9 QUY TẮC VÀNG TRONG VIỆC LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU
Sự tăng trưởng và phát triển theo thời gian của bất cứ doanh nghiệp nào cũng đi kèm với các hoạt động cơ bản như thêm mới danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ; khám phá thị trường tiềm năng cũng như tìm cách đa dạng hóa nguồn khách hàng hiện có. Để đáp ứng những nhu cầu này, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến thuật tái tạo thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên quy trình làm mới thương hiệu cần được xem xét cẩn thận trên cơ sở cân nhắc thấu đáo các vấn đề mang tính chất nền tảng.
Tái tạo thương hiệu thường liên quan đến việc thay đổi hình ảnh thương hiệu của một công ty hoặc một tổ chức. Mục đích và quy trình làm mới thương hiệu có thể khác nhau tùy theo từng doanh nghiệp và mục tiêu mà họ hướng đến thông qua quá trình tái tạo. Chẳng hạn, trong khi một vài doanh nghiệp chỉ đơn giản là thay đổi logo trong khi những doanh nghiệp khác lại thay đổi toàn bộ triết lý kinh doanh của mình. Nhưng nguyên tắc chung của việc làm mới thương hiệu là giúp loại bỏ được những tiêu cực và mang lại diện mạo tươi mới cho doanh nghiệp.
Sau đây là 9 quy tắc vàng làm nên sự thành công cho quá trình làm mới thương hiệu:
- Đưa ra được lý do chính đáng để tái tạo thương hiệu
Trên cương vị là chủ doanh nghiệp, bạn ắt hẳn có lý do riêng của mình để làm mới thương hiệu. Tuy nhiên, bạn nhất thiết phải vạch ra được các mục tiêu và mục đích cụ thể trước khi bắt đầu vì nếu không việc tái tạo này có thể trở thành vật cản cho sự phát triển doanh nghiệp của bạn.
Biết rõ mục tiêu sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tập trung hơn vào việc hoạch định chiến lược hành động một cách hoàn chỉnh. Một số lý do bạn nên làm mới thương hiệu có thể là:
- Muốn rũ bỏ hình ảnh cũ kỹ và làm mới diện mạo để bắt kịp với xu hướng phát triển của thị trường
- Mang lại giá trị mới lạ và hấp dẫn cho cho bộ sản phẩm mới sắp ra mắt
- Khôi phục lại uy tín sau những sự cố không may mắn ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp
- Phô diễn lợi thế cạnh tranh và khả năng hồi sinh sau những biến cố như phá sản hoặc đổ vỡ quan hệ đối tác.
- Xem xét những yếu tố nào cần thay đổi
Dưới đây là một số chỉ dẫn bạn có thể tham khảo để đảm bảo rằng bất kỳ sự thay đổi nào được tiến hành trong quá trình làm mới thương hiệu đều là cần thiết:
- Tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến trong nội bộ doanh nghiệp để thu thập những lời góp ý có giá trị từ nhân viên để từ đó quyết định loại thay đổi nào sẽ giúp ích cho công ty. Chẳng hạn một nhân viên nào đó có thể đề xuất xem xét lại khâu thiết kế bao bì.
- Chọn lựa kỹ một đội nhóm gồm một số nhân viên có thực lực để đảm nhiệm quy trình làm mới thương hiệu. Điều này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành các mục tiêu của việc tái tạo hay không.
- Thử thu thập những phản hồi từ phía khách hàng để kịp thời phát huy những mặt lợi và điều chỉnh những mặt hại đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn.
- Phân tích các dữ liệu thị trường được gửi về từ đội ngũ marketing khi thực hiện các cuộc khảo sát dựa trên nghiên cứu về các sản phẩm, dịch vụ hiện hành cũng như các sản phẩm sắp tung ra thị trường.
- Xác định xem nên tái tạo thương hiệu từng phần hay là toàn bộ.
Tùy thuộc vào mục tiêu đã đặt ra, bạn có thể tiến hành làm mới thương hiệu một phần hay toàn bộ. Việc làm mới một phần chỉ đơn giản là tiến hành các thay đổi nhỏ trong logo hoặc một vài thay đổi chi tiết để nâng cấp một số dòng sản phẩm cụ thể nào đó.
Nếu là làm mới toàn bộ thương hiệu, bạn cần tiến hành những thay đổi với quy mô lớn từ việc lựa chọn kênh truyền thông xã hội, tên công ty, hình ảnh đại diện và cả những thay đổi trong cách thức vận hành của doanh nghiệp.
- Đánh giá mức chi phí dành cho việc làm mới thương hiệu
Nếu không muốn vượt quá nguồn ngân sách ước tính dành cho việc làm mới thương hiệu, lời khuyên là hãy dự trù thật cụ thể các mức chi phí trước khi tiến hành. Hãy xem xét cẩn thận các khoản chi phí hiện tại có đáp ứng được cho các hạng mục thiết kế đồ họa mới hay không. Chẳng hạn bạn được yêu cầu làm mới các thiết kế cho catalog hiện tại để cập nhật danh sách và các phân khúc khách hàng mới sao cho phù hợp với xu thế đang phát triển của ngành dịch vụ nhà hàng.
Ngoài ra, bạn nên phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân để dễ dàng đôn đốc và theo dõi tiến độ công việc để nắm được việc gì đã hoàn thành và việc gì cần tiếp tục được thực hiện.
- Cập nhật mục “sứ mệnh hoạt động” của doanh nghiệp
Bạn cần nghiêm túc bổ sung vào bảng “tuyên bố sứ mệnh” của công ty sao cho nó phản ánh rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn đạt được khi thực hiện việc làm mới thương hiệu. Ví dụ: nếu bạn là nhà sản xuất xe hơi và bạn đang muốn đổi mới thương hiệu cho lần ra mắt xe sắp tới, hãy làm nổi bật một số điểm tốt trong tuyên bố sứ mệnh của công ty như sau:
“Mục tiêu của chúng tôi là nâng tầm các trải nghiệm của bạn đối với dòng xe mới của chúng tôi. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ bảo hành 3 năm cho dòng xe sắp ra mắt này…”
- Làm mới logo công ty
Việc lên ý tưởng để thiết kế lại logo sao cho vừa mang tính sáng tạo vừa phát họa được diện mạo mới cho hình ảnh doanh nghiệp có vẻ là nhiệm vụ không dễ dàng chút nào. Việc cùng nhau thống nhất một mẫu nào đó đòi hỏi quá trình làm việc và trao đổi kỹ càng giữa chủ doanh nghiệp và phía đơn vị thiết kế. Vì vậy trong suốt quá trình từ lúc trình bày ý tưởng đến lúc chốt được mẫu logo mới, bạn cần làm việc sát sao với bên thiết kế để có được logo bạn hài lòng nhất để cập nhật trên các banner quảng cáo, tờ rơi và danh thiếp của bạn.
- Hướng đến một chiến lược marketing hiệu quả
Khi tất cả đã sẵn sàng thì hãy tính đến việc làm thế nào để công bố hình ảnh thương hiệu mới của mình. Chẳng hạn chọn thời điểm thích hợp cho việc Thông cáo báo chí. Bạn có thể chọn một hình thức quảng bá khác miễn là mang lại hiệu quả trong việc lan tỏa thương hiệu đến nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể.
- Hãy kiểm tra thêm lần nữa
Trước khi ra mắt chính thức thương hiệu mới, hãy đảm bảo rằng bạn đã nhận được đánh giá khách quan từ bộ phận marketing, cũng như các phản hồi, góp ý từ các đối tác, khách hàng và toàn thể nhân viên của công ty. Điều này sẽ giúp bạn có thêm những điều chỉnh cần thiết trước khi tung ra thị trường.
- Chính thức công bố hình ảnh thương hiệu sau quá trình làm mới.
Lên kế hoạch chuẩn bị cho sự kiện ra mắt hình ảnh thương hiệu và đừng quên quảng bá rộng rãi về sự kiện để thu hút sự chú ý đông đảo từ cộng đồng. Bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và ngay cả các kênh ngoại tuyến. Bạn cũng có thể lập ra trang blog để đăng tải các bài viết liên quan đến thương hiệu miễn là blog phải có thiết kế tươi mới, bắt kịp xu hướng và đủ ấn tượng để định vị thương hiệu mới trong tâm trí của khách hàng.
Trên đây là những yếu tố bạn nên cân nhắc trong quá trình tái tạo và thay đổi diện mạo thương hiệu. Bạn sẽ cần nhiều ý tưởng cho khâu thiết kế đồ họa để làm mới logo , danh thiếp, trang web, quảng cáo và nhiều thiết kế khác phục vụ cho mục đích quảng bá. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự thành công cho những nỗ lực làm mới thương hiệu.
Designhill có thể giúp bạn hoạch định chiến lược để tái tạo thương hiệu. Sự hỗ trợ đắc lực này cho phép bạn sở hữu logo cùng các thiết kế đồ họa khác với giá cả phải chăng. Một khi bạn khởi động cuộc thi thiết kế đồ họa, hàng chục nhà thiết kế sẽ tham gia và mang đến những luồng ý tưởng tươi mới và độc đáo.
Designhill áp dụng chính sách hoàn tiền 100% cho khách hàng, điều này đảm bảo khoản tiền đầu tư của bạn vào khâu thiết kế luôn được an toàn. Chúng tôi sẽ hoàn lại tiền nếu bạn không ưng ý với các mẫu thiết kế do chúng tôi cung cấp.
Tóm lại, điều bạn nên lưu ý trong quá trình tái tạo thương hiệu là lên chiến lược marketing hiệu quả đi đôi với việc thay đổi diện mạo logo, danh thiếp, trang web và cả những công cụ quảng bá thương hiệu hiện hành, tất cả đều phải được thiết kế lại.
Nguồn: designhill.com