bạn có thể gửi email, gõ chữ hoặc đưa danh thiếp cho những khách hàng tiềm năng hàng ngày. Việc tạo ra những template (thậm chí cho những chi tiết nhỏ nhặt như chữ kí email) sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn một vẻ ngoài và cảm giác thống nhất, đáng tin cậy và chuyên nghiệp hơn hẳn.
Sự nhất quán
Như đã nhắc tới ở gần như mọi bước trước đó (có lẽ tôi chưa nhấn mạnh đủ về nó!), sự nhất quán là điều tạo nên hoặc hủy hoại một bộ nhận diện thương hiệu. Hãy sử dụng những template nói trên và theo sát những lựa chọn thiết kế bạn đã quyết định xuyên suốt tất cả những tài liệu kinh doanh để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu hài hòa.
Sự linh động
Đúng, sự nhất quán là tối quan trọng – nhưng việc duy trì sự uyển chuyển trong xã hội luôn luôn tìm kiếm những điều mới mẻ thì cũng quan trọng như vậy. Sự linh động cho phép những điều chỉnh trong những chiến dịch quảng cáo, taglines, và thậm chí một số sự hiện đại hóa cho nhận dạng thương hiệu của bạn để bạn có thể giữ đối tượng khách hàng hứng thú một cách liên tục. Chìa khóa là áp dụng một thay đổi nào đó xuyên suốt mọi thành phần của nhận diện thương hiệu (ví dụ, đừng chỉ thay đổi thiết kế của doanh thiếp trong khi những tài liệu khác không thay đổi).
Tài liệu
Một trong những cách hiệu quả nhất để đảm bảo một doanh nghiệp luôn tuân thủ những quy tắc thương hiệu là tạo ra một bộ những hướng dẫn thương hiệu ghi nhận lại tất cả những việc nên làm và không nên làm của thương hiệu. Skype là một thương hiệu đã thực hiện xuất sắc điều này khi tạo ra một bộ chỉ dẫn thương hiệu rõ ràng, mạch lạc mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện theo. Đây là một cách để truyền năng lượng để xây dựng những tài sản thương hiệu và chia sẻ thương hiệu của bạn trong khi vẫn giữ mọi quy tắc được tuân thủ.
- Tích hợp ngôn ngữ bạn có thể sử dụng để kết nối, quảng bá và áp dụng vào các phương tiện mạng xã hội
Bây giờ khi bạn đã thiết lập thương hiệu trong phạm vi công ty và thực hiện những bước cần thiết để phát triển nó, bạn đã sẵn sàng để tích hợp thương hiệu của mình vào cộng đồng của bạn.
Và một trong những cách thành công nhất để thực thi điều này cho thương hiệu của bạn là tạo ra những bài viết nội dung chất lượng. Trong cuốn sách điện tử của HubSpot mang tên “Branding in the Inbound Age”, Pattrick Shea viết, “Bằng mọi cách, nội dung chính là hiện thân trực tuyến của thương hiệu. Nó là nhân viên bán hàng của bạn, là cửa hàng của bạn, là đội ngũ marketing của bạn; nó là câu chuyện của bạn, và mỗi mảnh ghép nội dụng bạn đăng phản ánh và định nghĩa thương hiệu của chính bạn. Vì thế, nội dung tốt đi kèm với thương hiệu tuyệt vời. Nội dung nhàm chán thì thương hiệu cũng nhàm chán.”
Ngôn ngữ
Hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với cá tính của thương hiệu của bạn. Nếu nhận diện thương hiệu của bạn là cao cấp, hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp; nếu thương hiệu của bạn thoải mái, hãy sử dụng ngôn ngữ giao tiếp gần gũi hơn. Ngôn ngữ bạn chọn sử dụng như là một thương hiệu sẽ được tích hợp xuyên suốt toàn bộ việc kinh doanh, vì thế điều quan trọng là bạn cần lựa chọn đúng loại ngôn ngữ phù hợp với cá tính của thương hiệu.
Sự kết nối và cảm xúc
Con người thường yêu thích các câu chuyện. Chính xác hơn, người ta yêu những câu chuyện thôi thúc họ làm gì đó hoặc gợi cho họ những xúc cảm đặc biệt. Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh có thể thiết lập một mối liên kết cảm xúc với người tiêu dùng – điều có thể là một nền tảng vững chắc để xây dựng một mối quan hệ lâu dài với nhãn hàng.
Quảng cáo
Thiết kế quảng cáo, cho dù là dạng truyền thống hoặc trực tuyến, là cách hiệu quả nhất để giới thiệu thương hiệu của bạn với thế giới. Nó là một cách tuyệt vời để khiến thông điệp của thương hiệu đến được với đối tượng được nhắm tới.
Các phương tiện mạng xã hội
Một cách tuyệt vời khác để thiết lập sự kết nối với khách hàng của bạn là thông qua mạng xã hội. Đa dạng các nền tảng mạng xã hội trên internet mang đến cả tấn những sự lựa chọn bạn có thể sử dụng để thiết lập nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Một lần nữa, Coca-Cola sử dụng rất tốt ảnh bìa trên Facebook của hãng bằng việc giữ cho nó nhất quán với chủ đề hạnh phúc được thể hiện.
Mạng xã hội cũng quan trọng trong việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng và tạo ra sức thu húut cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn được nhắc tới trong tweet, status hoặc bài đăng (đặc biệt nếu khách hàng có câu hỏi hoặc một mối quan tâm nào đó), hãy đảm bảm mang lại danh tiếng tốt cho thương hiệu của bạn bằng cách phản hồi khách hàng một cách hiệu quả.
- Biết những điều cần tránh
Bạn có thể làm theo tất cả các bước để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, nhưng nếu bạn phạm phải bất cứ sai lầm nào sau đây, khả năng cao là thương hiệu của bạn sẽ thất bại.
Đừng đưa đến khách hàng những thông điệp hỗn độn
Hãy biết những điều bạn muốn nói, và sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp để truyền tải nó. Chỉ vì nó có ý nghĩa với bạn không có nghĩa nó có ý nghĩa gì đó với khách hàng.
Đừng sao chép những đối thủ của bạn
Các đối thủ cạnh tranh có thể có hệ thống thương hiệu kiểu mẫu, và bởi bạn đang bán cùng loại sản phẩm và dịch vụ, bạn có thể muốn làm theo những biện pháp mà mình biết sẽ có hiệu quả – đừng làm như vậy. Hãy nắm được lí do giải thích thành công của họ, và sử dụng những chiến lược và tuyệt chiêu của riêng bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ nổi bật hơn trong ngành kinh doanh.
Đừng đánh mất sự nhất quán giữa môi trường trực tuyến và ngoại tuyến
Đúng vậy, những tư liệu dạng in của bạn có thể trông hơi khác so với sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp, nhưng các màu sắc, kiểu chữ, chủ đề và thông điệp cần phải nhất quán.
- Theo dõi sát sao thương hiệu của bạn để duy trì sự nhận diện của nó
Tương tự với những khía cạnh khác của việc tiếp thị, khó để biết rằng bạn đang làm điều gì đúng (và điều gì là sai) mà không theo sát những thông số hiệu quả chủ chốt. Hãy sử dụng Google Analytics, các loại phiếu khảo sát, bình luận, những thảo luận trên mạng xã hội,… để đánh giá thương hiệu và nắm được tình hình thực tế về cách người ta đang nhắc tới và tương tác với thương hiệu như thế nào. Điều này sẽ cho bạn cơ hội thực hiện những thay đổi cho thương hiệu nếu cần thiết, cho dù đó là để sửa lỗi hay để cải thiện nhận diện thương hiệu.
Việc tạo ra một thương hiệu đáng nhớ đòi hỏi sự sử dụng nhất quá của kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh và ngôn ngữ, nhưng điều này là hoàn toàn đáng làm. Khi những khách hàng ngay lập tức nhận ra bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì chỉ thông qua logo, bộ nhận diện thương hiệu của bạn đã vượt ra ngoài chỉ là một cái tên và một biểu tượng!
Nguồn: blog.hubspot.com