Thứ 2
Tháng 10
2022
3

Những phông chữ đang là xu hướng hiện nay cho năm 2022

Nếu bạn đang tìm cách làm mới hơn phông chữ mình sử dụng, hãy xem đây là hướng dẫn “chốt hạng” về các phông chữ phổ biến nhất cũng như xu hướng mới cho năm 2022. Năm vừa rồi (2021) là một năm lên ngôi cho phong cách sang trọng và độc lạ. Năm 2022 cũng có rất nhiều điều thú vị trong thế giới phông chữ, từ kiểu viết type Ả Rập cho đến phông chữ cổ điển retro. 

Để biên soạn báo cáo về các phông chữ theo xu hướng mới nhất, chúng tôi phân tích dữ liệu tìm kiếm trên các nền tảng để xác định xu hướng typo thịnh hành và typo mới nổi, mang đến cho bạn những phông chữ sẽ định vị giọng nói của các thương hiệu, website, logo, và phương tiện in ấn trong tương lai gần. Hãy bám theo “đường cong” của báo cáo và cập nhật xu hướng 2022, đồng thời khám phá ra phông chữ yêu thích tiếp theo của bạn để sử dụng trong các dự án thiết kế sắp tới.

 

Trước tiên cùng nhìn lại 2021: Các phông chữ có xu hướng như thế nào?

Sau năm 2020 phủ sự ảm đạm trên toàn cầu, một tinh thần cá nhân độc đáo đã trở lại với thế giới Typo năm 2021. Phông chữ bóp méo hay có chuyển động chỉ là hai trong số các xu hướng đặc biệt giúp thương hiệu có tiếng nói riêng trong bối cảnh thị trường trực tuyến đông đúc. Đại dịch đã nuôi dưỡng ý thức địa phương lớn hơn cho người tiêu dùng khi cộng đồng phần lớn chuyển qua trạng thái làm việc tại nhà (WFH). Trong khi đó, những lo lắng toàn cầu liên tục dẫn đến sự quan tâm nhiều hơn của các thương hiệu trong nỗ lực mang lại kết nối thân mật thực sự với cơ sở khách hàng của họ.

Những phá cách kỳ dị riêng biệt tiếp tục có sức hấp dẫn trong thế giới hậu đại dịch, nhưng nói chung chúng ta bắt đầu thấy một sự chuyển dịch hướng tới ý diễn giải tinh tế hơn về xu hướng thoạt có vẻ kỳ lạ này. 

Old Church - Trending Serif Fonts

Old Church – Trending Serif Fonts

Nhược điểm của phong cách siêu lập dị là nếu không cẩn thận, chúng có thể làm tổn hại đến nội dung. Các phông chữ bị méo có thể trông hay, nhưng chúng cũng có thể khó đọc trên màn hình nhỏ. Đối với các doanh nghiệp muốn kết nối với nhiều khách hàng hơn, khả năng tiếp cận là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược thương hiệu của họ. Trong vài năm qua, một loạt các doanh nghiệp toàn cầu, bao gồm Uber, Santander, và Badoo, đã chuyển sang những thương hiệu đơn giản hơn, thân thiện hơn với typo có phản ánh thẩm mỹ thị hiếu hơn.

 

Xu hướng phông chữ 2022: Các phông chữ phổ biến nhất trong năm nay là gì?

Trong năm 2022, chúng ta có thể mong đợi một bước tiến dịch chuyển khỏi những phông chữ mới lạ khó đọc và hướng tới kiểu chữ trung thực, dễ đọc, tiếp cận trực diện hơn. Khi thị trường trực tuyến ngày càng đông đúc, các thương hiệu lớn đang chuyển hướng sang thúc đẩy nhận diện trên nền tảng kỹ thuật số và cũng ở đây, typo đóng vai trò rất quan trọng. Kiểu chữ không chân San Serif tròn sẽ thân thiện với UX, trong khi các hiệu ứng linh động, đơn giản và không khí của kiểu chữ serif mộc sẽ thay thế phong cách fussier serif.

Nếu bạn vẫn còn hoài niệm về những kiểu chữ lạ hơn, độc đáo hơn? Phong cách retro đang ngày càng phổ biến với phiên bản “mũm mĩm”, đáng yêu. Trong khi đó, việc phát hành “The French Dispatch” của Wes Anderson (sau khi trì hoãn đã lâu) châm ngòi cho cơn sốt phong cách Pháp và những năm 1950s… tất cả âm thầm chuyển hướng thị hiếu qua những phông chữ độc đáo lấy cảm hứng từ báo chí cổ điển.

Chúng tôi dự đoán xu hướng phông chữ phổ biến nhất vào năm 2022 sẽ có tính cách cởi mở, trung thực, với tính dễ đọc và khả năng truy cập web là ưu tiên hàng đầu. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là cái chất của thiết kế typo bị kèm nén. Hoàn toàn ngược lại các phông chữ này có thể được xử lý rất tinh tế mà cực kỳ phong cách:

 

  • Rounded Sans Serifs (San Serif tròn)
  • High-Contrast Serifs (Serif tương phản cao)
  • Quietly Quirky 
  • Fluid and Simple Scripts (Phông chữ mềm mỏng và tối giản)
  • Rustic Serifs (Serifs mộc)
  • Strong and Simple Sans (Phông sans mạnh mẽ, đơn giản) 
  • Chubby Retro

 

Chúng tôi dự đoán sẽ thấy các ví dụ từ tất cả các nhóm phông chữ này trên toàn bộ bản in, nhãn hiệu, bao bì và thiết kế web vào năm 2022. Đọc tiếp để tìm hiểu chi tiết các xu hướng phông chữ thú vị này và đón đầu xu hướng.

 

Xu hướng phông chữ 1: San Serif tròn

Thành thật, cởi mở và bao quát, những phông chữ San Serifs tròn này phản ánh sự thay đổi hướng tới thương hiệu không gây ồn ào vào năm 2022. Các phông chữ tròn từng chỉ được ưa chuộng xoay quanh các sản phẩm dành cho trẻ em, nay phiên bản trưởng thành hơn đã được tạo nên với sự cân bằng hoàn hảo giữa sự ngây thơ thân thiện và formal nghiêm chỉnh.

Xu hướng này là lý tưởng khi áp dụng ở chuỗi các dự án thương hiệu khác nhau cần sự thống nhất nhất định, do phông chữ này cực kỳ dễ đọc, giúp độc giả khiếm thị tiếp cận trực tuyến. Bạn cũng có thể sử dụng nó cho thiết kế logo, ứng dụng, sách quảng cáo và quảng cáo.

Visby Round Sans Serif Font

Visby Round Sans Serif Font

BERLIN Rounded - Sans Serif Typeface

BERLIN Rounded Sans Serif Typeface

nanomaton

Nanomaton minimalist sans serif typeface

 

Xu hướng phông chữ 2: Serif tương phản cao

Đây là xu hướng phông chữ tiếp theo vào năm 2022: lấy cảm hứng từ những nét chữ Nhật Bản, những nét chữ tương phản cao đầy thanh lịch này mang lại cá tính văn học cho các dự án in ấn và web.

Những phông chữ ấn tượng này cân bằng giữa phong cách truyền thống và hiện đại, làm cho logo và thiết kế thương hiệu có cảm giác vừa quen thuộc vừa không lỗi mốt, hoàn hảo cho các thương hiệu muốn trông lâu đời hơn một chút so với ngày thành lập. Các serif có độ tương phản cao cũng có tác dụng tuyệt vời nếu đem làm phông chữ chính cho nội dung trên các trang web, vì chúng dễ đọc hơn serif theo kiểu cũ. Đây là một số phông chữ đẹp nhất của năm 2022 theo xu hướng này:

stigsa display

Stigsa Display high-contrast serif font

slabien serif

Slabien modern slab serif font.

braveold font

Braveold serif font family.

breadley font

Breadley elegant serif typeface.

koldby font

Koldby modern and elegant serif font.

 

Xu hướng phông chữ 3: Quietly Quirky

Với sức ảnh hưởng to lớn của Wes Anderson trong ngành truyền thông, báo chí: Bộ phim mới của ông (ở tư cách đạo diễn) – “The French Dispatch” phát hành vào cuối năm 2021- chắc chắn sẽ tạo nên một làn sóng các thiết kế mang phong cách cổ điển mộc mạc, giữa thế kỷ 20 của Pháp tới đại chúng. Nhà thiết kế graphic làm việc với Anderson, Erica Dorn, đã tạo ra một poster tuyệt đẹp cho bộ phim, với các hình minh họa của Javi Aznarez, được tô điểm bằng kiểu vẽ thủ công kỳ quái theo phong cách serif lấy cảm hứng từ máy đánh chữ.

Những kiểu phông chữ “nhẹ nhàng kỳ quặc” này sẽ giúp bạn đưa hơi hướng vintage ấm cúng vào thiết kế của mình trong năm 2022. Hãy tìm những serif và sans-serif truyền thống với những nét cách tân kỳ lạ tinh tế. Nếu các kí tự trông như bị rung lắc nhẹ bằng tay, thì bạn đang đi đúng hướng rồi đấy. Hãy xem một vài phông chữ đẹp nhất của năm 2022 cho phong cách này: 

bosan font

Bosan modern sans serif typeface.

fonseca font

Fonseca Art Deco sans serif font family.

cornerone font

CornerOne vintage round font family.

linguista script

Linguista monoline handwritten font.

Old Church - Trending Serif Fonts

Old Church trending serif fonts.

 

Xu hướng phông chữ 4: Phông chữ mềm mỏng và tối giản

Nói về xu hướng phông chữ hay ho, một cái tên khác đã được nhen nhóm từ năm 2021 là việc sử dụng các phông chữ rất mềm mại, linh động kết hợp các yếu tố của Art Nouveau với phong cách thư pháp. Những phông chữ script thịnh hành này rất đẹp và thơ mộng, cho phép bạn kết hợp kiểu nghệ thuật vào thiết kế của mình.

Vào năm 2022, chúng ta sẽ thấy những kịch bản này thậm chí trở nên linh động và đơn giản hơn, với ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Ả Rập trong phong cách này. Các phông chữ hiển thị như vậy có thể được sử dụng để tô điểm cho bao bì, ảnh sản phẩm, hoặc các trang web, và trông rất tuyệt vời so với ảnh chụp. Chúng duyên dáng và ít khi bị quá uốn lượn, làm cho chúng dễ đọc hơn so với kiểu chữ script khác. Dưới đây là những phông chữ đẹp nhất năm 2022 cho xu hướng thanh lịch này:

ginger font

Ginger modern display font.

runalto font

Runalto luxury display font.

ligerid font

Ligerid calligraphic display font.

black delights font

Black Delights elegant ligature font.

de hudson font duo

De Hudson rustic trending script fonts.

 

Xu hướng phông chữ 5: Serifs mộc

Một trong những xu hướng phông chữ lớn nhất của năm 2020 là trông như chạm khắc: các họa tiết điêu khắc cứ như thể được đúc từ đá. Trong khi chúng ta đã đạt đến điểm bão hoà về phong cách điêu khắc, xu hướng serif này tuyệt đối sẽ không đi đâu cả. Nếu các bạn yêu thích vẻ ngoài của các họa tiết điêu khắc nhưng đang tìm kiếm một cái gì đó dẫn đầu xu hướng hơn một chút, hãy để tôi giới thiệu với các bạn dạng serif mộc này

Thanh lịch một cách nhẹ nhàng với liều lượng nhỏ những khiếm khuyết biến thành hoàn hảo, những serif này được truyền cảm hứng từ các quán cà phê châu Âu. Kiểu dáng thân mật và đẹp đẽ một cách tự nhiên, những phông chữ xu hướng mới này có thể được sử dụng để mang lại nhiều tính cách hơn cho các thiết kế in ấn như áp phích và bìa sách. Những phông chữ thời thượng này có giống như chữ viết tay mà không tạo bằng tay, khiến chúng trở thành lựa chọn phông chữ tuyệt vời khi doanh nghiệp muốn giao tiếp đem lại cảm giáo ấm áp và cá nhân, chẳng hạn như các trang web portfolios, sơ yếu lý lịch hoặc sự kiện market. Chúng ta hãy nhìn vào các phông chữ xu hướng mới nhất:

ava serif

Ava classic serif font.

minyi serif

Minyi feminine serif typeface.

aureate font

Aureate sophisticated serif typeface.

naia font

Naia modernist serif font.

montage font

Montage delicate serif font.

 

Xu hướng phông chữ 6: Sans mạnh mẽ và đơn giản

Sau một năm với những phông chữ mới lạ, không có làn gió trong lành nào hơn một San Serif mạnh mẽ và đơn giản. Xu hướng này hiện tại có những phông chữ táo bạo, ấn tượng được dùng tốt nhất cho các tiêu đề, và là sự kết hợp hoàn hảo cho các thiết kế hay bố cục của công ty cần đi vào vấn đề một cách nhanh chóng.

Kết hợp serif táo bạo, đơn giản của bạn với các cặp màu sắc tương phản cao như neon đen và trắng hoặc axit neon để tối đa hóa cá tính mạnh mẽ của nó. Thương hiệu thể thao, tiếp thị trò chơi, thương hiệu công nghệ hoặc các trang web doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ tác động đơn giản của một San Serif hiện đại.

emelind font

Emelind modern bold sans serif typeface.

dalton font

Dalton strong sans serif display font.

hobart font

Hobart minimal sans serif font.

widy font

Widy geometric sans serif typeface.

volante font

Volante stylish condensed font.

 

Xu hướng phông chữ 7: Chubby retro

Sức mạnh của tiếp thị hoài cổ (nostalgia marketing) chỉ càng mạnh mẽ hơn trong đại dịch, khi người tiêu dùng ngày càng chuyển sang các sản phẩm và thiết kế cổ điển để cảm thấy được an ủi. Mặc dù các phông chữ retro quá mức bây giờ có thể cảm thấy hơi quá khéo léo, nhưng các phông chữ tham khảo tinh tế phong cách của những năm 1970 vẫn tạo được cảm hứng mới mẻ.

Chúng tôi dự đoán rằng các phông chữ retro cũng sẽ phổ biến hơn nhiều lần vào năm 2022, với các phông chữ retro..”mũm mĩm” được sử dụng để thêm một lượng lớn sự tích cực và lạc quan vào logo, bao bì, biển hiệu và trang web. Nếu bạn đang tìm một xu hướng phông chữ để mang đến một nụ cười trên gương mặt năm 2022, phong cách này chắc chắn sẽ làm tâm trạng của bạn tốt hơn. Dưới đây là những phông chữ tốt nhất cho xu hướng retro này:

calgest font

Callgest tapered display font.

dubbo font

Dubbo chubby retro font.

kinsale font

Kinsale vintage display font.

thick thinks

Thick Thinks quirky display font.

capuche font

Capuche bold retro display typeface.

 

Kết luận: Các xu hướng phông chữ cho năm 2022

Sau xu hướng phông chữ vào năm 2020 và 2021 ưu tiên sự phá cách độc lạ, những phông chữ tốt nhất của năm 2022 sẽ có bầu không khí yên tĩnh hơn nhưng không kém về sức ảnh hưởng. Tính dễ đọc, rõ ràng, cởi mở, và trung thực sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy được các thương hiệu chào đón và an ủi, đặc biệt là những thương hiệu mà họ chưa từng gặp trong thị trường kỹ thuật số đông đúc trước đây. 

Mặc dù những lựa chọn tinh tế kể trên đang thể hiện rõ trong năm nay, nhưng vẫn còn nhiều lựa chọn kiểu mẫu sẽ mang lại cá tính và tính cách cho thiết kế của bạn. Những phông chữ chubby retro mang đến sự lạc quan rất cần thiết, trong khi những phông chữ serif mộc mạc, những dòng scripts đơn giản, và những phông chữ hiển thị âm thầm kỳ quặc sẽ mang lại sự ấm áp và thân thiện cho dự án của bạn, cũng như một bản hit phong cách nghiêm trọng đại.

 

Nguồn: https://design.tutsplus.com/

Thứ 2
Tháng 10
2022
3

Motion graphic – Đồ họa chuyển động là gì? Ví dụ và templates dành cho bạn

Một điều kỳ lạ đã xảy ra trong thế giới thiết kế: Những yếu tố tĩnh mà bạn sử dụng trên các thiết kế web và di động nay bỗng trở nên sống động.

Không cần phải lo lắng. Tất cả là nhờ phong cách thiết kế hoạt họa mới, hay còn được biết tới là motion graphics (đồ họa chuyển động).

Đồ họa chuyển động được coi là tương lai của thiết kế đồ họa. Nó phổ biến đến nỗi hầu hết các trang web và ứng dụng di động hiện nay đều đang sử dụng một số dạng đồ họa chuyển động trên giao diện người dùng. Không chỉ làm cho thiết kế trông đẹp hơn mà còn làm cho chúng có tính tương tác hơn, khuyến khích người dùng tham gia nhiều hơn.

Nhưng đồ họa chuyển động là gì? Làm thế nào bạn có thể sử dụng chúng để làm cho thiết kế của mình tốt và hiệu quả? Cùng tìm hiểu nào.

Đồ họa chuyển động là gì?

“Đồ họa chuyển động (đôi khi là đồ họa mô phỏng) là các đoạn phim hoạt hình hoặc kỹ thuật số tạo ra ảo ảnh chuyển động”

Wikipedia có một định nghĩa hoàn hảo về đồ họa chuyển động. Tất cả là tạo ra ảo giác về chuyển động để một số phần trong đồ họa của bạn như đang di chuyển. Hoặc, đơn giản là, nó tạo ra các chuyển động với các đối tượng đồ họa tĩnh.

logo animation gif

(Credit: Alex Gorbunov)

 

Nó có thể là một logo xuất hiện với một đoạn hoạt hình sáng tạo khi tải trang web.

progress bar motion graphic

(Credit: Daniel Bograd)

 

Hoặc một cái gì đó đơn giản như một thanh tiến trình trên trang web của bạn chứa đầy các yếu tố hoạt hình.

Các nhà thiết kế đã tạo ra những thứ tuyệt vời với đồ họa chuyển động khiến bạn muốn nhìn chằm chằm vào một trang web hay màn hình trên ứng dụng hàng giờ liền. Và đó chính xác là mục đích chính của đồ họa chuyển động để tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho người dùng mà họ muốn tương tác.

motion graphic text

(Credit: Pixflow)

Với đồ họa chuyển động, bạn chỉ nên làm di chuyển các phần hoặc đối tượng cụ thể của một đồ họa và các chuyển động cũng cần nhanh chóng và đơn giản.

animation

(Credit: Chris Phillips)

 

Trong khi phim hoạt hình thiên về chuyển động kể chuyện, ở đây bạn đưa ra các yếu tố hoạt họa hỗ trợ website kể câu chuyện của mình.

May mắn thay, với sự trợ giúp của các templates, việc tạo đồ họa chuyển động bây giờ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Motion Graphics (.mogrt) cũng là định dạng tập tin được sử dụng trong Adobe After EffectsPremiere Pro. Các templates ấy có thể chứa nhiều yếu tố đồ họa chuyển động mà bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các loại đồ họa và video hoạt hình khác nhau.

Đây chỉ là một vài mẫu đồ họa chuyển động tuyệt vời mà bạn có thể tải xuống và sử dụng với các dự án của mình ngay bây giờ.

 

30 yếu tố đồ họa chuyển động

 

30 Motion Graphic Elements

Sử dụng một gói các yếu tố đồ họa chuyển động này, bạn có thể tạo ra các GIF hoạt hình tuyệt vời và thêm các phần tử hoạt hình vào nhiều loại video khác nhau. Có 30 yếu tố đồ họa chuyển động khác nhau trong gói này có đặc trưng là hoạt hình màu sắc và sáng tạo.

 

Logo cho thiết kế đồ họa chuyển động

Motion Graphics Graphic Designer Logo

 

Đây là một thiết kế logo rất tuyệt với các yếu tố đồ họa chuyển động. Thật tuyệt khi thêm một logo hoạt hình trông thật ngầu vào video của bạn. Hoặc bạn có thể thiết kế hoạt họa logo để trình bày trong portfolio hoặc trang web của mình. Bạn có thể tùy chỉnh hoàn toàn thiết kế bằng Premiere Pro.

 

Poster chuyển động sáng tạo

Creative Motion Graphics Posters

Sử dụng các mẫu này, bạn có thể tạo ra poster trực quan sáng tạo và hiện đại với nhiều  yếu tố đồ họa chuyển động.Bạn có thể chỉnh sửa và tùy chỉnh từng mẫu bằng After Effects.

 

300+ yếu tố đồ họa chuyển động

300+ Motion Graphic Elements

Với hơn 300 yếu tố hoạt họa, gói tài nguyên này là kho tàng cho tất cả các nhà sáng tạo đồ họa chuyển động. Nó bao gồm nhiều mẫu kỹ thuật in chuyển động khác nhau, hoạt hình chuyển đổi, cảnh đồ họa chuyển động và nhiều mẫu khác nữa. Tất cả các yếu tố có thể được sử dụng trong After Effects để tạo ra đồ họa chuyển động và hoạt họa khác nhau theo mong muốn của bạn. 

 

Nền đồ họa chuyển động retro

Motion Graphics Retro Background

Đồ họa chuyển động còn thường được sử dụng với background để tạo ấn tượng, “gây thương nhớ” cho các trang web và video. Bạn có thể sử dụng video phía trên để tạo ra một background hấp dẫn như vậy cho các dự án của bạn. Nó có đặc trưng là một cảnh lặp lại của địa hình lưới với thiết kế retro theo phong cách của những năm 80.

 

Họa tiết hoa chuyển động

Animated Flowers Motion Graphics

Gói đồ họa chuyển động này bao gồm những họa tiết hoa đẹp mà bạn có thể thêm vào kho tài nguyên chuyển động của mình, nhằm tạo ra những cảnh quay đầy màu sắc. Ở đây có nhiều phong cách và kiểu hoa khác nhau với nhiều phong cách hoạt họa khác nhau. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn.

 

Gói 100 yếu tố đồ họa chuyển động

100 Motion Graphics Elements Pack

Nếu bạn đang tìm kiếm các đối tượng hoạt hình trừu tượng để thêm vào thiết kế đồ họa chuyển động, gói mẫu After Effects này được tạo ra cho riêng bạn. Nó bao gồm 100 yếu tố đồ họa chuyển động khác nhau với các thiết kế có thể chỉnh sửa được. Nó cũng bao gồm bố trí trình chiếu slide show với 9 cảnh để dùng trong các dự án video của mình.

 

Đồ họa chuyển động cho typo

Motion Typography Essential Graphics

Đồ họa chuyển động cũng được sử dụng trong thiết kế kiểu chữ để tạo tiêu đề chuyển động ấn tượng. Gói template Primer Protography này cung cấp một số ví dụ tuyệt vời về kiểu typo chuyển động. Có hơn 300 hình thức chuyển động trong gói có thể được sử dụng để tạo ra nhiều phong cách đồ họa kiểu chữ khác nhau.

 

Chơi với hình khối – Gói thiết kế chuyển động cần thiết 

Fun With Shapes - A Motion Design Pack

Trong gói template đồ họa chuyển động này, bạn sẽ tìm thấy nhiều hình khối trừu tượng sáng tạo với các thiết kế đầy màu sắc và hoạt hình đơn giản. Chúng hoàn hảo cho nhiều kiểu thiết kế đồ họa chuyển động cũng như cho việc sáng tạo video.

 

Gói đồ họa chuyển động HUD

HUD Motion Graphics Package

Với hơn 500 yếu tố, gói tài nguyên lớn này cho phép bạn tạo ra đồ họa chuyển động HUD hấp dẫn thông qua sử dụng After Effects. Đồ họa chuyển động HUD thường được sử dụng trong các dự án thiết kế với chủ đề công nghệ. Và gói này có rất nhiều yếu tố hữu ích với hoạt họa trong dự án của bạn.

 

5 nguồn “chỉ dẫn” đồ họa chuyển động cho người mới bắt đầu

Nếu bạn quan tâm đến việc học đồ họa chuyển động và mong muốn tạo ra những thiết kế tuyệt vời, đây là một vài hướng dẫn đồ họa chuyển động thân thiện với người mới bắt đầu.

 

Khoá đồ họa chuyển động miễn phí cho người mới bắt đầu

Free Motion Graphics Course for Beginners

Nếu bạn chưa quen với đồ họa chuyển động, hãy bắt đầu với khóa học miễn phí này. Nó bao gồm một loạt các video YouTube bao gồm từ cơ bản tới những mẹo nâng cao của đồ họa chuyển động. Khóa sẽ giúp bạn hiểu đồ họa chuyển động là gì trong khi chỉ ra cách tạo chúng trong After Effects.

 

Illustrator tới After Effects – Quy trình và chỉ dẫn về chuyển động

Illustrator to After Effects - Animation Workflow & Tutorial

Một hướng dẫn đồ họa chuyển động tuyệt vời khác cho người mới bắt đầu. Video này chỉ cho bạn cách chuyển các hình minh họa trong Adobe Illustrator sang After Effects – biến những hình ảnh tĩnh thành đồ họa chuyển động. 

 

Hướng dẫn đồ họa chuyển động cho After Effects

Motion Graphics Tutorial for After Effects

Đây là một hướng dẫn thú vị chỉ bạn cách tạo ra một cảnh mẫu như trên – bạn nữ đang tận hưởng niềm vui ngồi nghe nhạc. Có nhiều hướng dẫn đồ họa chuyển động khác trong danh sách này, vì vậy bạn cũng nên ghé qua xem nhé!

 

Hoạt họa logo trong After Effects

Stroke Logo Animation in After Effects

Hướng dẫn này sẽ dạy bạn cách tạo ra một logo tuyệt vời bằng cách sử dụng các yếu tố đồ họa chuyển động. Hướng dẫn này ngắn gọn nhưng chi tiết. Nếu bạn không phiền khi nghe bình luận bằng giọng nói của AI, bạn có thể thấy có rất nhiều thông tin đấy.

 

5 Kỹ thuật đồ họa chuyển động cho After Effects

5 Motion Graphics Techniques for After Effects

 

Hướng dẫn này phù hợp nhất với các nhà thiết kế đồ họa chuyển động từ intermediate trở lên và đã có kinh nghiệm.Các kỹ thuật này sẽ trở nên hữu ích cho bạn lựa chọn trong After Effects khi thiết kế các loại đồ họa chuyển động khác nhau.

 

Kết luận

Mặc dù nó nghe có vẻ như một khái niệm mới, đồ họa chuyển động hiện nay đã được phổ biến trên tất cả các loại thiết kế. Không cần phải nói, đồ họa chuyển động ở đây để tồn tại. Vì vậy, nếu bạn là một nhà thiết kế hoặc biên tập viên, học cách tạo ra đồ họa chuyển động là một kỹ năng sẽ chứng minh hữu ích trong tương lai gần.

Những tài nguyên trên có hữu ích với bạn? Nếu bạn là người khó để tự học thì hãy tìm tới trung tâm thiết kế đồ họa để được hướng dẫn và gợi ý tận tình từ các giảng viên, mentors tài năng nhé! Thế giới đồ họa đang rộng mở với bạn đó!

 

Nguồn: https://designshack.net/

Thứ 2
Tháng 10
2022
3

Gợi ý bạn templates đẹp cho Figma UX/UI

Figma là công cụ vector “thần thánh”, cho phép người dùng làm việc ở bất cứ đâu từ một trình duyệt. Nó gói gọn linh hoạt được tạo ra cho thiết kế, phát triển mẫu thử giao diện, hợp tác nhóm, và thiết kế hệ thống tổ chức.

Trong bài này, chúng tôi sẽ dạy các bạn về Figma, làm thế nào để bắt đầu sử dụng nó, và tìm ở đâu những templates Figma kèm plugins tốt nhất. Cho dù bạn muốn sử dụng Figma cho hệ thống sơ đồ, thiết kế giao diện người dùng, thiết kế ứng dụng trên app, thiết kế website hay bất cứ điều gì khác, chúng tôi sẽ đi lần lượt giúp bạn qua những mục tiêu này!

 

Figma là gì? 

figma templates

Figma là một công cụ thiết kế và thử mẫu giao diện. Nó dựa trên trình duyệt và hoạt động ở bất cứ đâu bạn có kết nối Internet.

Nó sử dụng các hình dạng véc tơ để vẽ và cấu thành các yếu tố giúp việc xuất file thiết kế giữ được độ phân giải đẹp. Điều đặc biệt thú vị về Figma là nó được thiết kế cho làm việc nhóm và có tương tác/ hợp tác. Bạn có thể làm mọi thứ trên Figma từ thử mẫu giao diện, test sản phẩm rồi tới ra mắt sản phẩm.

Rất nhiều nhà thiết kế đánh đồng Figma với một bảng trắng trực tuyến bởi vì bạn có thể sử dụng nó để ý tưởng và thử nghiệm cùng nhau trong thời gian thực. Bạn thực ra có thể đọc mọi thứ bạn muốn biết về Figma cơ bản ở đây. 

 

Chi phí sử dụng Figma là bao nhiêu? 

figma templates

Figma miễn phí cho các dự án nhỏ và có trả phí cho người dùng và đội ngũ có số lượng lớn hơn.

Gói cho người mới sử dụng (miễn phí): Tối đa hai biên tập viên và ba dự án với lịch sử phiên bản 30 ngày và lưu trữ đám mây không giới hạn.

Gói chuyên nghiệp ($15/người biên tập/tháng): Bao gồm các dự án không giới hạn, phiên bản bao gồm không giới hạn, tệp tùy chỉnh và quyền người dùng, các dự án riêng chỉ dành cho khách mời, và các thư viện dữ liệu nhóm có thể chia sẻ được.

Gói Tổ chức ($45 cho mỗi biên tập viên mỗi tháng): Bao gồm mọi thứ trong hệ thống thiết kế chuyên nghiệp cộng với toàn tổ chức, nhóm tập trung, plugin riêng, quản trị plugin, phông chữ dùng chung, đăng nhập một lần, và bảo mật nâng cao.

 

Các đối thủ cạnh tranh của Figma

Mặc dù Figma đã xuất hiện một thời gian và là một công cụ đặc biệt phổ biến, nhưng nó không dễ dàng tiếp cận cho tất cả mọi người. Dưới đây là một số lựa chọn thay thế phổ biến nhất cho Figma:

  • Sketch
  • Adobe XD
  • ProtoPie
  • Affinity Designer
  • InVision
  • UXPin

Lựa chọn giải pháp tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào cách bạn lên kế hoạch sử dụng công cụ: nguyên mẫu, mô phỏng, thiết kế sản xuất, hay tổ hợp các yếu tố đó. Một cách xem xét khác là liệu bạn có muốn một công cụ dựa trên trình duyệt hay không.

 

Figma templates là gì? 

figma templates

Các template (bản mẫu) Figma là các phương án dùng sẵn giúp khởi động nhanh các yếu tố giao diện người dùng, công cụ, và các phần thiết kế để người sáng tạo nhanh chóng bước vào sử dụng phần mềm này. Cộng đồng người dùng Figma là khá mạnh mẽ và luôn thêm các yếu tố và công cụ mà người dùng có thể chia sẻ.

Một template tốt có mọi thứ bạn cần để bắt đầu – và kết thúc- một dự án, trong khi tất cả những gì bạn phải làm là tùy biến thương hiệu và nội dung để làm nó sống lại. Các mẫu template có thể nhỏ như bộ UI kits với một số thành phần thiết kế, hoặc bao gồm mọi thứ bạn cần để hoàn thành một trang web hoặc dự án thiết kế ứng dụng.

Các nhà thiết kế thường sử dụng các mẫu theo nhiều cách khác nhau; điểm chung là các mẫu có thể tăng tốc độ làm dự án và tiết kiệm thời gian khởi động.

 

5 Mẫu Figma cho bạn bắt đầu:

Thật khó để vượt qua một Figma template tốt, thay vào đó mình luôn có thể học hỏi thêm. Những bản mẫu giúp khởi động nhanh này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dự án và thậm chí giúp bạn tận học về công cụ thông qua việc có thể thấy người khác dùng nó tốt như thế nào. Đây là vài template Figma tuyệt vời giúp bạn bắt đầu tương ứng với mục tiêu bạn muốn:

 

Doux Multipurpose Web UI Kit Template (Thiết kế website)

figma templates

Doux là một mẫu giao diện người dùng cho Figma với các loại thành phần và hình khối khác nhau để xây dựng một trang web hoặc thiết kế ứng dụng. Nó dựa trên Bootstrap và dễ tùy chỉnh với nội dung của bạn.

 

Multipurpose Dashboard (Bảng điều khiển đa năng) 

figma templates

Mẫu template Figma cho bảng điều khiển đa dụng này rất phong cách và bao gồm trăm ngàn thành phần để tùy chỉnh. Bạn có thể mở rộng các yếu tố ấy để đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào bạn có.

 

Nhận diện thương hiệu

figma templates

Mẫu Figma này dùng để tạo bộ nhận diện thương hiệu. (Bạn có thể tạo ra nhiều hơn các trang web với công cụ.) Nó là một mẫu gọn gàng với nhiều yếu tố mà bạn có thể sử dụng và in bao gồm danh thiếp, đầu thư, phong bì, và nhiều thứ khác.

 

Done UI E-Commerce Template (Thương mai điện tử)

figma templates

Mẫu Done Figma có mọi thứ bạn cần để khởi động một dự án ứng dụng thương mại điện tử. Thiết kế bóng bẩy, hiện đại và dễ dàng tùy chỉnh. Nó bao gồm cả các thành phần và yếu tố hiển thị giao diện màn hình.

 

Persilia

figma templates

Persilia là mẫu website portfolio cho Figma. Thiết kế của nó rất gọn gàng, hoàn toàn tùy biến. Chỉ cần thêm nội dung của bạn và bạn đã sẵn sàng để đẩy thiết kế online.

 

Nguồn: designshack.net

Thứ 7
Tháng 9
2022
24

20+ xu hướng kiểu chữ website cho năm 2022

Bạn muốn cải tiến thiết kế của mình một cách nhanh chóng? Sử dụng các xu hướng kiểu chữ (typography) mới và thú vị có thể là câu trả lời. Các nhà thiết kế đang sử dụng độ đậm nhạt, cutout, gradient và thậm chí thể nghiệm để tạo ra kiểu chữ nổi bật.

Thay đổi kiểu chữ hoặc thay đổi hình ảnh theo phong cách thịnh hành có thể mang lại cho thiết kế một diện mạo mới mà không cần cuộc “đại tu” toàn bộ. Không biết chắc nên bắt đầu từ đâu? Danh sách dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra xu hướng 2022 và có cảm hứng cho việc phải ứng dụng nó vào thiết kế của mình như thế nào. 

 

  • Tiêu đề 2 màu 

 

Two-Color Headlines

Có khá nhiều màu sắc trong các tiêu đề ngày nay. Kiểu thiết kế này dễ dàng thu hút sự chú ý do màu sắc có thể giúp nhấn mạnh một số từ/ cụm từ quan trọng nhất. 

Điều hơi khác một chút về những gì chúng ta đang thấy giờ đây là màu sắc được nhấn nhá dọc một nội dung, thay vì chỉ cố định một từ ở đầu hoặc cuối.

Ấn tượng đẹp là một chuyện, nhưng thách thức là bạn phải đảm bảo tất cả các màu sử dụng đều giúp chữ đọc được dễ dàng, đảm bảo cho việc người nhìn sẽ quét qua và đọc được thông điệp một cách nhanh chóng.

 

 

  • Đặt chữ chạy theo một đường định sẵn

Text on a path

 

Có thể mất một phút để tìm ra xu hướng thiết kế kiểu chữ này. Bạn hãy nhìn phần text hình tròn ở góc dưới cùng bên trái của ví dụ trên (hình tròn màu xanh lá cây) – các chữ cái được tạo trên một đường dẫn để tạo thành một hình tròn.

Có rất nhiều trang web sử dụng kỹ thuật này với văn bản – thường ghép nối nó với hoạt ảnh – để giúp thu hút người dùng xuống trang hoặc khuyến khích một số loại hành động tương tác.

Tạo hình tròn là một dạng đường phổ biến. 

Khi ứng dụng trend này, điều quan trọng là bạn chỉ nên sử dụng ít chữ để không làm rối thông điệp trong hiệu ứng. 

 

 

  • Yếu tố chữ làm background

Background Text Elements

 

Nhà thiết kế hiện nay sẽ dùng tất cả mọi thứ để tạo nên một background có chiều sâu. Typography cũng được ứng dụng như thế. Phần lớn các trường hợp đòi hỏi độ tinh tế nhất định (như bạn có thể thấy ở ví dụ trên)

Thông thường người ta sử dụng các chữ cái hoặc cụm từ với kích thước lớn hơn hẳn để trở thành một phần của background, lựa chọn sao cho có tương đối ít tương phản với màu nền chính. Hiệu ứng này tạo nên một chiều sâu tốt như thể chữ nổi vậy. 

Điều tuyệt vời là nó cho phép bạn nhấn nhá thêm cho từ khóa hay logo trong thiết kế. Thách thức là khi bạn xếp chữ thành nhiều dòng. Khi ấy kích thước và tỉ lệ là những yếu tố vô cùng quan trọng cần xem xét để mọi thứ không bị rối mắt. 

 

  • Sử dụng đường viền chữ

Outline Fonts

Đây quả là một xu hướng lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì banner và trang web nào. Mặc dù tùy trường hợp với cách sử dụng đa dạng, có thể chỉ ra một số cách tiếp cận chữ sử dụng viền màu như sau: 

  • Dùng với font San Serif
  • In hoa tất cả chữ cái
  • Đi chung cùng đoạn text được phủ màu
  • Dùng với kích cỡ lớn để làm background

Các lựa chọn đều rất thú vị. Bạn chỉ cần cẩn trọng với việc giữ cho nó dễ đọc. Chữ cái có thể dễ dàng chìm vào hình ảnh và video. Vậy nên hãy quan tâm tới màu sắc, vị trí và độ tương phản. 

Và.. nhớ đừng lạm dụng nó! Font chữ dạng đường viền sẽ hiệu quả với điểm nhấn nhá chứ không phải toàn bộ thông điệp 

 

 

  • In nghiêng

Italics

 

Một xu hướng của năm nay có thể bạn không ngờ tới là In nghiêng. 

Từng một thời gian rất lâu biến mất khỏi những lựa chọn cho thiết kế website, giờ đây In nghiêng đã lợi hại trở lại. Từ ứng dụng trong tiêu đề tới phụ chú, in nghiêng được sử dụng trở lại trong sự đi kèm với dạng typefont khác. 

Kiểu chữ nghiêng thông thường đi kèm với in đậm hoặc gạch chân như ví dụ trên kia để trở nên hiệu quả nhất. 

 

 

  • Các layers “khó đọc” 

 

rumfoo

 

Hai xu hướng typography tới đây bất ngờ đều đi ngược lại với nguyên tắc “dễ đọc” trong thiết kế. Chúng có chút khó đọc hơn. Nhưng điều này lại trở nên chấp nhận được khi toàn bộ thiết kế được lấp bằng khoảng trống rộng rãi và đặc biệt có sự tương tác và chuyển động. 

Trong ví dụ về xu hướng này, các yếu tố chữ với kích cỡ lớn như hình được nằm dưới một layer vật thể ở bên trên. Mặc dù vậy, phần không bị che đi của chữ đủ để gợi ý giúp người đọc có thể đoán biết được phần bị che đi. Vật thể ở bên trên khi ứng dụng vào website cũng được tạo hiệu ứng tương tác để lúc ẩn lúc hiện để lộ ra đoạn chữ.  

Yếu tố cuối cùng giúp mọi thứ trở nên thuyết phục hơn là vì đoạn text này không phải thông tin quan trọng nhất trong tổng thể thiết kế. Đó là tên của brand, thông tin mà bạn có thể thấy trong logo hay URL web, nó sẽ bớt quan trọng đi khi thiết kế đang đi vào chi tiết những gì brand làm. 

 

 

  • Văn bản text hiển thị ngoài màn hình

Text That Goes Off the Screen

 

Theo xu hướng sử dụng layer “khó đọc”, văn bản text chuyển động bên trên hay ra ngoài màn hình. Hiệu ứng này ở khắp mọi nơi và thường đi kèm với một phông chữ quá khổ và chỉ một vài từ cuộn về phía bên trái của màn hình.

Xu hướng kiểu chữ này hoạt động tốt nhất khi không có nhiều chuyển động khác đứng cùng và các từ có thể đọc được chỉ với vài giây xem. Nếu văn bản quá phức tạp, sẽ tiềm ẩn nguy cơ người dùng không thể hiểu được thông điệp nói gì.

Như với ví dụ trước, hãy đảm bảo các thành phần văn bản hỗ trợ cung cấp nhiều thông tin để mọi người biết chính xác thiết kế là gì.

 

 

  • Font chữ thể nghiệm

Experimental Typefaces

Font chữ thể nghiệm trở thành xu hướng phổ biến hiện nay với việc đưa những phong cách cá nhân đa dạng vào thiết kế. Các kiểu cách tân có thể tới bằng nhiều cách: đường viền, hình khối, màu sắc, chuyển động. 

Điều hay ho nhất của xu hướng này là chúng giúp cho font chữ trở thành một thiết kế độc nhất dành riêng cho dự án. 

Nếu bạn muốn thử xem qua một vài dạng font chữ thể nghiệm, hãy thử ghé Typelab.

 

 

  • Serifs (chữ có chân)

serifs

Serifs (font chữ có chân) đã quay trở lại. Từng bị coi là khó để đọc online, giờ đây kiểu chữ với những nét thừa nhỏ trong kí tự đã và đang xuất hiện khắp mọi nơi. 

Và nhân tiện cũng cần nói rằng, việc kết luận chữ có chân khó đọc online sau cũng cũng mới chỉ là một niềm tin chưa được xác thực. 

Nếu như bạn muốn sử dụng chữ có chân cho các dự án web, hãy tìm những phong cách kí tự có đường thân dày, đồng thời chú ý tới khoảng cách dòng khi các kí tự chứa những chữ có móc cao (l, k, d..) và móc thấp (g, j…)

Từ những chữ cái có chân vuông vức, như ví dụ bên trên, tới những chân chữ cách điệu tỉ mỉ hơn, serifs dường như có rất nhiều ứng dụng và sự thu hút, có thể là một cú hích cho outline thiết kế.

 

 

  • Chữ.. “lùn và mập” (low-x heights) 

Short, Fat Fonts (Low X-Heights)

 

Một phong cách chữ khác đang lên xu hướng hiện nay là kiểu chữ có chiều cao thấp và chiều rộng kéo giãn. Kiểu chữ này thường có tất cả các bộ ký tự viết hoa, nhưng khi chúng có các chữ cái viết thường, có thể được xác định bằng chiều cao x thấp.

Kiểu phong cách này có thể là lựa chọn tối ưu khi không có nhiều thông tin chữ trên khổ giấy. Nó cũng phù hợp nhất cho các từ hoặc cụm từ ngắn hơn, do tính dễ đọc.

Phông chữ dẹt và ngắn này thường tạo cho thiết kế cảm giác siêu hiện đại. Chúng gần như mang tính tương lai về phạm vi và thiết kế trong nhiều trường hợp.

 

 

  • Kiểu chữ viết tay

Handwriting Styles

Kiểu đánh dấu Sharpie khá phổ biến trong giới thiết kế trang web khi nói đến kiểu chữ hiển thị. Và có rất nhiều kiểu chữ viết tay để bạn lựa chọn để bạn có được giao diện phù hợp.

Phần lớn xu hướng kiểu chữ viết tay hiện nay tập trung vào các chữ in với các ký tự viết hoa và viết thường với các nét dày, cứng.

Kiểu chữ này cũng có thể bao gồm một số phần tô điểm bổ sung để làm cho một số ký tự nhất định trông đặc biệt hơn. 

 

 

  • Căn lề trái

 

Left Alignment

 

Kiểu chữ căn trái có điểm mạnh là dễ đọc, trang nhã và tạo ra đôi chút bất đối xứng mang màu sắc cổ điển. 

Mẹo sử dụng các chữ căn trái là cần chú ý tới việc tách dòng cũng như kích cỡ sao cho phù hợp. Hãy nghĩ về phần chữ như những yếu tố riêng lẻ. Nhiều dòng chữ và nhiều cụm từ có thể cho lớn hơn phần còn lại. Từ đó điều chỉnh khoảng cách sao cho phù hợp. 

Để có độ thống nhất xuyên suốt thiết kế, hãy cân nhắc gióng các yếu tố khác cũng sang trái. Hãy tạo ra một đường lưới và chọn khoảng trống cũng như vị trí của các yếu tố. 

 

 

  • Chữ không chân (sans serifs) nét tròn

Rounded Sans Serifs

Đây là một xu hướng mà hầu hết mọi người đều có thể sử dụng và nó đơn giản đến mức bạn thậm chí có thể không nhận ra đang sử dụng cho đến khi bắt đầu chủ động để ý. 

Điều tuyệt vời về xu hướng này là nó hoạt động với nhiều thiết kế. Chữ sans tròn là một trong những kiểu chữ dễ đọc nhất. Hầu hết các nhà thiết kế đang sử dụng các phông chữ với các nét đồng nhất từ ​​trung bình đến dày với khoảng cách chữ phù hợp chính là nằm trong xu hướng này. 

Kiểu chữ không chân tròn tập trung vào khả năng đọc hiểu tối ưu. Ngoài ra, ta còn có thể ghép nối chúng với các xu hướng kiểu chữ khác để có không khí hiện đại hơn. Ví dụ trên sử dụng cả sans serifs tròn và văn bản căn trái.

 

 

  • Gradients tinh tế

Subtle Gradients

Các nhà thiết kế dường như chưa bao giờ chán được hiệu ứng gradients (chuyển màu) 

Gradient tinh tế giống như một phương ngữ riêng biệt trong thiết kế chữ và hiện đang là xu hướng năm 2022. 

Điều tuyệt vời ở đây là gradient tinh tế tới nỗi ban đầu có thể bạn sẽ chưa thể phát hiện ra chúng. Chỉ một chút đổi màu nhẹ kéo mắt nhìn qua cái chữ cái. 

Gradients được sử dụng tốt nhất với kiểu chữ dày hơn và để nhấn trọng âm các từ hoặc cụm từ cụ thể.

Hãy cẩn thận đừng lạm dụng nó quá nhiều. Gradient văn bản tốt duy trì độ tương phản nhất quán giữa các từ để không gây lóa khi đọc và để nó nổi bật so với nền.

 

 

  • Kiểu chữ hoạt họa

Animated Typography

 

Một trong những xu hướng thiết kế tổng thể lớn nhất hiện nay là hoạt họa/ chuyển động. Và không có lí do gì nó không được sử dụng cho thiết kế chữ.

Ngày càng nhiều kiểu thiết kế sử dụng các chữ cái chuyển động ngang dọc cao thấp hoặc chuyển động khi di chuột tới. Tất cả kĩ thuật này nhằm đem tới trải nghiệm tương tác tốt hơn cho người dùng. 

Khi tạo hoạt ảnh cho văn bản chữ, điều quan trọng là phải xem xét cách thức và vị trí người dùng sẽ đọc thông tin (một số yếu tố động như video chưa hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị di động). Hãy điều chỉnh để ngay cả khi hoạt ảnh không hoạt động bình thường, vẫn có trải nghiệm người dùng đánh giá trong đó thông điệp rõ ràng.

Về vấn đề đó, các hình ảnh động văn bản tốt nhất thường bắt đầu bằng chữ rõ ràng và dễ nhìn. Hoạt ảnh bắt đầu phát sau một khoảng thời gian trì hoãn hoặc như một phần của sự tương tác của người dùng. Điều này có thể làm người dùng thích thú và ngạc nhiên (thậm chí có thể dẫn đến nhiều thời gian trên trang web hơn).

Cân nhắc tốc độ cẩn thận với các hình ảnh động kiểu chữ – nếu văn bản di chuyển quá nhanh, người dùng sẽ bỏ lỡ thông điệp hoàn toàn; nếu văn bản di chuyển quá chậm, người dùng có thể nhấp đi trước khi đọc tất cả nội dung. Nó phải vừa phải. (Kiểm tra người dùng có thể giúp bạn tìm thấy tốc độ lý tưởng.)

 

 

  • Các tiêu đề nhiều chữ

 

Stacked Text Blocks

 

Nhìn chung các kiểu chữ, đặc biệt là tiêu đề đang có xu hướng có kích thước nhỏ hơn một chút, đồng thời có khối lượng thông tin lớn hơn. 

Xu hướng này rất quan trọng vì nó cho thấy sự thay đổi trong tư duy giao tiếp với người dùng, cố gắng có thông điệp đầy đủ hơn, thay vì kỳ vọng rằng một từ sẽ đủ để lôi kéo ai đó tương tác với một thiết kế. Nhiều thông tin được trình bày theo cách trực quan hấp dẫn có thể là giải pháp tốt hơn để thu hút nhiều người dùng hơn.

Cân nhắc chính khi xếp chồng nhiều dòng văn bản là tìm một kiểu chữ có thể đọc được ngay cả khi nhiều chữ cái (hoặc thậm chí khi được sử dụng toàn bộ chữ hoa, đây là một lựa chọn phổ biến), có khoảng cách dòng thích hợp để các dòng được dễ dàng phân biệt và rằng các ngắt trong bản sao là hợp lý. Khi xếp chồng văn bản, nên có một dòng chảy riêng biệt từ dòng này sang dòng khác rõ ràng trong cách đọc các từ và người dùng nên chuyển sang dòng tiếp theo của bản sao trước bất kỳ phần nào khác của thiết kế.

Do những thách thức với việc ngắt dòng mà vẫn cần dễ đọc, khối văn bản chữ thường nằm ở một bên của màn hình để người thiết kế có nhiều quyền kiểm soát hơn. Cấu trúc này cũng có thể tạo ra sự hài hòa giữa một phần tử văn bản và một hình ảnh khác trên màn hình để tạo ra sự cân bằng không đối xứng hấp dẫn khi nhìn vào.

 

 

  • Kiểu chữ màu 

Color Fonts and Type

Trong khi có rất nhiều văn bản màu đen và trắng trong các phong cách tối giản hơn, màu sắc đang quay trở lại. Nhiều nhà thiết kế đang sử dụng kiểu chữ màu sáng với phong cách tối giản, chẳng hạn như Tilted Chair như ở trên. Màu sắc có thể làm tăng thêm sự quan tâm của thị giác và sự nhấn mạnh vào các từ có màu sắc.

Các tùy chọn sáng sủa, chẳng hạn như màu đỏ trong ví dụ, giúp thu hút ánh nhìn và đóng vai trò thúc đẩy tuyệt vời cho tin nhắn, xây dựng bản sắc thương hiệu và thu hút người dùng vào thiết kế.

 

 

  • Kiểu bôi hightlight

Highlighted Type

Đây là một trong những xu hướng khá đem lại ngạc nhiên khi nhìn thấy: nhấn mạnh highlighter vào chữ để tạo điểm nhấn.

Từ hightlight đơn giản để tách các chữ cái khỏi nền đến gạch chân bằng những hightlight chuyển động, có rất nhiều cách để sử dụng xu hướng thiết kế kiểu này. Và mặc dù nghe có vẻ hơi kỳ quặc khi bạn mô tả về nó, nhưng hình ảnh thực tế rất tuyệt vời.

Kỹ thuật này tốt nhất cho những từ mà bạn thực sự muốn người dùng nhìn thấy. Nó cũng hoạt động tốt hơn đối với các khối văn bản ngắn để trở nên nổi bật mà không bị lấn át trong thiết kế.

 

 

  • Cutouts và Overlay

Cutouts and Overlays

 

 

Hiệu ứng phân lớp là một cách tuyệt vời để làm cho một thiết kế trông bớt phẳng hơn. Việc lồng hình ảnh vào layer background của chữ thường giúp thông điệp chữ trở nên rõ ràng hơn. 

Sự lồng ghép này có thể hoạt động vứi cả ảnh, partterns, thậm chí video background. Ta chỉ cần chú ý tránh sử dụng nhiều hiệu ứng quá gây ngợp cho người trải nghiệm. 

 

 

  • Hiệu ứng lớp layer với các yếu tố khác trong thiết kế

 

Layering with Other Elements

 

Trong hầu hết các dự án, chữ và các vật thể thiết kế khác được giữ khá tách biệt. Nhưng ý tưởng đó đã thay đổi khá nhiều gần đây và các nhà thiết kế không ngại cho phép văn bản và các yếu tố khác chồng lên nhau. Kết quả cuối cùng có thể tuyệt vời hơn mong đợi, và thực sự giúp người dùng tập trung vào các từ trên màn hình hơn một chút.

Trong khi các cách sử dụng phổ biến nhất của xu hướng kiểu chữ trong thực tế là yếu tố văn bản chồng lên hình ảnh hoặc khối màu trơn, MJND đã nâng cao nó lên một bậc. Thiết kế này kết hợp người trong hình ảnh với kiểu chữ để nó được cắt ra xung quanh anh ta (giống như người đang đi vào vùng chữ).

 

Đây là một kỹ thuật phát triển từ thiết kế in ấn và có thể tạo ra sản phẩm đẹp. Bí quyết là có hình ảnh phù hợp và duy trì khả năng đọc của từng chữ cái. (Hãy cẩn thận để không tạo ra các từ không theo ý muốn vì thiếu các nét hoặc bộ phận của ký tự.)

 

 

  • Hiệu ứng “Overdone” 

meissl

Xu hướng “Overdone” như minh họa giúp thiết kế có cảm giác hoài cổ và được đặc trưng bởi văn bản và hiệu ứng văn bản ở trên cùng khiến bạn phải đọc từ từ. Phần chữ có thể chứa mọi loại hiệu ứng cùng lúc: từ đường viền, đổ bóng, xếp góc xiên, mờ dần và màu sắc táo bạo… Không có hiệu ứng nào không được cân nhắc.

Và bạn càng có nhiều hiệu ứng, thì càng có nhiều người dùng xem. Phong cách này hoạt động tốt nhất với một sơ đồ thiết kế đơn giản, chẳng hạn như Schnitzel Love, ở trên.

 

Kết luận

 

Với cá nhân tôi, nghiên cứu tìm hiểu xu hướng kiểu chữ là một trong những điều tôi yêu thích nhất. Chữ là một phần thiết yếu của tất cả các thiết kế.

Xu hướng kiểu chữ yêu thích của tôi là những xu hướng vượt qua ranh giới của những gì phổ biến nhưng vẫn duy trì khả năng đọc. Còn bạn, kiểu chữ yêu thích của bạn là gì? 

Nguồn: designshack.net

Thứ 7
Tháng 9
2022
24

Phương pháp 5W1H

Phương pháp 5W1H là thuật ngữ lần đầu được nhắc tới trong bài thơ của Rudyard Kipling có tên gọi “Just so stories”, xuất bản năm 1902, tạm dịch: 

“Tôi giữ bên mình sáu người hầu cận trung thực

(Họ đã dạy tôi tất cả những gì tôi biết);

Tên của họ là “Cái gì” (What), “ Tại sao” (Why) và “Khi nào” (When),

“Làm thế nào” (How),  “Ở đâu” (Where) và “Là ai” (Who)”

Về sau, 6 yếu tố trong bài thơ này phát triển lên thành một phương pháp, đặt đúng theo tên rút gọn: 5W1H. Phương pháp chỉ dẫn cách tiếp cận giải quyết vấn đề, và mỗi yếu tố 5W1H trong đó đảm nhiệm nêu lên một góc độ khác nhau để người phân tích nhìn nhận một cách toàn diện và đánh giá được các giải pháp khả thi.

5W1H Method

 

  1. Phương pháp 5W1H là gì?

Phương pháp 5W1H được hiểu là: một vấn đề có thể được tiếp cận và giải quyết thông qua các câu hỏi 5Ws và 1H. 

Ví dụ, giả sử nếu bạn phát hiện xe ô tô bạn đang sử dụng ngày càng tốn xăng, hao nhiên liệu, bạn có thể tự hỏi:

Who – Ai phát hiện ra vấn đề đầu tiên/ ai thường xuyên lái xe?

What – điều gì vừa thay đổi – ví dụ, việc bảo trì và sửa chữa được thực hiện lần trước ở trạm xăng?

When– Từ khi nào số km/ 1 lần đầy bình xăng lại giảm xuống? 

Where– Các tuyến đường hoặc khoảng cách lái xe mới cụ thể ở đâu?

How – Làm thế nào mà vấn đề trở nên đáng chú ý? Làm thế nào nó có thể được giải quyết?

Các câu hỏi có thể được thay đổi để phù hợp với bất kỳ vấn đề nào đang được giải quyết. Ws và H là cần thiết giúp bao quát tất cả các khía cạnh của một vấn đề để có thể tìm ra giải pháp toàn diện.

What is 5W1H

Nguồn ảnh: https://www.velaction.com/

  1. Khi nào sử dụng Phương pháp 5W1H?

Có nhiều ứng dụng khác nhau của phương pháp 5W1H trong giới doanh nghiệp hoặc sản xuất hàng hóa. Nó tạo cơ sở cho các kỹ thuật phân tích nguyên nhân và kết quả đối với các vấn đề khác nhau. Phương pháp 6M, đề cập đến nhân lực (manpower), vật liệu (materials), máy móc (machinery), đo lường (measurement), phương pháp (methods), và tự nhiên (Mother nature) là một số các cách phân loại phái sinh từ phương pháp tiếp cận 5W1H.

Quá trình động não tư duy cũng sử dụng phương pháp này. Tính đơn giản, tính linh hoạt và cách tiếp cận toàn diện của nó giúp bạn dễ dàng hình dung ra cấu trúc cần có của quy trình suy nghĩ kể trên. 

When to Use 5W1H

Nguồn ảnh: Pixarbay

  1. Phương pháp được sử dụng theo các bước sau:

Chữ W đầu tiên là What?

Đặt ra câu hỏi về những gì cần cải thiện. Cải tiến giúp đạt được điều gì và nên làm gì.

W thứ hai là Where?

Đặt ra câu hỏi liên quan đến vị trí. Ví dụ, tại sao hoạt động ở một địa điểm nhất định, lợi thế hoặc hạn chế của nó.

W thứ ba là When?

Giải quyết các vấn đề liên quan đến trình tự hoạt động, chu kỳ thời gian. Tại sao việc nên được thực hiện vào thời điểm nhất định như vậy. Thay đổi dòng thời gian có làm cho việc thực thi tốt hơn không?

W thứ 4 là Who?

Đề cập đến người cần giải quyết vấn đề hoặc chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp. Nó đề cập đến phân công nhiệm vụ, cộng tác và nhân lực.

Thứ 5 là H – How?

Nó đề cập đến việc một thủ tục hoặc phương pháp nên thay đổi như thế nào, cho dù một phương pháp có đòi hỏi ít chi phí hơn hoặc mức độ thành thạo hay không; liệu quy trình của nó có cần được thay thế bằng một quy trình tốt hơn hay không.

W cuối cùng là Why?

Với Why,  người ta có thể suy ngẫm về mọi thứ; từ vấn đề đang được nhận thức đến các cách tiếp cận sẽ được thảo luận.

 

  1. Một số ưu điểm của phương pháp 5W1H:

Quá trình này rất đơn giản: mọi người có thể hiểu cách tiếp cận như rõ ràng từ thuật ngữ và định nghĩa của nó.

Giúp tiếp cận giải quyết vấn đề một cách hệ thống: người ta có thể đặt tất cả các câu hỏi mọi lúc để đạt được thành công trong việc nhìn nhận một vấn đề từ mọi góc độ.

Đa năng là một lợi thế khác của cách tiếp cận này; nó có thể được sử dụng để giải quyết bất kỳ loại vấn đề nào vì các câu hỏi có thể được điều chỉnh tùy theo từng tình huống.

Bao quát cái nhìn toàn diện về một vấn đề giúp người ta giải quyết tất cả các khía cạnh chính; một khi chế độ xem 360 độ về một vấn đề được thực hiện, người ta có thể quyết định lộ trình giải quyết.

 

  1. Làm thế nào để áp dụng phương pháp 5W1H vào công việc của bạn?

5W1H Fishbone Diagram

Có nhiều cách khác nhau mà người ta có thể áp dụng phương pháp 5W1H để làm việc. Là một cách tiếp cận phổ quát có thể áp dụng cho mọi tình huống, nó hoạt động như một công cụ phân tích cho các nhóm dự án và các nhà quản lý sử dụng một cách hiệu quả và vạch được rõ ràng đường hướng cho cả một nhóm, bộ phận hoặc tổ chức nhất định.

Thiết lập một lộ trình tổ chức thường là một nhiệm vụ phức tạp trong các tình huống khác nhau. Để thiết lập các con đường rõ ràng đạt được các mục tiêu nhất định, quản lý cấp cao của một doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này với các bước sau:

-Tốt nhất là bắt đầu bằng cách chia nhỏ các vấn đề phức tạp với sơ đồ nguyên nhân- kết quả hoặc sơ đồ xương cá; điều này giúp xẻ nhỏ vấn đề và đạt được mục tiêu chính.

-Sơ đồ xương cá có thể tạo điều kiện cho một phiên động não ban đầu. Nó giúp xác định các điểm W khác nhau và giới thiệu cách thức có thể đạt được sự phát triển của tổ chức, đây là điểm H chính ở đây.

Xác định các yếu tố chính và ưu tiên chúng, đề xuất các hành động phù hợp và hiệu quả.

 

  1. Mẹo triển khai phương pháp 5W1H cho một tổ chức

Trọng tâm là xác định các khu vực chức năng chính của tổ chức và phân tích cách các khu vực này liên kết với nhau +  đóng góp vào việc thiết lập xương sống và cấu trúc của một tổ chức như thế nào. 

Tiếp cận bằng phương pháp này chia thành 3 giai đoạn chính:

    1. Phân tích lại mục tiêu của tổ chức.
    2. Xác định các yếu tố chính và chức năng ưu tiên.
    3. Đối chiếu các chức năng với thực tiễn thực hiện.

Với phương pháp này, các câu hỏi 5W1H được đặt ra ngay trong giai đoạn 1. Tổng quan đạt được dựa trên các câu trả lời sẽ giúp tìm ra các yếu tố quan trọng và phân tích xem chúng sẽ đóng góp như thế nào vào mục tiêu tổng thể.

Trong trường hợp này, ví dụ về các câu hỏi có thể là: 

What?

  • Mục tiêu tổng thể của tổ chức và các nhiệm vụ hoặc các lĩnh vực chức năng khác nhau được yêu cầu là gì?
  • Mục đích, quy trình, hoạt động hướng tới mục tiêu chung của tổ chức là gì?

Who?

  • Đưa ra quyết định ai là các bên liên quan, những người bị ảnh hưởng hoặc chịu trách nhiệm.
  • Chi tiết về đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, nhà quản lý.

Where?

  • Xác định đâu sẽ là vị trí của một tổ chức hoặc nơi hoạt động của tổ chức đó.

When?

  • Điều này liên quan đến việc thảo luận về tiến trình hoàn thành các sản phẩm được giao theo chức năng hoặc phòng ban; thiết lập thời lượng, tần suất và các ngày quan trọng.

How?

  • Quyết định cách thức hoạt động của một tổ chức và các bộ phận trong tổ chức đó.
  • Trả lời các câu hỏi liên quan đến thủ tục ở các cấp chức năng khác nhau, cấu trúc, kỹ thuật và phương tiện được sử dụng.
  • Nó cũng có thể bao gồm một ước tính về nguồn lực hoặc ngân sách; chi phí liên quan và ngân sách được phân bổ.

Why?

  • Phản ánh chung lại mục đích, mục tiêu, tầm nhìn tổng thể của tổ chức.

 

Tóm tắt lại:

 

5W1H là một phương pháp cho phép một tình huống được phân tích và mô tả ở cấp độ toàn diện và sâu sắc hơn. 

Với phương pháp và ứng dụng của nó như sơ đồ xương cá , 5W1H có thể giúp các cá nhân, tổ chức nhìn thấy bức tranh toàn cảnh thay vì giải quyết chỉ một mặt nhất định của vấn đề. Đó là cách tư duy có cấu trúc để bạn hình dung ra các giải pháp có thể để đạt được mục tiêu mong muốn.

Nguồn bài viết: edrawsoft.com